Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Mối quan hệ giữa vật chất, ý thức và quan điểm khách quan, Exams of Philosophy

Tìm hiểu về khái niệm vật chất, ý thức; mối quan hệ giữa chúng, từ đó suy ra phương pháp luận về việc tôn trọng khác quan. Trên cơ sở đó phân tích tình hình nền kinh tế VN thời kỳ bao cấp và liên hệ bản thân.

Typology: Exams

2021/2022

Uploaded on 01/29/2022

le-phuoc-loc
le-phuoc-loc 🇻🇳

5

(9)

3 documents

1 / 12

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa

Partial preview of the text

Download Mối quan hệ giữa vật chất, ý thức và quan điểm khách quan and more Exams Philosophy in PDF only on Docsity!

BỘ XÂY DỰNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường Đại học Kiến Trúc TP.HCM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÀI TIỂU LUẬN MÔN: TIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

Họ và tên sinh viên: Lê Phước Lộc Mã số sinh viên: 21520100251 Mã lớp học phần: 000011031 ĐIỂM CỦA BÀI TIỂU LUẬN Họ tên và chữ ký của cán bộ chấm thi thứ 1 Họ tên và chữ ký của cán bộ chấm thi thứ 2 Ghi bằng số Ghi bằng chữ Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 27 tháng 1 năm 2022 Sinh viên nộp bài Ký tên

Loc

Lê Phước Lộc

CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, ý nghĩa của phương pháp luận I. Vật chất và ý thức

1. Định nghĩa khái niệm vật chất và ý thức a. Thế nào là vật chất, ý thức Kế thừa tư tưởng của Ph.Ăngghen , vật chất không có sự tồn tại cảm tính , là một phạm trù triết học. Lê-nin đã xác định phạm trù của vật chất, vật chất sinh ra con người thông qua các giác quan, con người có 5 giác quan: khứu giác, vị giác, thị giác, thính giác và xúc giác. Khi có một sự vật, hiện tượng nào đó làm cho con người cảm nhận được bằng các giác quan này và tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến con người thì đó là chất. Mặt khác, ý thức là một trạng thái của tâm trí có thể có hoặc có thể không tự nhận thức được. Nó cũng có thể được định nghĩa là trạng thái có ý thức, cảm nhận và suy nghĩ về môi trường xung quanh. Thứ hai, ý thức của con người không phải tự sinh ra mà là sự phản ánh thế giới bên ngoài. Nhưng sự phản ánh trở lại thế giới vật chất là không đủ để ý thức tồn tại và phát triển. Bộ óc người cải biên vật chất để hình thành ngôn ngữ qua lao động, qua các hình thái xã hội. Ý thức tồn tại , phát triển được lên cao hơn do vai trò trực tiếp, quan trọng của lao động và thực tiễn xã hội. Nếu thiếu đi ngôn ngữ , sẽ không có phương tiện để phản ánh hiện thực thế giới khách quan. b. Tính chất Sau khi định nghĩa về vật chất và ý thức , mọi người cần nắm được tính chất của vật chất và ý thức để xác định được mối quan hệ giữa chúng là như thế nào. Về tính chất của vật chất : vật chất không chỉ là một phạm trù triết học , phản ánh về sự vật , hiện tượng rất lớn , hiện nay còn nhiều điều nằm ngoài hiểu biết của con người, tồn tại những lĩnh vực vẫn còn là bí ẩn của nhân loại ( sự hình thành của vũ trụ, dãy số Fibonacci , tam giác Bermuda ). Thế giới vật chất là vô tận và vô hạn , mọi thứ tồn tại qua các quy luật nên luôn biến hoá , chuyển đổi. Thế giới vận động, phát triển không ngừng nghỉ dù con người có nhận thức được điều đó hay không .Vì tính chất như vậy nên nó có trước, tồn tại độc lập khách quan với những cảm tính , tồn tại không phụ thuộc vào ý thức. Về tính chất của của ý thức : ý thức được định nghĩa là hình ảnh phản ánh lại thế giới vật chất, chứ không phải bản chất hiện hữu của vật chất. Khi phản ánh thế giới nó vừa mang tính chủ quan lẫn khách quan. Về tính chủ quan của ý thức như con người nghe được âm thanh trực tiếp qua thính giác, nhận biết được âm thanh của tiếng chim hót và tiếng máy bay là do vật chất bên ngoài tác động lên để não bộ phản ánh được đó là âm thanh của những dạng cụ thể của vật chất nào. Phản ánh được hình ảnh âm thanh dưới dạng cụ thể là chim , máy bay. Hình ảnh phản ánh trong tư duy còn có sự tích cực, sáng tạo: con người cảm thấy tiếng chim hót thì líu lo, thánh thót ; còn tiếng máy bay thì ồn ào, có khi có phần gây khó chịu. Ý thức có thể dự đoán, đoán trước được tương lai, có thể tạo ra ảo tưởng , những lý thuyết khoa học để giải thích thế giới. Đặc tính này là đặc

