




















Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
Mô hình kinh doanh của Ford Motor dưới thời Henrry Ford
Typology: Essays (university)
1 / 28
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
On special offer
Ford Motor Company – Huyền thoại “Vua xe hơi” của Mỹ có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đến kinh tế thế giới. Cách đây hơn một thế kỷ, có lẽ sẽ không ai tin được rằng ô tô sẽ thay thế ngựa để trở thành phương tiện di chuyển phổ biến nhất thế giới vì nó quá mức xa xỉ. Thế nhưng, Ford Motor đã chứng minh cho cả thế giới thấy chẳng có gì là không thể. Mặc dù không phải là hãng xe ô tô đầu tiên nhưng Ford Motor đã đóng góp rất nhiều nhằm thay đổi bộ mặt giao thông vận tải của thế giới vào giai đoạn đầu của thế kỷ 20. Hơn 100 năm, với sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường xe hơi, công ty Ford Motor vẫn không ngừng phát triển, khẳng định vị trí của mình và trường tồn với thời gian, cụ thể năm 2020 Ford Motor Company đã nhận được giải thưởng Huy chương Vàng của Trung tâm Môi trường Thế giới về Tính bền vững của Doanh nghiệp. Đứng thứ 12 trong bảng xếp hạng danh sách 500 công ty lớn nhất Hoa Kỳ theo tổng doanh thu mỗi công ty được biên soạn hàng năm bởi tạp chí Fortune tính đến năm 2019, luôn dẫn đầu trong ngành sản xuất ô tô tại Mỹ... Và rất nhiều những thành tựu mà Ford Motor đã đạt được. Vị trí “ Vua xe hơi” là một minh chứng cho tính vượt trội trong mô hình kinh doanh của Ford Motor so với các đối thủ thời bấy giờ. Để có được thành công như vậy thì bước đầu tiên là công ty Ford Motor đã xây dựng cho mình một mô hình kinh doanh đúng đắn - đây chính là kim chỉ nam dẫn dắt Ford Motor đến thành công. Mô hình này vừa đảm bảo trị giá cốt lõi vừa mang lại được giá trị gia tăng cho khách hàng, cho xã hội và qua đó tạo ra giá trị gia tăng cho công ty. Chính vì những lý do trên và niềm đam mê học hỏi kinh nghiệm của các bậc tiền bối trong lĩnh vực kinh doanh để rèn luyện cách tư duy, xây dựng một mô hình
kinh doanh thành công cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của THS. Đỗ Ngọc Điệp, nhóm 3 đã lựa chọn đề tài: “Phân tích mô hình kinh doanh của công ty Ford Motor dưới thời kỳ của Henry Ford theo cách phân tích của Osterwalder. Vẽ lại mô hình kinh doanh đó và chỉ ra một yếu tố mấu chốt quyết định thành công trong mô hình kinh doanh này.” Và để làm rõ mô hình kinh doanh này, kết cấu nội dung đề tài gồm 4 phần:
_1. Tổng quan công ty Ford Motor.
đặc biệt với các loại máy móc. Ông còn được gọi là cậu bé thích “tháo tung” mọi thứ. Ông chưa học qua một trường đại học nào mà chỉ học đến lớp 8 trong điều kiện giáo dục khó khăn. Năm 1879, Henry đến thành phố Detroit để làm thợ học việc tại xưởng xe Michigan. Nhưng ông bị đuổi sau 6 ngày làm việc do các cỗ máy hư ông sửa quá dễ dàng mà ngay cả những người thợ lâu năm cũng không làm được. Sau đó, ông đến làm việc tại một nhà máy động cơ hơi nướcTuy nhiên, đến năm 1884, Henry đành phải gác lại những đam mê, trở về quê cùng cha quản lý trang trại. Cuộc sống nông thôn xa chốn thị thành và khoa học kỹ thuật đã làm cho Henry cảm thấy chán nản. Năm 1891 ông quyết định quay lại Detroit để tiếp tục theo đuổi niềm đam mê của mình. Được Công ty Điện Edison Detroit tuyển vào làm việc như một kỹ sư bảo dưỡng, Henry đã trưởng thành nhanh chóng. Chỉ sau 4 năm, ông được thăng chức lên kỹ sư trưởng. Bắt đầu từ đây, Henry đã có điều kiện tốt hơn để nghiên cứu một loại phương tiện sử dụng động cơ đốt trong. Sau 2 năm chuyên cần và thực hiện hàng trăm cuộc thực nghiệm, đến năm 1896, Henry hoàn thành được chiếc xe đầu tiên của riêng mình. Cho dù Quadricycle chỉ chạy được với tốc độ 10km/giờ và thiếu rất nhiều những tính năng cần thiết khác nhưng chiếc “bốn bánh” này đã gây chấn động dư luận lúc bấy giờ. Để theo đuổi thực ước mơ của mình, Henry đã phải đánh đổi chức vụ cao với tiền đồ sáng lạng ở Công ty Điện Edison Detroit. Ông liên kết với một số đối tác, lần lượt thành lập các công ty khác nhau, chuyên nghiên cứu và phát triển loại xe “bốn bánh”. Mùa hè năm 1902, Henry cùng với một người bạn tái thành lập công ty. Năm 1903, công ty của họ đổi tên thành Ford Motor. Chịu trách nhiệm thiết kế và chế tạo, Henry đã làm việc không ngừng nghỉ. Chỉ trong vòng 5 năm, 8 thế hệ xe Ford khác nhau đã lần lượt ra đời.
