Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

kỹ năng thực hành pháp luật tại trường ĐH Luật TP.HCM, Slides of Law

kỹ năng thực hành pháp luật tại trường ĐH Luật TP.HCM

Typology: Slides

2021/2022

Uploaded on 01/04/2023

Msnguyen-nguyen
Msnguyen-nguyen 🇻🇳

4.8

(4)

7 documents

1 / 66

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
MÔN HỌC KỸ NĂNG THỰC HÀNH PHÁP LUẬT
Chuyên đề 1:
ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT
2/14/2021 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f
pf20
pf21
pf22
pf23
pf24
pf25
pf26
pf27
pf28
pf29
pf2a
pf2b
pf2c
pf2d
pf2e
pf2f
pf30
pf31
pf32
pf33
pf34
pf35
pf36
pf37
pf38
pf39
pf3a
pf3b
pf3c
pf3d
pf3e
pf3f
pf40
pf41
pf42

Partial preview of the text

Download kỹ năng thực hành pháp luật tại trường ĐH Luật TP.HCM and more Slides Law in PDF only on Docsity!

MÔN HỌC KỸ NĂNG THỰC HÀNH PHÁP LUẬT

Chuyên đề 1:

ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT

2/14/2021 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM

“Chức năng cao cả của luật sư là bảo vệ công lý, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. Để làm tròn trọng trách đó, mỗi luật sư phải không ngừng rèn luyện, nâng cao đạo đức nghề nghiệp. Đạo đức hành nghề luật sư cần được các luật sư đảm bảo trong suốt và toàn bộ hoạt động của mình trong quan hệ với khách hàng, với cơ quan tố tụng cũng như trong quan hệ với đồng nghiệp.” ( Luật sư Nguyễn Huy Thiệp, Đoàn Luật sư TP Hà Nội)

Luật sư Hoàng Cao Sang: Vào khoảng cuối năm 2004 , tôi được chỉ định bào chữa cho bị cáo H.T.M tại phiên toà phúc thẩm trong vụ án giết người, cướp tài sản. Sau khi nghiên cứu hồ sơ tôi nhận thấy còn nhiều vấn đề mà phiên toà sơ thẩm chưa làm rõ, chứng cứ buộc tội không rõ ràng... nhưng lại chỉ còn hai ngày nữa là đến ngày xét xử, nên tôi đã làm đơn xin hoãn phiên toà để tôi có thời gian nghiên cứu hồ sơ và làm rõ một số vấn đề.

Cứ chắc mẩm rằng đơn đề nghị hoãn phiên toà được chấp nhận, nào ngờ ba ngày sau một tờ báo nọ đưa tin “H.T.M đã bị toà phúc thẩm y án sơ thẩm với hình phạt cao nhất là tử hình”. Sau khi đọc được tin này, tôi đã gọi điện thoại cho luật sư V. là người trực tiếp tham gia bào chữa cho bị cáo H.T.M tại phiên toà hôm đó hỏi tại sao anh làm như vậy, thì vị luật sư này trả lời “Hôm qua tôi bào chữa cho bị cáo trong một vụ án khác, nhưng cùng hội đồng xét xử và cùng ngày với vụ án H.T.M nên toà nhờ tôi bào chữa dùm cho bị cáo H.T.M luôn, để toà xử cho xong!”.

  • Trong hợp đồng thể hiện thù lao của luật sư chỉ 15 triệu đồng, trong khi chi phí lại đến 120 triệu đồng. Ngay sau khi ký hợp đồng, phía bà L. đã thanh toán 70 triệu đồng cho luật sư H. và số tiền còn lại sẽ thanh toán khi đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm (hiện chưa thanh toán). Theo thỏa thuận, phía Công ty Luật T. sẽ bào chữa và bảo vệ quyền lợi theo quy định của pháp luật để bị cáo được hưởng mức án thấp nhất. Điều đáng nói, phần cuối của hợp đồng còn có phần phụ chú, viết bằng tay với nội dung: “Nếu ông M. không được hưởng án treo bên B (Công ty Luật T. - PV) sẽ hoàn lại số tiền chi phí đã nhận”. Bên dưới còn có chữ ký, ghi tên H.
  • Tuy nhiên, sau đó ông M. bị TAND tỉnh Vĩnh Long xử ba năm tù giam. Trước kết quả này, bà L. đòi luật sư H. hoàn trả lại số tiền chi phí ( 55 triệu đồng - PV) nhưng không được. Từ đó, bà L. gửi đơn khiếu nại đến Sở Tư pháp, Đoàn Luật sư TP Cần Thơ cho rằng luật sư H. đã hứa hẹn kết quả nhưng không đạt được thì chây ì không trả lại tiền theo thỏa thuận. (Pháp luật online, http://phapluattp.vn/thoi-su/xa-hoi/bao-cai-bat-thanh- luat-su-bi-niu-ao- 551506 .html, truy cập 8 / 6 / 2015 )

