Download Marketing plan for cocoon and more Study Guides, Projects, Research Marketing in PDF only on Docsity!
CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU
Trong xã hội phát triển ngày nay, con người đang dần dành sự quan tâm đặc biệt của mình cho thế giới tự nhiên. Bởi thiên nhiên có mối quan hệ mật thiết với con người, là nguồn cung cấp quý giá cho cuộc sống của chúng ta. Vì vậy, những năm trở lại đây, xu hướng sống xanh, sống sạch được đón nhận hơn bao giờ hết. Đặc biệt, với những hành vi phá hoại thiên nhiên, ngược đãi động vật đều bị lên án một cách mạnh mẽ. Hòa mình cùng xu hướng sống tốt đẹp, ngành công nghiệp mỹ phẩm đã có những bước tiến tích cực trong việc bảo vệ môi trường sống ngoài kia. Sự xuất hiện của các loại mỹ phẩm thuần chay - mỹ phẩm có nguồn gốc 100% từ thực vật, không làm thí nghiệm trên động vật là minh chứng rõ ràng nhất. Việc sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm có nguồn gốc thuần chay đang trở thành xu hướng được đón nhận mạnh mẽ tại các nước phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam xu hướng này vẫn còn khá mới mẻ đối với người tiêu dùng. Trong quá trình học tập bộ môn Quản trị Marketing, nhóm chúng em đã phần nào nhận thấy những tiềm năng phát triển của thị trường mỹ phẩm thuần chay nói chung và sự tiềm năng của công ty Cocoon Việt Nam nói riêng - một doanh nghiệp startup non trẻ nhưng đã đang và sẽ có những cơ hội tiến lên trong thị trường kinh doanh mỹ phẩm thuần chay. Do đó, chúng em đã tiến hành lên kế hoạch quản trị Marketing cho doanh nghiệp Cocoon. 1.1 Giới thiệu về thương hiệu Cocoon Những năm gần đây, mỹ phẩm thuần chay bắt đầu được nhiều người tiêu dùng Việt đón nhận. Trong đó, Cocoon là một trong những thương hiệu nội địa ghi được nhiều dấu ấn
trong giới skincare Việt và được xem như một hiện tượng mới trong nền mỹ phẩm nước nhà. Ra đời từ năm 2013, từng được khá nhiều người tiêu dùng biết đến với những sản phẩm thiên nhiên lành tính, 3 năm trở lại đây, cái tên Cocoon bất ngờ gây chú ý trở lại trên thị trường làm đẹp nội địa, không chỉ bởi bao bì được đổi mới hết sức đẹp mắt, chỉn chu, mà còn bởi những thông điệp nhân văn được khắc họa ngày một rõ nét. Cocoon bước đầu chinh phục người dùng nhờ tinh thần Việt trong từng sản phẩm. Thương hiệu liên tục ra mắt các sản phẩm 100% thuần chay lấy lợi thế nguồn nguyên liệu sẵn có từ thiên nhiên Việt Nam như: bí đao, cà phê Đắk Lắk, dầu dừa Bến Tre, hoa hồng Cao Bằng... Chính việc này đã tạo nên một Cocoon rất Việt Nam, không hề lẫn lộn với bất cứ thương hiệu nào khác trên thị trường. Tầm nhìn thương hiệu
- Yêu thiên nhiên, luôn say đắm trong việc khám phá các nguyên liệu quen thuộc trong đời sống hằng ngày của người Việt Nam từ rau củ, trái cây, để làm sao để đứa chúng vào trong các sản phẩm mỹ phẩm mà các chất dinh dưỡng của chúng được giữ lại một cách nguyên vẹn và hoàn hảo, đưa chúng lên làn da một cách trọn vẹn nhất có thể.
- Qua quá trình nghiên cứu và thử nghiệm, những công thức được hình thành và trở nên hoàn hảo bảo an toàn và hiệu quả.
