Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Lịch sử văn minh thế giới, Exams of History

File tài liệu ôn tập cuối kì lịch sử văn minh thế giới

Typology: Exams

2022/2023

Uploaded on 09/14/2024

anh-phuong-67
anh-phuong-67 🇻🇳

1 document

1 / 25

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
CÂU 1. TÔN GIÁO
Đạo Hồi
- Đạo Hồi ra đời vào năm 622 và là tôn giáo nhất thần tuyệt đối. Vị thần duy nhất
mà đạo Hồi tôn thờ là chúa Ala. Tín đồ Hồi giáo tin rằng ngoài chúa Ala không có
vị thần nào khác(niềm tin). Tất cả những gì ở trên trời dưới đất đều thuộc về Ala.
- Còn Môhamet là người được Ala giao cho sứ mệnh truyền bá tôn giáo nên chỉ là
sứ giả của Alallh và là tiên tri của tín đồ.
- Đạo Hồi cũng tiếp thu nhiều quan niệm của các tôn giáo khác, nhất là của đạo Do
Thái nhờ truyền thuyết về sáng tạo thế giới, thiên đường, địa ngục, cuộc phán xét
cuối cùng thiên thần, quỷ Satăng... Đạo Hồi còn bắt chước một số nghi thức và tục
lệ của đạo Do Thái như trước khi cầu nguyện phải rửa mặt và tay chân; khi cầu
nguyện phải hướng về thánh địa Mecca và phải phủ phục trán chạm đất; cấm ăn
thịt heo, thịt chó, thịt các con vật bị chết vì bệnh, thịt đã cúng thần và cấm uống
rượu.
- Đạo Hồi chỉ có một điều quan trọng không giống các tôn giáo khác là tuyệt đối
không thờ ảnh tượng vì họ quan niệm rằng Ala tỏa khắp mọi nơi, không có một
hình tượng nào có thể thể hiện được Ala. Bởi vậy trong thánh thất Hồi giáo chỉ
trang trí bằng chữ Arập chứ không có tượng và tranh ảnh.b
- Về quan hệ gia đình, đạo Hồi thừa nhận chế độ đa thê nhưng chỉ cho lấy nhiều
nhất là 4 vợ. Đàn ông Hồi giáo cũng có thể lấy người theo đạo Do Thái hoặc đạo
Kitô làm vợ nhưng không được cưới người theo đa thần giáo. Tuy cho lấy nhiều vợ
nhưng đạo Hồi lại cấm việc lấy nàng hầu.
- Thánh địa của đạo Hồi là Mecca, nơi có ngôi đền KaabaCaaba. Học thuyết của
đạo Hồi được tập trung trong bộ kinh Koran, buổi đầu gồm 30 cuốn, 114 chương,
được ghi chép lại bởi các đệ tử của Mohamed.
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19

Partial preview of the text

Download Lịch sử văn minh thế giới and more Exams History in PDF only on Docsity!

