


Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
de cuong kinh te chinh tri on tap ket thuc mon danh cho sinh vien bac dai hoc
Typology: Cheat Sheet
1 / 4
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
Ôn Tập tự luận môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin
1. Nền kinh tế thị trường “ Trong nền kinh tế thị trường hiện đại ở mọi quốc gia trên thế giới, nhà nước đều phải can thiệp (điều tiết) vào quá trình phát triển kinh tế của đất nước nhằm khắc phục những hạn chế, khuyết tật của kinh tế thị trường và định hướng chúng theo mục tiêu đã định Từ lý luận của kinh tế chính trị Mác - Lênin: a. SV hãy phân tích ưu thế và khuyết tật của nền kinh tế thị trường để làm rõ luận điểm trên. b. Đề xuất những biện pháp để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở địa phương bạn sinh sống. Dàn ý: 1/ Từ nhận định của đề, sinh viên dẫn luận tới khái niệm nền kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. 2/ Trình bày Ưu thế và khuyết tật của nền kinh tế thị trường:
sức lao động. 2/ Giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động
của nền kinh tế thị trường nói chung, vừa mang nhữngđặc trưng riêng của Việt Nam. Đây là mô hình kinh tế thị trường phù hợp với lịch sử, trình độphát triển và hoàn cảnh chính trị - xã hội của Việt Nam. 2/ Tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Một là, mục đích của nền KTTT là nhằm phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH, nâng cao đời sống nhân dân. Cùng với việc phát triển lực lượng sản xuất phải từng bước xây dựng quan hệ sản xuất mới tiên tiến, hiện đại. Đây là điểm khác biệt cơ bản và thể hiện tính ưu việt hơn so với nền KTTT tư bản chủ nghĩa. Kinh tế tư bản lấy lợi nhuận làm mục tiêu tối thượng, coi chiếm hữu của cải và tiêu dùng vật chất ngày càng tăng làm thước đo văn minh, lấy lợi ích cá nhân làm trụ cột của xã hội. Do vậy, đã tạo nên các cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính, khủng hoảng năng lượng, lương thực, sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự suy thoái của môi trường sinh thái...
Hai là, KTTT định hướng XHCN ở nước ta thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, khác biệt căn bản với KTTT tư bản chủ nghĩa lấy tư hữu về tư liệu sản xuất. Chính vì chế độ tư hữu ấy mà: “Hệ thống quyền lực đó vẫn chủ yếu thuộc về thiểu số giàu có và phục vụ cho lợi ích của các tập đoàn tư bản lớn. Một bộ phận rất nhỏ, thậm chí chỉ 1% dân số, nhưng lại chiếm giữ phần lớn của cải, tư liệu sản xuất, kiểm soát tới 3/4 nguồn tài chính, tri thức và các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu và do đó chi phối toàn xã hội. Đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến phong trào “99 chống lại 1” diễn ra ở Mỹ đầu năm 2011 và nhanh chóng lan rộng ở nhiều nước tư bản”3.
Ba là, nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta thực hiện đa hình thức sở hữu (toàn dân, tập thể, tư nhân, hỗn hợp), từ đó hình thành nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài… Trong các thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Trái ngược lại, kinh tế tư bản chủ nghĩa thì lấy kinh tế tư nhân là chủ đạo. Đây không chỉ là điểm khác biệt căn bản với nền KTTT tư bản chủ nghĩa, mà còn phản ánh sự nhận thức mới của Đảng về củng cố và phát triển kinh tế XHCN. Trên cơ sở tiếp tục phát triển hai thành phần kinh tế (kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể) trước đây, còn khuyến khích các thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân cùng phát triển nhằm hình thành nền KTTT rộng lớn bao gồm các đơn vị kinh tế thuộc cả chế độ công hữu và chế độ tư hữu, cùng các hình thức liên doanh, liên kết sâu rộng ở cả trong và ngoài nước.
Bốn là, KTTT ở nước ta có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền theo định hướng XHCN. Vai trò quản lý của Nhà nước XHCN là cực kỳ quan trọng, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển ổn định, đạt hiệu quả cao, đồng thời bảo đảm thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng giai đoạn phát triển. Không ai ngoài Nhà nước có thể giảm bớt được sự chênh lệch giữa giàu và nghèo, giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, miền trong điều kiện phát triển nền KTTT. Theo đó, Nhà nước thực hiện quản lý nền kinh tế, định hướng, điều tiết, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và lực lượng vật chất, bảo đảm cho thị trường phát triển, tuân thủ các quy luật của KTTT. Đồng thời, Nhà nước phải bảo đảm được vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, hoàn thiện các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong việc chấp hành các chế độ chính sách, sử dụng các chương trình đầu tư tín dụng để tạo điều kiện và hướng dẫn các ngành, các địa phương và các thành phần kinh tế cùng phát triển. Giải quyết quan hệ giữa Nhà nước và thị trường trong xây dựng nền KTTT định hướng XHCN chưa có tiền lệ trong lịch sử và là một quá trình mở, thể hiện sự sáng tạo và bản lĩnh trí tuệ của Đảng, trên cơ sở nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của KTTT, thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam.
