Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Luật về Công ty THHH, Lecture notes of Law

Đây là file nội dung về luật ở công ty trách nhiệm hữu hạn

Typology: Lecture notes

2022/2023

Uploaded on 09/18/2024

ngoc-nguyen-hoang-minh
ngoc-nguyen-hoang-minh 🇻🇳

3 documents

1 / 9

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
I. Khái Niệm Đặc Điểm Của Công Ty TNHH
1. Giải thích một vài thuật ngữ:
-Thành viên công ty: nhân, tổ chức sở hữu một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của
công ty TNHH hoặc công ty hợp danh. (§29 LDN2020)
-Nhân viên công ty (Người lao động): người làm việc cho người sử dụng lao động theo
thỏa thuận, được trả lương chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao
động (Thành viên công ty). (§3.1 Bộ Luật 2019)
2. So sánh điểm giống khác giữa 2 loại hình công ty:
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020: Công ty TNHH 1 thành viên hoặc 2 thành viên
trở lên những đặc điểm sau:
Giống nhau:
Đều cách pháp nhân kể từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng
doanh nghiệp.
Chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ nghĩa vụ tài sản khách của
doanh nghiệp trong phạm vi số vốn góp của mình.
Không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp công ty TNHH chuyển thành công ty
cổ phần.
Đều được phát hành trái phiếu để huy động vốn.
Khác nhau:
Tiêu chí
Công ty TNHH 1 thành viên
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Số lượng
thành viên
Chỉ 1 thành viên tham gia góp
vốn chủ sở hữu công ty.
(§74.1 LDN 2020)
2 thành viên đến tối đa 50 thành
viên góp vốn các chủ sở hữu
công ty.
(§46.1 LDN 2020)
Hội đồng
thành viên
- từ 03 đến 07 thành viên, do
chủ sở hữu công ty bổ nhiệm với
nhiệm kỳ không quá 05 năm.
- Nhân danh chủ sở hữu công ty
thực hiện các quyền nghĩa vụ
của chủ sở hữu công ty.
(§80.1 LDN 2020)
quan quyết định cao nhất,
bao gồm tất cả thành viên công ty.
(§55.1 LDN 2020)
Trách nhiệm
đối với vốn
góp
Chủ sở hữu công ty chịu trách
nhiệm về các khoản nợ nghĩa
vụ tài sản khác của công ty trong
phạm vi số vốn điều lệ của công
ty.
(§74.1 LDN 2020)
Các thành viên công ty cùng chịu
trách nhiệm về các khoản nợ
nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết
góp vào doanh nghiệp.
(§46.1 LDN 2020)
II. Quy Chế Pháp Về Vốn:
1. Giải thích một số thuật ngữ:
-Góp vốn: việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để
thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập. (§4.18 LDN 2020).
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9

Partial preview of the text

Download Luật về Công ty THHH and more Lecture notes Law in PDF only on Docsity!

I. Khái Niệm Và Đặc Điểm Của Công Ty TNHH

1. Giải thích một vài thuật ngữ:

  • Thành viên công ty: Là cá nhân, tổ chức sở hữu một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty TNHH hoặc công ty hợp danh. (§29 LDN2020)
  • Nhân viên công ty (Người lao động) : là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động (Thành viên công ty). (§3.1 Bộ Luật LĐ 2019) 2. So sánh điểm giống và khác giữa 2 loại hình công ty: Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 : Công ty TNHH 1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên có những đặc điểm sau: Giống nhau: ● Đều có tư cách pháp nhân kể từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. ● Chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khách của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn góp của mình. ● Không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp công ty TNHH chuyển thành công ty cổ phần. ● Đều được phát hành trái phiếu để huy động vốn.

Khác nhau:

Tiêu chí Công ty TNHH 1 thành viên Công ty TNHH 2 thành viên trở lên Số lượng thành viên Chỉ có 1 thành viên tham gia góp vốn và là chủ sở hữu công ty. (§74.1 LDN 2020) Có 2 thành viên đến tối đa 50 thành viên góp vốn và là các chủ sở hữu công ty. (§46.1 LDN 2020) Hội đồng thành viên