- Đối với Cocoon, những gì đưa lên da phải an toàn, hiệu quả và không có nguồn gốc từ động vật. Sứ mệnh
- 100% thuần chay: Cocoon không sử dụng các nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật thường thấy trong mỹ phẩm như : mật ong, sáp ong, mỡ lông cừu, nhau thai cừu,,.. Thay vào đó hãng vận dụng và phát huy tối đa khả năng của các hoạt chất, chiết xuất từ thực vật mà không cần đến sự hỗ trợ của các nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật.
- 100% không bao giờ thử nghiệm trên động vật: các công thức mỹ phẩm của Cocoon được nghiên cứu và được thử nghiệm bằng các bài kiểm tra trong phòng thí nghiệm (in-Vitro test) hoặc trên các tình nguyện viên (in-Vivo test). Cocoon không thực hiện các bài thử nghiệm lên động vật như: thỏ, chuột, lòng đỏ trứng gà đã thụ tinh,... 1.2 Tình hình kinh doanh của Cocoon
- Cocoon Việt Nam đặt nhà máy sản xuất tại CÔNG TY TNHH MỸ PHẨM NATURE STORY.
- Hiện Cocoon có nhiều chi nhánh, đại lý rộng khắp cả nước, tại 9 tỉnh, thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Huế, Bình Dương, Cần Thơ, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thái Nguyên. Tổng các đại lý, chi nhánh của Cocoon đã vượt qua con số 20.
- 6 năm về trước, Cocoon chính thức ra mắt người sử dụng với hai sản phẩm chính là cao bí đao và cao vỏ bưởi chuyên trị mụn, làm mờ vết thâm. Sau 3 năm đầu tư nghiên cứu, cải tiến sản phẩm, Cocoon đã chính thức trở lại và chinh phục thành công người tiêu dùng Việt trong diện mạo mới chuyên nghiệp, chỉn chu cùng chất lượng vượt trội không thua kém gì các thương hiệu nổi tiếng đến từ nước ngoài. Thương hiệu mỹ phẩm thuần chay Việt Nam này đang có những bước tăng trưởng mạnh về doanh thu, trung bình đạt 65%/năm. Tính đến năm 2019, Công ty thu về 1.037 tỷ doanh thu từ thị trường Việt Nam. Không giống nhiều các hãng mỹ phẩm nội địa khác, Cocoon Việt Nam lựa
chọn thị trường ngách và cũng là đơn vị tiên phong về việc sử dụng nguồn nguyên liệu thuần chay và không làm thí nghiệm trên động vật, thương hiệu đặt mục tiêu đạt 10 tỷ USD doanh số đến cuối năm 2021.
- Hiện các dòng sản phẩm bán chạy tại Cocoon đó là các sản phẩm về chăm sóc da, chủ yếu là các sản phẩm làm sạch: tẩy trang, sữa rửa mặt và các sản phẩm kem dưỡng, mặt nạ. Các sản phẩm chăm sóc da được tiêu thụ tại Cocoon chiếm hơn 60% tổng sản lượng đầu ra. Trong đó, các sản phẩm minisize, dùng thử được tiêu thụ nhiều bởi tính kinh tế mà nó đem lại. 1.3 Giới thiệu dòng sản phẩm Cocoon bí đao - RA MẮT SẢN PHẨM MỚI Theo thông tin Cocoon cung cấp, bí đao có đặc tính làm mát, làm giảm nhiệt, kháng viêm và diệt khuẩn giúp trị mụn trứng cá, mụn viêm và làm giảm vết bỏng. Bí đao cũng có thể được sử dụng để làm sáng, làm mềm, tăng sức đề kháng, cung cấp dưỡng chất nuôi da khỏe lên mỗi ngày Dòng sản phẩm từ bí đao này được Cocoon giới thiệu được sử dụng chủ yếu cho làn da mụn, da dầu làm sạch sâu cho da. Bên cạnh thành phần chính là bí đao, Cocoon còn sử dụng các thành phần thiên nhiên lành tính như rau má, dầu trà tràm có tác dụng chống viêm nên rất dễ chịu khi sử dụng, không gây cảm giác đau rát khi sử dụng. Mức giá của các sản phẩm hợp lý, kinh tế, thấp hơn so với các sản phẩm mỹ phẩm thuần chay khác trên thị trường. Mức giá dao động từ 75,000 - 279,000VNĐ cho từng loại sản phẩm và size tương ứng. Hiện tại dòng sản phẩm bí đao gồm có 3 loại với các chức năng chăm sóc da khác nhau.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG
kém cạnh các thương hiệu nước ngoài khác, tạo sự uy tín và tin dùng từ các người nổi tiếng đến người tiêu dùng thông thường. 2.1.2 Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter: Cường độ cạnh tranh của các đối thủ hiện tại trong ngành: Tốc độ tăng trưởng ngành mỹ phẩm Việt Nam lên đến 25- 30%, dẫn đầu khu vực Đông Nam Á. Có thể nói đây là một trong các ngành có cường độ cạnh tranh cao a. Đối thủ cạnh tranh
- Đối thủ cạnh tranh trực tiếp Xu hướng sử dụng mỹ phẩm an toàn đối với môi trường ngày càng chiếm ưu thế trên thị trường Việt Nam, bên cạnh sự quan tâm đến các yếu tố lành tính của các dòng mỹ phẩm xanh chiết xuất từ thực vật, người tiêu dùng nay còn quan tâm nhiều hơn tới tính đạo đức trong tiêu dùng, nhu cầu đối với các sản phẩm thuần chay dần tăng lên, vì vậy mức độ cạnh tranh giữa các hãng hàng trong và ngoài nước đang dần trở nên gay gắt.
- Các hãng mỹ phẩm thuần chay nước ngoài thuộc các thương hiệu lớn: Thị trường mỹ phẩm Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn từ mỹ phẩm nước ngoài như Anh, Mỹ, Pháp và đặc biệt là Hàn Quốc, người tiêu dùng Việt cũng có xu hướng tin tưởng vào các thương hiệu đầu ngành thuộc nước ngoài hơn so với hàng nội địa do tính chất về tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn an toàn, công nghệ tiên tiến,...Hơn thế, hiện nay mỹ phẩm nhập khẩu chiếm đến 80% thị phần trong nước. Có thể kể đến các thương hiệu nước ngoài cùng phân khúc giá cạnh tranh trực tiếp trong phân khúc mỹ phẩm thuần chay với Cocoon Việt Nam như: NYX, The body shop, LUSH, Paula’s Choice,… Đây đều là các thương hiệu đầu ngành, phủ sóng thị trường mỹ phẩm thế giới, điểm chung của các thương hiệu này là họ cùng nhận thấy xu hướng thị trường và xu hướng phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật mạnh mẽ và được chứng nhận bởi tổ chức PETA công nhận. Điểm mạnh của các thương hiệu này là đã tồn tại được một thời gian dài, có độ nhận diện thương hiệu cao, có được niềm tin của khách hàng,.. Đối với Cocoon Việt Nam, các hãng mỹ phẩm nước ngoài tạo một môi trường cạnh tranh gay gắt về thương hiệu cũng như tiêu chuẩn sản phẩm.
Thị trường mỹ phẩm Việt Nam trong nước trị giá 2,3 tỷ USD, tuy nhiên mỹ phẩm Việt chỉ chiếm 10% thị phần, bởi vậy có thể thấy đây được đánh giá là thị trường cạnh tranh gay gắt đối với các doanh nghiệp mỹ phẩm Việt Nam nói chung hay Cocoon nói riêng
- Các hãng mỹ phẩm chay trong nước: Bên cạnh các hãng mỹ phẩm thuần chay nước ngoài, đã có một số hãng mỹ phẩm Việt Nam bắt đầu gia nhập vào phân khúc thuần chay này, có thể kế đến Gilla 8 hay Zakka Naturals là một trong những hãng mỹ phẩm việt nam bắt đầu tham gia vào phân khúc này, tuy nhiên đây thường là các hãng của doanh nghiệp nhỏ, quy mô nhỏ và không chiếm nhiều thị phần và chưa được chứng nhận của tổ chức PETA về thử nghiệm trên động vật. Đối với Cocoon, các hãng hàng này thuộc cùng phân khúc giá, tuy nhiên do tốn ít chi phí nghiên cứu và sản xuất nên giá sẽ rẻ hơn trên từng mặt hàng.
