















































Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
Bài tiểu luận được thực hiện hiện trong khuôn khổ học phần môn Pháp luật, đạo đức và vấn đề bản quyền truyền thông của nhóm 14 là thành quả của quá trình nghiên cứu, thu thập và phân tích dữ liệu cũng như tổng hợp thông tin của tất cả các thành viên trong nhóm. Bài làm này được hoàn thiện phần lớn là nhờ sự giúp đỡ quý báu của thầy cô và bạn bè, những người đã luôn đồng hành cùng các thành viên nhóm em trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết tiểu luận này.
Typology: Study Guides, Projects, Research
1 / 55
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
Đề tài: Phân tích cơ sở pháp luật và vai trò, ý nghĩa của Điều 3 trong “mười quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo”. Từ đó liên hệ đánh giá cách các nhà báo áp dụng nguyên tắc đạo đức đó trong bối cảnh ngày nay tại Việt Nam. Giảng viên phụ trách: TS. Lê Vũ Điệp Lớp học phần: PL,ĐĐ&VĐBQTT-TTQT49.1_LT Tên nhóm: Nhóm 14 Thành viên nhóm: Mã số sinh viên Trần Vi Hải Triều TTQT49B Nguyễn Thị Huyền Trang TTQT49C Phạm Khánh Linh TTQT49C Phạm Ngọc Minh Châu TTQT49C Nguyễn Khánh Hồng TTQT49C Đặng Huỳnh Nhật Khánh TTQT49C
LỜI CẢM ƠN Bài tiểu luận được thực hiện hiện trong khuôn khổ học phần môn Pháp luật, đạo đức và vấn đề bản quyền truyền thông của nhóm 14 là thành quả của quá trình nghiên cứu, thu thập và phân tích dữ liệu cũng như tổng hợp thông tin của tất cả các thành viên trong nhóm. Bài làm này được hoàn thiện phần lớn là nhờ sự giúp đỡ quý báu của thầy cô và bạn bè, những người đã luôn đồng hành cùng các thành viên nhóm em trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết tiểu luận này. Nhóm chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất đến TS. Lê Vũ Điệp - Giảng viên Khoa Truyền thông & Văn hóa đối ngoại và Thầy Phạm Quang Vinh đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình học tập và thực hiện các bài tập kể từ những ngày đầu tiên cho đến khi hoàn thành bài. Đặc biệt, thầy và cô đã hỗ trợ nhóm chúng em tiến hành phát triển những ý tưởng triển khai mới mẻ và sáng tạo, góp phần nâng cao chất lượng của tiểu luận cuối kỳ lần này. Nhóm em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới khoa Truyền thông & Văn hóa đối ngoại, Học viện Ngoại giao đã tạo cơ hội cũng như điều kiện cho nhóm chúng em được học tập và nghiên cứu trong một môi trường học tập năng động, sáng tạo và lành mạnh. Qua môn học Pháp luật, đạo đức và vấn đề bản quyền truyền thông, nhóm chúng em đã có thêm nhiều kiến thức và kỹ năng thực tế cần thiết để phục vụ cho quá trình học tập và định hướng nghề nghiệp truyền thông - báo chí trong tương lai. Bên cạnh đó, nhóm 14 cũng xin gửi lời cảm ơn tới các chuyên gia, các nhà báo, phóng viên thực hiện những đề tài nghiên cứu về báo chí liên quan đến “Đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực báo chí” đã cung cấp thông thông tin, nhiều nguồn tài liệu tham khảo quý giá phục vụ cho công tác tìm hiểu và nghiên cứu của nhóm. Từ đó, nhóm chúng em đã có thể mở rộng tầm hiểu biết, có cái nhìn đa chiều và sâu sắc hơn về lĩnh vực học tập, đưa ra những định hướng chính xác có giá trị thực tiễn trong tương lai. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến các thành viên nhóm đã đồng hành xuyên suốt 15 tuần học, những người đã dành thời gian và công sức của mình để bài tiểu luận cuối kỳ này được hoàn thiện chỉn chu nhất. Cảm ơn các bạn vì đã luôn đoàn kết và hỗ trợ nhau trong suốt quá trình thực hiện. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2024 Nhóm sinh viên thực hiện