trưng cơ bản nhất của ý thức, nó cho thấy con người có trình độ nhận thức cao hơn động vật.

2. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức Xuất phát từ việc giải quyết những vấn đề cơ bản của triết học và quan niệm về vật chất và ý thức trong chủ nghĩa duy vật biện chứng, mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức được thể hiện bằng hai nội dung cơ bản. Trước hết, theo quan điểm cho rằng vật chất quyết định trước ý thức, ý thức và tinh thần quyết định sau và nó phụ thuộc vào vật chất. Vì vậy, mọi hoạt động tinh thần đều là sự phản ánh hiện thực khách quan và bị hạn chế bởi hoạt động vật chất của con người. Trong hoạt động tinh thần của người bình thường, dù là ý thức cá nhân hay ý thức xã hội, chính sách dân tộc v.v ... đều phải dựa trên thực tế khách quan, nhằm biến khả năng khách quan trở thành hiện thực. Nếu không thông qua yếu tố vật chất thì bản thân hệ tư tưởng của con người cũng không thể làm thay đổi hiện thực được, bởi vì “chỉ có lực lượng vật chất mới thắng được lực lượng vật chất”.Điều này cũng sẽ đúng ngay cả khi ý thức của con người đã phản ánh đúng về hiện thực khách quan. Thứ hai, xuất phát từ quan điểm cho rằng ý thức là bản chất thứ hai phụ thuộc vào vật chất và con người có khả năng nhận thức hiện thực khách quan. Vì vậy, sự phản ánh hiện thực khách quan không phải là sự phản ánh đơn thuần, thụ động mà là sự phản ánh chủ động, năng động và sáng tạo. Vì vậy, kết quả phản ánh đúng hiện thực luôn có ý nghĩa định hướng phổ biến đối với hoạt động thực tiễn, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động thực tiễn. Trong những điều kiện khách quan nhất định, ý thức của con người có thể đóng vai trò quyết định đến kết quả của hoạt động thực tiễn. Có nghĩa là, với ý thức và tư tưởng của con người, với sự hiểu biết và ý chí đúng đắn, trong những điều kiện khách quan nhất định, con người có thể phát huy tối đa khả năng của yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần. Nhưng trong quá trình lâu dài, yếu tố vật chất luôn đóng vai trò quyết định đối với yếu tố tinh thần. II. Ý nghĩa của phương pháp luận Thứ nhất, trong hoạt động nhận thức phải bảo đảm nguyên tắc tính khách quan trong sự xem xét. Đây là nguyên tắc cơ bản của phương pháp nhận thức biện chứng duy vật. Nguyên tắc này đòi hỏi xem xét các sự vật, hiện tượng không xuất phát từ ý muốn chủ quan, mà phải xuất phát từ đối tượng trên cơ sở hiện thực khách quan vốn có để phản ánh đúng đắn và xây dựng mô hình lý luận phù hợp với đối tượng. Nguyên tắc tính khách quan của sự xem xét là hệ quả tất yếu của quan điểm duy vật mácxít, khi giải quyết mối quan hệ giữa vật chất - ý thức, giữa khách quan - chủ quan. Nguyên tắc này đòi hỏi con người trong nhận thức và hành động phải xuất phát từ bản thân sự vật, từ hiện thực khách quan, phản ánh sự vật đúng với những gì vốn có của nó, không lấy ý muốn chủ quan của mình làm chính sách, không lấy ý chí chủ quan áp đặt cho thực tế, phải tôn trọng sự thật, tránh thái độ chủ quan nóng vội, phiến diện, định kiến… Yêu cầu của nguyên tác tính khách quan còn đòi hỏi phải tôn trọng và hành động theo qui luật khách quan.