- Các hãng mỹ phẩm xanh, organic: Mỹ phẩm organic cũng được coi là đối thủ trực tiếp của Cocoon Việt Nam. Các hãng mỹ phẩm organic nước ngoài như Living nature, Andalou Naturals, Juice Beauty,.. và trong nước như mỹ phẩm thiên nhiên Skinna, The Herbal Cup, Thorakao, Vedette,...cũng là những nhãn hàng hướng tới phát triển bền vững. Các sản phẩm organic được đảm bảo sản xuất với các thành phần tự nhiên không gây hại tới môi trường, tuy nhiên không bao gồm cam kết không thử nghiệm trên động vật và được xếp vào cùng phân khúc giá với các sản phẩm mỹ phẩm thuần chay. Hiện đây tại Việt Nam đã có hơn 20 hãng hàng organic nước ngoài và nội địa được cấp phép kinh doanh.
- Đối thủ cạnh tranh gián tiếp
- Các hãng mỹ phẩm thông thường: Các hãng mỹ phẩm thông thường có thể kể đến ở cả trong nước và ngoài nước những hãng hàng tiềm năng và có sức mạnh thị trường lớn như M.A.C, Lemonade, M.O.I, Ofelia,... Các hãng mỹ phẩm thông thường đa dạng hơn về giá, danh mục sản phẩm, độ phủ sóng thị trường cao,... Tuy nhiên thì mỹ phẩm thông thường được cho là dần dần đi ngược lại với xu hướng phát triển bền vững của thị trường khi mà nhiều hãng mỹ phẩm
Việc tìm kiếm, trang bị kiến thức và phân loại các mặt hàng chính hãng đối với các sản phẩm này yêu cầu khách hàng phải có sự tìm hiểu và nghiên cứu kỹ lưỡng do có sự xuất hiện các sản phẩm giả trôi nổi trên thị trường. c. Khách hàng
- Khả năng tiếp cận thông tin cao: Đối với các dòng sản phẩm mỹ phẩm, các công đoạn sản xuất và công nghệ thường được coi là thế mạnh cạnh tranh của các hãng mỹ phẩm. Đối với cá công ty sản xuất sản phẩm, để bảo vệ quyền lợi khách hàng cũng như uy tín công ty, các doanh nghiệp thường có những phương thức giúp khách hàng tra cứu sản phẩm như qua mã code hay tem chính hãng, giấy chứng nhận,... Bên cạnh đó, thông tin về tính năng sản phẩm cũng được các nhóm tham khảo chia sẻ và đánh giá thường xuyên giúp khách hàng dễ dàng tìm hiểu và tiếp cận thông tin.
- Độ nhạy cảm về giá thấp: Đối với các sản phẩm liên quan đến mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, khách hàng thường ít có xu hướng ép giá hay mặc cả do tính chất tiền nào của nấy. Khách hàng tin rằng những sản phẩm có giá thành cao sẽ có quy trình sản xuất nghiêm ngặt và chất lượng hơn các sản phẩm có phân khúc giá còn lại. Vì vậy khách hàng thường có xu hướng chấp nhận giá cả để mua được sản phẩm thuộc thương hiệu mà họ tin là chất lượng và đáng tiền.
- Mỹ phẩm thuần chay là một phân khúc mới trong thị trường Việt Nam được săn đón và thu hút được nhiều khách hàng nhờ xu hướng làm đẹp thuần chay và xu hướng hành vi thị trường bền vững. Tuy nhiên thì số lượng các hãng mỹ phẩm thuần chay được tổ chức PETA chứng nhận tại Việt nam lại không quá nhiều vì vậy nên các doanh nghiệp hoạt động trong phân khúc này không phải đối mặt với áp lực giảm giá để thu hút khách hàng.