1. Lý do chọn đề tài Báo chí đóng một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội hiện đại, là công cụ tuyên truyền, giáo dục, định hướng dư luận, góp phần xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động báo chí cũng tiềm ẩn những nguy cơ, thách thức, đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ thông tin và sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội. Một trong những vấn đề cấp thiết đặt ra cho ngành báo chí hiện nay là nâng cao đạo đức nghề nghiệp của người làm báo. “Mười quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo” do Hội Nhà báo Việt Nam ban hành là kim chỉ nam cho hoạt động báo chí, trong đó Điều 3 với nội dung “Hành nghề trung thực, khách quan, công tâm, không vụ lợi. Bảo vệ công lý và lẽ phải. Không làm sai lệch, xuyên tạc, che giấu sự thật, gây chia rẽ, kích động xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc và tình đoàn kết, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc” đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đây là một trong những nguyên tắc cốt lõi của người làm báo nói chung và người làm báo ở Việt Nam nói riêng, thể hiện bản chất đạo đức cơ bản của nghề báo, góp phần đảm bảo hoạt động báo chí đúng đắn, hiệu quả, phục vụ tốt nhất cho lợi ích của xã hội. Tiểu luận này nhằm phân tích cơ sở pháp lý và vai trò, ý nghĩa của Điều 3 trong “Mười quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo”. Đồng thời, đánh giá thực trạng áp dụng nguyên tắc trung thực, khách quan, công tâm, không vụ lợi của người làm báo ở Việt Nam hiện nay và đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả thực thi Điều 3, góp phần xây dựng nền báo chí lành mạnh, phát triển. 2. Phương pháp phân tích - liên hệ và kết cấu bài Bài tiểu luận sẽ phân tích và đánh giá Điều 3 trong bối cảnh báo chí Việt Nam hiện nay. Đặc biệt là làm rõ các vấn đề về cơ sở pháp lý và vai trò, ý nghĩa bằng cách sử dụng phương pháp nghiên cứu và phân tích các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm: Tài liệu sách; các nghiên cứu; bài phỏng vấn; báo cáo; khảo sát đến từ các nguồn uy tín; và quan trọng nhất là các Bộ luật và Luật được ban hành chính thức bởi Quốc hội Việt Nam và còn hiệu lực. Để đảm bảo tính đa chiều, bài tiểu luận còn kết hợp phân tích những nội dung báo chí nước ngoài. Song song với việc phân tích các lý thuyết, các luận điểm sẽ được củng cố bằng các ví dụ thực tiễn khách quan. Ngoài ra, trong quá trình phân tích nội dung, bài tiểu luận sẽ kết hợp đan
I. PHÂN TÍCH CƠ SỞ PHÁP LUẬT, VAI TRÒ, Ý NGHĨA VÀ LIÊN HỆ ĐÁNH GIÁ CÁCH CÁC NHÀ BÁO ÁP DỤNG ĐIỀU 3 TRONG BỐI CẢNH NGÀY NAY TẠI VIỆT NAM.
1. Cơ sở lý thuyết 1.1. Khái niệm và chức năng của đạo đức 1.1.1. Khái niệm Theo quan niệm phương Đông, đạo đức có nghĩa là “đạo làm người”, khái niệm bao hàm các chuẩn mực về các mối quan hệ trong xã hội. Ở phương Tây, khái niệm đạo đức bắt nguồn từ chữ “mos” và “moralis” trong tiếng Latinh, có nghĩa là lề thói và thói quen^1. Như vậy, khi nói đến đạo đức là đang nói đến các tập tục biểu hiện qua các mối quan hệ giữa người với người trong cuộc sống hàng ngày. Ngày nay, đạo đức được định nghĩa là “một hình thái ý thức xã hội, tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội^2 ”. 1.1.2. Chức năng của đạo đức Chức năng nhận thức : mục đích của nhận thức đạo đức là đánh giá các sự kiện, hiện tượng xã hội, hành vi, hành động, tình cảm con người... theo các thang giá trị (thiện và ác, đúng và sai, nên và không nên...). Chức năng điều chỉnh : đạo đức là một trong những phương thức điều chỉnh thái độ và hành vi của con người trong xã hội. Đặc trưng của chức năng này nằm ở tính tự giác và tự nguyện của từng cá nhân con người. Chức năng giáo dục : tác động của hệ thống đạo đức xã hội tới sự hình thành đạo đức cá nhân chính là sự thể hiện và thực hiện chức năng giáo dục đạo đức. Chức năng này được thực hiện theo hai phương thức, một là chuyển hoá nhận thức xã hội thành nhận thức cá nhân; hai là điều chỉnh những giá trị đạo đức mà bản thân lĩnh hội được để phù hợp với xã hội. 1.2. Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo 1.2.1. Khái niệm Đạo đức nghề nghiệp là một bộ phận của đạo đức xã hội, là đạo đức trong một lĩnh vực cụ thể trong đạo đức chung của xã hội. Xã hội đòi hỏi người hành nghề trong bất cứ lĩnh vực nào cũng phải tuân thủ những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cơ bản. (^2) Biên tập viên, phóng viên hạng III. Nxb Thông tin và Truyền thông. tr. (^1) Biên tập viên, phóng viên hạng III. Nxb Thông tin và Truyền thông. tr.
