Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

lịch sử đảng CSVN DJK, Summaries of History

lịch sử đảng DKJ fkajf kàlka jfkajf

Typology: Summaries

2024/2025

Uploaded on 02/25/2025

yen-nguyen-24
yen-nguyen-24 🇻🇳

5

(1)

3 documents

1 / 80

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Giáo trình bắt buộc
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
(dùng cho sinh viên các các trường đại học hệ không chuyên luận chính trị), Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
II. Giáo trình, sách tham khảo
1. Ban ch đạo tng kết chiến tranh trc thuc B Chính tr
(1996), Tng kết cuc kháng chiến chng thc dân Pháp thng li và bài hc,
Nxb Chính tr Quc gia, Hà Ni.
2. Ban ch đạo tng kết chiến tranh trc thuc B Chính tr (1996), Tng kết cuc
kháng chiến chng M cứu nước thng li và bài hc, Nxb Chính tr Quc gia,
Hà Ni.
3. Ban ch đạo tng kết chiến tranh trc thuc B Chính tr (2000), Chiến tranh
cách mng Vit Nam 1945-1975 - Thng li và bài hc, Nxb Chính tr Quc
gia, Hà Ni.
4. B Ngoi giao (2015), Hiệp định Giơnevơ 50 năm nhìn lại, Nxb Chính tr
Quc gia, Hà Ni.
5. B Ngoi giao (2002), Ngoi giao Vit Nam 1945-2000, Nxb Chính tr Quc
gia, Hà Ni.
6. B Ngoi giao (2002), Mt trn ngoi giao vi cuộc đàm phán Paris về Vit
Nam, Nxb Chính tr Quc gia, Hà Ni.
7. Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các môn Khoa học
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật.
8. Hồ Tố Lương (2007), Quốc tế cộng sản với cách mạng Việt Nam, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
9. Đinh Xuân Lý (Ch biên) (2007), Mt s chuyên đề lch s Đảng Cng sn
Vit Nam, Tp 1, Nxb Chính tr quc gia, Hà Ni.
10. Đỗ Hoài Nam (2009), Những mũi đột phá trong kinh tế trước đổi mới, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f
pf20
pf21
pf22
pf23
pf24
pf25
pf26
pf27
pf28
pf29
pf2a
pf2b
pf2c
pf2d
pf2e
pf2f
pf30
pf31
pf32
pf33
pf34
pf35
pf36
pf37
pf38
pf39
pf3a
pf3b
pf3c
pf3d
pf3e
pf3f
pf40
pf41
pf42
pf43
pf44
pf45
pf46
pf47
pf48
pf49
pf4a
pf4b
pf4c
pf4d
pf4e
pf4f
pf50

Partial preview of the text

Download lịch sử đảng CSVN DJK and more Summaries History in PDF only on Docsity!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Giáo trình bắt buộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (dùng cho sinh viên các các trường đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. II. Giáo trình, sách tham khảo