- Đối với các sản phẩm mỹ phẩm thuần chay tại Việt Nam, các hãng bao gồm cả Cocoon đều có đại lý bán lẻ phân phối độc quyền mà không qua trung gian bán
buôn, bởi vậy nên người mua thường không mua lượng lớn sản phẩm hay tập trung. Điều này giúp không làm tổn hao tới lợi nhuận của ngành. d. Nhà cung cấp Đối với thị trường mỹ phẩm có không ít các nhà cung cấp nguyên liệu thực vật là các trang trại nông sản như bí đao, lô hội,.... Bởi vậy các nhà cung cấp phải cạnh tranh nhau để có được hợp đồng của các hãng mỹ phẩm và liên tục phải cải thiện chất lượng để giữ chân khách hàng. Tuy nhiên đối với phân khúc thuần chay, các công đoạn sản xuất yêu cầu được kiểm định nghiêm ngặt, vì thế nên không có nhiều nhà cung cấp có thể đáp ứng điều này. Vì thế nhóm nhà cung cấp đối với phân khúc này được coi là mạnh và có điều kiện tạo áp lực lên hãng hàng vì các sản phẩm yêu cầu tính khác biệt là yếu tố và kiểm định thuần chay trên sản phẩm và yếu tố này được đánh giá cao bởi người mua. Hơn thế, doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu chi phí cao nếu muốn đổi nhà cung cấp. e. Cạnh tranh tiềm năng Với tốc độ tăng trưởng bình quân hơn 30%/năm và có đến 60% dân số là người trẻ quan tâm đến sắc đẹp, Việt Nam là thị trường hấp dẫn đối với các doanh nghiệp ngành mỹ phẩm và chăm sóc cá nhân. Vì thế nên số lượng đối thủ gia nhập thị trường ngày càng tăng dẫn đến môi trường cạnh tranh sát sao trong tương lai gần đối với ngành công nghiệp này.
- Rào cản gia nhập ngành cao:
- Việc sản xuất các sản phẩm mỹ phẩm khác với việc nhập khẩu mỹ phẩm ở yêu cầu về vốn cao bao gồm các vốn nguyên vật liệu, chi phí nghiên cứu, nhân công,... Các hãng mỹ phẩm, đặc biệt là mỹ phẩm thuần chay thường sở hữu phòng nghiên cứu riêng và các công nghệ sản xuất độc quyền hoặc đã được kiểm chứng bởi các cơ quan hay tổ chức có thẩm quyền
- Hệ thống kênh phân phối đối với thị trường mỹ phẩm cũng cần được đầu tư và quản lý chặt chẽ do thị trường mỹ phẩm dễ bị bão hòa và các mối nguy cơ tiềm ẩn về nạn hàng giả hàng nhái có thể tăng cao ảnh hưởng đến uy tín nhà sản xuất và sức khỏe người tiêu dùng
- Khách hàng mục tiêu: The Body Shop có một loạt khách hàng là cả nam và nữ. Thương hiệu ban đầu không có sản phẩm dành cho nam giới nhưng giờ đây người ta cũng tập trung vào những người đàn ông đang chăm sóc da. Tuy nhiên, mục tiêu chính của thương hiệu là phụ nữ trong độ tuổi từ 20-55. Theo thương hiệu, họ thấy rằng 64% người tiêu dùng tại Việt Nam sẵn sàng trả tiền cho một sản phẩm tiêu dùng đạo đức hơn. Họ cũng nhận thấy rằng 83% người tiêu dùng của họ có thể đã chọn các nhà bán lẻ coi trọng vấn đề môi trường và xã hội. Người ta cũng thấy rằng những người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm của The Body Shop thấy rằng The Body Shop rất hấp dẫn có hình ảnh thương hiệu mạnh liên quan đến các sản phẩm làm đẹp của nó. 2.2.2 Định vị The Body Shop đã được định vị chiến lược để đáp ứng các yêu cầu này. Họ đáp ứng nhu cầu của khách hàng về lối sống lành mạnh bằng cách sử dụng tất cả các thành phần tự nhiên và hữu cơ như rong biển, mía, nha đam, mật ong, cây trà, v.v. Đây là một trong số rất ít các công ty mỹ phẩm tăng cường sức khỏe hơn là sự quyến rũ và đây là một chiến lược định vị rất độc đáo.