CÂU 1. TÔN GIÁO

Đạo Hồi

  • Đạo Hồi ra đời vào năm 622 và là tôn giáo nhất thần tuyệt đối. Vị thần duy nhất mà đạo Hồi tôn thờ là chúa Ala. Tín đồ Hồi giáo tin rằng ngoài chúa Ala không có vị thần nào khác(niềm tin). Tất cả những gì ở trên trời dưới đất đều thuộc về Ala.
  • Còn Môhamet là người được Ala giao cho sứ mệnh truyền bá tôn giáo nên chỉ là sứ giả của Alallh và là tiên tri của tín đồ.
  • Đạo Hồi cũng tiếp thu nhiều quan niệm của các tôn giáo khác, nhất là của đạo Do Thái nhờ truyền thuyết về sáng tạo thế giới, thiên đường, địa ngục, cuộc phán xét cuối cùng thiên thần, quỷ Satăng... Đạo Hồi còn bắt chước một số nghi thức và tục lệ của đạo Do Thái như trước khi cầu nguyện phải rửa mặt và tay chân; khi cầu nguyện phải hướng về thánh địa Mecca và phải phủ phục trán chạm đất; cấm ăn thịt heo, thịt chó, thịt các con vật bị chết vì bệnh, thịt đã cúng thần và cấm uống rượu.
  • Đạo Hồi chỉ có một điều quan trọng không giống các tôn giáo khác là tuyệt đối không thờ ảnh tượng vì họ quan niệm rằng Ala tỏa khắp mọi nơi, không có một hình tượng nào có thể thể hiện được Ala. Bởi vậy trong thánh thất Hồi giáo chỉ trang trí bằng chữ Arập chứ không có tượng và tranh ảnh.
  • Về quan hệ gia đình, đạo Hồi thừa nhận chế độ đa thê nhưng chỉ cho lấy nhiều nhất là 4 vợ. Đàn ông Hồi giáo cũng có thể lấy người theo đạo Do Thái hoặc đạo Kitô làm vợ nhưng không được cưới người theo đa thần giáo. Tuy cho lấy nhiều vợ nhưng đạo Hồi lại cấm việc lấy nàng hầu.
  • Thánh địa của đạo Hồi là Mecca, nơi có ngôi đền KaabaCaaba. Học thuyết của đạo Hồi được tập trung trong bộ kinh Koran, buổi đầu gồm 30 cuốn, 114 chương, được ghi chép lại bởi các đệ tử của Mohamed.
  • Kinh Côran đề cập đến nhiều vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực, do đó, đối với người Arập, kinh Côran ngoài những nguyên tắc tôn giáo còn là một bản tổng hợp mọi tri thức khoa học, mọi nguyên tắc pháp luật và đạo đức. + Cầu nguyện, bố thí, nhịn ăn và hành hương là 4 bổn phận của Hồi giáo. Thêm lòng tin vào Ala và vị tiên tri nữa thành năm cái trụ cột của Hồi giáo.
  • Thời Môhamet, đạo Hồi chỉ mới truyền bá ở bán đảo Arập. Sau đó cùng với quá trình chinh phục của Arập, đạo Hồi đã truyền bá khắp Tây Á, Trung Á, Bắc Phi và Tây Ban Nha. Trong quá trình ấy, đạo Hồi đã chia thành hai giáo phái chính là phái Sânny và Si - ai
  • Ngày nay đạo Hồi đƣợc truyền bá rộng rãi trên thế giới, đã thành quốc giáo của 24 nước như: Inđônêxia, Malaixia, Ápganixtan, Bănglađét, Pakixtan, Iran, Irắc, các nước Arập Thổ Nhĩ Kì, Xiri, Ai Cập, Libi, Angiêri, Marốc... // * Ảnh hưởng của đạo Hồi tới Việt Nam Hồi giáo du nhập vào Việt Nam qua các thời điểm khác nhau. Theo Tống sử Trung Quốc thì thế kỷ X đã thấy người Chăm khi giết trâu để cúng, họ đều cầu nguyện câu kinh đề cao Thượng đế Allah của người Hồi giáo, điều này có thể giả định từ thế kỷ thứ X, Hồi giáo đã được truyền vào đất Chiêm Thành. Vậy có thể nói: Từ thế kỷ X, tín ngưỡng Hồi giáo đã manh nha ở Vương quốc Chămpa thông qua các thương nhân từ Trung Cận Đông đem vào, gây ảnh hưởng nhất định trong đời sống tâm linh người Chămpa. Sau năm 1470, một bộ phận cư dân Chămpa lưu tán đã tiếp xúc với người Malaysia, Indonesia, Campuchia... và họ bắt đầu tìm hiểu Hồi giáo ở các nước đó, nhiều người Chăm bỏ tôn giáo truyền thống (đạo Bàlamôn) để theo Hồi giáo. Những người Chăm khi tiếp thu được tôn giáo mới, họ quay về nước để truyền lại cho đồng bào mình. Từ đó Hồi giáo có chỗ đứng đáng kể trong cộng đồng cư dân Chămpa và chính thời điểm này sự giao hoà giữa đạo Islam và đạo Bàlamôn đã sản sinh ra một tôn giáo mới của người Chăm, đó là đạo Bàni tại miền Nam Trung bộ.
  • Ngoài các vị thần nói trên, các loài động vật như khỉ, bò, rắn, hổ, cá sấu, chim công, vẹt, chuột v.v... cũng là các thần đạo Hindu, trong đó được tôn sùng hơn cả là thần khỉ và thần bò.
  • Tín đồ đạo Hinđu không những kiêng ăn thịt bò mà còn không dùng những đồ dùng làm bằng da bò.
  • Đạo Hinđu cũng chia thành hai phái là phái thờ thần Visnu và phái thờ thần Siva.
  • Giáo lý:
  • Đạo Hinđu chú trọng thuyết luân hồi, cho rằng con người sau khi chết, linh hồn sẽ đầu thai nhiều lần. Mỗi lần đầu thai như vậy con người sẽ sung sướng hơn hay khổ cực hơn kiếp trước là tùy thuộc vào những việc làm của kiếp trước tức là quả báo (Karma).
  • Kinh thánh của đạo Hinđu, ngoài các tập Vêđa và Upanisát còn có Mahabharata, Bhagavad Gita, Ramayana và Purana.
  • Sau khi phục hưng, đạo Hinđu được các vương công Ấn Độ hết sức ủng hộ, do đó đã cho xây dựng nhiều ngôi chùa nguy nga và ban cấp cho rất nhiều ruộng đất, có khi lên đến hàng nghìn làng.
  • Khỉ tế lễ, các tu sĩ thường xoa dầu, xức nước hoa cho tượng, dùng thịt dê cùng các thức ăn uống khác để cúng thần. Trong khi cử hành lễ cúng, các thầy tu đọc kinh, còn các vũ nữ thì múa những điệu múa tôn giáo.
  • Về tục lệ, đạo Hinđu cũng hết sức coi trọng sự phân chia đẳng cấp. Đến thời kì này, do sự phát triển của các ngành nghề, trên cơ sở 4 đẳng cấp cũ (varna) đã xuất hiện rất nhiều đẳng cấp nhỏ mới gọi là jati.
  • Đạo Hinđu còn duy trì lâu dài nhiều tục lệ lạc hậu như tảo hôn, vợ góa phải hỏa táng theo chồng. Nếu không tuẫn tiết thì phải cạo trọc đầu và ở vậy suốt đời không được tái giá. Ngày nay các tục lệ đó đều đã bãi bỏ.
  • Trong suốt chiều dài lịch sử, từ thời kì đạo Phật thịnh hành, đạo Hinđu là tôn giáo chủ yếu ở Ấn Độ. Tôn giáo này còn truyền bá sang một số nước Đông Nam Á, đặc biệt là Campuchia từ thời Ăngco về trước.
  • Ngày nay, ở Ấn Độ có khoảng 84% tổng số cư dân theo đạo Hinđu. Ngoài Ấn Độ, đa số dân Nêpan và đảo Bali ở Inđônêxia, gần 20% dân Bănglađét và Xri Lanca vẫn theo đạo Hinđu.
  • Sự ảnh hưởng của đạo Hindu tới Việt Nam A. Kiến trúc
  • Những đền tháp Chăm đều có đặc điểm chung là một cụm kiến trúc bao gồm một tháp trung tâm hình vuông, mái thôn nhọn. Tháp còn có một đặc điểm chung là xây bằng gạch, có 4 mặt hình vuông đối xứng nhau. Tháp Chăm thường có 3 tầng được cấu trúc như nhau, mỗi tầng càng lên cao càng thu nhỏ dần và kết thúc bằng một Linga bằng đá trên nóc tháp B. Điêu khắc
  • Điêu khắc Chămpa khá đa dạng và độc đáo. Những đề tài điêu khắc Chăm là những tượng thờ Siva, Visnu, Brahma. Ngoài ra, vật thờ ở tháp Chăm phổ biến là cặp Linga - Yoni
  • Ngoài tượng thờ các vị thần chính, điêuđiều khắc ở đền tháp Chăm còn trang trí bằng tượng thờ vũ nữ, những con vật huyền thoại như bò Nandin
  • Những cảnh chạm khắc trang trí ở các bệ thờ, điêu khắc Chăm phần lớn ảnh hướng văn hóa Ấn Độ như bệ thờ Mỹ Sơn diễn tả cảnh sinh hoạt lễ nghi tôn giáo của đạo sĩ Ấn và những cảnh trầm tư, giảng đạo múa hát,...
  • Tuy có ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ, kiến trúc Chăm không tiếp thu, sao chép một cách nguyên vẹn mà luôn cải biến trên cơ sở văn hóa bản địa
  • Tháp Chăm luôn hướng về tiểu phẩm cân xứng, đẹp mắt, vừa độc đáo vừa có cá tính, kỹ thuật, bí quyết riêng mà đến nay vẫn còn là một điều bí ẩn. Đó là thành tựu
  • Đạo đế là chân lí về con đường diệt khổ tức là phương pháp thực hiện việc diệt khổ. Con đường đó gọi là "bát chính đạo" (8 con đường đúng đắn), gồm: chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính tịnh tiến, chính niệm, chính định
  • Về mặt thế giới quan, nội dung cơ bản của học thuyết Phật giáo là thuyết duyên khởi.
  • Do quan niệm duyên khởi sinh ra vạn vật nên đạo Phật chủ trương "vô tạo giả" tức là không có vị thần linh tối cao tạo ra vũ trụ. Đây là một nội dung cơ bản mà đạo Phật nêu ra để chống lại đạo Bàlamôn và cũng là một sự khác biệt quan trọng giữa đạo Phật với nhiều tôn giáo khác.
  • Bên cạnh thuyết "vô tạo giả", đạo Phật còn nêu ra các thuyết "vô ngã", "vô thường".
  • Vô ngã là không có những thực thể vật chất tồn tại một cách cố định.
  • Vô thường là mọi sự vật đầu ở trong quá trình sinh ra, biến đổi, tiêu diệt chứ không bao giờ được ổn định.
  • Như vậy, về thế giới quan, tuy đạo Phật ban đầu chủ trương vô thần (vô tạo giả) nhưng chung quy vẫn là duy tâm chủ quan.