  • Có từ 03 đến 07 thành viên, do chủ sở hữu công ty bổ nhiệm với nhiệm kỳ không quá 05 năm.
  • Nhân danh chủ sở hữu công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty. (§80.1 LDN 2020) Là cơ quan có quyết định cao nhất, bao gồm tất cả thành viên công ty. (§55.1 LDN 2020) Trách nhiệm đối với vốn góp Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. (§74.1 LDN 2020) Các thành viên công ty cùng chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp. (§46.1 LDN 2020)

II. Quy Chế Pháp Lý Về Vốn:

1. Giải thích một số thuật ngữ:

  • Góp vốn: là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập. (§4.18 LDN 2020).
  • Phần vốn góp: là tổng giá trị tài sản của một thành viên đã góp hoặc cam kết góp vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. (§4.27 LDN 2020)
  • Tài sản góp vốn: là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, công nghệ, ... tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. (§34.1 LDN 2020)
  • Tiến độ góp vốn: Thành viên/Chủ sở hữu công ty phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng kí thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận Đăng kí doanh nghiệp. (§47.2 và §75.2 LDN 2020) ⇒ Trong thời hạn này, thành viên (chủ sở hữu) có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn góp đã cam kết. Câu hỏi đặt ra: Nếu các thành viên/chủ sở hữu công ty không thực hiện đúng tiến độ góp vốn thì sẽ thế nào? ● Xét trường hợp thành viên/chủ sở hữu công ty chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ phần góp đã cam kết thì: Giống nhau : Công ty TNHH 1 thành viên Công ty TNHH 2 thành viên trở lên Chủ sở hữu phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ bằng giá trị số vốn đã góp trong 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ. (§75.3 LDN

Công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ. (§47.4 LDN 2020) Chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ. (§75.3 LDN 2020) Thành viên phải chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ. (§47.4 LDN 2020) Khác nhau: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: (§47.3 LDN 2020) + Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty. + Thành viên chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp. + Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên Công ty TNHH 1 thành viên: (§75.3 LDN 2020) + Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với nghĩa vụ tài chính của công ty, thiệt hại xảy ra do không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn vốn điều lệ theo quy định tại điều này.

  • Định giá tài sản góp vốn: (§36 LDN 2020)
    • Tài sản góp vốn không phải là đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành đồng Việt Nam.

C góp thêm 10%2 (200 triệu) D góp thêm 40%2 (800 triệu) ⇒ Tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên không thay đổi, dù vốn điều lệ đã thay đổi TH2: A phản đối quyết định tăng thêm VĐL (các thành viên không có thỏa thuận khác). Trong trường hợp này, số vốn góp thêm của thành viên được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty B=30:802 (750 triệu) C=10:802 (250 triệu) D=40:80*2 (1 tỷ) Đối với trường hợp tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới: → Số lượng thành viên, tỷ lệ phần vốn góp, tương quan quyền lực trong công ty thay đổi b. Xét Riêng: Việc Tăng Vốn Điều Lệ:

- Hoàn trả một phần vốn góp. → Cho chủ sở hữu công ty: → Cho cho thành viên công ty của họ với tỷ lệ phần vốn góp tương ứng Trong điều kiện công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong vòng 02 năm (đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và tài sản khác sau khi hoàn trả vốn điều lệ). - Vốn điều lệ không được thanh toán đầy đủ và đúng hạn. ● Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, việc giảm vốn điều lệ còn bằng cách: - Mua lại phần vốn góp của thành viên khác theo quy định tại điều 51 của Luật DN. c. Những Quy Chế Pháp Lý Về Vốn Khác Của Cty TNHH 2 TV Trở Lên: ● Chuyển nhượng vốn: (§52 LDN 2020) - Thành viên công ty có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây: + Chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán;

  • Chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán. Ví dụ: Công ty TNHH X có 4 thành viên: A,B,C và D,có vốn điều lệ 1 tỷ đồng. Tỷ lệ phần vốn góp của họ là: A 20% (200 triệu), B 30% (300 triệu), C10% (100 triệu) và D40% (400 triệu). A muốn chuyển nhượng toàn bộ PVG của mình. +TH1: Cả B,C và D đều muốn mua phần vốn góp của A +TH2: chỉ có B và C muốn mua phần vốn góp đó của A +TH3: chỉ có B muốn mua phần vốn góp đó của A => Hệ quả: Không làm giảm vốn điều lệ của công ty Thay đổi chủ sở hữu phần vốn góp Có thể làm thay đổi tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên trong công ty ● Xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt: (§53 LDN 2020)
  1. Trường hợp thành viên công ty là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó là thành viên công ty.
  2. Trường hợp thành viên là cá nhân bị Tòa án tuyên bố mất tích thì quyền và nghĩa vụ của thành viên được thực hiện thông qua người quản lý tài sản của thành viên đó theo quy định của pháp luật về dân sự.
  3. Trường hợp thành viên bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự , có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì quyền và nghĩa vụ của thành viên đó trong công ty được thực hiện thông qua người đại diện.
  4. Phần vốn góp của thành viên được công ty mua lại hoặc chuyển nhượng theo quy định tại Điều 51 và Điều 52 của Luật này trong các trường hợp sau đây: a) Người thừa kế không muốn trở thành thành viên; b) Người được tặng cho theo quy định tại khoản 6 Điều này không được Hội đồng thành viên chấp thuận làm thành viên; c) Thành viên công ty là tổ chức giải thể hoặc phá sản.
  5. Trường hợp phần vốn góp của thành viên công ty là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì phần vốn góp đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.
  6. Trường hợp thành viên tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác thì người được tặng cho trở thành thành viên công ty theo quy định sau đây: a) Người được tặng cho thuộc đối tượng thừa kế theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự thì người này đương nhiên là thành viên công ty; b) Người được tặng cho không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này thì người này chỉ trở thành thành viên công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận.

cá nhân khác; quyết định phát hành trái phiếu;

  • Quyết định thành lập công ty con, góp vốn vào công ty khác;
  • Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty;
  • Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty;
  • Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty;
  • Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản;
  • Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. 72 của Luật này;
    • Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. ● Ngoài các quyền quy định tại khoản 1 Điều này, thành viên, nhóm thành viên sở hữu từ 10% số vốn điều lệ trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này có các quyền sau đây:
    • Yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền;
    • Kiểm tra, xem xét, tra cứu sổ ghi chép và theo dõi các giao dịch, sổ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm;
    • Kiểm tra, xem xét, tra cứu và sao chụp sổ đăng ký thành viên, biên bản họp, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên và tài liệu khác của công ty;
    • Yêu cầu Tòa án hủy bỏ nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc họp Hội đồng thành viên, nếu trình tự, thủ tục, điều kiện cuộc họp hoặc nội dung nghị quyết, quyết định đó không thực hiện đúng hoặc không phù hợp vái quy định của Luật này và Điều lệ công ty. ● Trường hợp công ty có một thành viên sở hữu trên 90% vốn điều lệ và Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại khoản 2 Điều này thì nhóm thành viên còn lại đương nhiên có quyền theo quy định tại khoản 2 Điều này. (Trích Điều 49 - Luật DN) Về Nghĩa Vụ
  1. Góp đủ và đúng hạn vốn điều lệ công ty.
  2. Tuân thủ Điều lệ công ty.
  3. Phải xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty với tài sản của công ty. Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải tách biệt chi tiêu của cá nhân và gia đình mình với chi tiêu của Chủ tịch công
  4. Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 47 của Luật này.
  5. Không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp quy

ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

  1. Tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng và quy định khác của pháp luật có liên quan trong việc mua, bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê, hợp đồng, giao dịch khác giữa công ty và chủ sở hữu công ty.
  2. Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì chủ sở hữu công ty và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
  3. Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.
  4. Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. định tại các điều 51, 52, 53 và 68 của Luật này.
    1. Tuân thủ Điều lệ công ty.
    2. Chấp hành nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên.
    3. Chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty để thực hiện các hành vi sau đây: a) Vi phạm pháp luật; b) Tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của công ty và gây thiệt hại cho người khác; c) Thanh toán khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với công ty.
    4. Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.

IV. Cơ Cấu Tổ Chức Quản Lý:

Công Ty TNHH 1 Thành Viên (§79 LDN2020) Công Ty TNHH 2 Thành Viên (§54 LDN2020)

  1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây: a) Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; b) Hội đồng thanh viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
  2. Đối với công ty có chủ sở hữu công ty là doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật này thì phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp khác do công ty quyết định. Cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc, tiêu chuẩn, điều kiện, miễn nhiệm, bãi nhiệm, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên thực hiện tương ứng theo quy định tại Điều 65 của Luật này.
  3. Công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty.
    1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
    2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật này phải thành lập Ban kiểm soát; các trường hợp khác do công ty quyết định.
    3. Công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật của công ty.