- Nhiệm vụ : Dành riêng cho việc kinh doanh của The Body Shop để theo đuổi thay đổi xã hội và môi trường. Để cân bằng sáng tạo nhu cầu tài chính và con người của nhân viên, bên nhượng quyền, khách hàng, nhà cung cấp và cổ đông.
- Tầm nhìn : Việc kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ là về tiền, mà còn là về lợi ích công cộng. Không tham lam riêng tư.
- Khẩu hiệu : ‘Làm giàu không khai thác’ 2.2.3. Vị thế Gia nhập vào thị trường Việt Nam 9 năm, The Body Shop đã thành công trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu và được người tiêu dùng đặc biệt là phụ nữ biết đến rộng rãi. Đối với thị trường mỹ thuần chay ở phân khúc giá giữa, The Body Shop nằm trong top 5
những hãng mỹ phẩm thuần chay được ưa chuộng tại Việt Nam ( Theo thống kê của Nielsen năm 2029) cùng với Yves Rocher, Lush, Weleda, L’Occitane và Cocoon. 2.2.4. Năng lực của đối thủ cạnh tranh Sức mạnh tài chính: Ra đời tại nước Anh, The Body Shop đã chinh phục người tiêu dùng với hơn 1.000 sản phẩm, bán tại 3.000 cửa hàng nhượng quyền thương mại, trải khắp 66 quốc gia trên thế giới với giá trị thương hiệu lên tới 880 triệu bảng Anh. 2.2.5. Tài sản thương hiệu của The Body Shop Những người tiêu dùng trung thành truyền đạt rằng họ chọn The Body Shop vì thương hiệu của họ đối với các vấn đề môi trường và xã hội. Các hiệp hội tinh thần được tổ chức bởi người tiêu dùng về thương hiệu đã thêm vào giá trị cảm nhận của sản phẩm của họ. Thương hiệu đã thay đổi thành công nhận thức của người tiêu dùng về những gì cần tìm kiếm trong các sản phẩm tiêu dùng và nó còn hơn cả hình ảnh quyến rũ và quảng cáo đắt tiền và nhiều hơn về các thành phần tự nhiên và các sản phẩm tốt cho sức khỏe. 2.2.6 Lợi thế cạnh tranh trong chiến lược marketing của The Body Shop
- Hình ảnh thương hiệu Thương hiệu Body Shop được xem là một thương hiệu đáng tin cậy làm cho sản phẩm có chất lượng tuyệt vời tại Việt Nam. Ưu điểm bổ sung là các sản phẩm có thông điệp hấp dẫn, tự nhiên và đạo đức đằng sau việc xây dựng thương hiệu của sản phẩm.
- Quảng cáo và tiếp thị mạnh mẽ Thương hiệu làm cho việc thúc đẩy mạnh mẽ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và các chiến lược quảng cáo mạnh mẽ để định vị mình là một công ty xanh.