  • Về mặt xã hội, đạo Phật không quan tâm đến chế độ đẳng cấp, vì đạo Phật cho rằng nguồn gốc xuất thân của mỗi người không phải là điều kiện để đƣợc cứu vớt. Mọi người, dù thuộc đẳng cấp nào một khi đã tu hành theo học thuyết của Phật thì đều trở thành những thành viên bình đẳng của một Tăng đoàn. Như vậy, đạo Phật ban đầu là một học thuyết khuyên người ta phải từ bỏ ham muốn, tránh điều ác, làm điều thiện để được cứu vớt chứ không thừa nhận thượng đế và các vị thần bảo hộ, do đó không cần nghi thức cúng bái và cũng không có tầng lớp thầy cúng. c. Sự phát triển của đạo Phật ở Ấn Độ
  • Sau khi Phật tịch, đạo Phật được truyền bá nhanh chóng ở miền Bắc Ấn Độ. Để soạn thảo giáo lí, quy chế và chấn chỉnh về tổ chức, từ thế kỉ V-III TCN, đạo Phật đã triệu tập 3 cuộc đại hội ở nước Magađa, quốc gia lớn nhất ở Ấn Độ lúc bấy giờ. Từ nửa sau thế kỉ III TCN, tức là sau đại hội lần thứ ba, đạo Phật trước tiên được truyền sang Xri Lanca, sau đó truyền đến các nước khác như Myanma, Thái Lan, Inđônêxia...
  • Khoảng năm 100 sau CN đạo Phật triệu tập đại hội lần 4 ở Cusan, Đại hội đã thông qua giáo lý của đạo Phật cải cách, xuất hiện phái phật giáo mới gọi là phái Đại thừa để phân biệt với phật giáo cũ là phái Tiểu thừa
  • Tiểu thừa (cỗ xe nhỏ): chỉ có người xuất gia tu hành mới rũ bỏ mọi ham muốn
  • Đại thừa (cỗ xe lớn): mọi người sống theo giáo lý Đạo Phật đều có thể giác ngộ và tới cõi niết bàn
  • Sau Đại hội lần 4 ở Cusan các nhà sư càng được khuyến khích ra nước ngoài truyền Đạo, do đó đạo Phật càng được truyền bá mạnh mẽ sang các nước Trung Á, Trung Quốc. Những thế kỷ tiếp sau đó Phật giáo suy dần ở Ấkhuyến khích ra nước ngoài truyền Đạo, do đó đạo Phật càng được truyền bá mạnh mẽ sang các nước n Độ song lại phát triển mạnh ở các nước và nó đã trở thành quốc giáo của một số nước: Xrilanca, Thái Lan, Campuchia, Lào... C. Ảnh hưởng tích cực của Phật giáo đến xã hội Việt Nam hiện nay.
  • Với vai trò, chức năng và những giá trị nhân văn sâu sắc của mình, Phật giáo trở thành chỗ dựa trong đời sống văn hóa, tinh thần của một bộ phận quần chúng.
  • Các chuẩn mực của đạo đức Phật giáo có tác dụng điều chỉnh hành vi, nhân cách con người, ảnh hưởng tích cực đến quần chúng.
  • Với tư tưởng từ bi, cứu khổ cùng với các giá trị đạo đức của Phật giáo đã có ảnh hưởng không ít tới môi trường sống của người dân, bởi vì đạo Phật là tiếng nói của một con người gửi tới những con người khác, để cùng giúp nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Vì thế, đạo Phật mang tính xã hội và đạo đức rất cao.
  • Đến năm 30 tuổi, chúa Giêxu vừa truyền đạo, vừa chữa bệnh, có thể làm cho người chết sống lại. Trong khi truyền đạo, chúa GiêsuGiêxu khuyên mọi người phải nhẫn nhục chịu đựng mọi đau khổ ở đời, sau khi chết sẽ được hưởng hạnh phúc vĩnh viễn ở thiên đường. Đồng thời chúa Giêxu lên án sự giàu có, cho rằng người giàu muốn lên nước chúa cũng khó như con lạc đà muốn chui qua lỗ kim.
  • 3 năm sau đó, Giuđa, một trong 12 tông đồ của chúa đã bán chúa để lấy 12 đồng bạc trắng. Chúa Giêxu bị đưa đến trước Đại giáo trưởng Do thái Caiphơ rồi đưa đến tòa án La Mã ở Do thái do Pôngxơ Pilát làm đại diện. Tòa án La Mã xử tử chúa Giêxu bằng cách đóng đinh lên thập giá ở núi Canve
  • Sau khi chôn được 3 ngày, chúa Giêxu sống lại, tiếp tục thuyết giáo, 40 ngày sau, chúa bay lên trời.
  • Đạo Kitô cho rằng chúa trời sáng tạo ra tất cả kể cả loài người. Song họ lại đưa ra thuyết tam vị nhất thể tức là chúa Trời (chúa cha) chúa GiêsuGiêxu (chúa con) và Thánh thần tuy là ba nhưng vốn là một.
  • Kinh thánh của đạo Kitô gồm 2 phần là Cựu ước và Tân ước. Cựu ước là kinh thánh của đạo Do thái mà đạo Kitô tiếp nhận, còn Tân ước là kinh thánh thực sự của đạo Kitô. Kinh Tân ước viết bằng tiếng Hy Lạp.
  • Về nhân sinh quan: Kito giáo cho rằng: Con người do Thiên Chúa tạo nên theo hình ảnh của Thiên Chúa, con người có 2 phần thể xác và linh hồn và loài người sinh ra phải chịu tội tổ tông
  • Ban đầu, Đạo Kito du nhập vào La Mã, chính quyền La Mã tàn sát nhất là cuộc tàn sát năm 64 dưới thời hoàng đế Nêrôn. Đến năm 311, các hoàng đế La Mã đã ra lệnh ngừng sát hại tín đồ đạo Kitô. Năm 313 hai hoàng đế Cônxtantinút và Lixiniút ban hành sắc lệnh Milanô, chính thức công nhận địa vị hợp pháp của đạo Kitô. Đến

