Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 2023, Cheat Sheet of History

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Typology: Cheat Sheet

2022/2023

Uploaded on 04/10/2024

hoang-anh-nguyen-21
hoang-anh-nguyen-21 🇻🇳

2 documents

1 / 19

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13

Partial preview of the text

Download Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 2023 and more Cheat Sheet History in PDF only on Docsity!

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG

SẢN VIỆT NAM

Lớp : N15.TL Nhóm : 03

Hà Nội – 2024

3

Phan Ngọc Nhi – 473314

Nội dung phần III X^ X^ X^ X^ X^ A

4

Ngô An Khánh 473315

Nội dung phần I X^ X^ X^ X^ X^ A

5

Trần Đức Minh Hoàng 473316

Mở đầu, kết luận, powerpoint

X X X X X A

6

Nguyễn Huy Anh 473317

Nội dung phần II X^ X^ X^ X^ X^ A

7

Nguyễn Hoàng Anh 473318

Nội dung phần II, word

X X X X X A

NHÓM TRƯỞNG

NGUYỄN HOÀNG ANH

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...................................................................................................... 5

NỘI DUNG................................................................................................... 5

I. Giới thiệu chung về Đại hội lần thứ V (3-1982) của Đảng................ 5 II. Phân tích quan điểm của Đảng coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu tại Đại hội V (3-1982)........................................................................ 6

**1. Cơ sở cho việc coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu................... 6

  1. Nội dung quan điểm.......................................................................... 8
  2. Kết quả vận dụng quan điểm......................................................... 10 III. Liên hệ vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn hiện nay.......................................................................................... 11
  3. Sự vận dụng quan điểm coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu với vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn hiện nay................................................................................................ 11
  4. Bài học kinh nghiệm cho sự phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn hiện nay................................................. 14 KẾT LUẬN................................................................................................ 15 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................. 16**

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội xác định nước ta ở chặng đường đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và chỉ rõ nội dung công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Trước mắt phải coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, phải ra sức phát triển hàng tiêu dùng... Đại hội đã đề ra một số chủ trương về điều chỉnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, để phát triển kinh tế - xã hội, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam, thể hiện cụ thể trong kế hoạch 5 năm 1981-1985, nhằm cơ bản ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân.^1 Đại hội xác định nhiệm vụ cơ bản của công tác tư tưởng là: Vũ trang cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa xã hội khoa học, xây dựng ý thức kiên cường, quyết tâm sắt đá và trình độ hiểu biết cần thiết để làm tròn cả hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Về các nhiệm vụ cụ thể, trước hết là: làm quán triệt đường lối các mạng xã hội chủ nghĩa, nâng cao lập trường của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh giữa hai con đường. II. Phân tích quan điểm của Đảng coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu tại Đại hội V (3-1982)

1. Cơ sở cho việc coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu Trước hết về cơ sở lý luận, V.I.Lênin đã kế thừa quan điểm, tư tưởng của Ph.Ăngghen trong Tác phẩm Vấn đề nông dân ở Pháp và Đức coi nông dân đều là một nhân tố rất cơ bản của dân cư, của nền sản xuất và lực lượng chính trị để đưa ra luận điểm nổi tiếng sâu sắc “Phải bắt đầu từ nông dân. Người nào không hiểu điều đó, người nào có ý coi đưa vấn đề nông dân lên hàng đầu như thế là một sự “từ bỏ” hoặc tương tự như sự từ bỏ chuyên chính vô sản, thì chẳng qua chỉ là vì người đó không chịu suy nghĩ kỹ càng vấn đề đó và bị lời nói trống rỗng chi phối”. Luận điểm của V.I.Lênin cho ta thấy một số vấn đề sau: 1) Để phát triển kinh tế, giữ vững (^1) https://vtv.vn/chinh-tri/dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-v-tat-ca-vi-to-quoc-xhcn-vi-hanh- phuc-cua-nhan-dan-20200604211118282.htm, truy cập ngày 12/1/

ổn định chính trị, xã hội phải bắt đầu từ khôi phục nền nông nghiệp, cải thiện đời sống của người nông dân ở nông thôn; 2) Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa thành thị và nông thôn;