  1. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1996), Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi và bài học , Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
  2. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1996), Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi và bài học , Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
  3. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (2000), Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945- 1975 - Thắng lợi và bài học , Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
  4. Bộ Ngoại giao (2015), Hiệp định Giơnevơ 50 năm nhìn lại , Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
  5. Bộ Ngoại giao (2002), Ngoại giao Việt Nam 1945- 2000 , Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
  6. Bộ Ngoại giao (2002), Mặt trận ngoại giao với cuộc đàm phán Paris về Việt Nam , Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
  7. Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các môn Khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam , Nxb Chính trị quốc gia Sự thật.
  8. Hồ Tố Lương (2007), Quốc tế cộng sản với cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
  9. Đinh Xuân Lý (Chủ biên) (2007), Một số chuyên đề lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
  10. Đỗ Hoài Nam (2009), Những mũi đột phá trong kinh tế trước đổi mới , Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
  1. Đặng Phong ( 2012 ), “Phá rào” trong kinh tế vào đêm trước đổi mới , Nxb Tri thức, Hà Nội.
  2. Nguyễn Duy Quý (2008), Đổi mới tư duy và công cuộc đổi mới ở Việt Nam , Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
  3. Phạm Thuyên (2019), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư , Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.
  4. Lê Hoài Trung (2017), Đối ngoại đa phương Việt Nam trong thời kỳ chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội.
  • Nhận thức đầy đủ, có hệ thống những tri thức lịch sử về Đảng với tư cách là một đảng chính trị - tổ chức lãnh đạo giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam.
  • Nhận thức đầy đủ, có hệ thống những tri thức lịch sử về sự lãnh đạo, đấu tranh và cầm quyền của Đảng.
  • Nâng cao nhận thức về thời đại mới của dân tộc-thời đại Hồ Chí Minh, góp phần bồi đắp nhận thức lý luận từ thực tiễn Việt Nam.
  • C hức năng giáo dục
    • Giáo dục sâu sắc tinh thần yêu nước, ý thức, niềm tự hào, tự tôn, ý chí tự lực, tự cường dân tộc.
  • Giáo dục lý tưởng cách mạng với mục tiêu chiến lược là độc lập dân tộc và CNXH.
  • Giáo dục chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần chiến đấu bất khuất, đức hy sinh, tính tiên phong gương mẫu của các tổ chức đảng, chiến sĩ cộng sản tiêu biểu.
  • Giáo dục truyền thống của Đảng và dân tộc, góp phần giáo dục đạo đức cách mạng, nhân cách, lối sống cao đẹp.
  • Chức năng dự báophê phán
    • Nâng cao năng lực dự báo.
    • Nâng cao tinh thần phê bình và tự phê bình. 2. Nhiệm vụ của khoa học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
    • Trình bày có hệ thống Cương lĩnh, đường lối của Đảng.
    • Tái hiện tiến trình lịch sử lãnh đạo, đấu tranh của Đảng.
    • Tổng kết lịch sử của Đảng.
    • Làm rõ vai trò, sức chiến đấu của hệ thống tổ chức đảng từ Trung ương đến cơ sở trong lãnh đạo, tổ chức thực tiễn. **III. Phương pháp nghiên cứu, học tập môn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
  1. Quán triệt phương pháp luận sử học**
    • Cần dựa trên phương pháp luận khoa học mác xít, đặc biệt là nắm vững chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét và nhận thức lịch sử một cách khách quan, trung thực và đúng quy luật.
  • Cần nắm vững tư tưởng Hồ Chí Minh để nghiên cứu, học tập Lịch sử Đảng một cách sáng tạo, tránh giáo điều, chủ quan duy ý chí. 2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
  • Phương pháp lịch sử
  • Phương pháp logic
  • Phương pháp tổng kết thực tiễn lịch sử, phương pháp so sánh
  • Phương pháp vận dụng lý luận vào thực tiễn

. Đẩy mạnh mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản, dẫn đến sự phát triển của phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản ở các nước TBCN. . Đẩy mạnh quá trình xâm chiếm của các nước đế quốc phương Tây với các nước nhỏ, yếu ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ-Latinh, biến các quốc gia này thành thuộc địa, dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ, rộng khắp của phong trào giải phóng dân tộc, nhất là ở châu Á.

  • Sự ra đời của chủ nghĩa Mác-Lênin
  • Chủ nghĩa Mác-Lênin là hệ thống lý luận khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, nhân dân lao động, tiến tới thực hiện sự nghiệp giải phóng con người.
  • Muốn giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh, giai cấp công nhân phải đoàn kết, tập hợp lực lượng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
  • Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (1919)
  • Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) đã làm biến đổi sâu sắc tình hình thế giới, mở ra thời đại chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc; Chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá rộng khắp. Nhiều Đảng Cộng sản ra đời
  • Quốc tế Cộng sản ra đời ( 3 / 1919 ) đã trở thành bộ tham mưu chiến đấu, tổ chức lãnh đạo phong trào cách mạng vô sản; giúp đỡ, chỉ đạo phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Bối cảnh lịch sử trên đã tác động mạnh mẽ đến tình hình Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. _b. Tình hình Việt Nam và các phong trào yêu nước trước khi có Đảng
  • Tình hình Việt Nam_ Ngày 1/9/1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp.
  • Chính sách cai trị của thực dân Pháp
  • Về kinh tế . Duy trì phương thức sản xuất phong kiến kết hợp với du nhập hạn chế phương thức sản xuất TBCN. . Thực hiện chính sách kinh tế độc quyền, vơ vét, bóc lột.

. Nền kinh tế Việt Nam trở nên lạc hậu, phát triển không cân đối và phụ thuộc nặng nề vào nền kinh tế Pháp.