Phẩm chất đạo đức cá nhân trong xã hội có nét chung, những phẩm chất đạo đức trong từng nghề nghiệp lại có những nét đặc thù và yêu cầu riêng biệt phù hợp với lợi ích và sự tiến bộ của xã hội^3. Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là những quy tắc, chuẩn mực quy định thái độ và hành vi ứng xử của nhà báo trong các mối quan hệ nghề nghiệp^4. Đạo đức báo chí là đạo đức của một ngành, một lĩnh vực. Đạo đức nhà báo bao gồm đạo đức con người và đạo đức nghề nghiệp của nhà báo. Tuy đây là hai khía cạnh nhưng lại tôn tại chung trong một con người - nhà báo. Vì vậy, chúng có quan hệ mật thiết với nhau, khó tách rời. 1.2.2. Vai trò Vai trò của đạo đức nghề nghiệp báo chí có thể thay đổi tùy theo từng quốc gia và khu vực. Tuy nhiên, những nguyên tắc cơ bản của đạo đức nghề nghiệp báo chí, chẳng hạn như sự thật, tính chính xác, khách quan và trách nhiệm, đều có giá trị chung trên toàn thế giới. Trong môi trường báo chí thế giới, đạo đức trong nghề làm báo từ lâu đã được quan tâm ở các quốc gia có nền báo chí phát triển. Việc các quốc gia đều xây dựng những bộ quy tắc đạo đức của người làm báo cho thấy sự định hướng đạo đức nghề nghiệp là cần thiết và quan trọng. Ở Việt Nam, báo chí được coi là một phần không thể thiếu của xã hội. Báo chí không chỉ là nguồn cung thông tin thuần túy, mà còn thẩm định và lọc thông tin; thực hiện chức năng phản biện và phản bác; xác lập và bảo vệ chủ quyền thông tin của quốc gia; đấu tranh thông tin; định hướng dư luận; cung cấp kiến thức; bảo vệ cái đúng và phê phán cái sai, vì lợi ích của dân tộc, của đất nước…^5 Vậy nên, nghề làm báo là nghề mang tính xã hội cao, có sức ảnh hưởng lớn, điều này khiến cho việc làm báo không đơn thuần chỉ là một ngành nghề mà còn là một sứ mệnh. Nhà báo luôn bị tác động hai chiều: tích cực và tiêu cực, chính vì vậy để trở thành nhà báo có đạo đức nghề nghiệp là không đơn giản. Do đó nhà báo khi hành nghề cần phải có ý thức gắn chặt pháp luật và đạo đức. 1.3. 10 điều quy định đạo đức người làm báo tại Việt Nam 1.3.1. Hoàn cảnh ra đời (^5) Nguyễn Quốc Uy. 2023. Sức mạnh của báo chí. Tạp chí Kinh tế Việt Nam (^4) Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh Điện Biên. 2014. Một số điều trao đổi về đạo đức nghề báo (^3) Biên tập viên, phóng viên hạng III. Nxb Thông tin và Truyền thông. tr.
Điều 4 : Nêu cao tinh thần nhân văn, tôn trọng quyền con người. Không xâm phạm đời tư, làm tổn hại danh dự, nhân phẩm, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân. Điều 5 : Chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác. Điều 6 : Bảo vệ bí mật quốc gia, bí mật nguồn tin theo quy định của pháp luật. Điều 7 : Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp. Điều 8 : Tích cực học tập, nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, ngoại ngữ, phấn đấu vì một nền báo chí dân chủ, chuyên nghiệp và hiện đại. Điều 9 : Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; Bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Điều 10 : Những người làm báo Việt Nam cam kết thực hiện những quy định trên, đó là bổn phận và nguyên tắc hành nghề, là lương tâm và trách nhiệm của người làm báo. Các quốc gia có nền báo chí phát triển như Thụy Điển, Nga, Anh, Mỹ,... từ khoảng cuối thế kỷ XIX đều đã xây dựng những bộ quy tắc về chuẩn mực hành nghề riêng mình. Việc cải tiến và ban hành bộ 10 điều quy định đạo đức này cũng cho thấy Việt Nam đang dần hoàn thiện hơn trong khâu quản lý báo chí, hướng đến một nền báo chí ngày càng hiện đại và tiến bộ. 10 điều quy định đạo đức người làm báo tại Việt Nam, nhìn chung đều hướng tới mục đích định hướng, quán triệt người làm nghề phải sống và làm việc không chỉ trong khuôn khổ bắt buộc của pháp luật, mà còn phải hành nghề theo một chuẩn mực đạo đức đúng đắn. Song, trong khuôn khổ của bài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu sẽ tập trung vào phân tích Điều 3: “Hành nghề trung thực, khách quan, công tâm, không vụ lợi. Bảo vệ công lý và lẽ phải. Không làm sai lệch, xuyên tạc, che giấu sự thật, gây chia rẽ, kích động xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc và tình đoàn kết, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc”. Từ đó đánh giá tính ứng dụng và tình hình áp dụng quy định đạo đức này tại Việt Nam hiện nay.