- Chiến dịch thương hiệu Họ nhằm mục đích làm giàu cho tất cả mọi người, sản phẩm và hành tinh của họ. Họ dự định hợp tác chặt chẽ với nông dân và nhà cung cấp và cũng kiên quyết chống lại thử nghiệm trên động vật. Tại Việt Nam, The Body Shop đã tổ chức không ít những chiến dịch về môi trường như ngày dọn dẹp biển ở bãi Cần Giờ, Chiến dịch Cầu Sinh Học bảo vệ loài Voọc Chà Vá Chân Nâu tại Khe Nước Trong, Quảng Bình với tổng số tiền gây quỹ được là $130,250, thu thập được 30,590 chữ ký cho chiến dịch Chống Thử Nghiệm Trên Động Vật, góp phần vào 8 triệu chữ ký toàn cầu được trình lên Liên Hiệp Quốc…
- Từ việc quá nhấn mạnh và tập trung chiến lược hoàn toàn vào vấn đề môi trường và bảo vệ động vật, các sản phẩm của The Body Shop trở nên bị lu mờ khiến khách hàng không chắc rằng mình đang mua sản phẩm phục vụ cho mục đích làm đẹp hay đây chỉ là một phương thức để thể hiện trách nhiệm đạo đức của mình. 2.3 Phân tích khách hàng của Cocoon Chân dung khách hàng hiện tại của Cocoon
- Đặc điểm chung:
- Độ tuổi: 16 - 35 tuổi
- Sinh sống tại Hà Nội
- Giới tính: chủ yếu là nữ giới
- Thu nhập từ 5-15 triệu/ tháng
- Media Preference: Sử dụng mạng xã hội với tần suất từ khá đến tương đối nhiều chủ yếu với mục đích để làm việc và cập nhật thông tin và giải trí, đa số là các nền tảng facebook, instagram hay các báo điện tử: kenh14, dantri,.. Đối với phân khúc khách hàng mà Cocoon hướng tới, có thể chia thành 2 nhóm nhỏ: Nhóm học sinh - sinh viên và nhóm người đi làm. ● Nhóm người đi làm
- Họ ngày càng quan tâm hơn tới làn da của mình thay vì make up để che đi và muốn mình xuất hiện một cách tự tin hơn, xinh đẹp hơn trước mặt mọi người.
- Trong bối cảnh hiện nay, họ quan tâm đến các phương thức và sản phẩm làm đẹp không gây hại cho môi trường. Họ là những người quan tâm tới vấn đề bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài động vật. Họ có hành vi quan tâm tới các sản phẩm tiêu dùng có thành phần chay, thành phần tự nhiên không gây hại tới sức khoẻ và môi trường.
=> Việc đó dẫn tới nhu cầu về mỹ phẩm, các sản phẩm làm đẹp của họ ngày một tăng lên. “Nếu như 10 năm cách đây, chỉ có khoảng 10% phụ nữ Việt Nam sử dụng mỹ phẩm và các sản phẩm dành cho da thông thường thì nay con số đó lên tới 80%” (Vietnam News).
- Insight:
- Tôi muốn có một làm da khỏe đẹp, được chăm sóc bằng các sản phẩm tự nhiên
- Tôi thích sử dụng mỹ phẩm nhưng e ngại các sản phẩm không bảo vệ môi trường
- Tôi muốn được sử dụng những sản phẩm lành tính hằng ngày bởi môi trường văn phòng gây ảnh hưởng tới lão hóa. ● Nhóm học sinh - sinh viên
- Hành vi:
- Với mức thu nhập chưa đạt mức cao nhưng lại là nhóm hay gặp những vấn đề về da nhiều nhất, nhóm khách hàng này luôn tìm kiếm những sản phẩm giá cả phải chăng, bảng thành phần lành tính => Cơ hội để hãng mỹ phẩm trong nước như Cocoon phát huy ưu thế
- Họ chăm sóc da làm đẹp như một cách chăm sóc sức khỏe bản thân, không ngại trải nghiệm các phương pháp và sản phẩm mới.
- Trong bối cảnh hiện nay, họ quan tâm đến các phương thức và sản phẩm làm đẹp không gây hại cho môi trường. Họ là những người quan tâm tới vấn đề bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài động vật. Họ có hành vi quan tâm tới các sản phẩm tiêu dùng có thành phần chay, thành phần tự nhiên không gây hại tới sức khoẻ và môi trường.