Năm là, KTTT định hướng XHCN ở nước ta thực hiện nhiều hình thức phân phối, trong đó phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu; đồng thời có sự kết hợp các hình thức phân phối khác (theo vốn, theo phúc lợi xã hội, theo tài năng đóng góp...). Với nhiều hình thức phân phối khác nhau vừa khuyến khích người lao động hăng hái đóng góp tài năng của mình cho phát triển kinh tế đất nước, vừa có điều kiện trợ cấp cho các đối tượng yếu thế trong xã hội. Định hướng XHCN trong phân phối không chỉ cung cấp cho người nghèo cái họ cần mà còn là tạo ra nhiều cơ hội, khả năng để họ tham gia vào các hoạt động kinh tế nhằm tăng thu nhập, nâng cao mức sống, khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội. Ngoài ra, còn được thể hiện ở việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng chính sách phát triển đối với các vùng, miền, lĩnh vực và bảo đảm tăng trưởng kinh tế phải gắn với phát triển y tế, văn hóa, giáo dục và giải quyết các vấn đề xã hội, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo, phát triển con người một cách toàn diện, phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của con người vào phát triển đất nước.
Sáu là, nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta hiện nay khác với nền kinh tế khép kín, kinh tế chỉ huy, tự cấp tự túc trước đây. Ngày nay, do tác động của xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ mang lại sự phụ thuộc giữa các quốc gia trong quá trình phát triển ngày càng nhiều hơn. Do vậy, đòi hỏi mở cửa hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới là yêu cầu khách quan. Nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta phát triển theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa các hoạt động kinh tế đối ngoại, gắn thị trường trong nước với thị trường khu vực và thế
giới, thực hiện những cam kết và thông lệ quốc tế, đồng thời giữ vững độc lập chủ quyền và bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc trong quan hệ đối ngoại.
Sinh viên hiểu sâu sắc về chủ trương, đường lối, mục tiêu lý tưởng cao đẹp, bản chất tốt đẹp của Đảng; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và đấu tranh phản báccác quan điểm sai trái, thù địch. Từ đó, củng cố niềm tin của sinh viên vào sự lãnh đạo của Đảng và tích cực, xung kích đi đầu thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng và nhân rộng được nhiều cá nhân, tập thể thanh niên tiên tiến, là những người có đạo đức để làm gương, truyền đi cảm hứng cho sinh viên phấn đấu, luôn vươn lên khẳng định mình, không ngừng sáng tạo cùng tạo dựng tương lai, thực hiện thắng lợi mục tiêu lýtưởng xã hội chủ nghĩa. Đổi mới hình thức, phương pháp học tập lý luận chính trị để nângcao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đoàn viên thanh niên; chú trọng giáo dục truyền thống, lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, phát huy tính tích cực chính trị của thanh niên để họ quan tâm các vấn đề, các sự kiện chính trị của đất nước.
Sinh viên rèn luyện các kỹ năng xã hội, tham gia xây dựng đời sống văn hóa; tham gia giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, văn thể mỹ, phát triển thể lực; phát huy tính tích cực xã hội của thanh niên; sống trung thực trách nhiệm, xây dựng gia đình hạnh phúc; tham gia giám sát phản biện xã hội. Sinh viên phải tích cực tham gia xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, tích cực tham gia phòng, chống ô nhiễm môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu. Nâng cao nhận thức cho sinh viên về vai trò của kỹ năng xã hội. Tổ chức tốt các hình thức huấn luyện, bồi dưỡng kỹ năng xã hội, nhân rộng mô hình, từ đó, khuyến khích động viên và tổ chức các hoạt động hỗ trợ sinh viên tự học tập kiến thức, rèn luyện kỹ năng để thích nghi với môi trường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế.
Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã tạo ra nhiều cơ hội cho hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, sẽ tạo ra thị trường lao động toàn cầu, công dân toàn cầu. Do đó sinh viên cần tích cực hơn trong việc học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp; nâng cao năng lực hội nhập. Bản thân mỗi thanh niên cũng cần tích cực học tập và tự học tập để nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, khoa học, kỹ thuật, tay nghề để thích ứng với thị trường lao động trong nước và thị trường lao động quốc tế.