cuối thế kỉ IV đạo Kitô chính thức được thừa nhận là quốc giáo của đế quốc La Mã. CÂU 2. CHỮ VIẾT, KIẾN TRÚC CỦA VĂN MINH AI CẬP

  • Chữ viết
  • Từ khi xã hội có giai cấp bắt đầu hình thành, chữ viết ở Ai Cập đã ra đời. Chữ viết của Ai Cập cổ đại lúc đầu là chữ tượng hình, tức là muốn viết chữ để biểu thị một vật gì thì vẽ hình thù của vật ấy. ..
  • Đối với các khái niệm trừu tượng hoặc phức tạp thì phải dùng phương pháp mượn ý.
  • Tuy nhiên, hai phương pháp ấy chưa đủ để ghi mọi khái niệm, vì vậy dần dần xuất hiện những hình vẽ biểu thị âm tiết.
  • Dần dần, những chữ chỉ âm tiết biến thành chữ cái, ví dụ, hòn núi nhỏ đọc là ca được dùng để biểu thị phụ âm k. Tổng số chữ tượng hình của Ai Cập cổ đại có khoảng 1000 chữ, trong đó số chữ cái có 24 chữ.
  • Chữ viết cổ của Ai Cập thường được viết trên đá, gỗ, đồ gốm, vải gai, da... nhưng chất liệu dùng để viết phổ biến nhất là giấy papyrus. Để viết trên các loại giấy đó, người Ai Cập cổ dùng bút làm bằng thân cây sậy, còn mực thì làm bằng bồ hóng.
  • Loại chữ tượng hình này được dùng trong hơn 3000 năm, sau đó, không còn ai biết đọc loại chữ này nữa.
  • Mãi đến năm 1822, Champollion, một nhà ngôn ngữ học người Pháp 32 tuổi mới tìm được cách đọc thứ chữ này.  - Học giả nhiều nước, như Pháp, Đức, Anh... đã nghiên cứu ngôn ngữ Ai Cập, biên soạn sách tiếng Ai Cập cổ, đặc biệt biên soạn cuốn Từ điển chữ tượng hình Ai Cập. --) Nhờ đọc được chữ Ai Cập cổ, người ta mới biết được nhiều tư liệu quý giá thuộc các lĩnh vực như lịch sử, văn học, thiên văn, toán học... của Ai Cập cổ đại.

tự tháp hùng vĩ vẫn đứng sừng sững ở vùng sa mạc Ai Cập bất chấp thời gian và mưa nắng. Vì vậy, từ lâu người Arập có câu: "Tất cả đều sợ thời gian, nhưng thời gian sợ Kim tự tháp".