Qua đó, ta thấy được sự thiếu tôn trọng khách quan trong thời kỳ lúc bấy giờ ảnh hưởng như thế nào đến mọi mặt đời sống, cũng như nền kinh tế. Sự thiếu tôn trọng khách quan khiến con người ta bất mãn, dẫn đến nhiều hệ lụy. Nhưng thời kì lúc bấy giờ thì việc chủ chương nền kinh tế như vậy gần như là bắt buộc, cũng chính từ đó mà dẫn đến những quyết định đổi mới của đất nước ta. II. Giai đoạn từ năm 1986 – nay: công cuộc đổi mới đất nước

1. Đại hội Đảng VI 12/1986 và quyết định đổi mới a. Đại hội Đảng VI 12/ Trước những sai lầm trên, Đảng và nhà nước ta đã quyết định đổi mới đất nước. Tại đại hội VI 12/1986 Đảng ta đã khẳng định: “… chính sách dân tộc luôn luôn là một bộ phận trọng yếu trong chính sách xã hội”, “… Trong việc phát triển kinh tế, xã hội ở những nơi có đông đồng bào các dân tộc thiểu số, cần thể hiện đầy đủ chính sách dân tộc, phát triển mối quan hệ tốt đẹp gắn bó giữa các dân tộc trên tinh thần đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ nhau, cùng làm chủ tập thể; kết hợp phát triển kinh tế và phát triển xã hội, đẩy mạnh sản xuất và chăm lo đời sống con người, kể cả những người từ nơi khác đến và dân tại chỗ”.[2] Đại hội nhấn mạnh trong những năm qua việc nhìn nhận, đánh giá tình hình cụ thể về các mặt kinh tế, xã hội của đất nước đã có nhiều thiếu sót. Do vậy đã dẫn đến nhiều sai lầm “trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế”. Đại hội thẳng thắn cho rằng: “Những sai lầm nói trên là những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện”, đặc biệt là bệnh chủ quan duy ý chí, lạc hậu về nhận thức lý luận.[3] Từ thực tiễn, Đại hội nêu lên những bài học quan trọng. Một là, trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Hai là, Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Năng lực nhận thức và hành động theo quy luật khách quan là điều kiện bảo đảm sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Ba là, phải biết kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới. Bốn là, phải xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ chính trị của một Đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. b. Quyết định đổi mới Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình đất nước, tự phê bình về những sai lầm khuyết điểm, đổi mới tư lý luận trải qua nhiều tìm tòi, khảo nghiệm từ thực tiễn, Đại hội đề ra đường lối đổi mới. Trước hết là đổi mới cơ cấu kinh tế (cơ cấu công – nông nghiệp; cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp; ngành công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp; công nghiệp nặng và kết cấu hạ tầng; cơ cấu kinh tế huyện). Thực hiện ba chương trình kinh tế bao gồm chương trình lương thực, thực phẩm; chương trình hàng tiêu dùng; chương trình hàng xuất khẩu. Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế.

Đại hội VI đã đưa ra quan điểm mới về cải tạo xã hội chủ nghĩa dựa trên 3 nguyên tắc: Nhất thiết phải theo quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất để xác định bước đi và hình thức thích hợp. Phải xuất phát từ thực tế của nước ta và là sự vận dụng quan điểm của Lênin coi nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ. Trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa phải xây dựng quan hệ sản xuất mới trên cả 3 mặt xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, chế độ quản lý và chế độ phân phối xã hội chủ nghĩa.