4. “Với xu hướng chung của hội nhập trên toàn thế giới, Việt Nam cần phải tích cực và chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập phù hợp với khả năng và điều kiện của mình, tích cực khai thác lợi thế của hội nhập để phát triển, đồng thời ngăn chặn, đẩy lùi các nguy cơ, các tác động bất lợi do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại”. a. SV hãy phân tích tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến quá trình phát triển của Việt Nam để làm rõ nhận định trên. b. Sinh viên cần làm gì để tận dụng những cơ hội mà hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam mang lại? Dàn ý: 1/Từ nhận định của đề, sinh viên dẫn luận tới khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẽ lợi ích đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung. 2/ Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến quá trình phát triển của Việt Nam
đã hao phí để sản xuất ra hàng hóa kết tinh trong hàng hóa ấy. Như vậy, bản chất của giá trị là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa. Giá trị hàng hóa biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất, trao đổi hàng hóa và là phạm trù có tính lịch sử. Khi nào có sản xuất và trao đổi hàng hóa khi đó có phạm trù giá trị hàng hóa. Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị, giá trị là nội dung là cơ sở của trao đổi.
Chuyển mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hoá, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ hàng hoá nông sản, nhất là các vùng sản xuất các sản phẩm chủ lực có tính cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Cần xây dựng mối quan hệ liên kết theo mô hình nhất thể hoá nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ (tổ hợp nông - công nghiệp - dịch vụ) trong từng vùng chuyên canh, tập trung sản xuất hàng hoá theo quy hoạch; trong đó lấy doanh nghiệp chế biến làm nòng cốt, đầu tầu hướng dẫn, giúp đỡ các nông hộ, tổ chức kinh tế tập thể và các thành phần kinh tế khác sản xuất nông sản đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.
Đẩy mạnh liên kết giữa nhà máy chế biến và nông hộ thông qua chương trình “liên kết 2 nhà, 3 nhà, 4 nhà, 5 nhà…”, chương trình cổ phần hoá nhà máy chế biến gắn với vùng nguyên liệu, các chương trình hỗ trợ của Nhà nước về khuyến nông, khuyến lâm, xây dựng kết cấu hạ tầng nhằm nâng cao chất lượng nguyên liệu, sản phẩm chế biến, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái. Sớm tập trung xây dựng và kiện toàn một số mô hình nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ (tổ hợp nông - công nghiệp - dịch vụ) trong từng vùng sản xuất nông sản tập trung, có khối lượng hàng hoá lớn theo quy hoạch; trong đó lấy doanh nghiệp chế biến làm nòng cốt, đầu tầu hướng dẫn, giúp đỡ các nông hộ, tổ chức kinh tế tập thể và các thành phần kinh tế khác sản xuất hàng hoá nông sản đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Phát triển loại hình doanh nghiệp cổ phần có các cổ đông nông hộ của nhà máy chế biến, bằng hình thức thành lập mới hoặc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Đa dạng hoá các hình thức liên kết, trong đó có hai hoặc nhiều chủ thể tham gia, như: doanh nghiệp chế biến nông sản nhà nước + chủ thầu, tư thương + nông hộ; doanh nghiệp chế biến nông sản nhà nước + hợp tác xã; hoặc các doanh nghiệp nhà nước về chế biến, cung ứng vốn, vật tư, tiêu thụ sản phẩm + hợp tác xã + hộ xã viên hợp tác xã, nông dân + các đơn vị nghiên cứu, chuyển giao khoa học và công nghệ… trong đó, liên kết giữa doanh nghiệp chế biến nông sản của Nhà nước với hợp tác xã - người đại diện về lợi ích và trách nhiệm của hộ xã viên cần được khuyến khích phát triển.
Các mô hình liên kết trên cần triển khai các bước đi, cách làm cho phù hợp, từ thấp đến cao, trên cơ sở gắn được sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm trong từng địa bàn, vùng nguyên liệu. Thông qua đó, các yếu tố đầu vào của sản xuất (vốn, giống, vật tư, đất đai, lao động…) và đầu ra của sản phẩm (mua bán nguyên liệu, dự trữ, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm sau chế biến…) gắn với nhau một cách đồng bộ, thống nhất, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Trình độ phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất đòi hỏi mô hình liên kết ngày càng phải hoàn thiện; chính vì vậy, quá trình hoàn thiện mô hình liên kết là quá trình chuyển từ các phương thức liên kết đơn giản, lỏng lẻo lên các phương thức liên kết phức tạp hơn, chặt chẽ hơn và ổn định hơn; từ việc trao đổi, mua bán thông thường trên thị trường, chuyển sang liên kết với nhau bằng các hợp đồng kinh tế và cao hơn là góp vốn cổ phần để cùng nhau chia sẻ một cách bình đẳng về lợi ích, rủi ro trong sản xuất - kinh doanh.