  • Và cũng chính vì vậy, từ thời cổ đại, ngƣời ta đã xếp Kim tự tháp Kêốp là kì quan số một trong bảy kì quan thế giới. Đến nay, trong bảy kì quan ấy, cũng chỉ còn lại mỗi Kim tự tháp mà thôi b) Tượng Xphanh (Nhân sư)
  • Nghệ thuật điêu khắc của Ai Cập cổ đại cũng có những thành tựu rất lớn biểu hiện ở hai mặt tượng và phù điêu. Từ thời Cổ vương quốc về sau, các vua Ai Cập thường sai tạc tượng của mình và những người trong vương thất. Tượng thường tạc trên đá, gỗ hoặc đúc bằng đồng. Trong số các tượng của Ai Cập cổ đại, đẹp nhất là tượng bán thân hoàng hậu Nêféctiti, vợ của vua Ichnatôn. Tuy nhiên, độc đáo nhất trong nghệ thuật điêu khắc của Ai Cập cổ đại là tượng Xphanh.
  • Trong số các tượng Xphanh của Ai Cập cổ đại, tiêu biểu nhất là tượng Xphanh ở gần Kim tự tháp Kêphren ở Ghidê. Đó chính là tượng của vua Kêphren. Thể hiện vua dưới hình tượng đầu người mình sư tử là muốn ca ngợi vua không những có trí tuệ của loài người mà còn có sức mạnh như sư tử.
    1. KIẾN TRÚC, LUẬT PHÁP CỦA VĂN MINH HI - LA A. Kiến trúc *p Kiến trúc hữu
  • Trong các thành bang Hy Lạp, Aten là nơi có nhiều công trình kiến trúc tiêu biểu: đền miếu, rạp hát, sân vận động...
  • Trong các công trình ấy tiêu biểu nhất, đẹp nhất là đền Páctênông xây dựng vào thời Pêriclét (thế kỉ VI CN) dưới sự chỉ đạo kĩ thuật của kiến trúc sư Ichtinút và nhà điêu khắc Phiđiát.
  • Ngoài Aten, ở các nơi khác cũng có những công trình kiến trúc đẹp như đền thần Dớt ở Ôlempi, các đền thờ ở một số thành phố Hy Lạp trên đảo Xixin.
  • Thành tựu về kiến trúc của La Mã lại càng rực rỡ. Về mặt này, người La Mã đã có rất nhiều sáng tạo. Các công trình kiến trúc của La Mã bao gồm tường thành, đền miếu, cung điện, rạp hát, khải hoàn môn, cột kỉ niệm, cầu đường, ống dẫn nước,... Những công trình này từ thời cộng hòa đã có, nhưng đặc biệt phát triển từ thời Ôctaviút.
  • Trong số các công trình kiến trúc ở La Mã nổi tiếng nhất là đền Păngtênông, rạp hát, các khải hoàn môn.
  • Đền Păngtênông bắt đầu xây dựng từ thời Ôgút. Đền xây hình tròn, mái tròn, hết sức mĩ quan và hùng vĩ.
  • Các khải hoàn môn do các hoàng đế La Mã xây để ăn mừng chiến thắng, cũng xây theo kiểu cửa vòm.
  • So sánh thức cột Hi Lạp và La Mã: Thời kỳ Hi Lạp chủ yếu sử dụng 3 thức cột cổ điển: Doric, Lonic và cột Corinthian HY LẠP
  1. Thức cột Doric
  • Thức cột Doric, có hậu thân là thức cột Toscan, là thức cột cổ nhất và đơn giản nhất trong hệ thống các thức cột cổ điển. Thức này được hình thành từ một trụ thẳng đứng phình to ở đáy. Nói chung, thức cột này không có phần đế cột lẫn không có phần đầu cột. Nó được sử dụng ở tầng dưới cùng của đấu trường Coliseum và có khả năng chịu lực cao nhất
    1. Thức cột Lonic
  • Thức cột Ionic mang dáng dấp nữ tính, mảnh dẻ và giàu tính trang trí hơn cột Doric. Nguồn gốc cột Ionic là Ionia, thuộc địa của Hy Lạp. Ngoài ra, cột này có thêm đế cột ở phía dưới và đầu cột có hình đệm nhỏ, phía trên có hình xoắn ốc loe
  • Mái vòm là phát minh kiến trúc vĩ đại của người La Mã. Ngày nay, các công trình kiến trúc như: nhà thờ Hồi giáo Lotfollah ở Iran, tòa nhà Reichstag ở Đức cũng được thiết kế theo kiểu mái vòm và cải biến để phù hợp với thẩm mỹ của mỗi quốc gia