Chiếc xe Quadricylce đầu tiên do ông Henry Ford chế tạo. Vào thời đó, việc sở hữu xe hơi luôn là một điều rất khó khăn. Để xe hơi được đến gần hơn với người tiêu dùng, Henry đã tìm cách hạ giá thành sản phẩm. Sau nhiều đêm trăn trở, ông nhận thấy chỉ bằng cách sản xuất với số lượng lớn, giá thành của xe mới có thể hạ được. Đây có thể coi là ý tưởng mang tính cách mạng của nền công nghiệp ô tô thời bấy giờ. Henry Ford mất ngày 7/4/1947 tại quê Greenfield, Michigan, thọ 83 tuổi. Với những cải cách mang tính cách mạng, ông được Tạp chí Forbes xếp hạng là người đứng đầu trong số 20 doanh nhân có ảnh hưởng nhất thời đại, cùng với Nobel, Morgan, Rokerfeller… Đã hơn một thế kỷ trôi qua, kể từ khi chiếc xe hơi đầu tiên ra đời, nhưng với phong cách độc đáo của riêng mình, xe hơi của Henry Ford đã có mặt ở mọi nơi trên thế giới, đi vào cuộc sống như một phương tiện thiết yếu. Henry Ford được mệnh danh là “Ông vua xe hơi”. Người ta biết đến Henry Ford như cha đẻ ngành ô tô hiện đại, người dạy dân Mỹ lái xe, một huyền thoại của thế kỷ 20. 1.2. Chặng đường phát triển và những thành tựu của công ty Ford Motor đến nay. 1.2.1. Giới thiệu chung Công ty Ford Motor là một công ty sản xuất ô tô đa quốc gia có trụ sở chính tại Dearborn, Michigan, ngoại ô Detroit. Công ty được Henry Ford thành lập vào ngày 16 tháng 6 năm 1903. Công ty này bán ô tô và xe thương mại dưới thương hiệu
Sau 19 năm thành lập từ 1903, Ford Motor trở thành công ty sản suất xe đứng đầu thế giới và được mệnh danh là “Vua xe hơi” vì đỉnh điểm là sản lượng xe Ford chiếm đến 80% xe ô tô của thế giới. Năm 1922: Henry Ford đã mua Công ty ô tô Lincoln để cạnh tranh với Cadillac và Packard trong phân khúc xe cao cấp trên thị trường ô tô. Năm 1927: Chiếc xe Model A có kính an toàn trong kính chắn gió đầu tiên ra đời. Năm 1929: Ford thành công trong đàm phán hợp đồng với Chính phủ Nga và thành lập Nhà máy ô tô Gorky sản xuất Ford Model A và AA tại Nga. Năm 1932: Ford trình làng mẫu xe giá rẻ đầu tiên với động cơ V8. Năm 1939: Mercury ra đời nhằm đối đầu với xe phân khúc giá trung bình Pontiac, Oldsmobile và Buick của General Motors. Năm 1951: Ford thành lập một phòng thí nghiệm khoa học tại Dearborn, Michigan để thực hiện các nghiên cứu. Năm 1955: Ford thành lập bộ phận Continental, chịu trách nhiệm sản xuất và bán Continental Mark II. Năm 1956: Ford đã cung cấp gói an toàn Lifeguard, bao gồm những cải tiến như vô lăng đĩa tiêu chuẩn, phía trước tùy chọn và lần đầu tiên trong xe hơi cung cấp dây an toàn phía sau và một miếng đệm tùy chọn cho xe. Mặc dù công ty đã trở thành công ty đại chúng nhưng gia đình Ford thông qua cổ phiếu loại B đặc biệt, vẫn giữ 40% quyền biểu quyết. Năm 1957: Ford giới thiệu tới công chúng khóa cửa chống trẻ em nghịch vào các sản phẩm của mình và cung cấp mui cứng có thể thu vào đầu tiên trên một chiếc xe 6 chỗ sản xuất hàng loạt. Năm 1958: Ford thành lập bộ phận Edsel nhằm thiết kế và bán ra thị trường mẫu xe cùng tên. Năm 1959: Doanh số thảm hại của Continental và Edsel đã khiến Ford quyết định sáp nhập Mercury, Continental và Edsel thành MEL và đổi thành Lincoln Mercury sau khi "khai tử" Edsel.
