Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Mid-term coursework general law, Study notes of Law

Môn học pháp luật đại cương Nội dung: Bài tập giữa kì1 Năm: 2024

Typology: Study notes

2023/2024

Uploaded on 10/21/2024

van-anh-cao-thi-1
van-anh-cao-thi-1 🇻🇳

2 documents

1 / 5

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
B. Câu hỏi?
1. Phân biệt giữa quyền lực xã hội và quyền lực chính trị công cộng đặc biệt?
Quyền lực xã hội Quyền lực chính trị công cộng đặc
biệt
Nguồn gốc - Xuất phát từ các mối quan hệ
xã hội và cộng đồng không
cần thiết phải có công nhận từ
nhà nước. (quyền lực nhà
nước không mang tính cưỡng
chế)
- Thường sẽ thấy ở các tổ chức
phi chính phủ,các nhóm lợi
ích,..
- Quyền lực thuộc về xã hội
- Được xác lập bởi các thể chế
nhà nước, dựa trên hiến pháp
và pháp luật
- Quyền lực tách khỏi xã hội
- QLCTNN được thực hiện
bằng 1 số bộ máy với 1 lớp
người làm chức năng cưỡng
chế và quản lí xã hội
Chức năng Chỉ tập trung vào việc bảo vệ và phát
triển lợi ích của 1 tổ chức, 1 nhóm
người trong xã hội ở 1 phạm vi nhỏ.
- Thực hiện các chức năng
quản lí, điều hành xã hội.
- Bảo vệ lợi ích của công dân
- Duy trì trật tự xã hội
Đối tượng 1 số nhóm đối tượng có chung lợi ích
( phạm vi nhỏ)
Toàn bộ thành phần trong xã hội, tất
cả các công dân, cộng đồng trên toàn
đất nước
Cách thức - Tuyên truyền
- Tạo áp lực dư luận => buộc
phải làm theo
Tác động trực tiếp bằng hiến pháp,
pháp luật, các quyết định chính thức
và những chính sách bắt buộc tất cả
đều phải nghe theo
2. Phân biệt giữa cơ quan nhà nước và các tổ chức không phải là cơ quan nhà nước? Kể tên
các cơ quan nhà nước trong Bộ máy nhà nước Việt Nam?
*Phân biệt
Cơ quan Nhà nước Cơ quan của tổ chức khác
Định nghĩa - Là bộ phận cơ bản cấu thành
nhà nước và đó chỉ là những
bộ phận then chốt, thiết yếu
của nhà nước.
-Mỗi cơ quan nhà nước gồm
một số lượng người nhất định,
có thể gồm một người
(Nguyên thủ quốc gia ở nhiều
nước) hoặc một nhóm người
(Quốc hội, Chính phủ…).
Là bộ phận cơ bản cấu thành nên tổ
chức và đó chỉ là những bộ phận
then chốt, thiết yếu của tổ chức.
Nguồn gốc Cơ quan nhà nước do nhà nước và
nhân dân thành lập.
Cơ quan của tổ chức khác do tổ chức
và hội viên của nó thành lập.
pf3
pf4
pf5

Partial preview of the text

Download Mid-term coursework general law and more Study notes Law in PDF only on Docsity!

B. Câu hỏi?

1. Phân biệt giữa quyền lực xã hội và quyền lực chính trị công cộng đặc biệt? Quyền lực xã hội Quyền lực chính trị công cộng đặc biệt Nguồn gốc - Xuất phát từ các mối quan hệ xã hội và cộng đồng không cần thiết phải có công nhận từ nhà nước. (quyền lực nhà nước không mang tính cưỡng chế)

