Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

lịch sử đảng chương 2, Schemes and Mind Maps of Commercial Law

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 LỊCH SỬ ĐẢNG 2024

Typology: Schemes and Mind Maps

2023/2024

Uploaded on 06/28/2024

huyen-ngoc-25
huyen-ngoc-25 🇻🇳

1 document

1 / 47

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
Chương 2
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN,
HOÀN THÀNH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC, THỐNG
NHẤT ĐẤT NƯỚC
(1945 - 1975)
GV: Đỗ Thị Hằng Nga
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f
pf20
pf21
pf22
pf23
pf24
pf25
pf26
pf27
pf28
pf29
pf2a
pf2b
pf2c
pf2d
pf2e
pf2f

Partial preview of the text

Download lịch sử đảng chương 2 and more Schemes and Mind Maps Commercial Law in PDF only on Docsity!

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG

Chương 2

ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN,

HOÀN THÀNH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC, THỐNG

NHẤT ĐẤT NƯỚC

GV: Đỗ Thị Hằng Nga

Chương 2

ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN,

HOÀN THÀNH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC

I. Lãnh đạo xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng, kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945-

1. Xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng 1945- 1.1. Tình hình Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám a. Thuận lợi: + Thế giới: - Chiến thắng vĩ đại của Liên Xô chống chủ nghĩa phát xít đã cứu loài người ra khỏi hoạ diệt chủng, từ đó uy tín, ảnh hưởng của Liên xô càng trở nên mạnh mẽ, sâu rộng trong giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới.

  • Với sự giúp đỡ của Liên Xô, một loạt nước ở Đông Au được giải phóng và tiến hành thiết lập chuyên chính vô sản để đi lên chủ nghĩa xã hội, hình thành hệ thống XHCN trên thế giới.
  • Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước TBCN, phong trào cách mạng giải phóng dân tộc đều phát triển rộng rãi, làm lay chuyển mạnh mẽ hệ thống thuộc địa của CNĐQ.
  • Trong nước: Cách mạng tháng Tám thành công đã đem lại cho cách mạng Việt Nam một thế và lực mới:
  • Từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập, nhân dân từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, quyết tâm giữ vững nền độc lập vừa mới giành được.
  • Chính quyền dân chủ nhân dân được thiết lập, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thật sự là một nước tự do, độc lập.
  • Đảng ta từ một Đảng hoạt động bí mật trở thành Đảng cầm quyền, uy tín lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày càng lớn. b. Khó khăn

=>Tình hình đó đặt nền độc lập dân tộc và chính quyền cách mạng non trẻ của VN trước tình thế “như ngàn cân treo sợi tóc” 1.2. Xây dựng chế độ mới và chính quyền cách mạng

