Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh Mcdonalds, Schemes and Mind Maps of Marketing

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh là một nội dung quan trọng của môn quản trị chiến lược. Đây cũng là một trong số các nội dung hay, có tính thực tiễn cao nhất được nhiều bạn lựa chọn làm đề tài cho bài tiểu luận Quản trị chiến lược. Để giúp các bạn hoàn thành tốt bài luận của mình, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn các kiến thức liên quan đến khái niệm, nội dung và ví dụ mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter.

Typology: Schemes and Mind Maps

2019/2020

Uploaded on 09/07/2021

my-ha-nguyen-thi
my-ha-nguyen-thi 🇻🇳

4.9

(6)

1 document

1 / 4

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
Phần 1:
Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh M.porter
II.Bối cảnh ngành mà Mc Donald’s doanh nghiệp đang tham gia vào:
1.Threat of new entrants ( Các đối thủ tiềm ẩn)
Để đánh giá mức độ đe dọa của các đối thủ tiềm ẩn, hai yếu tố cực kỳ quan
trọng cần được đi sâu phân tích là: sức hấp dẫn của ngành và các rào cản xâm
nhập ngành. Sức hấp dẫn của ngành được thể hiện qua 3 chỉ tiêu:
• Số lượng khách hàng: ở các nước phương Tây, đồ ăn nhanh là lựa chọn của
những người bận rộn thì tại Việt Nam, đây lại là xu hướng ẩm thực được giới
trẻ thành thị yêu thích và khẩu vị người Việt cũng đang dần chấp nhận fastfood.
Các cửa hàng bán đồ ăn nhanh như hamburger, pizza, gà rán, khoai tây chiên…
mọc lên ngày một nhiều với lượng khách đông đảo.
• Khả năng sinh lợi: đang có xu hướng tăng dần qua các năm. Dự báo trong thời
gian tới, với đà phục hồi kinh tế toàn cầu sau đại dịch, con số này sẽ còn tăng
cao thêm nữa.
• Số lượng doanh nghiệp trong ngành: Thị trường fastfood Việt Nam ở thời
điểm hiện tại được đánh giá là hết sức nhộn nhịp với khá nhiều tên tuổi, lớn
nhỏ, nội ngoại đều có mặt, song các hãng lớn từ ngoại quốc như KFC, Lotteria,
Jollibee…vẫn đang chiếm phần lớn thị phần so với các doanh nghiệp trong
nước.
pf3
pf4

Partial preview of the text

Download Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh Mcdonalds and more Schemes and Mind Maps Marketing in PDF only on Docsity!

Phần 1: Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh M.porter II.Bối cảnh ngành mà Mc Donald’s doanh nghiệp đang tham gia vào: 1.Threat of new entrants ( Các đối thủ tiềm ẩn) Để đánh giá mức độ đe dọa của các đối thủ tiềm ẩn, hai yếu tố cực kỳ quan trọng cần được đi sâu phân tích là: sức hấp dẫn của ngành và các rào cản xâm nhập ngành. Sức hấp dẫn của ngành được thể hiện qua 3 chỉ tiêu:

  • Số lượng khách hàng: ở các nước phương Tây, đồ ăn nhanh là lựa chọn của những người bận rộn thì tại Việt Nam, đây lại là xu hướng ẩm thực được giới trẻ thành thị yêu thích và khẩu vị người Việt cũng đang dần chấp nhận fastfood. Các cửa hàng bán đồ ăn nhanh như hamburger, pizza, gà rán, khoai tây chiên… mọc lên ngày một nhiều với lượng khách đông đảo.
  • Khả năng sinh lợi: đang có xu hướng tăng dần qua các năm. Dự báo trong thời gian tới, với đà phục hồi kinh tế toàn cầu sau đại dịch, con số này sẽ còn tăng cao thêm nữa.
  • Số lượng doanh nghiệp trong ngành: Thị trường fastfood Việt Nam ở thời điểm hiện tại được đánh giá là hết sức nhộn nhịp với khá nhiều tên tuổi, lớn nhỏ, nội ngoại đều có mặt, song các hãng lớn từ ngoại quốc như KFC, Lotteria, Jollibee…vẫn đang chiếm phần lớn thị phần so với các doanh nghiệp trong nước.

Về những rào cản gia nhập, ngành thực phẩm không có yêu cầu cao về vốn , kĩ thuật và các nguồn lực đặc thù. Về hệ thống phân phối và thương hiệu thì ở Việt Nam các hãng thức ăn nhanh chủ yếu mới chỉ phân bố ở những thành phố lớn, đông dân cư và có mức sống khá cao cho nên hệ thống phân phối của họ chưa được coi là phát triển và rộng khắp. Từ những phân tích trên có thể nhận thấy rào cản gia nhập ngành cũng là không cao. Như vậy có thể khẳng định thị trường thức ăn nhanh Việt Nam là một thị trường tiềm năng khi mà hội tụ được những yếu tố thu hút nhà đầu tư. Tuy kèm theo đó là một môi trường cạnh tranh khốc liệt nhưng nếu biết vận dụng những chiến lược hợp lý thì đây sẽ là một mảnh đất màu mỡ cho McDonald’s.