- “Tôi muốn các sản phẩm thuần chay đến từ thương hiệu Việt ra mắt nhiều hơn để trải nghiệm”
- “Tôi muốn được sử dụng thử sản phẩm thời trang thuần chay đề cân nhắc thay thế các sản phẩm nhập ngoại”
Hoạt động marketing: Cocoon tối ưu hoá chi phí marketing bằng việc tập trung phát triển các hình thức marketing online (Social media, Adword, SEO). Hãng đầu tư nhiều vào hoạt động truyền thông qua KOLs, thông qua việc hợp tác với các tên tuổi có sức ảnh hưởng trong lĩnh vực đời sống - làm đẹp để tăng độ nhận diện và thu hút sự quan tâm của dư luận. Tuy nhiên, Cocoon chưa có sự đầu tư cho các hoạt động marketing offline. II. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ 2.5 Nhân khẩu học Theo thống kê, yếu tố nhân khẩu học tác động đến việc sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm ở thị trường Việt Nam như sau:
- Tuổi: 16 - 65 tuổi. (Báo cáo của Neilsen cho rằng các sản phẩm dạng organic phù hợp với mức tuổi của cả những người trẻ và người già vì đây là dạng mỹ phẩm tốt cho sức khỏe người sử dụng nên được cả 2 đoạn thị trường này ưa chuộng.
- Giới tính: cả nam và nữ nhưng phần lớn là nữ
- Địa lý: sống ở các thành phố lớn. Lí do là vì người dân ở thành thị hay những vùng có mức sống cao được tiếp nhận với thời trang và các xu hướng làm đẹp nhanh và nhiều hơn ở những vùng nông thôn và miền núi. Hơn nữa ở thành phố thì số lượng cán bộ, nhân viên, công chức nhiều nên nhu cầu trang điểm của họ cũng nhiều hơn so với vùng nông thôn hay miền núi, nơi tập chung chủ yếu lao động tay chân).
- Thu nhập: Để mua những sản phẩm chăm sóc da dạng hữu cơ như Cocoon thì sẽ là những người có trung bình hoặc cao.
- Tình trạng hôn nhân: Đã kết hôn và chưa kết hôn. Mỹ phẩm là một sản phẩm làm đẹp, do vậy nó chịu sự tác động của cả hai yếu tố thị hiếu và văn hóa. Ví dụ như ở châu Á thường dùng mỹ phẩm trang điểm nhẹ nhàng,tuy nhiên ở phương Tây thi lại có thói quen trang điểm đậm. Ở Việt Nam, phong cách trang điểm cũng thường nhẹ nhàng, tự nhiên,màu sắc sản phẩm sáng. Họ chú trọng đến việc sử dụng
các sản phẩm dưỡng da và trang điểm khi đi ra ngoài là một cách thể hiện sự tôn trọng người khác. Ở Việt Nam, các dòng mỹ phẩm dạng hữu cơ như Cocoon lại càng được yêu thích bởi những sản phẩm này thật sự đem lại hiệu quả cho người sử dụng, đồng thời đem đến đặc tính “tự nhiên, trong trẻo” cho người dùng - thứ mà rất nhiều phụ nữ Việt Nam hướng đến và ưa chuộng. Cơ hội: Chính do xu hướng chăm sóc da của người Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, đối tượng khách hàng cũng rộng rãi nên sẽ giúp cho Cocoon có cơ hội bán được sản phẩm của mình. Đặc biệt với tính organic mà sản phẩm mang lại sẽ tăng thu hút đối với khách hàng hơn khi gần đây, dù trẻ hay già đều mong muốn tìm kiếm một sản phẩm chăm sóc da tự nhiên và không gây hại cho sức khỏe. Thách thức: Càng ngày càng có nhiều hãng đối thủ khác sản xuất những dòng sản phẩm chăm sóc da dạng organic như Cocoon vì thế sẽ khiến cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn, khả năng chiếm được thị phần cao của Cocoon sẽ bị suy giảm. 2.6 Kinh tế học
- Chỉ số giá tiêu dùng: chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2020 tăng 0,1% so với tháng trước, có 7/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chủ yếu có CPI tháng 12 tăng so với tháng trước.
- Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước : Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2020 ước tính tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất của quý IV các năm trong giai đoạn 2011-2020 (Theo Tổng cục Thống kê)
- Về cơ cấu nền kinh tế quý VI/2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,69% so với cùng kỳ năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,60%; khu vực dịch vụ tăng 4,29%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 1,07%. Về sử dụng GDP quý IV/2020, tiêu dùng cuối cùng tăng 1,48% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 5,29%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 15,25%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14,83%.