  • Đứng trước tình hình nghiêm trọng như vậy, ngày 3.9.1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Hồ Chí Minh xác định 3 nhiệm vụ lớn: Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm), nhanh chóng đáp ừng yêu cầu của tình hình.
  • Ngày 25-11-1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc , nhận định tình hình và định hướng con đường đi lên của cách mạng Việt Nam sau khi giành được chính quyền.
  • Phân tích tình hình thế giới và trong nước
  • Về chỉ đạo chiến lược: “ Cuộc cách mạng dân tộc giải phóng”
  • Khẩu hiệu của cách mạng: “ Dân tộc trên hết” , ”Tổ quốc trên hết”.
  • Xác định kẻ thù, chỉ rõ kẻ thù chính lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng.
  • Về nhiệm vụ: “ củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân ”. Chỉ thị cũng đề ra nhiều biện pháp cụ thể giải quyết những khó khăn, phức tạp hiện thời của cách mạng VN.
  • Ngoại giao: Đảng chủ trương kiên trì nguyên tắc thêm bạn bớt thù, về ngoại giao phải đặc biệt chú ý “làm cho nước mình ít kẻ thù và nhiều bạn đồng minh hơn hết”; đối với Tàu Tưởng nêu chủ trương “Hoa-Việt thân thiện”, đối với Pháp “độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế”.
  • Về tuyên truyền, hết sức kêu gọi đoàn kết chống chủ nghĩa thực dân Pháp xâm lược; “đặc biệt chống mọi mưu mô phá hoại chia rẽ của bọn Trốtxkit, Đại Việt, Việt Nam Quốc dân Đảng ”
  • Ý nghĩa (Sgk) 1.3. Kết quả, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm. a. Kết quả Về chính trị, xã hội:
  • Đảng đã xây dựng được nền móng cho một chế độ xã hội mới – chế độ dân chủ nhân dân với đầy đủ các yếu tố cấu thành cần thiết. Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp được thành lập thông qua phổ thông bầu cử. _+ Đảng quyết định lãnh đạo tổng tuyển cử trong cả nước vào ngày 6.1.1946.
  • Thành lập chính phủ chính thức: ngày 2.3.1946, Quốc hội khoá I họp kỳ đầu tiên trao quyền cho chủ tịch Hồ Chí Minh thành lập chính phủ chính thức.
  • 9.11.1946, Quốc hội họp kỳ thứ 2 thông qua Hiến pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà._
  • Đi đôi với việc củng cố các cơ quan quyền lực cao nhất là quốc hội, Nhà nước, chính quyền nhân dân ở các địa phương cũng được tăng cường, củng cố và kiện toàn thêm một bước_._ Đảng ta cũng coi trọng việc xây dựng và phát triển các công cụ bạo lực của cách mạng như quân đội và công an…
  • Các đoàn thể nhân dân như Mặt trận Việt Minh, Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam (5.1946), Tổng công đoàn Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đảng xã hội Việt Nam ( 27.7.1946) được xây dựng và mở rộng…
  • Mặt trận dân tộc thống nhất tiếp tục được mở rộng nhằm tăng cường thực lực cách mạng, tập trung chống Pháp ở Nam Bộ
  • Lực lượng vũ trang cách mạng được củng cố và tổ chức lại; tích cực mua sắm vũ khí, tích trữ lương thực, thuốc men, củng cố các cơ sở và căn cứ địa cách mạng cả ở miền Bắc, miền Nam Về kinh tế- tài chính: Kinh tế
  • Nông nghiệp
  • Nhấn mạnh phát triển nông nghiệp với khẩu hiệu “không một tấc đất bỏ hoang”. Đem ruộng đất giành được của bọn đế quốc, Việt gian, ruộng công , ruộng tư chia cho nông dân để sản xuất
  • Phát động phong trào tăng gia sản xuất, tạo điều kiện cho nông dân tham gia sản xuất cứu đói
  • Các trường Đại học, phổ thông cũng được mở để đào tạo những cán bộ trung thành với Tổ quốc. 1.4. Tổ chức cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Nam Bộ, đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ

- Tổ chức kháng chiến ở miền Nam Về cuộc kháng chiến ở Nam Bộ, “Chỉ thị kháng chiến, kiến quốc” của Đảng chủ trương tiến hành chiến tranh nhân dân rộng khắp, huy động sức mạnh tại chỗ và sức mạnh của cả nước, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc để giữ vững nền độc lập thống nhất. Đảng cử đồng chí Hoàng Quốc Việt, Uỷ viên thường vụ Trung ương Đảng vào miền Nam chỉ đạo kháng chiến. Thành lập Uỷ ban kháng chiến (Chủ tịch Trần Văn Giàu) xin Trung ương Đảng cho phép kháng chiến 23.9.1945 (“Mùa thu rồi ngày 23 ta ra đi khi núi sông sơn hà nguy biến”).

  • Xây dựng lại các cơ sở trong các đô thị bị tạm chiếm, phát triển chiến tranh nhân dân. (Chiến đấu dũng cảm bằng mọi thứ vũ khí sẵn có trong tay, từ gay tầm vông vót nhọn đến súng ống lấy được của kẻ thù; bằng mọi cách đánh ở bên trong, ngăn chặn, bao vây địch từ bên ngoài thành phố suốt hơn 1 tháng; tạo điều kiện cho Nam bộ và Nam Trung bộ có thêm thời gian chuẩn bị kháng chiến).
  • Phát động phong trào cả nước ủng hộ cuộc kháng chiến của đồng bào Nam bộ, thành lập những trung đoàn Nam tiến lên đường vào Nam giết giặc. Trong “ Thư gửi đồng bào Nam bộ ngày 26.9.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “… Đồng bào Nam bộ là dân nước Việt Nam Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi… Chúng ta nhất định thắng lợi vì chúng ta có lực lượng đoàn kết của quốc dân…, vì cuộc tranh đấu của chúng ta là chính đáng ” (Hồ Chí Minh toàn tập, t.4, tr.247, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000)
  • Kết quả: Tuy không thể đánh bại kế hoạch mở rộng chiếm đóng của Pháp nhưng đã làm thất bại chiến lược “ Đánh nhanh, thắng nhanh ” của chúng (Leclerc), là hình ảnh đẹp của bức Thành đồng Tổ quốc.