  1. Có cơ chế, chính sách đúng đắn, phù hợp, hiệu quả, động viên, khuyến khích người nông dân vào hợp tác xã^2. Trung thành và vận dụng sáng tạo quan điểm, tư tưởng các nhà kinh điển Mác - Lênin vào điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra các quan điểm về phát triển như sau: Thứ nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu, nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”^3. Tuy nhiên, nông nghiệp không thể tách rời với các ngành kinh tế khác, nông nghiệp phải là một bộ phận trong chỉnh thể nền kinh tế quốc dân bởi lực lượng sản xuất phát triển, phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc, trình độ chuyên môn hóa, tập trung hóa sản xuất được nâng cao thì các khâu sản xuất ra nông sản cuối cùng càng có liên quan mật thiết với nhau và dẫn đến việc hình thành các mối liên kết giữa các ngành với nhau. Thứ hai, tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp toàn diện. Phát triển nông nghiệp toàn diện tức là phải đảm bảo cho sự phát triển trên tất cả các lĩnh vực. Chẳng hạn như trồng cây lâm nghiệp xen lẫn cây ăn quả và cây dược liệu. Triển khai trồng trọt, chăn nuôi tại các vùng nước ngập mặn làm cho kinh tế phát triển một cách đa dạng, thu hút đầu tư, thúc đẩy kinh tế. Thứ ba, phát triển nông nghiệp phải quan tâm đến lợi ích của nông dân. Nông dân là chủ thể chính trong nền kinh tế nông nghiệp. Vì vậy để phát huy vai trò quan trọng của nông dân, cán bộ, tổ chức các ban, ngành, địa phương phải thực hiện các kế hoạch vận động nông dân để họ tham gia

(^2) Tạp chí điện tử Lý luận chính trị, “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa XIII của Đảng”, truy cập ngày 10/1/ (^3) Cổng thông tin điện tử tỉnh Tuyên Quang, “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào phát triển nông nghiệp”, truy cập ngày 16/1/

công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong một cơ cấu công - nông nghiệp hợp lý^4. Nội dung đó phản ánh đúng bước đi của công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, phù hợp với thực tiễn nước ta; nhằm khai thác, phát huy thế mạnh, tiềm năng của đất nước về lao động, đất đai, ngành nghề... giải quyết đúng đắn mối quan hệ công nghiệp với nông nghiệp làm cơ sở để thực hiện nhiệm vụ chủ yếu của chặng đường đầu tiên, tạo ra những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo. Đại hội V đã thông qua những nhiệm vụ kinh tế, văn hóa và xã hội, tăng cường Nhà nước xã hội chủ nghĩa, chính sách đối ngoại. Tiếp tục nâng cao tính giai cấp công nhân, tính tiên phong của Đảng, xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, làm cho Đảng luôn giữ vững bản chất cách mạng và khoa học, một Đảng thực sự trong sạch, có sức chiến đấu cao, gắn bó chặt chẽ với quần chúng. Quan điểm “Nông nghiệp là mặt trận hàng đầu” tiếp tục được khẳng định trong Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá V) về phương hướng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 1983 và mức phấn đấu đến năm 1985 và được thể hiện rõ thông qua Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 10/12/1982 bao gồm các nội dung đẩy mạnh đầu tư cho cơ sở hạ tầng để phục vụ, phát triển nông nghiệp: Khẩn trương sắp xếp lại cơ sở sản xuất, cố gắng cung ứng thêm năng lượng và nguyên liệu để tận dụng công suất thiết bị hiện có nhằm phục vụ tốt nông nghiệp và các hoạt động kinh tế khác^5 ; Nắm cho được lao động, quản lý chặt chẽ lao động, phấn đấu giải quyết việc làm cho người lao động hướng vào sản xuất nông nghiệp, đẩy

(^4) https://daihoidang.vn/phuong-huong-nhiem-vu-va-nhung-muc-tieu-chu-yeu-ve-kinh-te-va-xa- hoi-trong-5-nam-1981-1985-va-nhung-nam-80/442.vnp 5 , truy cập ngày 13/1/ thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá V) về phương hướng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội nămBáo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, “Nghị quyết số 06 - NQ/TW ngày 10/12/1982, Hội nghị lần 1983 và mức phấn đấu đến năm 1985”, truy cập ngày 13/1/

mạnh chăn nuôi, mở mang ngành nghề, khai thác lâm nghiệp, ngư nghiệp, phát triển thủ công nghiệp, tiểu công nghiệp và dịch vụ ở thành phố. Nghị quyết số 30-NQ/TW 6 ngày 17/12/1985, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa V) về phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch kinh tế, xã hội năm 1986. Phương hướng và nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch năm 1986 là: Tiếp tục coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, trước hết là tăng nhanh lương thực, thực phẩm, phát triển mạnh sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu và các ngành công nghiệp nặng then chốt phục vụ nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và giao thông vận tải. Đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu và kinh tế đối ngoại.