Năm 1964: Ford Mustang chính thức được giới thiệu tại Hội chợ Thế giới New York. Năm 1965: Ford giới thiệu đèn nhắc nhở cài dây an toàn. Năm 1989: Ford mua lại hãng ô tô Anh Quốc Jaguar. Năm 1994: Ford mua lại hãng xe thể thao Aston Martin. Năm 1999: Ford chính thức mua lại thành công Volvo Cars của công ty Thụy Điển Volvo. Năm 2000: Ford mua lại Land Rover từ BMW. Từ năm 2006: Ford bắt đầu chuyển sang giới thiệu một loạt các xe mới, bao gồm cả crossover SUV được xây dựng trên nền tảng xe unibody, thay vì khung gầm thân xe. Năm 2007: Ford bán Aston Martin cho một nhóm các nhà đầu tư gồm cựu tay đua David Richards, nhà sưu tập xe hơi John Sinders và hãng Investment Dar and Adeem Investment của Kuwaiti. Năm 2008: Ford bán Jaguar và Land Rover cho Tata Motors. Năm 2010: Volvo Cars cũng đã được bán cho Zhejiang Geely Holding Group (Trung Quốc). Vào cuối năm 2010, Ford là nhà sản xuất ô tô lớn thứ năm ở châu Âu. Trong cuộc khủng hoảng tài chính vào đầu thế kỷ 21, Ford đã gần như phá sản, nhưng nó đã quay trở lại và có lợi nhuận. Ford sản xuất 5.532 triệu ô tô và sử dụng khoảng 213.000 nhân viên tại khoảng 90 nhà máy và các cơ sở trên toàn thế giới. Hiện nay, Ford là nhà sản xuất ô tô lớn thứ hai của Mỹ (sau General Motors) và lớn thứ năm trên thế giới (sau Toyota, VW, Hyundai-Kia và General Motors) dựa trên lượng xe sản xuất năm 2015.Ford là công ty có trụ sở tại Mỹ đứng thứ mười một trong danh sách Fortune 500 2018, dựa trên doanh thu toàn cầu năm 2017 là 156,7 tỷ USD. Năm 2020, thị trường ô tô Mỹ vừa trải qua một đầy biến động. Khi cuộc chiến tranh thương mại giữ Mỹ và Trung Quốc chưa kịp lắng xuống, dịch bệnh Covid- 19 hoành hành cùng tác động từ cuộc bầu cử Tổng thống đã tạo ra nhiều thay đổi
2.1. Mô hình kinh doanh công ty Ford Motor. KEY PARTNERS -Nhà đầu tư và cổ đông. -Nhà cung cấp phụ tùng. -Mạng lưới đại lý phân phối. -Công ty điện Detroit Edison -Cuộc đua xe thể thao. -Công ty con.
