









Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
Kiến trúc của thánh đường mubarak và các ý nghĩa mang dấu ấn văn hóa
Typology: Thesis
1 / 16
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
kể đến luận văn thạc sĩ Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Chăm ở An Giang hiện nay của Nguyễn Thuận Thảo (2004). Với nội dung chính là kiến trúc thánh đường Mubarak, bài viết tập trung khai thác các yếu tố cấu thành, quy mô, cấu trúc và cách thức xây dựng của kiến trúc hồi giáo ở An Giang. Thánh đường hồi giáo Mubarak tọa lạc bên bờ sông Hậu thuộc ấp Châu Giang, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu. Dựa vào các kiến thức sẵn có từ các nhà nghiên cứu trước và kiến thức tìm hiểu được để giải thích, tìm hiểu sâu hơn về các hiện tượng văn hóa trong quá trình xây dựng công trình. Mục tiêu cơ bản là làm sáng tỏ nguồn gốc hình thành của cộng đồng người Chăm ở An Giang hiện nay, về những yếu tố giúp người Chăm gắn bó với giáo luật chặt chẽ của hồi giáo qua ngần ấy năm. Đồng thời đi sâu vào yếu tố kiến trúc hiện hữu nơi thánh đường nói chung và nơi thánh đường Mubarak nói riêng.
1. Về Hồi giáo và cộng đồng hồi giáo của người Chăm tại An Giang 1.1 Khái quát về Hồi giáo H1 Hồi giáo https://bitly.com.vn/1uc2rh Hồi giáo là tôn giáo lớn thứ hai trên thế giới với hơn 1,2 tỷ người theo, chiếm 24% dân số và chiếm phần lớn dân cư ở quốc gia. Đặc điểm phát triển của Hồi giáo gắn liền với những cuộc chiến tranh từ nội chiến đến những cuộc bành trướng để mở rộng bờ cõi. Trải qua hàng ngàn năm phát triển, Hồi giáo đã vươn ra khắp toàn cầu, thậm chí đã trở thành nỗi lo an ninh của một số quốc gia bởi vấn đề nhức nhối mang tên Hồi giáo cực đoan. Khoảng thời gian ra đời của Hồi giáo (hay còn gọi là Islam giáo) là vào thế kỉ VII. Islam trong tiếng Ả Rập có nghĩa là “sự phục tùng”, “sự vâng lời”, ngoài ra islam còn là danh từ ghép từ hai chữ ikhlas và salam (nghĩa là bình an và thuần khiết). Đạo hồi chỉ tôn thờ, có đức tin tối cao vào thánh Allah. Muhamad là người sáng lập ra đạo Hồi, về giáo lý đạo Hồi chỉ có duy nhất một quyển thiên kinh Qur’an (Koran) gồm có 114 chương, 6236 tiết. Đối với các tín đồ Hồi giáo, vì tựa như là lời phán của thánh Allah nên thiên kinh Qur’an là một vật linh thiêng. Người Hồi giáo tin vào sứ giả trước Muhammad và tin vào Cựu Ước. Tân ước là kinh thánh của Allad nhưng họ không tuân theo và người ta cho rằng kinh Qur’an được Allad truyền lại để sửa chữa những sai sót trong hai kinh thánh đó. Chúa Jessu là sứ giả rất được kính trọng của người Hồi giáo, nhưng họ không tin rằng chúa Jessu là con của Allad. Đối với họ Jessu chỉ là một người, một sứ giả như tất cả các sứ giả khác. Hồi giáo
ở phía Tây Nam Bộ của nước ta, nơi con sông Mê Kông dài ngoằn đổ vào đồng bằng Nam Bộ qua hai dòng sông Tiền và sông Hậu - với tên gọi chung là Sông Cửu Long. An Giang có tổng dân số là 2.154.637 người, phân bố trên 9 chuyện, 1 thị xã và 1 thành phố. Từ bao đời nay, người Chăm An Giang đã sinh sống, bám trụ nơi vùng đất này cùng các dân tộc Kinh, Khmer, Hoa. Bên cạnh những yếu tố trên, một số bộ phận người Champa còn đến nơi đây theo tiếng kêu gọi khai khẩn đất hoang của chúa Nguyễn, họ muốn tới đây để lưu thân, lập nghiệp. Nhà