2. Phân tích cơ sở pháp lý của Điều 3 Điều 3 trong 10 quy định đạo đức của người làm báo là một trong những nền tảng vững chắc đảm bảo tính chuyên nghiệp và uy tín của nghề báo. Về cơ sở pháp lý của điều này, nhóm nghiên cứu định hướng phân tích rõ hơn trên hai khía cạnh quan trọng của quy định: (1) “Hành nghề trung thực, khách quan, công tâm và không vụ lợi” và (2) “Không làm sai lệch, xuyên tạc, che giấu sự thật, gây chia rẽ, kích động xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc và tình đoàn kết, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc.”
2.1. Hành nghề trung thực, khách quan, công tâm, không vụ lợi Khoản 3, điều 25 Luật Báo chí 2016 - Quyền và nghĩa vụ của nhà báo quy định: Điểm e: Tuân thủ quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Điều 25 của Luật Báo chí 2016 được thể hiện rõ nhà báo cần thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, chịu trách nhiệm với nội dung tin bài và tránh lạm dụng danh nghĩa nhà báo để làm việc trái pháp luật. Nhà báo có vai trò cung cấp thông tin đến công chúng vì vậy phải đảm bảo tất cả những thông tin chính xác, không sai sự thật là điều quan trọng. Để những thông tin đó có thể góp phần thúc đẩy phát triển lợi ích chung của xã hội, xây dựng xã hội công bằng. Khi cung cấp thông tin đến công chúng phải giữ thái độ khách quan, không thiên vị và công tâm. Nhà báo không được lợi dụng vị trí và quyền lực của mình để làm những điều sai trái, vụ lợi cho bản thân, trái với đạo đức nghề nghiệp. Họ phải chịu trách nhiệm về những thông tin sai lệch mà họ đã đưa ra và phải thực hiện các biện pháp cải chính và xin lỗi nếu thông tin đó gây hại cho các cá nhân hoặc tổ chức. Điều này đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm của nhà báo. 2.2. Không làm sai lệch, xuyên tạc, che giấu sự thật, gây chia rẽ, kích động xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc và tình đoàn kết, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc Điều 4 của Luật Báo chí 2016 - Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí Khoản 1: Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của Nhân dân. Khoản 2: Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, Mục đích của cơ quan báo chí; góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của Nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Điều 9 của Luật Báo chí 2016 - Các hành vi bị cấm trong hoạt động báo chí Khoản 2: Đăng phát thông tin có nội dung “Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa Nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội” Khoản 7: Kích động bạo lực; tuyên truyền lối sống đồi trụy; miêu tả tỉ mỉ những hành động dâm ô, hành vi tội ác; thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.
pháp 2013, Luật Báo chí 2016, Luật Hình sự 2015,...Điều này quy định về đạo đức nghề nghiệp sẽ song hành với pháp luật. Và pháp luật chính cơ sở, nền tảng cho những quy chuẩn đạo đức của người làm nghề. Ngoài ra còn đảm bảo tính chính trực và uy tín trong các hoạt động nghề nghiệp. Nhấn mạnh sự quan trọng của việc hành nghề trung thực, khách quan, công tâm, không vụ lợi, nhằm bảo vệ công lý và lẽ phải.