Danh hiệu “Thành đồng Tổ quốc” được Bác Hồ phong tặng đồng bào miền Nam trong “Thư khen đồng bào và tường sỹ Nam bộ” 9.1950. (Hồ Chí Minh toàn tập, t.6, tr.97) Bảo vệ chính quyền non trẻ Hồ Chí Minh suy nghĩ nhiều nhất đến việc bảo vệ chính quyền cách mạng. Người thường nhắc lời của Lênin: “ Một cuộc cách mạng thật sự trước hết phải biết tự bảo vệ…”, “Việc giành chính quyền đã khó, việc giữ chính quyền còn khó hơn”… Giành chính quyền đã khó vì: Ta phải đấu tranh chống lại kẻ thù có bộ máy bạo lực (chính quyền) to lớn từ Trung ương đến địa phương, chúng không bao giờ từ bỏ chính quyền (địa vị) của mình. Như vậy, việc giành chính quyền là vô cùng khó khăn phức tạp và phải dùng bạo lực như Đảng ta đã xác định từ đầu và không tránh khỏi hy sinh vất vả. Thực tế chúng ta phải mất 15 năm mới giành được chính quyền trong điều kiện thuận lợi. Giữ chính quyền càng khó hơn vì: Phải bảo vệ chính quyền trước sự tiến công điên cuồng của kẻ thù; Xây dựng chế độ mới: Điều này đòi hỏi người cách mạng ngoài lòng dũng cảm còn phải có tri thức. Không có tri thức thì chỉ phá được cái cũ mà không xây dựng được cái mới. Vận dụng vào cách mạng tháng Tám: Ta giành chính quyền dễ nhưng hạn chế là không triệt để trấn áp kẻ thù nên chúng lẫn vào quần chúng và ngóc đầu dậy chống phá cách mạng. Vì vậy chúng ta phải giữ được chính quyền thì mới giữ được thành quả cách mạng, giữ được nền độc lập dân tộc. Đảng ta khẳng định: Việc giành chính quyền dễ bao nhiêu, việc giữ chính quyền càng khó bấy nhiêu. Những sách lược mà Đảng và Bác đã thực hiện là: *** Tạm tời hoà hoãn với quân Tưởng**

- Mục đích của ta:

  • Hết sức tránh đối đầu với hai kẻ thù cùng một lúc +Lợi dụng mâu thuẫn giữa hai tập đoàn đế quốc Anh , Pháp và Mỹ, Tưởng về vấn đề Đông Dương
  • Giảm bớt khó khăn, tập trung lực lượng đối phó với thực dân Pháp

rằng: “ Nếu có lợi cho cách mạng thì dù phải thoả hiệp với bọn kẻ cướp chúng ta cũng phải thoả hiệp”.