Nguyễn cũng muốn tận dụng việc này để lập đồn điền và giữ miền biên giới. 1.2.2 Quá trình truyền bá và những đặc điểm cơ bản của Hồi giáo trong cộng đồng người chăm tại An Giang Đất nước Việt Nam ta trải dài với 54 dân tộc, với đặc điểm là một quốc gia đa tôn giáo, mỗi dân tộc mang đặc điểm về tôn giáo, tín ngưỡng riêng, gắn liền với đời sống tinh thần, kinh tế, xã hội. Hệ thống tôn giáo ở Việt Nam bao gồm tôn giáo nội sinh và tôn giáo ngoại sinh. Đạo Hồi là một trong những tôn giáo ngoại sinh (ngoại lai) có nguồn gốc từ Ả Rập và lan rộng ra các nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo ghi chép, Hồi Giáo đã truyền vào Champa từ thế kỉ X, nhưng sau đó khoảng 4,5 thế kỉ nó vẫn chưa là một tôn giáo chính thống. Sau khi Champa suy vong, nhiều người bỏ Bàlamôn để theo Hồi giáo, đây chính là thời điểm giao thoa giữa Bàlamôn và đạo Hồi, hình thành một tôn giáo mới đó là đạo Bàni. Nhiều người cho rằng các thương gia muslim là người có công truyền bá Hồi giáo đến Đông Nam Á, có thể thấy rằng việc Hồi giáo được du nhập vào Việt Nam đã được thực hiện gián tiếp thông qua các thương thuyền. Hồi giáo đã được truyền bá và thu hút rất nhiều các tín đồ tại An Giang. Hầu hết người Chăm ở An Giang là tín đồ Hồi giáo. Các đặc điểm của Hồi giáo được thể hiện rõ trong đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa, tinh thần của cộng đồng người Chăm ở An Giang. Họ không giữ tục thờ cúng tổ tiên mà chỉ độc thờ duy nhất thánh Allah. Họ nghiêm chỉnh thực hiện các đức tin và trụ cột thực hành đức tin như cá muslim khác. Với sự tin tưởng vào thánh Allah, mỗi xã tại An Giang đều có thánh đường khang trang, lộng lẫy riêng dễ dàng trong việc hành lễ và cầu nguyện. Quá trình di cư từ miền Trung đến An Giang đã tạo cho họ những yếu tố giống và khác với Hồi giáo thế giới và Hồi giáo ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa, Phú An
và các vùng khác. Ninh thuận là nơi tập trung của các cộng đồng người Chăm theo đạo Hồi cũ. Cộng đồng người Chăm theo Hồi giáo mới chủ yếu tập trung ở phía Nam, nhiều nhất là ở An Giang. Trong khi Chăm Bàni được bản địa hóa khá nhiều thì Chăm islam mang tính chính thống hơn. Các tín đồ người Chăm theo Hồi giáo ở An Giang là những muslim nhiệt thành, tin tưởng tuyệt đối là Allah và Muhammad, họ luôn tuân thủ đầy đủ các luật lệ, lễ nghi của Hồi giáo. Mỗi ngày, họ sẽ có năm lần đọc kinh và buổi vào thứ sáu là hoạt động không thể thiếu. H2,3 Các tín đồ đang cầu nguyện tại thánh đường https://bitly.com.vn/x7nc0v https://bitly.com.vn/c4lnez Hệ thống giáo lý trong đạo Hồi có một số quy tắc như: Họ phải hành hương về thánh địa Mecca ít nhất một lần trong nếu điều kiện cho phép. Nghiêm cấm tiết canh, ăn thịt lợn, động vật ăn thịt sống và ăn tạp, những người theo đạo Hồi chỉ được phép ăn thịt halal - thịt được giết mổ theo nghi lễ của Hồi giáo. Tuy nhiên trong trường hợp cấp bách họ có thể được phép ăn để tồn tại. Đạo Hồi cũng có một số nghiêm cấm như: cấm uống rượu và các loại nước lên men, cấm gian dâm, trai gái quan hệ xác thịt trước hôn nhân, cấm kì thị chủng tộc và phán xét người khác. Vào mỗi năm họ sẽ phải thực hiện thánh Ramadam (tháng ăn chay) để tưởng nhớ, thương xót người nghèo (trừ trẻ em, phụ nữ có mang).