3. Vai trò và ý nghĩa của Điều 3 trong 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam 3.1. Vai trò và ý nghĩa của Điều 3 về mặt đạo đức Một nền báo chí trung thực, công bằng là một nền báo chí sẽ phản ánh tốt thực trạng xã hội, lên án những vấn đề còn tồn đọng và định hướng những giải pháp. Sự trung thực, khách quan và ý thức đạo đức của người làm báo còn là cầu nối giữa những người lãnh đạo đứng đầu với toàn dân. Đối với một nhà báo Việt Nam, trước khi được xét dưới góc độ một người làm nghề, bản thân họ vốn là một công dân Việt Nam, chính vì thế sự ràng buộc về đạo đức với họ không chỉ là luật pháp mà còn là cơ sở đạo đức của xã hội Việt Nam. Nội dung của Điều 3 nhấn mạnh vào tính “trung thực, khách quan, công tâm, không vụ lợi bảo vệ công lý lẽ phải” , đây là những phẩm chất tiên quyết ở một con người chính nghĩa, sau đó mới là phẩm chất cơ bản cần có ở một người làm báo. Bởi báo chí có sức mạnh điều hướng công chúng, nên những thông tin được sản xuất biên tập cần đảm bảo được tính chân thật, công bằng, và cần được đưa bởi những con người trung thực, liêm chính. Người làm báo cần làm việc theo đúng tôn chỉ tôn trọng sự thật, hành động theo lương tâm và lẽ phải, không vì danh lợi mà sử dụng báo chí để hạ thấp, đặt điều hay tâng bốc, thần thánh hóa bất cứ điều gì. Tuân theo quy định đạo đức này, giúp củng cố niềm tin của công chúng vào độ trung thực và uy tín của người làm báo và nền báo chí nước nhà. Đối với xã hội, việc “không làm sai lệch, xuyên tạc, che giấu sự thật, gây chia rẽ, kích động xã hội” là thể hiện sự tôn trọng và bảo vệ quyền được biết sự thật của công chúng. Người làm báo tuân thủ quy định về đạo đức nghề nghiệp là đang góp phần xây dựng xã hội, đưa những vấn đề còn tồn đọng trong cộng đồng đến với công chúng, cùng công chúng kết nối và giải quyết vấn đề. Đồng thời, chống những ý định “phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc và tình đoàn kết, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc” , khơi dậy tinh thần đoàn kết cần được tôn vinh, phát huy khối đại đoàn kết dân tộc - một lý tưởng mà toàn dân luôn hướng đến. 3.2. Vai trò và ý nghĩa của Điều 3 về mặt pháp lý Bộ 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo được ban hành bởi Hội Nhà báo Việt Nam. Những cá nhân vi phạm những điều quy định về đạo đức đã
được đặt ra sẽ chịu trách nhiệm và nhận những hình thức kỷ luật, trừng phạt riêng của Hội. Bên cạnh đó, dù không phải một văn bản quy phạm pháp luật chính thức do Quốc hội ban hành; tuy nhiên, vì được xây dựng dựa trên các cơ sở pháp lý là luật pháp, nên 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo tại Việt Nam có sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật về báo chí. Điều này tạo cơ sở để xử lý các vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Đồng thời nhắc nhở yếu tố đạo đức luôn song hành với pháp luật. Khi làm việc, tuân thủ pháp luật chính là tôn trọng chuẩn mực đạo đức. Góp phần bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan trong hoạt động báo chí. Đặc biệt, ở Điều 3 đề cập đến các vấn đề liên quan đến sự trung thực, công bằng của người làm báo trong quá trình công tác, càng khẳng định lại tầm quan trọng của yếu tố này trên khía cạnh pháp luật (dẫn chứng cơ sở pháp lý tại mục 2. Phân tích cơ sở pháp lý của bài nghiên cứu). Điều 3 nói riêng và bộ 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo nói chung vẫn là cơ sở để đánh giá độ tín nhiệm và đạo đức làm nghề của người làm báo.
4. Liên hệ và đánh giá cách áp dụng nguyên tắc đạo đức trong Điều 3 trong bối cảnh Việt Nam hiện nay và một số giải pháp kiến nghị 4.1. Tổng quan bối cảnh của ngành báo chí Việt Nam hiện nay Tại Việt Nam, báo chí không chỉ là công cụ truyền tải thông tin đơn thuần, mà còn đóng vai trò ngọn cờ tiên phong trong việc tuyên truyền đường lối của Đảng và Nhà nước, giúp định hướng dư luận, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Lịch sử báo chí Việt Nam, bắt đầu từ khi tờ Gia Định báo ra mắt vào ngày 15/4/1865 tại Sài Gòn, đến nay đã là gần 160 năm hình thành và phát triển. Cùng với những thành tựu to lớn, toàn diện của đất nước, báo chí nước ta đã có bước phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ. Nhiều tác phẩm báo chí có chất lượng tốt, thể hiện bản lĩnh chính trị và trách nhiệm xã hội^10 , kỹ năng nghề nghiệp của người làm báo, tạo được hiệu quả xã hội cao, sức lan tỏa rộng rãi trong nhân dân. Báo chí đã có những đóng góp quan trọng trong công tác thông tin về chủ quyền biển, đảo; tuyên truyền về đối ngoại; về những thành tựu trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; về các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc;... Chính vì có lịch sử lâu đời và có sứ mệnh cao cả như vậy, báo chí Việt Nam đã và đang phát huy rất tốt vai trò của mình trong bối cảnh hiện nay. Ngày nay, có thể nói nhiệm vụ của báo chí là cầu nối giữa Đảng và nhân dân, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, để từ đó xây dựng một xã hội công bằng, văn minh. Bên cạnh đó, trong thời đại hội nhập, báo chí đang làm tốt vai trò của mình trong việc lan tỏa những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc đến bạn bè quốc tế, góp phần đưa hình ảnh Việt Nam vươn ra thế giới. (^10) Báo chí Việt Nam trong dòng chảy thời gian. Báo Lao động thủ đô