2.2. Phân tích mô hình kinh doanh công ty Ford Motor ở giai đoạn Henry Ford. Như chúng ta đã biết, mỗi doanh nghiệp, mỗi giai đoạn thì mô hình kinh doanh sẽ khác nhau. Và để hình dung một cách rõ hơn về mô hình kinh doanh thì ta hiểu mô hình kinh doanh như một “xấp giấy” “mô tả “ý tưởng kinh doanh” và “cách thức thực hiện nó” để phục vụ cho mục đích cuối cùng là tạo ra lợi nhuận một cách tối ưu. Mô hình kinh doanh trả lời cho câu hỏi tại sao doanh nghiệp kiếm được tiền? và nó bao hàm những “ Thủ đoạn ” để đạt được mục tiêu trên những nguồn lực cho phép (thủ đoạn nhưng phù hợp với luật pháp).Vậy khi đi phân tích một mô hình kinh doanh, chúng ta phải hiểu được ý tưởng kinh doanh ở đây là gì? Và cách thức thực hiện ý tưởng đó như thế nào? Và sau đây chúng ta đi vào cụ thể tìm hiểu mô hình kinh doanh công ty Ford Motor ở giai đoạn Henry Ford.: 2.2.1. Ý tưởng kinh doanh của Ford Motor. Tạo ra một loại xe ô tô cho số đông khách hàng trên khắp thế giới. Nó đủ lớn cho cả gia đình sử dụng, nhưng cũng đủ nhỏ để một cá nhân có thể lái và chăm sóc. Chiếc xe này sẽ được sản xuất từ những nguyên liệu tốt nhất, bởi những công nhân lành nghề nhất, cùng với thiết kế đơn giản và sử dụng loại động cơ hiện đại. Đặc biệt là giá của nó sẽ khá mềm, sao cho bất cứ ai có thu nhập dù chỉ thuộc loại khá cũng có khả năng mua được và có thể cùng gia đình mình tận hưởng những giây phút thoải mái tiện nghi như trên thiên đường. 2.2.2. Cách thức thực hiện ý tưởng “Cách thực hiện ý tưởng” là phần nặng nhất của mô hình kinh doanh và nó thể hiện ở 9 thành tố của mô hình kinh doanh Canvas. Để thuận tiện cho quá trình phân tích và tăng tính logic của 9 thành tố trong mô hình kinh doanh Canvas. Chúng ta sẽ phân tích theo 4 khu vực với 9 thành tố cụ thể: 2.2.2.1. Khu vực sản phẩm Một số dòng sản phẩm của Ford: a) Giá trị của sản phẩm.
Quy trình sản xuất và lắp ráp, các phương tiện của Ford được thiết kế và xây dựng với các tiêu chuẩn chất lượng cao nhất, được sản xuất từ những nguyên liệu tốt nhất, bởi những công nhân lành nghề nhất, cùng với thiết kế đơn giản và sử dụng loại động cơ hiện đại. Ford không chú trọng tới quảng cáo tính năng “tiện nghi, xa hoa” của xe. Tất cả tạo nên hãng xe Ford nổi trội với sự an toàn, bền bỉ, tốc độ, thông minh và tiện dụng. Sản xuất một loại xe nhẹ hơn bất cứ loại xe nào khác đã từng được công ty khác sản xuất. Chính vì vậy nó có thể đạt được vận tốc rất cao và cụ thể đã dành chiến thắng trong các cuộc đua xe danh giá. Một đặc tính nổi trội là xe Ford được thiết kế khá đơn giản, thuận tiện cho quá trình lắp ráp, sửa chữa và giảm chi phí, giá thành. Là một hãng xe nổi tiếng trên toàn nước Mỹ và lan sang toàn thế giới. Đặc biệt, việc giành chiến thắng trong các cuộc đua danh tiếng đã tạo nên một sự tin tưởng của khách hàng với xe Ford.
Một ít lửa, Một ít xăng Một ít ga, một ít đinh vít Một miếng tôn, hai tấm ván Ráp lại thành chiếc xe Ford. Hay câu chuyện: Một chiếc xe Ford bị hỏng bộ dẫn truyền ngay tại quán bán đồ cũ. Ông chủ lôi sợi dây kẽm khoảng 10cm từ trong chiếc giường lò xo cũ, nối lại, xe lại chạy bình thường. Và một hôm khác, câu chuyện tương tự diễn ra. Và cuối cùng quán bán đồ cũ đề biển hiệu “ Bán phụ tùng xe Ford”. Thời bấy giờ những bài báo viết chuyện cười về chiếc xe Ford thì đều bán đắt như tôm tươi. Đây cũng chính là kênh Marketing giúp công ty Ford quảng cáo thương hiệu của mình. Qua ba yếu tố trên Ford Motor mang đến cho người sử dụng những giá trị sau: Xe Ford: Luôn luôn sẵn sàng phục vụ bạn và luôn luôn đảm bảo về chất lượng; Có thể giúp bạn tiết kiệm tiền của và thời gian quý báu; Có thể đưa bạn tới bất cứ nơi đâu và luôn luôn đúng giờ; Có thể giúp bạn tăng uy tín là người luôn đúng hẹn, giúp bạn duy trì niềm vui cũng như mong muốn mua hàng của khách hàng của bạn; Có thể làm bạn hài lòng dù là trong công việc hay trong lúc nghỉ ngơi; Xe hơi Ford được chế tạo nhằm phục vụ sức khoẻ của bạn, bạn có thể băng qua những đoạn đường gồ ghề mà vẫn an toàn và sẽ luôn cảm thấy dễ chịu trong một không gian thoáng đãng thoải mái; Nếu nói về tốc độ ư? Đây chính là sự lựa chọn phù hợp nhất. Với xe Ford, bạn có thể chậm rãi vượt qua những đại lộ rợp bóng mát hay có thể lao vun vút trên những con đường thênh thang.