  • Ngày 6.3.1946, Chính phủ ta ký với đại diện Pháp ở Hà Nội bản Hiệp ước sơ bộ , tạo cơ sở cho việc đàm phán ký kết một Hiệp định chính thức. Nội dung chủ yếu.  Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà là một nước tự do nằm trong khối liên hiệp Pháp  Chấp nhận quân Pháp vào miền Bắc thay thế quân Tưởng với 15.000 quân, rút dần sau 5 năm.  Đình chỉ xung đột, tìm kiếm giải pháp hoà bình. Sau đó, Ban thường vụ trung ương tiếp tục ra chỉ thị “Hoà để tiến” nhằm thống nhất tư tưởng trong Đảng. (9.3.1946) Phía Pháp, sau khi ký Hiệp định sơ bộ, chúng tìm cách trì hoãn các cuộc đàm phán, liên tiếp gây ra các vụ vi phạm trắng trợn về chính trị (Cho ra mắt chính phủ Cộng hoà Nam kỳ tự trị, triệu tập Hội nghị liên bang Đông Dương), quân sự. Các cuộc đàm phán giữa hai bên (tại Đà Lạt và Phôngtennơblô đều bị thất bại), mối quan hệ giữa ta và Pháp ngày càng căng thẳng.
  • Với lòng thiết tha mong muốn hoà bình, tranh thủ mọi khả năng kéo dài hoà hoãn để chuẩn bị đầy đủ hơn cho cuộc kháng chiến, ngày 14.9.1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với chính phủ Pháp bản tạm ước 14.9. Đây là sự lựa chọn cần thiết và duy nhất của ta trong tình thế hết sức khó khăn lúc đó: “ Hai vấn đề chính là thống nhất và độc lập của Việt Nam còn chưa được giải quyết dứt khoát nhưng một bản tạm ước còn hơn không có điều ước gì cả” (Hồ Chí Minh). Quân Tưởng, mặc dù nhiều lần cưỡng lệnh chính phủ Trùng Khánh nhưng đến 6.1946 cũng đã rút dần hoàn toàn khỏi miền Bắc. Bọn tay sai của chúng nhanh chóng tan rã, những tên còn lại bị trừng phạt kịp thời (Vụ án ở phố Ôn Như Hầu – Hà Nội) Sự nhất quán về đường lối và các dự đoán khoa học là nét đặc trưng chủ yếu của các chủ trương, chính sách của Đảng trong giai đoạn này. Sự nghiệp đấu tranh để giữ vững chính quyền cách mạng trong những năm 45, 46 của Đảng cộng sản Đông Dương dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là một kỳ tích của lịch sử, là những

năm tháng không thể nào quên của cả dân tộc Việt Nam khi đứng lên làm chủ vận mệnh của mình. Thực tiễn lịch sử thời kỳ này cũng đem lại cho Đảng ta nhiều kinh nghiệm quý báu:

  • Về phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc
  • Về lợi dụng triệt để mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù, chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chính, về sự nhân nhượng có nguyên tắc
  • Về tận dụng khả năng hoà hoãn để xây dựng lực lượng, củng cố chính quyền nhân dân, sẵn sàng ứng phó với khả năng chiến tranh lan ra cả nước. 2. Đường lối kháng chiến toàn quốc và quá trình tổ chức thực hiện từ năm 1946 đến năm 1950 2.1. Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ và đường lối kháng chiến của Đảng a. Hoàn cảnh lịch sử Đảng và chính phủ nước Việt Nam dân chủ công hoà đã tỏ rõ thiện chí, cố gắng làm những việc có thể để đẩy lùi chiến tranh, nhưng với dã tâm cướp nước ta một lần nữa, sau khi ký Tạm ước 14.9, thực dân Pháp vẫn không chịu thi hành mà ngày càng lấn tới.
  • Liên tục khiêu khích và gây chiến đánh Hải Phòng và Lạng Sơn, gây xung đột vũ trang ở Hà Nội. Tiếp đó chiếm đóng trái phép ở Đà Nẵng, Hải Dương, tấn công vào các vùng tự do của ta ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Trong các ngày 16 và 17-12-1946, quân đội Pháp ở Hà Nội ngang nhiên tấn công đánh chiếm trụ sở Bộ Tài chính, Bộ Giao thông công chính của ta; bắn đại bác gây ra vụ thảm sát đồng bào Hà Nội ở phố Yên Ninh và Hàng Bún.
  • Gửi tối hậu thư buộc Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng, đe doạ sẽ hành động quân sự nếu những đòi hỏi đó không được thực hiện. Lịch sử đã đặt dân tộc ta trước một sự lựa chọn mới, thực tế cho thấy khả năng hoà hoãn không còn. Trong thời điểm lịch sử đó, đánh giá ý đồ chiến lược của thực dân Pháp và so sánh lực lượng ta - địch, TW Đảng đã kịp thời hạ quyết tâm phát động toàn dân kháng chiến.
  • 20h ngày 19.12.1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng

+ Kháng chiến toàn dân: Toàn dân tham gia đánh giặc (là đem toàn bộ sức dân, tài dân, lực dân; động viên toàn dân tích cực tham gia kháng chiến ) với quân đội nhân dân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc. + Kháng chiến toàn diện: Kháng chiến trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá, ngoại giao. Trong đó mặt trận quân sự, đấu tranh vũ trang giữ vai trò mũi nhọn, mang tính quyết định + Kháng chiến lâu dài: Đó là quá trình vừa đánh vừa xây dựng và phát triển lực lượng của ta, từng bước làm thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho ta, lấy thời gian là lực lượng vật chất để chuyển hóa yếu thành mạnh. Kháng chiến lâu dài nhưng không có nghĩa là kéo dài vô thời hạn mà phải luôn tranh thủ, chớp thời cơ + Dựa vào sức mình là chính: Không ngừng phát huy sức mạnh toàn dân tộc, phải lấy nguồn nội lực của dân tộc, phát huy nguồn sức mạnh vật chất, tinh thần vốn của trong nhân dân ta làm chỗ dựa chủ yếu, nguồn lực chủ yếu của cuộc chiến tranh nhân dân. Trên cơ sở đó, để tìm kiếm, phát huy cao độ và có hiệu quả sự ủng hộ, giúp đỡ tinh thần và vật chất của quốc tế khi có điều kiện. Lấy độc lập, tự chủ về đường lối là yếu tố quan trọng hàng đầu.

  • Ý nghĩa : Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và đường lối kháng chiến của Đảng là hoàn toàn đúng đắn, trở thành ngọn cờ dẫn đường, chỉ lối, động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta tiến lên. Đường lối đó được nhân dân ủng hộ, hưởng ứng trong suốt quá trình kháng chiến và trở thành một nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp. 2.2. Tổ chức, chỉ đạo cuộc kháng chiến từ năm 1947 đến năm 1950 Ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến, quân và dân Nam Bộ và Nam Trung bộ đã ngoan cường chống lại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của bọn thực dân. Dựa vào lực lượng kháng chiến ngày càng tăng, nhất là sự phát triển hợp lý của 3 thứ quân, Đảng đã chỉ đạo đấu tranh vũ trang; từng bước đi từ đánh nhỏ, từ chiến tranh du kích phát triển lên chiến tranh chính quy, kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy ngày càng chặt chẽ trên từng mặt trận, từng chiến dịch và trên phạm vi cả nước, phát triển thế chiến lược phản công.
  • Đánh bại chiến lược “Đánh nhanh thắng nhanh”.
  • Với tinh thần chiến đấu dũng cảm (60 ngày đêm), chúng ta đã giam chân địch trong thành phố từ 1- 3 tháng, tiêu diệt 2000 tên địch, Cơ quan Đảng và Chính phủ lên Việt Bắc an toàn.
  • Bộ đội chính quy phát triển lên hơn 12 vạn quân và 1 triệu quân tự vệ, kết nạp Đảng viên “Lớp tháng Tám” (cuối năm 1947 có 70.000 Đảng viên).
  • Ngày 7.10.1947 thực dân Pháp huy động 12.000 quân tinh nhuệ chia thành nhiều mũi tiến công lên Việt Bắc hòng tiêu diệt cơ quan đầu não của ta, tiêu diệt quân chủ lực, phá hoại kho tàng, xưởng máy, bao vây khoá chặt biên giới… với hy vọng kết thúc chiến tranh sớm. Ngày 15.10.1947 Ban thường vu TW Đảng ra Chỉ thị “ phá tan cuộc tiến công mùa Đông của giặc Pháp ’, ta đã mở chiến dịch Việt Bắc thu Đông đập tan âm mưu “ đánh nhanh thắng nhanh ” (buộc chúng phải sa vào chiến lược lâu dài bất lợi cho chúng). Đây có thể coi là chiến dịch mở đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Sau chiến thắng Việt Bắc năm 1947, chiến tranh du kích đã phát triển rộng khắp vùng tạm chiến, bộ đội chủ lực, dân quân, du kích trưởng thành nhanh chóng.
  • Đánh bại chiến lược “đánh lâu dài”.
  • Bị thất bại trong chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh”, thực dân Pháp buộc chuyển hướng sang “ đánh lâu dài ” với âm mưu “ lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt trị người Việt ”. Chúng ráo riết bình định vùng tạm chiếm, đẩy mạnh xây dựng chính phủ bù nhìn, mở rộng nguỵ quân. Nhận định đúng tình hình sau thắng lợi Việt Bắc, Hội nghị Ban chấp hành TW mở rộng (1.1948) đã họp, đề ra các biện pháp về chính trị, kinh tế, văn hoá, đặc biệt chú trọng đẩy mạnh chiến tranh du kích, coi “Du kích là chính, vận động chiến là phụ trợ”. Thực hiện chủ trương của Đảng, phong trào Tổng phá tề, kết hợp phong trào nổi dậy của quần chúng với các cuộc tiến công quân sự của dân quân, du kích và bộ đội chủ lực đã làm cho chính quyền địch bị tan rã từng mảng, thu hẹp vùng chiếm đóng của chúng.
  • Tích cực xây dựng lực lượng về mọi mặt:

 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao đổi ý kiến, tranh thủ sự đồng tình của ủng hộ và giúp đỡ của nhiều nước trên thế giới, nhất là Liên Xô và Trung Quốc (đầu năm 1950 Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm Trung Quốc, Liên Xô)  Chính phủ tuyên bố sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trên thế giới trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền quốc gia Việt Nam. Mối quan hệ truyền thống, liên minh chiến đấu 3 nước Đông Dương được tăng cường.

  • Xây dựng bộ đội chủ lực. Bộ đội chủ lực phát triển nhanh. Tháng 11.1949 HCM ra sắc lệnh nghĩa vụ quân sự, đưa quân số lên 23 vạn người ( _Năm 1949, Trung ương Đảng quyết định thành lập đại đoàn quân chủ lực đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam – đại đoàn 308)
  • 3 người = 1 tổ – trung đội – đại đội (3 trở lên) – tiểu đoàn (4 đại đội) – trung đoàn (1 số) – sư đoàn ( 2 trung đoàn trở lên) – quân đoàn ( chống Mỹ có khi 4F do tăng cường kỹ thuật). Đại đoàn (chỉ trong chống Pháp, tương đương sư đoàn, = 2 sư đoàn trở lên)._ Lực lượng ba thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích) được phát triển nhanh chóng và trưởng thành về mọi mặt.
  • Công tác xây dựng Đảng:  Công tác xây dựng Đảng được chú trọng, hàng chục vạn cán bộ, chiến sĩ lược lượng vũ trang, công nhân, nông dân, tri thức ưu tú qua thử thách được kết nạp vào Đảng (trong 2 năm 1948, 1949, kết nạp được hơn 50.000 đảng viên mới)  Các tổ chức cơ sở Đảng được xây dựng ở hầu khắp làng xã, xí nghiệp, cơ quan và lực lượng vũ trang - > được tôi luyện, trưởng thành và thật sự là hạt nhân lãnh đạo kháng chiến ở các địa phương.  Công tác giáo dục chính trị và đạo đức cách mạng cho Đảng viên phát triển mạnh  Đảng chỉ đạo tiếp tục phát triển mạnh chiến tranh du kích để “biến hậu phương của địch thành tiền phương của ta”.

* Chiến thắng Biên giới (9.1950) Tháng 6.1950 Ban thường vụ Trung ương Đảng chủ trương mở chiến dịch Biên giới nhằm mục đích tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, mở rộng và củng cố căn cứ địa miền Bắc, tạo điều kiện đẩy mạnh cuộc kháng chiến. Chiến dịch bắt đầu mở màn vào ngày 16.9.1950 và kết thúc 15.10.1950, ta đã tiêu diệt và bắt sống 8.000 tên địch, thu 3000 tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh, giải phóng hoàn toàn biên giới từ Cao Bằng đến Đình Lập, nối liền Việt Nam với các nước XHCN. Chiến dịch Biên giới thắng lợi to lớn, vượt qua mọi dự kiến của ta. Thắng lợi của chiên dịch Biên giới đã giáng một đòn nặng nề vào ý chí xâm lược của địch. Thắng lợi đã tạo ra một bước chuyển lớn đưa cuộc kháng chiến vào giai đoạn mới. (từ hình thái chiến tranh du kích lên chiến tranh chính quy, kết hợp chiến tranh chính quy với chiến tranh du kích ở trình độ cao hơn, chủ động tiến công và phản công, tiến lên giành nhiều thắng lợi).

3. Đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến thắng lợi 1951- 3.1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II và Chính cương của Đảng (2-1951) a. Hoàn cảnh đại hội. Đại hội toàn quốc lần thứ 2 của Đảng họp trong lúc hoàn cảnh quốc tế và trong nước có nhiều chuyển biến lớn. * Thế giới:

  • Sự hình thành và lớn mạnh của các nước Xã hội chủ nghĩa, nhất là sự ra đời của của nhà nước CHND Trung Hoa, là thay đổi tương quan lực lượng trên trường quốc tế có lợi cho hoà bình và cách mạng.
  • Từ năm 50 trở đi, ba dòng thác cách mạng trên thế giới phát triển hết sức mạnh mẽ. _+ Phong trào xây dựng CNXH trong các nước XHCN
  • Phong trào giải phóng dân tộc và độc lập dân tộc
  • Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước TBCN giành dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã hội._