báo chí cũng như luôn trau dồi đạo đức của đội ngũ những người làm báo. Dựa vào Điều 3: “Hành nghề trung thực, khách quan, công tâm, không vụ lợi. Bảo vệ công lý và lẽ phải. Không làm sai lệch, xuyên tạc, che giấu sự thật, gây chia rẽ, kích động xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc và tình đoàn kết, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc” , báo chí Việt Nam đã và đang chấp hành những quy định này và phát huy hiệu quả đạo đức của người làm báo nói riêng và nghề báo nói chung. Luôn đề cao sự thật, ngăn chặn các hành vi sai trái, đi ngược đạo đức xã hội Báo chí Việt Nam đã và đang nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ phản ánh trung thực, khách quan, công tâm các vấn đề diễn ra trong đời sống xã hội. Các cơ quan báo chí đã không ngại ngần lên tiếng bóc trần những hành vi sai trái, vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng đến lợi ích của nhân dân và đất nước. Nhờ sự dũng cảm và chính trực của báo chí, nhiều vụ việc tiêu cực đã được đưa ra ánh sáng, góp phần đẩy lùi tệ nạn xã hội, bảo vệ công lý và sự công bằng. Cụ thể, vào năm 2022, Báo Người Lao Động đã đưa loạt bài: “Theo dấu đoàn xe ăn đêm phế thải”, phản ánh tình trạng đoàn xe lợi dụng đêm tối để vận chuyển bùn đất trái phép, vi phạm an toàn giao thông, gây nỗi khiếp đảm cho người dân thành phố. Đây là những hành động vô cùng dũng cảm, đáng ghi nhận của đoàn phóng viên và những người đưa tin bài, bất chấp nguy hiểm và lăn xả để phơi bày những vấn đề nhức nhối của xã hội. Sau loạt phản ánh của Báo Người Lao Động, lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát môi trường, Thanh tra giao thông TP Đà Nẵng đã vào cuộc, xử phạt hàng loạt vi phạm và yêu cầu chủ doanh nghiệp không tái phạm. Loạt bài này của báo Người Lao Động đã đoạt giải Nhất hạng mục Báo in tại Giải Báo chí TP Đà Nẵng năm 2022^15. Sau hai năm tổ chức và triển khai, Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022 - 2023 đã nhận được 1.078 tác phẩm^16. Điểm mới của Giải lần này là đã có nhiều hơn các tác phẩm viết về đề tài phòng, chống tiêu cực được Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức giải đánh giá cao; đồng thời cũng có thêm những tác phẩm về đề tài biểu dương, cổ vũ các gương dũng cảm trong đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực, có tác động lan tỏa trong xã hội. Nhiều tác phẩm có chất lượng tốt, tính phát hiện cao, phản ánh toàn diện sự quyết tâm của Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, sự hưởng ứng và tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực từ Trung ương đến các địa phương. Các tác phẩm dự giải là kết tinh thành quả lao động miệt mài của các nhà báo, vượt lên mọi khó khăn, áp lực, thậm chí nguy hiểm trong quá trình tác nghiệp (^16) 54 tác phẩm xuất sắc đoạt Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư. Báo Tin tức Thông tấn xã Việt Nam (^15) Điều tra “Theo dấu đoàn xe ăn đêm phế thải” đoạt giải Nhất Báo chí TP Đà Nẵng. Báo Người lao động
để có được các tác phẩm báo chí mang tính chiến đấu cao, tính nhân văn sâu sắc. Trong số đó, 54 tác phẩm được Hội đồng Chung khảo xét chọn đoạt Giải là những tác phẩm được điều tra công phu. Có những tuyến bài được thực hiện trong nhiều tuần, nhiều tháng, thậm chí cả năm trời để đi đến tận cùng của sự thật. Xử phạt nghiêm minh với những hành vi báo chí xuyên tạc, đưa tin sai sự thật, làm trái với quy định đạo đức người làm báo và quy định pháp luật Trước những vụ việc sai phạm của nhiều trang báo, Nhà nước đã đưa ra các hình phạt nghiêm minh nhằm cảnh cáo các đơn vị báo chí không tái diễn các vi phạm, gây ảnh hưởng trật tự công cộng và đặc biệt làm mất uy tín của chính bản thân người làm báo. Cụ thể, nhiều vụ việc đã được xử lý theo quy định của nhà nước với mức phạt hành chính cao nhất. Năm 2016, Báo Thanh niên đã đăng loạt bài đưa ra nhận định nhiều loại nước mắm trên thị trường có hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng quy định^17. Sau khi điều tra vụ việc, cơ quan chức năng kết luận loạt thông tin này của Báo Thanh niên là hoàn toàn sai sự thật và thiếu tính cơ sở. Ở thời điểm này, nhiều cơ quan báo chí đã đồng loạt đăng tải thông tin sai sự thật, được cộng đồng mạng xã hội chia sẻ rộng rãi. Sai phạm tai hại này của Báo Thanh Niên không