An Giang, đây là công trình mang những bản chất đặc thù của cộng đồng người Chăm. Tổng số người Chăm Islam ở An Giang chiếm một lượng không nhỏ, thông thường tại mỗi xã sẽ có một tiểu thánh đường để tín đồ tiện trong việc sinh hoạt. Tuy nhiên Mubarak được xem như là một thánh đường lớn, một trong những trung tâm sinh hoạt văn hóa và cũng là một trong những công trình kiến trúc mang nét đẹp đặc sắc của đồng bào Chăm. Thánh đường được xây dựng vào năm 1750, bởi đây là thánh đường đầu tiên của người Chăm tại An Giang nên về kiến trúc một phần nào đó đã bị mai một, vì thế nó đã có nhiều lần sửa sang và trùng tu, lần tu sửa gần nhất vào năm 1965. Mubarak công trình được thiết kế bởi kiến trúc sư người Ấn Độ Muhamed Amin tiêu biểu cho thánh đường mang đậm kiến trúc phong cách cổ của đạo Hồi. Màu chủ đạo của nó là xanh - trắng. Thánh đường được xây dựng trên khu đất rộng và thoáng mát, sân rộng và được lát xi măng. Nơi đây được chia làm 3 khu vực chính là sân, chính điện và nghĩa trang. Cổng chính của thánh đường được xây về hướng Nam, vì theo quan niệm của islam giáo thì hướng Tây là hướng chỉ về thánh địa Mecca vì thế khi cầu nguyện các tín đồ phải quay về hướng Tây và thông thường không nằm cùng với cửa ra vào 2
. Cổng chính của thánh đường hình vòng cung, hai bên cổng được tạo hình mái ngang lượn sóng, và màu chủ đạo là hai màu xanh, trắng đặc trưng. Tuy nhiên vì qua thời gian lâu dài, màu trắng đã dần như chuyển sang giống màu của xi-măng. H6 Cổng thánh đường Mubarak https://bitly.com.vn/3nt9l (^2) Hồ Nguyễn Lan Vi và những người khác. “Kiến trúc tôn giáo của người Chăm tỉnh An Giang (trường hợp xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang)”. Công trình nghiên cứu khoa học cấp trường, 2017, tr
Chính giữa thánh đường là một tòa tháp mái vòm, trên nóc là một tháp lớn hai tầng hình bầu dục, dưới chân tháp là họa tiết lưỡi liềm và ngôi sao, bên trong sẽ được lắp đặt các loa để gọi người dân vào làm lễ. Năm cánh trong biểu tượng ngôi sao tượng trưng 5 điều trong giáo lý Islam giáo: 1. Luôn đọc lại câu “không có thượng đế nào ngoài thánh Allah”, 2. Mỗi ngày hành lễ 5 lần, 3. Nhịn chay tháng Ramadan, 4. Bố thí, 5. Hành hương về thánh địa Macca ít nhất một lần trong đời.^3 Thánh đường không xây nhiều tầng, nhưng luôn có một mái vòm tròn to lớn hình bầu dục, trên nóc thánh đường bên phía bốn góc sẽ có 4 tháp nhỏ. Mỗi bên của thánh đường sẽ có hai vòm hình vòng cung nhọn đầu, mỗi vòm cách nhau khoảng 2,4m. bên phía tay trái và tay phải của bên hông thánh đường, mỗi bên cũng sẽ có sáu hình vòng cung nhọn đầu 4
. Không gian của thánh đường tựa như một tòa nhà to lớn. Hai bên hông có có những dãy hành lang dài và những bức tường trang trí họa tiết với những chữ Chăm được trích dẫn từ kinh thánh, có nhiều ô cửa được thiết kế xếp đều nhau, tạo nên sự rộng rãi và thoáng mát, Bên trong sẽ có 8 cây cột tròn to, cân đối và đều đặn tạo nên một cảm giác vững chãi để tín đồ tập trung đến cầu nguyện. Căn phòng rộng rãi được lát gạch thoáng mát, trên trần nhà là những cây đèn chùm tô điểm cho kiến trúc nơi thánh đường. Trong không gian hàng lễ sẽ không có ghế ngồi vì các tư thế khi cầu nguyện của người Hồi giáo là đứng, quỳ và phủ phục. Trong buổi lễ sẽ có bậc thềm cho các chức sắc giảng đạo. Nội thất bên trong thánh đường dường như rất đơn giản, vì sợ có quá nhiều chi tiết sẽ gây xao lãng, khó tập trung. H7 Không gian bên trong thánh đường Mubarak https://images.app.goo.gl/Y6rfVuCTp2yh983u (^3) Hồ Nguyễn Lan Vi và những người khác. “Kiến trúc tôn giáo của người Chăm tỉnh An Giang (trường hợp xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang)”. Công trình nghiên cứu khoa học cấp trườn, 2017, tr (^4) Trần Phong Diều, thánh đường Mubarak ở Châu Giang, http://www.vncgarden.com/di-tich---danh-thang-bai-da-luu/an-giang/ thanh-duong-mubarak-o-chau-giang