Cần có chính sách khuyến khích việc gắn kết giữa sản xuất nguyên liệu và nhà máy chế biến, chuyển đổi các cơ sở chỉ có chế biến hiện nay phải gắn với vùng sản xuất nguyên liệu. Xây dựng các chế tài đủ hiệu lực, hiệu quả trong thực hiện hợp đồng liên kết giữa nhà máy và nông hộ. Có chính sách khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân tham gia liên kết giữa nhà máy và vùng nguyên liệu; trong đó cơ sở, nhà máy chế biến làm nòng cốt trong việc bảo đảm lợi ích của các bên tham gia liên kết.
Đảm bảo nguyên tắc tự nguyện và quan trọng hơn là sự bình đẳng giữa các chủ thể về lợi ích, trong đó cần ưu tiên lợi ích đối với nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã, những người sản xuất nguyên liệu cung ứng cho công nghiệp chế biến nhằm tạo động lực tăng nhanh năng suất cây trồng, vật nuôi, giảm chi phí đầu vào của sản xuất nguyên liệu, hạ giá thành sản phẩm của công nghiệp chế biến.
Tăng cường sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước để gắn kết mối quan hệ nhà máy chế biến với vùng nguyên liệu thông qua việc: tạo thuận lợi về hành lang pháp lý, cung ứng tín dụng, xây dựng các quỹ bảo hiểm rủi ro, quỹ hỗ trợ xuất khẩu; xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng hệ thống thông tin, dự báo thị trường; phát triển sự nghiệp khoa học kỹ thuật, văn hoá, giáo dục, y tế.
CHỦ ĐỀ 1: Sản xuất hàng hóa ra đời trong điều kiện nào? Hiện nay Việt Nam có điều kiện để phát triển sản xuất hàng hóa không? Vì sao?
Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó những người sản xuất ra sản phẩm không nhằm phục vụ mục đích phục vụ nhu cầu tiêu dùng của chính mình mà để trao đồi, mua bán (trải qua bốn khâu Sản xuất – Trao đổi – Phân phối – Tiêu dùng)
Sản xuất hàng hóa ra đời khi có đủ hai điều kiện sau:
Hiện nay Việt Nam có những điều kiện sau để phát triển sản xuất hàng hóa:
Trong thời buổi hội nhập kinh tế, toàn cầu hóa hiện nay thì đã đặt ra nhiều cơ hội để phát triển sản xuất hàng hóa:
Đầu tiên trong vấn để phân công lao động xã hội thì bởi toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thì cảng ngày càng có nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau phát triển làm tăng sự trao đổi hàng hóa. Thị trưởng trao đổi hàng hóa không còn bị bó hẹp trong phạm vi một nước, một vùng lãnh thổ nhất định mà là mở rộng ra trên khắp thế giới.
Tiếp theo, do sản xuất hàng hóa ra đời trên cơ sở phân công lao động xã hội, chuyên môn hóa sản xuất, và bởi vậy nên sản xuất hàng hóa khai thác được những lợi thế về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng người, của từng cơ sở sản xuất cũng như từng vùng, từng địa phương. Và ở Việt Nam cũng có nhiều lợi thế về việc sản xuất nông nghiệp có nhiều vùng chuyên canh lớn... nên Việt Nam có rất nhiều cơ hội để phát triển sản xuất hàng hóa.
CHỦ ĐỀ 2: Giả cả hàng hóa là gì? Giá cả lên xuống do nhân tố nào chi phối? yếu tố nào quyết định giá cả? Lạm phát có liên quan đến giá cả như thế nào?
Giá cả của hàng hóa là giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng tiến. Giá cả của hàng hoá phụ thuộc vào 4 yếu tố
Một là: Giá trị của hàng hoả
Hai là: Giá trị của tiền tệ
Ba là: Quan hệ cung – cầu về hàng hoả trên thị trưởng
Ngoài ra, giá cả hàng hóa còn chịu sự tác động của quan hệ cạnh tranh.
Giá trị của hàng hóa là hao phi lao động xã hội của người sản xuất kết tình trong hàng hóa. Giá trị hàng hóa biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất trao đổi hàng hóa và là phạm trù có tỉnh lịch sử. Giá trị trao đổi là biểu hiện ra bên ngoài của giá trị; giá trị là nội dung, cơ sở của trao đổi.
Giá trị của hàng hóa tỷ lệ THUẬN với giả cả của hàng hóa. Giá cả sẽ cao hơn giá trị của hàng hóa nếu số lượng cung thấp hơn cầu và ngược lại. Giá trị hàng hóa là nội dung của giả cả, là nhân tố quyết định nên giả cả. Khi cung và cầu của một hay một loại hàng hóa về cơ bản ăn khớp với nhau thì giả cả phản ánh và phù hợp với giá trị của hàng hóa đó.
Giá trị của hàng hóa (giá trị của 1 đơn vị hàng hóa) lại chịu sự tác động của 3 yếu tố là năng suất lao động, cường đồ lao động và mức độ phức tạp của lao động