chỉ dẫn đến việc gây hoang mang và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý người tiêu dùng, mà đồng thời còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc sản xuất nước mắm truyền thống cũng như thương hiệu của người Việt Nam và thương hiệu hàng hóa của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Trước sai phạm này, Báo Thanh Niên đã phải chịu mức phạt lên đến 200 triệu đồng, mức phạt tiền cao nhất đối với vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của Báo Thanh Niên, rất nhiều cơ quan báo chí đã đưa tin sai về vụ việc này mà không có sự kiểm chứng, cũng phải chịu mức phạt từ 40 đến 50 triệu đồng. Năm 2022, Tạp chí điện tử Thương hiệu và Công luận đã đăng bài báo với tiêu đề “Có văn bản hướng dẫn, nhưng loạt khu nhà yến vẫn xây dựng trên đất lâm nghiệp tại Lâm Đồng^18 ” nhưng chứa nhiều thông tin sai lệch. Cụ thể, bài báo sai sót khi cho rằng các nhà yến tại thôn 4, xã Madaguôi, huyện Đạ Huoai xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp và đã bị UBND xã Mađaguôi yêu cầu tháo dỡ. Tuy nhiên, các nhà yến này được xây dựng hợp pháp trên đất nông nghiệp, phù hợp với quy định về chuồng trại chăn nuôi. Ngoài ra, Tạp chí cũng không có bằng chứng xác thực cho thông tin về việc UBND xã Mađaguôi yêu cầu tháo dỡ nhà yến. Do đó, Tạp chí điện tử Thương hiệu và Công luận đã bị xử phạt vì đăng tải thông tin sai sự thật, gây ảnh hưởng đến uy tín của chính quyền địa phương và hoạt động chăn nuôi chim yến hợp pháp. Cơ quan này đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đăng, phát thông tin sai sự thật (^18) Xử phạt Tạp chí điện tử Thương hiệu và Công luận vì đưa thông tin sai sự thật. Báo Tin tức Thông tấn xã Việt Nam (^17) Xử phạt 50 cơ quan báo chí liên quan vụ nước mắm. Tuổi trẻ online
hút sự chú ý của dư luận mà đi trái với đạo đức của nghề làm báo. Yếu tố “đúng” này cũng được Nhà nước đặt lên hàng đầu khi đánh giá khen thưởng một tác phẩm báo chí, sau đó mới xét đến các yếu tố khác. 4.2.2 Điểm còn khó khăn khi vận dụng Điều 3 Mỗi lĩnh vực, ngành nghề đều có những quy tắc đạo đức nghề nghiệp riêng, và ngành báo chí cũng không phải là ngoại lệ. “ Mười quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo ” là khung quy định cụ thể về việc các nhà báo phải thực hiện các nguyên tắc chuẩn mực trong bối cảnh hiện nay. Mặc dù nhìn chung các cơ quan báo chí và nhiều nhà báo, phóng viên đều tuân thủ các quy định trên, đặc biệt là trong “Điều 3: Hành nghề trung thực, khách quan, công tâm, không vụ lợi. Bảo vệ công lý và lẽ phải. Không làm sai lệch, xuyên tạc, che giấu sự thật, gây chia rẽ, kích động xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc và tình đoàn kết, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc” , nhưng hiện vẫn còn một số tập thể hoặc cá nhân có nhiều biểu hiện tiêu cực, hạn chế đối với ngành Báo chí Việt Nam. Ở phần này, nhóm chỉ tập trung vào nghiên cứu thực tiễn tình trạng các vấn đề đạo đức trong khuôn khổ Báo mạng điện tử tại Việt Nam. So sánh với các loại hình báo chí truyền thống tại Việt Nam, Báo mạng điện tử (BMĐT) nổi bật với tốc độ cập nhật thông tin nhanh chóng, thậm chí có thể sánh ngang với mạng xã hội và các trang tin tức không chính thống. Tuy nhiên, tốc độ nhanh chóng này cũng tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến việc xuất hiện thông tin chưa được kiểm chứng kỹ lưỡng, thiếu chính xác. Khác với các loại hình báo chí khác, quy trình duyệt bài trước khi đăng tải trên BMĐT thường diễn ra nhanh gọn hơn, do đó, việc kiểm soát chất lượng thông tin cũng gặp nhiều khó khăn. Trong một số trường hợp, phóng viên kiêm luôn vai trò biên tập viên, thậm chí thư ký tòa soạn, dẫn đến việc tự viết bài và đăng tải trực tiếp lên mạng mà chưa qua khâu duyệt bài kỹ lưỡng. Hơn nữa, tính năng chỉnh sửa bài viết trực tuyến trên BMĐT cũng tiềm ẩn nguy cơ thông tin bị bóp méo hoặc thay đổi sau khi đăng tải. Điều này khiến cho người đọc luôn cảm thấy lo lắng về độ tin cậy và tính chính xác của thông tin được trình bày trên BMĐT. Các lỗi thường gặp trên BMĐT bao gồm lỗi chính tả, ngữ pháp, lỗi về ngữ nghĩa, nội dung và thông tin. Những yếu tố này góp phần hình thành nên lối làm báo “mì ăn liền”, thiếu chuyên nghiệp và coi nhẹ tính chính xác thông tin, đặc biệt là ở một bộ phận nhà báo, phóng viên trong lĩnh vực báo mạng điện tử. Để nâng cao chất lượng thông tin trên BMĐT, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan, bao gồm ban biên tập, phóng viên và nhà quản lý. Đồng thời, cần nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ nhà báo, phóng viên trong việc cung cấp thông tin chính xác và khách quan đến người đọc. Bên cạnh đó, cần có những quy định và chế tài cụ thể để xử lý các hành vi vi phạm đạo đức báo chí, góp phần xây dựng môi trường báo chí lành mạnh, uy tín.