  • Thường sẽ thấy ở các tổ chức phi chính phủ,các nhóm lợi ích,..
  • Quyền lực thuộc về xã hội
  • Được xác lập bởi các thể chế nhà nước, dựa trên hiến pháp và pháp luật
  • Quyền lực tách khỏi xã hội
  • QLCTNN được thực hiện bằng 1 số bộ máy với 1 lớp người làm chức năng cưỡng chế và quản lí xã hội Chức năng Chỉ tập trung vào việc bảo vệ và phát triển lợi ích của 1 tổ chức, 1 nhóm người trong xã hội ở 1 phạm vi nhỏ.
  • Thực hiện các chức năng quản lí, điều hành xã hội.
  • Bảo vệ lợi ích của công dân
  • Duy trì trật tự xã hội Đối tượng 1 số nhóm đối tượng có chung lợi ích ( phạm vi nhỏ) Toàn bộ thành phần trong xã hội, tất cả các công dân, cộng đồng trên toàn đất nước Cách thức - Tuyên truyền
  • Tạo áp lực dư luận => buộc phải làm theo Tác động trực tiếp bằng hiến pháp, pháp luật, các quyết định chính thức và những chính sách bắt buộc tất cả đều phải nghe theo 2. Phân biệt giữa cơ quan nhà nước và các tổ chức không phải là cơ quan nhà nước? Kể tên các cơ quan nhà nước trong Bộ máy nhà nước Việt Nam? *Phân biệt Cơ quan Nhà nước Cơ quan của tổ chức khác Định nghĩa - Là bộ phận cơ bản cấu thành nhà nước và đó chỉ là những bộ phận then chốt, thiết yếu của nhà nước. - Mỗi cơ quan nhà nước gồm một số lượng người nhất định, có thể gồm một người (Nguyên thủ quốc gia ở nhiều nước) hoặc một nhóm người (Quốc hội, Chính phủ…). Là bộ phận cơ bản cấu thành nên tổ chức và đó chỉ là những bộ phận then chốt, thiết yếu của tổ chức. Nguồn gốc Cơ quan nhà nước do nhà nước và nhân dân thành lập. Cơ quan của tổ chức khác do tổ chức và hội viên của nó thành lập.

Ví dụ: Nhà nước tổ chức bầu cử Quốc hội để nhân dân bầu ra Quốc hội khóa mới. Ví dụ: Tổ chức Đoàn tổ chức bầu cử để đoàn viên thanh niên toàn quốc bầu ra Đại hội đại biểu toàn quốc của Đoàn. Tổ chức và hoạt động do pháp luật quy định. Pháp luật quy định cụ thế về vị trí, tính chất, vai trò, con đường hình thành, cơ cấu tổ chức, nội dung, hình thức, phương pháp hoạt động... của mỗi cơ quan trong bộ máy nhà nước. do điều lệ của tổ chức đó quy định. Điều lệ quy định cụ thế về vị trí, tính chất, vai trò, con đường hình thành, cơ cấu tổ chức, nội dung, hình thức, phương pháp hoạt động... của mỗi cơ quan trong tổ chức. Chức năng - Mỗi cơ quan nhà nước có những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn riêng do pháp luật quy định. Ví dụ: pháp luật quy định chức năng của Quốc hội là lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước...

- Mỗi cơ quan của tổ chức khác có những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn riêng do Điều lệ quy định. Ví dụ: Điều lệ Đoàn quy định chức năng, nhiệm vụ của Đại hội đại biểu toàn quốc của Đoàn là thảo luận và biểu quyết thông qua các báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn; bầu Ban Chấp hành Trung ương Đoàn... Quyền lực - Cơ quan nhà nước nhân danh và sử dụng quyền lực nhà nước để thực hiện thẩm quyền của mình.

  • Ban hành những quyết định nhất định dưới dạng quy tắc xử sự chung (ví dụ, luật của Quốc hội) hoặc quyết định cá biệt (ví dụ, bản án của Tòa án) là những quyết định có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với các tổ chức và cá nhân có liên quan
  • Yêu cầu các tổ chức và cá nhân có liên quan phải thực hiện nghiêm chỉnh những quyết định do nó hoặc các chủ thể khác có thẩm quyền ban hành
  • Sử dụng các biện pháp cần thiết, trong đó có cả các biện - Cơ quan của tổ chức khác nhân danh và sử dụng quyền lực của tổ chức đó để thực hiện các hoạt động của mình. - Ban hành những quyết định nhất định dưới dạng quy tắc xử sự chung (ví dụ, Điều lệ, nghị quyết) hoặc quyết định cá biệt (ví dụ, quyết định kỷ luật hội viên) là những quyết định có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với các cơ quan và hội viên có liên quan trong tổ chức - Yêu cầu các cơ quan và hội viên có liên quan phải thực hiện nghiêm chỉnh những quyết định do nó hoặc cơ quan khác của tổ chức ban hành - Sử dụng các biện pháp cần thiết, trong đó có cả các hình