  • Về chính trị . Thi hành chính sách cai trị độc tài chuyên chế. . Thi hành chính sách “chia để trị”.
  • Về văn hoá-xã hội . Thi hành chính sách “ngu dân”. . Khuyến khích tâm lý tự ti, vong bản, nô dịch.
  • Sự chuyển biến của xã hội Việt Nam
  • Về tính chất xã hội: Từ một xã hội phong kiến độc lập, Việt Nam trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến.
  • Về giai cấp xã hội . Về số lượng: Từ xã hội phong kiến có 2 giai cấp (địa chủ và nông dân) sang xã hội thuộc địa nửa phong kiến có 5 giai cấp, tầng lớp (địa chủ, nông dân, công nhân, tư sản và tiểu tư sản) . Về sự phân hoá giai cấp Giai cấp địa chủ: Bị phân hoá thành hai bộ phận là địa chủ phản động (câu kết với thực dân Pháp, làm tay sai đắc lực cho thực dân Pháp trong việc bóc lột, áp bức nông dân) và địa chủ yêu nước (căm ghét và tham gia đấu tranh chống thực dân Pháp). Giai cấp nông dân: Là lực lượng đông đảo nhất; bị áp bức bóc lột, nặng nề nhất, có tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất cho nền độc lập tự do của dân tộc. Giai cấp công nhân: Mang cả đặc điểm của giai cấp công nhân quốc tế và giai cấp công nhânViệt Nam; bị đế quốc và phong kiến áp bức, bóc lột; sớm tiếp nhận tư tưởng tiên tiến của thời đại, là giai cấp có năng lực lãnh đạo cách mạng. Giai cấp tư sản: Bị phân hoá thành hai bộ phận là tư sản mại bản (có lợi ích gắn liền với tư bản Pháp, câu kết chặt chẽ với thực dân Pháp) và tư sản dân tộc (có tinh thần dân tộc, dân chủ). Tuy nhiên, do thế lực kinh tế, địa vị chính trị nhỏ, yếu, giai cấp tư sản Việt Nam không đủ điều kiện để lãnh đạo cuộc cách mạng. Tầng lớp tiểu tư sản: Có tinh thần dân tộc, yêu nước, nhạy cảm với chính trị và thời cuộc. Nhưng do địa vị kinh tế bấp bênh, hay dao động, thiếu kiên định nên không thể lãnh đạo cách mạng.

con đường cứu nước đúng đắn, một tổ chức cách mạng tiên phong có đủ năng lực lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ đi đến thành công.

2. Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện để thành lập Đảng _a. Quá trình tìm đường cứu nước

  • Tìm và lựa chọn con đường cứu nước_
    • 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành sau này là Nguyễn Ái Quốc quyết định ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc.
    • Từ năm 1911 đến 1917, bằng trải nghiệm thực tế ở nhiều nước, Người đã nhận thức rõ ràng con đường cách mạng tư sản không thể đưa lại độc lập và hạnh phúc thực sự cho nhân dân Việt Nam.
    • Năm 1917, Người trở lại Pháp, tham gia các hoạt động chính trị, hướng về tìm hiểu con đường Cách mạng Tháng Mười Nga.
    • Năm 1919, Người tham gia vào Đảng Xã hội Pháp, đồng thời gửi tới Hội nghị Vécxây bản Yêu sách của nhân dân An Nam.
    • Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin. Người đã tìm ra lời giải đáp về con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam.
    • Tháng 12/1920, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Phân bộ Pháp của Quốc tế Cộng sản - tức Đảng Cộng sản Pháp. Như vậy, sau hành trình gian khổ đi tìm con đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy và khẳng định muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản. _b. Quá trình tích cực chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức
  • Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị_
    • Người viết nhiều bài trên các báo Nhân đạo, Người cùng khổ, Đời sống công nhân, Tạp chí Cộng sản, Tập san Thư tín quốc tế … và xuất bản một số tác phẩm, đặc biệt là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925). Những tác phẩm này đã chỉ rõ âm mưu, thủ đoạn, tội ác của chủ nghĩa đế quốc đồng thời, khơi dậy tinh thần yêu nước, thức tỉnh tinh thần dân tộc của nhân dân bị áp bức.
  • Đưa ra các luận điểm về cách mạng giải phóng dân tộc trên cơ sở kế thừa và phát triển quan điểm của Lênin. Nội dung những luận điểm này được thể hiện rõ trong tác phẩm Đường cách mệnh (1927) * Về tổ chức
  • Năm 1921: Tham gia thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pháp
  • Năm 1924: Tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức
  • Tháng 6/ 1925: Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
  • Mục đích: Tiến hành cách mạng dân tộc (đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập dân tộc) rồi sau đó làm cách mạng thế giới (lật đổ chủ nghĩa đế quốc và thực hiện chủ nghĩa cộng sản).
    • Hoạt động: . Xuất bản báo Thanh niên , tác phẩm Đường cách mệnh … nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam. . Mở các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ. . Năm 1928, thực hiện chủ trương “vô sản hoá”. Với sự tích cực chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức của Nguyễn Ái Quốc, chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá vào trong nước, thúc đẩy mạnh mẽ sự chuyển biến của phong trào công nhân, phong trào yêu nước Việt Nam theo xu hướng cách mạng vô sản. 3. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng _a. Các tổ chức cộng sản ra đời
  • Sự phát triển của phong trào công nhân_
  • Từ đầu thế kỷ XX đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất: Phong trào công nhân chống lại sự áp bức, bóc lột của tư sản thực dân đã diễn ra, với hình thức sơ khai như bỏ trốn tập thể, phá giao kèo…
  • Từ năm 1919-1925: Hình thức bãi công trở nên phổ biến hơn, quy mô lớn hơn, thời gian dài hơn. Tiêu biểu là cuộc bãi công của công nhân nhà máy Ba Son (Sài Gòn) (1925). Tuy nhiên, phong trào vẫn dừng ở trình độ tự phát.
  • Từ năm 1926-1929: Phong trào công nhân chuyển biến mạnh mẽ từ tự phát sang tự giác. * Sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam

Đến ngày 24- 2 - 1930, việc thống nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất được hoàn thành với Quyết nghị của Lâm thời chấp ủy Đảng Cộng sản Việt Nam, chấp nhận Đông Dương Cộng sản Liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. _c. Nội dung bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

  • Nội dung của Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2/1930) Chánh cương vắn tắt của Đảng_ và Sách lược vắn tắt của Đảng hợp thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • Mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt Nam: Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.
  • Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam
  • Về phương diện chính trị: Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập; lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông. Cương lĩnh đã xác định chống đế quốc và chống phong kiến là nhiệm vụ cơ bản để giành độc lập cho dân tộc và ruộng đất cho dân cày, trong đó chống đế quốc, giành độc lập cho dân tộc được đặt ở vị trí hàng đầu.
    • Về phương diện xã hội: Dân chúng được tự do tổ chức; nam nữ bình quyền…; phổ thông giáo dục theo công nông hóa.
    • Về phương diện kinh tế: Thủ tiêu hết các thứ quốc trái; thâu hết sản nghiệp lớn của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho Chính phủ công nông binh quản lý; thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo; bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo; mở mang công nghiệp và nông nghiệp; thi hành luật ngày làm tám giờ...
  • Lực lượng cách mạng: Phải đoàn kết công nhân, nông dân - đây là lực lượng cơ bản, trong đó giai cấp công nhân lãnh đạo; đồng thời chủ trương đoàn kết tất cả các giai cấp, các lực lượng tiến bộ, yêu nước để tập trung chống đế quốc và tay sai.
  • Phương pháp cách mạng: Sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được thỏa hiệp “không khi nào nhượng một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào đường thỏa hiệp”.
  • Đoàn kết quốc tế: Cách mạng Việt Nam liên lạc mật thiết và là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới. Vì vậy, phải tranh thủ sự đoàn kết, ủng hộ của các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp.
  • Vai trò lãnh đạo của Đảng: Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng. * Ý nghĩa của Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2/1930)
  • Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cách mạng diễn ra đầu thế kỷ XX.
  • Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là Cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn, mở ra con đường và phương hướng phát triển mới cho đất nước Việt Nam.
  • Trở thành ngọn cờ lãnh đạo thống nhất phong trào cách mạng Việt Nam. 4. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Chấm dứt sự khủng hoảng bế tắc về đường lối cứu nước
  • Sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
  • Cách mạng Việt Nam trở thành bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới
  • Chuẩn bị cho cách mạng Việt Nam một nhân tố đầu tiên quyết định mọi sự thắng lợi về sau. II. Lãnh đạo quá trình đấu tranh giành chính quyền (1930-1945) 1. Phong trào cách mạng 1930-1931 và khôi phục phong trào 1932- 1935 _a. Phong trào cách mạng năm 1930 - 1931
  • Nguyên nhân bùng nổ phong trào cách mạng 1930- 1931_
  • Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã đạt được những thành tựu quan trọng.
  • Trong giai đoạn 1929-1933, cuộc đại khủng hoảng kinh tế diễn ra ở các nước TBCN, làm cho mâu thuẫn trong XHTB phát triển gay gắt.
  • Ở Đông Dương, thực dân Pháp tăng cường bóc lột để bù đắp những hậu quả của cuộc khủng hoảng ở chính quốc, đồng thời tiến hành chiến dịch khủng bố trắng nhằm đàn áp phong trào yêu nước. Mâu thuẫn dân tộc ở Việt Nam diễn ra gay gắt.