Cùng với sự phát triển của thời đại, tốc độ cuộc sống ngày càng được đẩy nhanh, nhu cầu tiếp cận thông tin của con người cũng hướng đến những nội dung ngắn gọn, cập nhật xu hướng mới nhất. Nắm bắt xu hướng này, nhiều cơ quan báo chí, các tờ báo và nhiều nhà báo, phóng viên BMĐT đã không ngừng sáng tạo nội dung để thu hút sự chú ý của độc giả. Song điều này cũng dẫn đến việc xuất hiện những thông tin không phù hợp, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp báo chí. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, nội dung trên BMĐT hiện nay vô cùng đa dạng, đáp ứng nhu cầu thông tin của mọi đối tượng. Tuy nhiên, nổi bật nhất vẫn là những thông tin “giật tít”, “câu view” như: “lộ hàng”, “tội ác man rợ”, “chiêu trò mạng xã hội”,... Bên cạnh đó, việc sử dụng những tiêu đề phản cảm, giật gân, khai thác đời tư, thậm chí bóp méo thông tin để câu view cũng là điều khá phổ biến trên BMĐT. Hành vi đưa tin sai lệch, thiếu kiểm chứng, vi phạm đạo đức nghề nghiệp báo chí như vậy đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Nó làm ảnh hưởng đến uy tín của báo chí, gây hoang mang dư luận, đồng thời xâm hại quyền riêng tư của cá nhân và tổ chức. Đặc biệt, việc khai thác thông tin tiêu cực, giật tít phản cảm còn tác động xấu đến nhận thức và đạo đức của giới trẻ. Cần khẳng định rằng, đạo đức nghề nghiệp là kim chỉ nam cho hoạt động của bất kỳ lĩnh vực nào, và báo chí cũng không ngoại lệ. Việc vi phạm đạo đức nghề nghiệp báo chí là hành vi thiếu trách nhiệm, cần được lên án và xử lý nghiêm minh. Mỗi nhà báo, phóng viên cần ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc cung cấp thông tin chính xác, khách quan và lành mạnh đến cộng đồng. Để chấn chỉnh tình trạng trên, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, ban biên tập các tờ báo và đội ngũ nhà báo, phóng viên. Đồng thời, cần nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc tiếp cận thông tin chính thống, góp phần xây dựng môi trường báo chí lành mạnh, góp phần định hướng dư luận và giáo dục xã hội. Mặc dù “Điều 3: Hành nghề trung thực, khách quan, công tâm, không vụ lợi. Bảo vệ công lý và lẽ phải. Không làm sai lệch, xuyên tạc, che giấu sự thật, gây chia rẽ, kích động xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc và tình đoàn kết, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc” là như vậy nhưng hiện tượng những nhà báo, phóng viên vi phạm quy tắc vẫn thường xuyên diễn ra. Biểu hiện cho những hành động đó được TS. Nguyễn Thị Trường Giang trình bày trong Hội thảo “Đạo đức nghề báo trong khai thác và xử lý nguồn tin” (Hội Nhà báo Việt Nam, H.2013)^23 cụ thể như sau: Thứ nhất, nhiều tờ báo dịch tin, bài tràn lan từ các báo nước ngoài mà không ghi rõ tên tác giả và nguồn gốc của tác phẩm hoặc nếu có ghi cũng sẽ qua loa đại khái. Thứ hai, việc bỏ qua tên tác giả khi sử dụng lại bài của họ. Cuối bài báo thường là tên tác giả mới (người tổng hợp, sưu tầm) cùng cụm “theo báo A, B”. Như vậy, nhiều tác giả đương nhiên bị mất tên trong tác phẩm của chính mình. (^23) TS. Nguyễn Thị Trường Giang (2011), Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo , NXB Chính trị - Hành chính.