  • Các thức cột cơ bản trong kiến trúc Hy Lạp cổ điển vẫn còn được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Tại Việt Nam, thức cột cơ bản xuất hiện nhiều trong các công trình cổ điển, Tân cổ điển với quy mô lớn, bề thế. Nhưng để phù hợp với kiến trúc, văn hóa và đặc trưng của người Việt, mà những chi tiết đã được giản lược đi rất nhiều.
  • Những công trình kiến trúc còn tồn tại đến ngày nay
  • Hy Lạp: Parthenon là một ngôi đền thờ thần Athena, được xây dựng vào thế kỷ V trước công nguyên ở Acropolis. Đền Erectheion là đềndền thờ thần chiến binh Athena và thần biển Poseidon. Được người Hy Lạp xây dựng từ khoảng 2500 năm trước, hiện đang nằm trên thành Acroplis và bảo tàng cổ vật quốc gia Acroplis
  • La Mã:
  • Quảng trường La Mã tọa lạc tại trung tâm của thành phố Rome. Đây là một quần thể kiến trúc hình chữ nhật và bao quanh bởi những công trình chính phủ quan trọng của chính quyền La Mã cổ đại.
  • Đấu trường Colosseum là một trong những công trình biểu tượng nổi tiếng nhất của đế chế La Mã, vẫn còn tồn tại cho đến ngày hôm nay. Trong quá khứ, Colosseum là nơi diễn ra những cuộc chiến đẫm máu của võ sĩ giác đấu, nhằm mục đích tiêu khiển cho người dân thành Rome. B. Luật pháp
  • Luật pháp của Hy Lạp cổ đại.
  • Ngay khi mới thành lập, nhà nước Aten đã là nhà nước dân chủ, nhưng tầng lớp quý tộc thị tộc vẫn là tầng lớp có thế lực nhất về chính trị và kinh tế.
  • Về kinh tế, tầng lớp quý tộc đã chiếm được nhiều ruộng đất của nông dân, đồng thời biến nhiều nông dân hoặc vợ con họ thành nô lệ vì nợ. Tình hình đó làm cho mâu thuẫn xã hội ở Aten ngày càng gay gắt.
  • Do sự đấu tranh của quần chúng, năm 621 TCN, tầng lớp quý tộc đã giao cho quan chấp chính đương thời là Đracông thảo ra một bộ luật gọi là luật Đracông.
  • Bộ luật Đracông không giải quyết được các mâu thuẫn trong xã hội, làm cho nhân dân tiếp tục nổi dậy đấu tranh. Trước tình hình đó, năm 594 TCN, tầng lớp quý tộc phải nhượng bộ bằng cách cử Xôlông làm quan chấp chính và giao cho ông nhiệm vụ cải tổ lại chế độ chính trị của Aten. Xolong đã ban các pháp lệnh
  • Pháp lệnh về ruộng đất: Trả lại cho nông dân những thửa ruộng trước đây đã làm vật thế chấp vì không trả được nợ cho quý tộc. Đồng thời quy định mức chiếm hữu ruộng đất tối đa.
  • Pháp lệnh về nô lệ vì nợ: Trả lại tự do cho nô lệ vì nợ; cấm chỉ việc lấy thân mình hoặc vợ con mình để trừ nợ, thậm chí cấm cả việc kí kết những văn tự vay nợ lấy bản thân người vay nợ làm vật bảo đảm.
  • Pháp lệnh về việc phân chia đẳng cấp và quyền lợi nghĩa vụ của mỗi đẳng cấp: Căn cứ theo tài sản, công dân Aten được chia thành bốn đẳng cấp: Đẳng cấp thứ nhất: gồm những ngƣời có thu hoạch hàng năm từ 500 mê đim lúa mì trở lên Đẳng cấp thứ hai: 300 mê đim trở lên và có thể nuôi được một con ngựa chiến. Đẳng cấp thứ ba: 200 mê đim trở lên. Đẳng cấp thứ tư: Dưới 200 mê đim
  • Pháp lệnh về việc thành lập "Hội đồng 400 người" và Tòa án nhân dân: Mỗi bộ lạc được cử 100 đại biểu thuộc đẳng cấp thứ ba trở lên lập thành tổ chức này. Hội đồng 400 người tồn tại song song với Hội đồng trưởng lão nhưng chức năng của nó là giải quyết những công việc hàng ngày giữa các kì Đại hội nhân dân, còn Hội