Áp dụng pháp luật

  • Công ty Ánh Dương kinh doanh taxi (thương hiệu Vinasun taxi). Ngày 26 - 11 - 2011 , công ty niêm yết bảng giá tại quầy bán vé khu vực quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất là Vinasun 7 USD/Card. Vì hành vi này, tháng 1 - 2012 , công ty đã bị Chánh thanh tra Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra quyết định xử phạt hành chính 500 triệu đồng. Không đồng ý, công ty khởi kiện yêu cầu TAND TP.HCM hủy quyết định xử phạt của phía Thanh tra.
  • Áp dụng Nghị định số 202 / 2004 /NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng ban hành ngày 10 / 12 / 2004 , mức phạt từ 5 – 12 triệu đồng
  • Nghị định 95 / 2011 /NĐ-CP ngày 20 / 10 / 2011 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 202 / 2004 /NĐ-CP ngày 10 / 12 / 2004 về xử phát vi phạm hành chính trong lĩnh vực ngân hàng (Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành) , mức phạt đến 500 triệu đồng.

Đặt vấn đề

**1. Tại sao phải suy nghĩ về đạo đức và nghề nghiệp?

  1. Công lý là gì? Công lý cho ai?
  2. Bạn muốn trở thành luật sư như thế nào?**

NỘI DUNG I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT

  1. Khái niệm đạo đức và đạo đức nghề luật
  2. Sự cần thiết của đạo đức trong hành nghề luật
  3. Vai trò của đạo đức trong việc hành nghề luật
  4. Các nghề luật cơ bản ở Việt Nam II. QUY TẮC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHỆP LUẬT SƯ VIỆT NAM
  5. Yêu cầu chung về đạo đức nghề luật
  6. Quan hệ với khách hàng
  7. Quan hệ với đồng nghiệp
  8. Quan hệ với cơ quan tiến hành tố tụng
  9. Quan hệ với các cơ quan nhà nước khác

**1. Khái niệm đạo đức và đạo đức nghề luật

  1. 1 Khái niệm đạo đức**
  • Thuật ngữ đạo đức (ethics) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp (ethos) và từ tiếng Latin (mores) có nghĩa là những quy ước về tương tác giữa con người với nhau.
  • Theo triết học, đạo đức được xác định là những gì tốt đẹp cho cá nhân và xã hội. Bên cạnh đó, nó cũng xác định trách nhiệm giữa con người với nhau.
  • Theo quan điểm phương đông, đạo là con đường, đường đi. Đạo còn có nghĩa là con đường sống của con người trong xã hội. Còn đức dùng để nói đến nhân đức, đức tính và nhìn chung đức là nguyên tắc luân lý.
  • Trong Từ điển tiếng Việt, đạo là “đường lối, nguyên tắc mà con người có bổn phận giữ gìn và tuân theo trong cuộc sống xã hội”; đức là “cái biểu hiện tốt đẹp của đạo lý trong tính nét, tư cách, hành động của con người” và đạo đức là “ những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người với nhau và đối với xã hội ”.

1. 2 Khái niệm đạo đức nghề luật

  • Đạo đức nghề nghiệp Đạo đức nghề nghiệp là những nguyên lý, tiêu chuẩn của hành vi và trách nhiệm nghề nghiệp. Nói đạo đức nghề nghiệp là nói đến những chuẩn mực khi hành nghề, bao gồm cả thử thách và cả những vấn đề mang tính “tiến thoái lưỡng nan” nhìn từ phạm trù đạo đức.
  • Từ điển Triết học Cambridge định nghĩa đạo đức nghề nghiệp như sau: “Một thuật ngữ xác định một hay nhiều ( 1 ) giá trị đạo đức chính đáng điều chỉnh hành vi nghề nghiệp; ( 2 ) các giá trị đạo đức định hướng nhóm người cùng ngành nghề cho dù những giá trị này được xác định như (a) nguyên tắc hành vi đạo đức được quy định bởi cộng đồng nghề nghiệp hay (b) niềm tin thực tế và hành vi của người hành nghề...”