2. Những thành tựu do tôn trọng khách quan mang lại Thành tựu đầu tiên của nước ta là thay đổi tư duy, tức là đổi mới cách tiếp cận trong nhận thức lý luận. Đó cũng là cơ sở để Đảng ta trở lại với những quan điểm quan trọng của Mác, Ph.Ăngghen và Lê-nin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Những thành tựu lý luận của Đảng không tách rời việc xác định hệ thống mục tiêu với những giá trị cơ bản, quan trọng nhất. Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bước vào công cuộc đổi mới, Đảng xác định phải đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế. Đảng Cộng sản Việt Nam xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm của mình. Đảng đã quyết định từ bỏ mô hình tập trung, bao cấp, chuyển sang phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mục đích là xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, hiệu quả và bền vững, gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, chú trọng phát triển công nghiệp nặng. Phát triển văn hóa, con người, giải quyết các vấn đề xã hội. Đảng ta đã đề ra chủ trương kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng chính sách và từng bước phát triển. Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội gắn với phát triển kinh tế; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, coi văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển. Mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Việt Nam đã chuẩn hóa và đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 170 quốc gia, quan hệ thương mại với 230 quốc gia và vùng lãnh thổ, ký kết trên 90 hiệp định thương mại. Hội nhập quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam ngày càng được nâng lên. Tăng cường xây dựng Đảng, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát huiy quyền làm chủ của nhân dân. Đảng Cộng sản Việt Nam rất coi trọng công tác xây dựng Đảng. Mục đích xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động. Tóm lại, những thành tựu mà nước ta đạt được do sự tôn trọng khách quan là điều tất yếu. Khách quan luôn luôn giữ vai trò quan trọng nhất, có thể so sánh nước ta từ thời kỳ bao cấp để thấy rõ điều này. Từ một quốc gia đói nghèo phải nhận viện trợ từ các nước khác, Việt Nam đã có những thành tựu vượt bật, từ việc khắc phục hậu quả chiến