Trong giai đoạn nhà nước phong kiến phân quyền cát cứ, chính quyền trung ương của nhà nước phong kiến yếu, quyền lực thực sự nằm trong tay các lãnh chúa phong kiến. Các lãnh chúa có quân đội riêng và toà án riêng, toàn quyền trong lãnh địa của mình. Tới giai đoạn nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, bộ máy nhà nước phong kiến được tổ chức tương đối chặt chẽ từ trung ương xuống đến địa phương. Ở trung ương, đứng đầu triều đình là vua (hoặc quốc vương), giúp việc cho vua có các cơ quan với các chức vụ quan lại khác nhau giúp vua thực hiện sự cai trị.

3.3. Kiểu nhà nước tư sản

Kiểu nhà nước tư sản là kiểu nhà nước ra đời, tồn tại và phát triển trong lòng hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa. Bản chất của nhà nước tư sản do chính những điều kiện nội tại của xã hội tư sản quyết định, đó chính là cơ sở kinh tế, cơ sở xã hội và cơ sở tư tưởng. Nhà nước tư sản có những đặc điểm sau: thiết lập nguyên tắc chủ quyền nhà nước trên danh nghĩa thuộc về nhân dân; cơ quan lập pháplà cơ quan đại diện của các tầng lớp dân cư trong xã hội do bầu cử lập nên; thực hiện nguyên tắc phân chia quyền lực và kiềm chế, đối trọng giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp; thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng trong bầu cử nghị viện và tổng thống; hình thức chính thể phổ biến của nhà nước tư sản là cộng hòa và quân chủ lập hiến

4. Theo các em, một nhà nước cần đáp ứng được những tiêu chí nào thì mới có thể được coi là một nhà nước có chế độ chính trị dân chủ? 1. Quyền lực hợp pháp : Quyền lực của nhà nước phải được thiết lập và thực thi thông qua các cơ quan, các quy trình và các luật lệ được quy định bởi hiến pháp hoặc pháp luật, không đặt dưới sự kiểm soát tuyệt đối của một cá nhân hoặc một tổ chức nào. 2. Tổ chức cơ động : Chính trị dân chủ yêu cầu sự tham gia và đóng góp của các công dân trong quyết định công việc của nhà nước qua việc bầu cứ, tham gia vào các hoạt động công dẫn, và tham gia vào việc đưa ra quyết định chính trị. 3. Quyền lực thuộc về nhân dân : Nhân dân có quyền theo dõi và kiểm soát quá trình ra quyết định, sự phân chia quyền lực, và hoạt động của lãnh đạo chính trị thông qua các cơ quan kiểm soát, giám sát như hệ thống pháp luật, các phương tiện truyền thông độc lập. 4. Tôn trọng và bảo vệ quyền tự do và dân chủ : Chính trị dân chủ đòi hỏi tôn trọng và bảo vệ quyền tự do cá nhân và dân chủ, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tôn giáo, và tôn trọng các quyền con người cơ bản. 5. Tính minh bạch và trách nhiệm giải trình : Chính phủ và các cơ quan nhà nước phải minh bạch trong công việc ra quyết định và thực hiện các chính sách, đồng thời cam chịu trách nhiệm trước người dân về mọi hành động của mình.

  1. Tôn trọng đa nguyên chính trị : Một nhà nước dân chủ tôn giáo đa dạng ý kiến, quan điểm và cho phép tồn tại tại các tôn giáo chính trị khác nhau. Mọi cá nhân và tổ chức đều có quyền tự thể hiện quan điểm và tranh cử trong luật pháp. Những tiêu chí này cùng với sự tuân thủ và thực hành đúng đắn của những nguyên tắc dân chủ cơ bản sẽ giúp một nhà nước được công nhận là một nhà nước có chế độ chính trị dân chủ.