Thời kỳ này thì mạng Internet chưa xuất hiện nên phần lớn doanh số bán xe, phụ tùng và phụ kiện của Ford được thực hiện cho mạng lưới đại lý Ford và Lincoln trên toàn thế giới. Công ty cũng bán xe cho các nhà phân phối ô tô và phụ tùng cũng như các công ty đội xe thương mại , chẳng hạn như các nhà cung cấp dịch vụ cho thuê ô tô, các cơ quan chính phủ, các công ty công nghiệp và hợp đồng. Ford đặc biệt cẩn thận khi chọn đại lý bán hàng. Thời gian đầu, Ford rất khó khăn khi chọn được một đại lý bán hàng có hiệu quả. Nhưng cuối cùng, sau những nỗ lực Ford cũng chọn được những đại lý phù hợp và điểm mới của Ford là trả lương theo chất lượng phục vụ cho họ với những yêu cầu sau:
+Đưa hàng: Vận chuyển đến tay người tiêu dùng. +Chăm sóc khách hàng. +Đặc biệt là nó là nơi lắng nghe khách hàng, đánh giá, ý kiến sản phẩm của mình. Đây là điều quan trọng mà thường bị bỏ qua, nó là tiền đề để doanh nghiệp hoàn thiện mình. c) Quan hệ khách hàng. Ford là người đầu tiên thiết lập dịch vụ sau bán hàng. Khi đó, các nhà sản xuất ôtô đều chỉ chú trọng vào việc bán hàng hơn là vào việc xây dựng các mối quan hệ với khách hàng và công việc làm ăn được coi là trôi chảy khi họ ép được khách hàng phải mua nhiều phụ tùng hơn. Ford cho rằng bán được ôtô mới chỉ là bước đầu đặt quan hệ với khách hàng. Ôtô của hãng được chế tạo rất bền, nhưng cũng được đảm bảo là các đồ phụ tùng có thể dùng được cho nhiều đời xe khác nhau, rẻ và cũng dễ lắp đặt. Dịch vụ lý tưởng này quả là “ điên rồ” đối với các nhà sản xuất ôtô khác, nhưng niềm tin mà nó mang lại trong công chúng quả là vô giá. Những kinh nghiệm trước đây với các nhà đầu tư đã cho thấy nguyên tắc “lợi nhuận trên đồng đô la” thường phá hỏng sức sáng tạo của một doanh nghiệp. Các doanh nghiệp không phải là con gà đẻ trứng vàng; các doanh nghiệp phải đưa ra những thứ giúp cuộc sống tốt đẹp hơn và nếu họ làm được như vậy, lợi nhuận đến với họ là điều tất yếu. Một điều “ điên rồ ” nữa đó là năm 1916, mức doanh thu của công ty đạt doanh thu hơn 200 triệu USD, lãi 60 triệu USD, Henry Ford lại đưa ra lời tuyên bố mang tính bùng nổ gây xôn xao: “Lợi nhuận 1 năm là 60 triệu USD là quá lơn, tôi sẽ trích ra 40 triệu USD hoàn trả lại cho những người mua xe Ford, mỗi chiếc hoàn trả 80 USD, 20 triệu USD còn lại thì 19 triệu USD để xây xưởng luyện thép cho phụ tùng, chia lợi tức cho các cổ đông tổng là 1 triệu USD”. Chính vì tuyên bố này ông bị một cổ đông lớn thứ hai kiện ra tòa và phải bồi thường 19,7 triệu USD. Nhưng chính vì điều này tạo nên sự thành công cho việc giữ chân khách hàng và mở rộng thị trường. Mỗi khách hàng là một kênh Marketing đáng tin cậy nhất, việc giữ chân một khách hàng cũ bằng ¼ chi phí tìm kiếm một khách hàng mới. Vì Ford chủ yếu bán các sản phẩm của mình thông qua các đại lý độc lập, nơi duy trì mối quan hệ chặt chẽ, tư vấn với những khách hàng này và cung cấp các