  • Thời gian: Từ ngày 14 đến ngày 31/10/1930.
  • Địa điểm: Hương Cảng, Trung Quốc
  • Chủ trì: Đồng chí Trần Phú.
  • Hội nghị thông qua những nội dung cơ bản sau:
    • Thông qua Luận cương chính trị của Đảng; Điều lệ Đảng và Điều lệ các tổ chức quần chúng.
  • Quyết định đổi tên Đảng thành Đảng cộng sản Đông Dương.
  • Cử ra Ban chấp hành Trung ương chính thức, cử đồng chí Trần Phú làm Tổng Bí thư. * Nội dung Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng
    • Xác định mâu thuẫn xã hội: Luận cương khẳng định mâu thuẫn giai cấp ngày càng diễn ra gay gắt ở Việt Nam, Lào và Cao Miên giữa “một bên thì thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ; một bên thì địa chủ, phong kiến, tư bổn và đế quốc chủ nghĩa.”
  • Phương hướng chiến lược của cách mạng: Cách mạng Đông Dương lúc đầu là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền, có tính chất thổ địa và phản đế. Sau đó sẽ tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bổn mà tranh đấu thẳng lên con đường XHCN.
  • Nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền:
    • Đánh đổ các di tích phong kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối tiền tư bổn và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để
  • Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Hai nhiệm vụ chiến lược đó có quan hệ khăng khít với nhau. Trong đó, “vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền”, là cơ sở để Đảng giành quyền lãnh đạo dân cày.
  • Lực lượng cách mạng: Công nhân, nông dân và một phần tử lao khổ ở đô thị. Giai cấp vô sản và nông dân là hai động lực chính của cách mạng trong đó giai cấp vô sản là giai cấp lãnh đạo cách mạng.
  • Lãnh đạo cách mạng: Điều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi của cách mạng là cần phải có một Đảng Cộng sản có một đường lối chính trị đúng, có kỷ luật, liên lạc mật thiết với quần chúng.
  • Phương pháp cách mạng: Để giành chính quyền phải ra sức chuẩn bị cho quần chúng về con đường "võ trang bạo động".
  • Đoàn kết quốc tế: Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mang vô sản thế giới. * Nhận xét
  • Ưu điểm: Khẳng định những vấn đề căn bản về chiến lược cách mạng.
  • Hạn chế:
  • Không nêu rõ mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam thuộc địa, không nhấn mạnh nhiệm vụ giải phóng dân tộc, mà nặng về đấu tranh giai cấp.
    • Không đề ra được một chiến lược liên minh dân tộc và giai cấp rộng rãi trong cuộc đấu tranh chống đế quốc xâm lược và tay sai.
  • Nguyên nhân của những hạn chế
  • Nhận thức chưa đầy đủ về đặc điểm của xã hội thuộc địa nửa phong kiến Việt Nam.
    • Nhận thức giáo điều và máy móc về vấn đề dân tộc và giai cấp trong cách mạng ở thuộc địa
    • Chịu ảnh hưởng trực tiếp khuynh hướng “tả” của Quốc tế Cộng sản và một số đảng cộng sản trong thời gian đó. _c. Cuộc đấu tranh khôi phục tổ chức và phong trào cách mạng, Đại hội Đảng lần thứ nhất tháng 3- 1935
  • Phong trào cách mạng 1932- 1935
  • Chủ trương của Đảng:_
  • Vạch rõ thủ đoạn của kẻ thù và đề ra các biện pháp hướng dẫn quần chúng dấu tranh.
  • Nghiêm khắc phê phán chủ trương sai lầm về thanh Đảng của Xứ uỷ Trung Kỳ, vạch ra phương hướng xây dựng Đảng.
  • 15/6/1932, công bố Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương: vạch ra nhiệm vụ đấu tranh trước mắt để khôi phục hệ thống tổ chức của Đảng và phong trào cách mạng.
  • Năm 1934, Ban chỉ huy ở ngoài của Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập lãnh đạo, chỉ đạo phong trào trong nước có chức năng, trách nhiệm như Ban Chấp hành Trung ương. - Diễn biến:
  • Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản họp 7/1935 thực hiện sự chuyển hướng chiến lược cách mạng thế giới.