2. Bargaining power of buyer ( sức mạnh người mua)

  • Một trong những khó khăn mà McDonald’sgặp phải khi tham gia 1 thị trường mới. Đó là sự khác biệt về văn hóa và McDonald’s buộc phải thích nghi với nó. Những nghiên cứu sâu sắc bài bản giúp công ty tiếp cận nhu cầu và thị hiếu của khách hàng trên từng thị trường. Tại Malaysia, Singapore, Thái La, McDonald’s cung cấp thêm sản phẩm đồ uống có hương vị sầu riêng loại trái cây được người dân các nước này ưa dùng. Các nhà hàng ở Brazil bán kèm thêm các loại nước giải khát làm từ trái gura hay dâu rừng Amazon. Ở Ấn Độ, thịt bò và thịt lợn được thay bằng thịt cừu để phục vụ các giáo dân nơi này với tập quán ăn kiêng.
  • Xét riêng trên thị trường Việt Nam, khách hàng của ngành này chủ yếu là khách hàng lẻ với những đặc trưng riêng đã mang đến những áp lực không nhỏ.
    • Thứ nhất, sự phát triển kinh tế cao và ổn định qua các năm đã tạo ra một bộ phận dân chúng, đặc biệt là bộ phận người tiêu dùng trẻ, có thu nhập cao. Họ sẵn sàng chi trả một số tiền ngày càng lớn để có được một bữa ăn ngon và chất lượng đi cùng với đó là những đòi hỏi khắt khe hơn.
    • Thứ hai phải kể đến là khẩu vị của người Việt rất phong phú và đa dạng, có sự thay đổi lớn từ Bắc, Trung đến Nam, nhưng tựu chung lại có thể thấy khẩu vị của người Việt không ưa thích vị béo ngậy. Không may thay, đây lại là hương vị chủ đạo của các hãng fastfood, trong đó có cả McDonald’s.
    • Cuối cùng là vấn đề hình thức. Trong khi hình ảnh những người Mỹ dễ dàng chấp nhận một cơ thể mập mạp thì người Việt nói chung và người Á Đông nói riêng, khá kiêng kị những thân hình béo mập và thừa cân. Thức ăn nhanh được coi như là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng này, nó khiến cho người tiêu dùng Việt cảm thấy dè dặt và cẩn thận hơn khi muốn dùng loại thức ăn này.
  • Có thể thấy áp lực từ sản phẩm thay thế đối với sản phẩm thức ăn nhanh là thực sự rõ ràng. 5. Degree of rivalry ( mức độ cạnh tranh trong ngành)
  • Ngành công nghiệp đồ ăn nhanh trở thành vùng đất màu mỡ cho các nhà kinh doanh nhảy vào, do đó, ngày càng xuất hiện nhiều các đối thủ cạnh tranh với McDonald’s, Ngay trong thị trường Mỹ, phải chú ý đến các cái tên như : Burger King, Wendy, KFC, ….
  • Ngoài ra, khi Mcdonald’s mở rộng thị trường thì gặp phải đối thủ cạnh tranh ngay tại các quốc gia đó.
    • Ví dụ điển hình, khi tham gia vào thị trường Italia thì Mcdonald’s phải đối mặt với các món ăn truyền thống của người Italia : Pizza. Hay phải đối mặt với chuỗi bán lẻ đồ ăn nhanh Tim Houton của Canada. Khi tham gia vào thị trường Châu Á , Mc’donalds cũng phải chú ý đến những cái tên như : Jollibee (hệ thống cửa hàng Jollibee của Philippines có khoảng 1000 tại 29 nước trên thế giới), chuỗi cửa hàng Lotteria của Hàn Quốc. Mặc dù quy mô của các đối thủ này còn thua xa Mcdonald’s nhưng các cửa hàng này vẫn đang phát triển và trở thành đối thủ không thể xem thường. Lý do chủ yếu , các đối thủ của Mc’ Donalds đưa ra mức giá thấp và hấp dẫn nhiều hơn - đây là điều mà Mcdonald’s luôn tránh né.
  • Hiện tại, ở Việt Nam, McDonald’s bên cạnh việc đối mặt các thương hiệu rất đáng gờm: KFC, Jollibee, Texas Chicken, Lotteria, PizzaHut,…mà còn phải cạnh tranh với các món ăn truyền thống, cửa hàng đồ ăn địa phương. Mặt khác, số tiền một bữa ăn của Mcdonalds cao gấp đôi so với một bữa ăn trung bình của người Việt, không phải ai cũng có đủ khả năng chi trả cho việc này. Có thể nói với những diễn biến như vậy, sự cạnh tranh trên thị trường fastfood Việt Nam đang trở nên hết sức khốc liệt.