lý luận về đảng cầm quyền trong điều kiện độc đảng để thực sự đổi mới trong thực tiễn về nội dung cầm quyền. Cuối cùng, Vấn đề động lực của đổi mới và phát triển Việt Nam trong thời kỳ mới. Để tiếp tục thúc đẩy sự nghiệp đổi mới, cần phải tạo động lực mạnh mẽ. Muốn vậy, cần nghiên cứu sâu sắc lý luận về động lực và hệ thống động lực phát triển, đặc biệt là nhận thức và xử lý đúng đắn các động lực như lợi ích, dân chủ, đoàn kết yêu nước, phát huy nhân tố con người. CHƯƠNG 3: Những kết luận và liên hệ bản thân I. Kết luận về quan điểm khách quan Mội sự vật hiện tượng diễn ra hằng ngày không phải điều mang lại cho mọi người cách nhìn nhận giống nhau. Tuy cùng một sự vật hiện tượng diễn ra nhưng nhận thức của người xem, cảm nhận lại khác nhau. Như câu truyện “thầy bói mù xem voi” mà mọi người chắc hẳn đã được học, đọc, hay ít nhất đã được nghe qua, thì đây là câu chuyện phản ánh về cách nhìn nhận theo chiều hướng phiến diện dẫn đến các quan niệm sai lầm. Do đó để có một cái nhìn chính xác và một hành động đúng thì cần phải nhìn nhận và đánh giá khách quan. Quan điểm khách quan là cách nhìn sự vật hiện tượng theo nhiều hướng khác nhau để biết rõ về bản chất sự vật, hiện tượng một cách chính xác, tức là nhìn theo tính khách quan của vật chất; không thể tùy tiện nhìn nhận theo một hướng nào đó rồi gán cho sự vật một tính chất, bản chất mà nó không có hoặc tính chất, bản chất đấy chưa xuất hiện. Trong mọi hoạt động đời sống, con người cần nhìn nhận từ thực tế khách quan, mọi kế hoạch, mục tiêu, phương hướng, pháp luật và các chủ trương điều phải nhìn nhận từ chính thực tế khách quan.[4] Với một quan điểm khách quan, con người sẽ đánh giá dựa trên sự thật, nó có thể quan sát được, định lượng và có thể chứng minh. Với cách đánh giá đó mọi người sẽ không làm ảnh hưởng đến một cá nhân nào hết và sẽ đưa ra được những đáp án chính sát hơn, từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn. II. Liên hệ bản thân Bản thân tôi là sinh viên trường đại học Kiến trúc TP HCM, tương lai ra trường sẽ trở thành một kỹ sư xây dựng và làm việc trong các dự án liên quan đến phát triển đô thị và cải thiện cơ sở hạ tầng ở TP Hồ Chí Minh của Việt Nam. Lý do tôi chọn ngành Xây Dựng là vì tôi đã luôn yêu thích những tòa nhà chọc trời và muốn biến ước mơ của mình thành hiện thực - trở thành một kỹ sư xây dựng, xây nên những tòa nhà vĩ đại trong thành phố ở thế kỷ 21!. Để thực hiện mong ước của mình, tôi đã cố gắng chăm chỉ học tập, đặc biệt là rèn luyện cho bản thân một tư duy sáng tạo, khách quan… Như những điều môn học “Triết học Mác – Lênin” mà thầy Ngô Quang Huy đã truyền thụ lại. Với những kiến thức đó, tôi đã xác định được vị trí bản thân hiện tại đang có gì? Tôi cần chuẩn bị gì? Trở thành ai?. Tôi học được cách lên kế hoạch học tập theo thời gian biểu hợp lý, được hướng dẫn cách nguyên cứu khoa học cùng các tiền bối, những người thầy/ cô có kinh nghiệm trong trường. Qua đó, tôi suy nghĩ thấu đáo, chính chắn hơn trong nhìn nhận các sự vật

theo một cách khách quan. Đối với ngành kỹ thuật xây dựng tôi đang theo học, tôi cần trang bị cho bản thân các kỹ năng cứng, mềm, lẫn các kỹ năng xã hội như: kỹ năng giao tiếp, cách quan sát cảm nhận, tin học văn phòng, đặc biệt là học thêm ngoại ngữ. Trong thời buổi dịch bệnh hiện nay, vấn đề tìm việc làm đang rất là khó khăn, đây là nỗi lo của nhiều sinh viên trong đó có tôi. Để cạnh tranh trong thị trường hiện nay, tôi không còn cách nào khác ngoài việc tự nâng cao giá trị bản thân trong mắt nhà tuyển dụng. Thật may mắn khi ngành tôi học khá đa dạng, ngoài làm kỹ sư xây dựng ra tôi còn có thể ứng tuyển vào nhiều vị trí khác nhau như: tư vấn thiết kế, quản lí đầu tư, giám sát, thẩm tra… Từ câu nói của ông Lê Viết Hải – chủ tịch công ty xây dựng Hòa Bình trong buổi hướng nghiệp, ông đã nói nhóm ngành quản lí xây dựng sau này sẽ được trọng dụng hơn, nên tôi cảm thấy mình cần học hỏi thêm về các mảng bên ngành quản lí xây dựng, điều này sẽ giúp ích rất nhiều. Bây giờ nhìn lại chặng đường học tập từ lúc mới vào trường đến nay, tôi cảm thấy thật may mắn vì mình đã tiếp thu tốt về môn Triết học, để rồi có cái nhìn bao quát hơn về định hướng cũng như cuộc sống. Mỗi ngày thức dậy, tôi tự nhủ rằng mình sẽ phải tiếp tục phấn đấu hơn nữa để đi đến ước mơ của mình – một kỹ sư xây dựng.