3. Kết quả vận dụng quan điểm Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, sản xuất cũng gặp những khó khăn đáng kể. Vào cuối những năm 70, sản xuất bị giảm sút cùng với những sai lầm trong bố trí cơ cấu kinh tế, nhất là bố trí đầu tư và xây dựng cơ bản của 5 năm 1976 - 1980, đã để lại hậu quả nặng nề. Tuy nhiên, nhân dân ta đã anh dũng phấn đấu, khắc phục khó khăn, vượt qua trở ngại nhằm thực hiện những nhiệm vụ và mục tiêu do Đại hội lần thứ V của Đảng vạch ra và đạt được những thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp , đã ngăn chặn được đà giảm sút của những năm 1979-1980, từ năm 1981 đến nay, đạt được nhiều tiến bộ rõ rệt. Nông nghiệp tăng bình quân hằng năm 4,9% so với 1,9% hằng năm của thời kỳ 1976 - 1980. Sản xuất lương thực có bước phát triển quan trọng, mức bình quân hằng năm từ 13,4 triệu tấn trong thời kỳ 1976 - 1980 đã tăng lên 17 triệu tấn trong thời kỳ 1981 - 1985. Sản xuất công nghiệp tăng bình quân hằng năm 9,5% so với 0,6% hằng năm trong thời kỳ

(^6) Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, “Nghị quyết số 30 - NQ/TW ngày 17/12/1985, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa V) về phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch kinh tế, xã hội năm 1986”, truy cập ngày 13/1/

công nghiệp nặng trong giai đoạn này cần làm có mức độ, vừa sức, nhằm phục vụ thiết thực, có hiệu quả cho nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Đại hội V coi đó là nội dung chính của công nghiệp hóa trong chặng đường trước mắt. Đây là sự điều chỉnh rất đúng đắn mục tiêu và bước đi của công nghiệp hóa, phù hợp với thực tiễn Việt Nam^7. Tuy nhiên, do chủ quan, nóng vội, duy ý chí, bất chấp quy luật khách quan, và cả do sự hạn chế về trình độ nhận thức, cho nên trong một giai đoạn khá dài chúng ta đã xác định sai bước đi. Trải qua các kỳ đại hội Đảng, đường lối, quan điểm của Đại hội V được nhận thức ngày càng sâu sắc và sát với thực tiễn đất nước hơn trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, thời cơ, vận hội đan xen với nguy cơ, thách thức, ảnh hưởng của dịch bệnh, biến đổi khí hậu, xung đột tranh chấp chủ quyền giữa các nước tác động mạnh đến thị trường thế giới, tới sức mua, giá các mặt hàng của sản xuất nông nghiệp lên cao; cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tiếp tục phát triển đặt ra cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn phải đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả… Đại hội XIII của Đảng tiếp tục chỉ rõ: Phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn tiếp tục là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh^8. Điểm nổi bật là Đảng ta đã xác định mối quan hệ giữa nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh bằng các biện pháp cụ thể như cơ chế chính sách phát triển, ưu tiên khoa học - công nghệ, gắn nông nghiệp với công nghiệp và thị trường.

(^7) Trường chính trị tỉnh Cà Mau, “Tư tưởng Hồ Chí Minh về công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn - vận dụng của Đảng ta”, truy cập ngày 17/1/2024 8 Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính, “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng”, truy cập ngày 18/1/

Nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn bao hàm hai vế. Vế thứ nhất, đó là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp. Đây là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu của khoa học - công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa trên thị trường. Ởv ế thứ hai, đó là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Đây là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái; tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; xây dựng nông thôn dân chủ, công bằng, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ở nông thôn. Hơn 30 năm đổi mới và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nước ta tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn nói riêng đạt được nhiều thành tựu to lớn. Những kết quả to lớn đó cho thấy đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của Đảng ta là đúng đắn, đó là kết quả của sự kế thừa và vận dụng sáng tạo những tư tưởng, về xây dựng, phát triển kinh tế của Hồ Chí Minh nói chung và những tư tưởng của Người về công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn nói riêng vào điều kiện thực tiễn của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt là quan điểm coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu đã được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định : “Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã xác định, nông nghiệp là lợi thế quốc gia, là trụ đỡ của nền kinh tế. Nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công

trong tư duy và hành động để thực sự là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.

KẾT LUẬN

Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích về quan điểm coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu được xác định tại Đại hội V (3-1982) của Đảng, nhóm chúng tôi đã đưa ra những quan điểm phân tích dựa trên cơ sở, nội dung và kết quả của việc vận dụng quan điểm này trên thực tế. Chính quan điểm này đã giúp công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa tiến bước trên đà phát triển, đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên và đại bộ phận nông dân Nam Bộ đi vào con đường sản xuất tập thể, tiếp tục tiến bộ trong sự nghiệp xây dựng cuộc sống mới. Bên cạnh đó, nhóm cũng đã đưa ra những liên hệ thực tiễn với vấn đề nông nghiệp nông thôn hiện nay thể hiện thông qua sự vận dụng quan điểm này trong vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nông nghiệp nông thôn cũng như rút ra bài học kinh nghiệm cho sự phát triển đó.