Vì lý do này, vào một buổi sáng năm 1909, Ford đã thông báo chính sách mới mà không hề báo trước rằng: trong tương lai, Hãng Ford chỉ sản xuất một dòng xe duy nhất, đó chính là dòng xe T và kết cấu gầm của mọi loại xe là hoàn toàn giống nhau. Và Henry Ford nói thêm rằng: "Any customers can have a car painted any color that he wants as long it is black" “Bất kỳ khách hàng nào cũng có thể có một chiếc ô tô được sơn bất kỳ màu nào mà họ muốn miễn là nó có màu đen” Điều này là một minh chứng mô hình kinh doanh là đứng từ góc nhìn của sản phẩm, lấy sản phẩm làm trung tâm. 2.2.2.3. Khu vực hoạt động a) Hoạt động chính. Ford là một công ty ô tô và hoạt động chính bao gồm:
- Sản xuất và thiết kế ô tô mang thương hiệu Ford. -Kiểm soát chất lượng của mỗi chiếc xe trước khi đưa ra thị trường và trước khi đến tay người tiêu dùng. -Quản lý chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến tìm đầu vào nguyên liệu, nguồn cung, mua hàng, sản xuất và tất cả các hoạt động quản trị logistics. -R&D (nghiên cứu – phát triển sản phẩm) nhằm tạo ra những sản phẩm mới về: thiết kế, công dụng, chất liệu, tính năng… hay cải tiến, nâng cao chất lượng những mẫu xe hơi trước đó như sự ra đời lần lượt của các mẫu xe Model A, Model B, Model C, Model F, Model N, Model R, Model S và Model K và thành công nhất là Model T. -Phân phối sản phẩm đến các đại lý, đối tác và người tiêu dùng. -Kết nối với các đối tác và xây dựng thương hiệu Ford dẫn đầu, trường tồn và bền vững. -Điều hành hoạt động của công ty như tài chính, kế toán, kỹ thuật, nhân sự,…
-Tiếp thị quáng bá sản phẩm và bán hàng. Bên cạnh đó còn sản xuất các phụ tùng cho hãng xe của mình. b) Đối tác chính Đối tác đầu tiên phải kể đến đó chính là các cổ đông mà Henry Ford hợp tác để tài trợ vốn cho công ty của ông. Phải kể đến đầu tiên đó chính là ông chủ nổi tiếng của ngành Than đá tại Mỹ, ngoài ra còn rất nhiều những cổ đông khác. Các tay đua đem lại chiến thắng trong các giải đua mang danh tiếng cho Ford trên khắp thế giới và toàn nước Mỹ : Đó là Alexander Winton, một tay đua nổi tiếng và rất được hâm mộ và Barney Oldfield một người chưa hề biết sợ tốc độ là gì - một tay đua xe đạp chuyên nghiệp. Ford hợp tác với một loạt các công ty trong suốt quá trình thiết kế, sản xuất như cung cấp phụ tùng, các chi tiết máy…(với giai đoạn đầu Ford chưa đủ vốn để tự sản xuất phụ tùng) Tiếp theo, đối tác nhà cung cấp, bao gồm các nhà cung cấp tài nguyên, nhà cung cấp công cụ và nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ Ford trong việc sản xuất và phân phối sản phẩm và dịch vụ của mình. Năm 1929, Ford được chính phủ Liên Xô ký hợp đồng thành lập Nhà máy ô tô Gorky ở Nga ban đầu sản xuất Ford Model A và AA và nó đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa của Liên Xô. Đối tác chung sở thích (Affinity Partners), bao gồm các công ty tham gia chương trình FordPass cung cấp dịch vụ, sản phẩm và giảm giá cho các thành viên như một phần của chương trình phần thưởng. Đối tác chiến lược và liên minh, chủ yếu bao gồm các công ty công nghệ, cung cấp tích hợp cho các sản phẩm của Ford, chia sẻ công nghệ và tài nguyên, và hợp tác với Công ty trong các dự án liên doanh như Công ty điện Detroit Edison và thương hiệu Lincoln. Nguồn lực chính