2.2 Giá trị văn hóa và giá trị tinh thần của kiến trúc thánh đường. Các tín đồ Hồi giáo sống một cuộc đời dưới chiếc mái của các thánh đường. Từ lúc sinh ra, trưởng thành đến lúc qua đời, tất cả các mốc thời gian quan trọng ấy của người Hồi giáo đều được thực hiện ở thánh đường. Tại đây, các người đàn ông người Chăm islam ở Châu Giang nếu có điều kiện một ngày 5 lần sẽ đến và làm lễ, và buổi lễ quan trọng không được phép vắng mặt là buổi lễ vào thứ 6 hàng tuần, trường hợp người già hay người bị đau ốm có thể tiến hành làm lễ tại nhà. Trước khi bước vào thánh đường các tín đồ phải bỏ giày dép phía ngoài, thanh tẩy bản thân bằng các động tác rửa mặt, tay chân, và bàn chân ở vòi nước tại thánh đường rồi mới bước vào, lạy 2 lạy trước khi ngồi xuống chiếu. Tại đây, họ nghe thầy Khotib thuyết pháp, cầu nguyện thánh Allah, sau đó đọc kinh cho người thân nghe hoặc thảo luận^7. “ Tập trung vào thứ 6 đó để nghe giảng về giáo lý giáo luật. Trong đó, mình cũng có lồng ghép vô những chính sách, chủ trương của Đảng và nhà nước mình, những sinh hoạt hằng ngày của bà con. Ví dụ mình có công ăn việc làm, mình phải xin phép nghỉ. Còn nếu mình đi buôn bán thì mình phải nghỉ, nếu đi làm ruộng mình cũng phải nghỉ. Tới giờ đó mình tập trung tại thánh đường, khoảng từ 12h-1h là xong ”^8. Ông Go Sa Ly, phó giáo cả thánh đường Mubarak, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang cho biết. Đối với người Chăm Islam tại đây, thánh đường còn là nơi họ lưu trữ và giữ gìn văn hóa, chữ viết của dân tộc mình bằng những lớp học cho trẻ em, cũng là nơi tình đoàn đoàn kết được thắt chặt hơn. Các nghi lễ quan trọng như hôn lễ, cầu nguyện tang ma cũng được thực hiện ở thánh đường. Khi thực hiện tháng Ramada, sau những giờ nhịn ăn đây cũng là nơi để các tín đồ tập trung và tiến hành cầu nguyện. Kiến trúc hồi giáo nói chung và kiến trúc thánh đường Mubarak nói riêng đã đóng góp một phần nào đó khá quan trọng để hiểu về giá trị văn hóa bản địa và truyền thống. Tôn giáo Chăm An Giang có mối quan hệ chặt chẽ với tôn giáo và nghệ thuật kiến trúc. Nghệ thuật lấy con người làm đối tượng chính nhưng con người cũng dùng ý tưởng sáng tạo tác động trở lại nghệ thuật. Kiến trúc thánh đường uy nghiêm và nghệ thuật điêu khắc, trang trí các cột trụ, các mảng tường bằng các hoa văn cây cỏ, các dòng chữ trong kinh ấn tượng và phong phú. Phía trước là con sông Hậu hiền hòa, chở nặng phù sa, bên trái và (^7) Kim Duyên - Minh Hoàng. “Thánh đường Hồi giáo Islam với đời sống của người Chăm ở An Giang”. Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật. 1992 số 107. tr (^8) You tube: Thánh đường Hồi giáo trong đời sống người Chăm ở Tân Châu, 1:
bên phải là những ngôi nhà sàn cao ráo của đồng bào Chăm nằm san sát nhau. Phong cảnh ấy càng làm tăng thêm vẻ đẹp của thánh đường đã được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật - thánh đường Mubarak.