Báo cáo của Tổng Bí thư Trường Chinh đã trình bày toàn bộ đường lối cách mạng Việt Nam. Nội dung cơ bản của báo cáo được phản ánh trong Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam. Cụ thể là các vấn đề:

  • Tính chất của xã hội Việt Nam : 3 tính chất: dân chủ nhân dân, một phần thuộc địa và nửa phong kiến.
  • Nhiệm vụ cơ bản hiện nay của cách mạng Việt Nam là: Đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất thật sự cho dân tộc, xoá bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng; phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho CNXH. Ba nhiệm vụ đó có mối quan hệ khăng khít với nhau, song nhiệm vụ chính lúc này là hoàn thành giải phóng dân tộc.
  • Động lực của cách mạng bao gồm giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tiểu tư sản và tư sản dân tộc. Ngoài ra còn có những thân sĩ yêu nước, tiến bộ. Nền tảng là công nhân, nông dân. Giai cấp công nhân là người lãnh đạo cách mạng.
  • Tính chất của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này là cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân. Triển vọng của cách mạng Việt Nam nhất định sẽ tiến lên CNXH
  • Con đường đi lên CNXH : đó là quá trình đấu tranh lâu dài, trải qua 3 giai đoạn: +gđ 1: nhiệm vụ chủ yếu phải hoành thành giải phóng dân tộc +gđ 2: nhiệm vụ chủ yếu là xoá bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, thực hiện triệt để người cày có ruộng, phát triển kỹ nghệ, hoàn thành chế độ dân chủ nhân dân +gđ 3: nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng cơ sở cho CNXH, tiến lên thực hiện CNXH.
  • Nội dung của Chính cương còn nêu ra 15 chính sách lớn của Đảng trong giai đoạn hiện ta nhằm tiếp tục đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi và đặt cơ sở kiến thiết quốc gia, thực hiện chế độ dân chủ nhân dân ở Việt Nam, làm tiền đề tiến lên chủ nghĩa xã hội.
  • Đại hội nhất trí tán thành tách ra thành 3 Đảng ở 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Ở Việt Nam lấy tên là Đảng lao động Việt Nam_._ Đại hội đã thông qua Điều lệ mới của Đảng, bầu Ban chấp hành Trung ương, Bộ chính trị, Ban bí thư. Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Đảng, Trường Chinh được bầu làm Tổng bí thư.

Đại hội II thành công là một bước tiến mới của Đảng về mọi mặt, là “Đại hội kháng chiến kiến quốc”, “thúc đẩy kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn và xây dựng Đảng Lao động Việt Nam” 3.2. Đẩy mạnh phát triển cuộc kháng chiến về mọi mặt (Sgk)

4. Ý nghĩa lịch sử và kinh nghiệm của Đảng trong lãnh đạo kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mỹ.

4.1. Ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến

  • Thắng lợi của cuộc kháng chiến đưa đến việc giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo tiền đề về chính trị- xã hội quan trọng để Đảng quyết định đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng, bảo vệ vững chắc miền Bắc thành hậu phương lớn, chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam.
  • Thắng lợi này có ý nghĩa lịch sử quan trọng đối với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc Việt Nam, có tính lan tỏa rộng lớn trong khu vực và mang tầm vóc thời đại sâu sắc.
  • Lần đầu tiên trong lịch sử phong trào giải phóng dân tộc, một nước thuộc địa nhỏ bé đã đánh thắng một cường quốc thực dân - Thắng lợi này có tác dụng cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ ở các châu lục Á, Phi, Mỹ Latinh. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “ Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địch nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi của các lực lượng hoà bình, dân chủ và XHCN trên thế giới…”. 4.2. Kinh nghiệm của Đảng về lãnh đạo kháng chiến
  • Một là, đề ra đường lối đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn lịch sử của cuộc kháng chiến ngay từ những ngày đầu. Đường lối cơ bản là “kháng chiến và kiến quốc”; kháng chiến toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh là chính.
  • Hai là, kết hợp chặt chẽ và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ cơ bản vừa kháng chiến vừa kiến quốc, chống đế quốc và chống phong kiến