. Xác định kẻ thù trước mắt: Chủ nghĩa phát xít . Xác định nhiệm vụ trước mắt: Chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ dân chủ và hòa bình . Thành lập mặt trận nhân dân rộng lớn để chống phát xít và chiến tranh phát xít. Tại các nước thuộc địa và nửa thuộc địa vấn đề thành lập mặt trận thống nhất chống đế quốc có tầm quan trọng đặc biệt.

  • Tình hình trong nước
  • Thực dân Pháp ra sức vơ vét bóc lột và khủng bố. Đời sống của tất cả giai cấp, tầng lớp nhân dân Việt Nam trở nên ngột ngạt. Mọi bộ phận xã hội đều mong muốn có những cải cách dân chủ.
  • Cách mạng Đông Dương đang hồi phục nhanh chóng. * Chủ trương đấu tranh mới của Đảng Chủ trương đấu tranh mới được đề ra trong Hội nghị lần thứ 2 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng vào ngày 26/ 7 /1936 (tại Thượng Hải, Trung Quốc) do đồng chí Lê Hồng Phong chủ trì.
  • Kẻ thù trước mắt: Bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai của chúng.
  • Nhiệm vụ trước mắt: Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hoà bình.
  • Tập hợp lực lượng: Thành lập Mặt trận nhân dân phản đế rộng rãi, bao gồm các giai cấp, đảng phái, các đoàn thể chính trị và tín ngưỡng tôn giáo khác nhau với nòng cốt là liên minh công-nông.
  • Hình thức tổ chức và biện pháp đấu tranh: Kết hợp các hình thức tổ chức và đấu tranh công khai, nửa công khai, hợp pháp, nửa hợp pháp.
  • Đoàn kết quốc tế: Đoàn kết chặt chẽ với giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản Pháp, ủng hộ Mặt trận nhân dân Pháp.
  • Nhận xét:
  • Hội nghị đã giải quyết tốt quan hệ giữa nhiệm vụ trước mắt và nhiệm vụ lâu dài của cách mạng
  • Tập hợp rộng rãi mọi lực lượng cách mạng trong dân tộc
  • Sử dụng các hình thức đấu tranh linh hoạt * Nhận thức mới của Đảng
  • Trong văn kiện Chung quanh vấn đề chiến sách mới (tháng 10/1936), Đảng nêu quan điểm: “Cuộc dân tộc giải phóng không nhất thiết phải kết chặt với cuộc cách mạng điền địa ... nếu phát triển cuộc tranh đấu chia đất mà ngăn trở cuộc tranh đấu phản đế thì phải lựa chọn vấn đề nào quan trọng hơn mà giải quyết trước”
  • Nhận xét:
  • Bước đầu khắc phục hạn chế trong Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 10/1930.
  • Phù hợp với tinh thần trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2/1930). b. Phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình * Diễn biến
  • Phong trào Đông Dương đại hội
  • Phong trào đấu tranh nghị trường
  • Phong trào đấu tranh trên lĩnh vực báo chí * Kết quả Cuộc vận động dân chủ là một cao trào cách mạng sôi nổi, có tính quần chúng rộng rãi, thực hiện mục tiêu trước mắt là chống phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do dân chủ, cơm áo và hoà bình. * Ý nghĩa
  • Lực lượng quần chúng nhân dân được tập hợp, rèn luyện và giác ngộ
  • Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng.
  • Tổ chức của Đảng được mở rộng và phát triển. *Kinh nghiệm
  • Giải quyết mối quan hệ giữa mục tiêu chiến lược và mục tiêu trước mắt
  • Xây dựng mặt trận thống nhất rộng rãi phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ chính trị, phân hoá và cô lập cao độ kẻ thù nguy hiểm nhất.
  • Kết hợp các hình thức tổ chức và phương pháp đấu tranh bí mật và công khai để tập hợp quần chúng. 3. Phong trào giải phóng dân tộc 1939- 1945 a. Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương chiến lược mới của Đảng