mình thì 10 ngày sau bị trục xuất khỏi Aten trong 10 năm nhưng không bị tịch thu tài sản. Mãn hạn, người đó lại được trở về Aten và lại đƣợc khôi phục quyền công dân.

  • Pháp lệnh về việc mở rộng số công dân và dân tự do: cho một số kiều dân có công trong quá trình đấu tranh chống chế độ chuyên quyền được trở thành công dân Aten và giải phóng một số nô lệ thành kiều dân.
  • Những pháp lệnh của Ephiantet và Piriclet
  • Đầu thế kỉ V TCN, ở Aten lại diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt và lâu dài giữa phái bảo thủ và phái dân chủ. Thủ lĩnh của phái dân chủ là Ephiantet đã ban bố pháp lệnh thu hẹp quyền lực của Hội đồng trưởng lão. Từ quyền xét xử những vụ án tôn giáo, toàn bộ quyền hành của Hội đồng trưởng lão trước kia đều trao lại cho các cơ quan dân cử. Quyền lập pháp thuộc về Đại hội nhân dân Quyền tư pháp thuộc về Tòa án nhân dân Quyền hành pháp thuộc về Hội đồng nhân dân
  • Năm 461 TCN, Ephiantet bị phái quý tộc ám sát. Périclès trở thành thủ lĩnh của phái dân chủ. Périclès đã ban hành nhiều pháp lệnh để triệt để dân chủ hóa nền chính trị của đất nước:
  • Pháp lệnh bổ nhiệm các chức vụ bằng cách bốc thăm: trừ chức Tướng quân, các chức vụ lớn nhỏ kể cả quan chấp chính đều được bổ nhiệm bằng cách bốc thăm. Như vậy tất cả mọi công dân có thể đảm nhiệm các chức vụ trong bộ máy nhà nước.
  • Pháp lệnh quy định chức năng của các cơ quan nhà nước và quyền dân chủ của công dân: Bộ máy nhà nước của Aten gồm 4 cơ quan chủ yếu: Đại hội nhân dân, Hội đồng 500 người, Tòa án nhân dân và Hội đồngđmồng 10 tướng lĩnh. Ngay khi mới thành lập, nhà nước Aten đã là nhà nước dân chủ, nhưng tầng lớp quý tộc thị tộc vẫn là tầng lớp có thế lực nhất về chính trị và kinh tế.
  • Về kinh tế, tầng lớp quý tộc đã chiếm được nhiều ruộng đất của nông dân, đồng thời biến nhiều nông dân hoặc vợ con họ thành nô lệ vì nợ. Tình hình đó làm cho mâu thuẫn xã hội ở Aten ngày càng gay gắt.
  • Do sự đấu tranh của quần chúng, năm 621 TCN, tầng lớp quý tộc đã giao cho quan chấp chính đương thời là Đracông thảo ra một bộ luật gọi là luật Đracông.
  • Bộ luật Đracông không giải quyết được các mâu thuẫn trong xã hội, làm cho nhân dân tiếp tục nổi dậy đấu tranh. Trước tình hình đó, năm 594 TCN, tầng lớp quý tộc phải nhượng bộ bằng cách cử Xôlông làm quan chấp chính và giao cho ông nhiệm vụ cải tổ lại chế độ chính trị của Aten. Xolong đã ban các pháp lệnh
  • Pháp lệnh về ruộng đất : Trả lại cho nông dân những thửa ruộng trước đây đã làm vật thế chấp vì không trả được nợ cho quý tộc. Đồng thời quy định mức chiếm hữu ruộng đất tối đa.
  • Pháp lệnh về nô lệ vì nợ : Trả lại tự do cho nô lệ vì nợ; cấm chỉ việc lấy thân mình hoặc vợ con mình để trừ nợ, thậm chí cấm cả việc kí kết những văn tự vay nợ lấy bản thân người vay nợ làm vật bảo đảm.
  • Pháp lệnh về việc phân chia đẳng cấp và quyền lợi nghĩa vụ của mỗi đẳng cấp : Căn cứ theo tài sản, công dân Aten được chia thành bốn đẳng cấp: Đẳng cấp thứ nhất : gồm những ngƣời có thu hoạch hàng năm từ 500 mê đim lúa mì trở lên Đẳng cấp thứ hai: 300 mê đim trở lên và có thể nuôi được một con ngựa chiến. Đẳng cấp thứ ba : 200 mê đim trở lên. Đẳng cấp thứ tư: Dưới 200 mê đim + Pháp lệnh về việc thành lập "Hội đồng 400 người" và Tòa án nhân dân: Mỗi bộ lạc được cử 100 đại biểu thuộc đẳng cấp thứ ba trở lên lập thành tổ chức này. Hội đồng 400 người tồn tại song song với Hội đồng trưởng lão nhưng chức năng của nó là giải quyết những công việc hàng ngày giữa các kì Đại hội nhân dân, còn Hội