Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Khóa luận tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng Ứng dụng mô hình Z-Score trong Xếp hạng tín dụng, Thesis of Financial Products and Services

Khóa luận tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng Ứng dụng mô hình Z-Score trong Xếp hạng tín dụng khách hàng Doanh nghiệp tại NHTM cổ phần Đông Nam Á - Chi nhánh Thừa Thiên Huế

Typology: Thesis

2018/2019

Uploaded on 08/09/2021

buidangnhat
buidangnhat 🇻🇳

4.8

(160)

210 documents

1 / 105

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH Z-SCORE TRONG XẾP HẠNG
TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á -
CHI NHÁNH THỪA THIÊN HU
SINH VIÊN THỰC HIỆN
NGUYỄN THỊ HỒNG NGỌC
Khóa học: 2015 - 2019
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f
pf20
pf21
pf22
pf23
pf24
pf25
pf26
pf27
pf28
pf29
pf2a
pf2b
pf2c
pf2d
pf2e
pf2f
pf30
pf31
pf32
pf33
pf34
pf35
pf36
pf37
pf38
pf39
pf3a
pf3b
pf3c
pf3d
pf3e
pf3f
pf40
pf41
pf42
pf43
pf44
pf45
pf46
pf47
pf48
pf49
pf4a
pf4b
pf4c
pf4d
pf4e
pf4f
pf50
pf51
pf52
pf53
pf54
pf55
pf56
pf57
pf58
pf59
pf5a
pf5b
pf5c
pf5d
pf5e
pf5f
pf60
pf61
pf62
pf63
pf64

Partial preview of the text

Download Khóa luận tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng Ứng dụng mô hình Z-Score trong Xếp hạng tín dụng and more Thesis Financial Products and Services in PDF only on Docsity!

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ỨNG DỤNG MÔ HÌNH Z-SCORE TRONG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á - CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ SINH VIÊN THỰC HIỆN

NGUYỄN THỊ HỒNG NGỌC

Khóa học: 2015 - 2019

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ỨNG DỤNG MÔ HÌNH Z-SCORE TRONG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á - CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ

Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:

Nguyễn Thị Hồng Ngọc Thạc Sĩ: Trần Thị Khánh Trâm

Lớp: K49A Tài Chính

Khóa học: 2015 - 2019

Huế, tháng 0 5 năm 201 9

Lời Cảm Ơn

Để hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin gửi lời cám

ơn sâu sắc đến cô Trần Thị Khánh Trâm đã hướng dẫn chỉ bảo

tôi trong quá trình hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này.

Tôi chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Tài chính-

Ngân hàng trường Đại học Kinh tế Huế đã tận tình truyền đạt

kiến thức trong gần 4 năm học tập vừa qua. Với vốn kiến thức

được tiếp thu trong quá trình học tập không chỉ là nền tảng cho

quá trình hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp mà còn là hành trang

quý báu để tôi bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.

Tôi chân thành cảm ơn Ban giám đốc và các anh chị trong

Ngân hàng SeABank chi nhánh Huế đã cho phép và tạo điều kiện

thuận lợi để tôi thực tập tại chi nhánh, giúp đỡ tôi trong quá

trình thu thập số liệu.

Xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện,

động viện, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành Khóa luận tốt

nghiệp và trong quãng thời gian 4 năm đại học.

Cuối cùng tôi kính chúc Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành

công trong sự nghiệp, đồng kính chúc các cô, chú, anh, chị trong

Chi nhánh SeABank Huế luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều

thành công tốt đẹp trong công việc.

Xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 05 năm 2019

Sinh viên

Nguyễn Thị Hồng Ngọc

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................i DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................ii

2.3. Thực trạng công tác Xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á – Chi Nhánh Thừa Thiên Huế ............................................................ 51 2.3.1. Mục đích Xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á – Chi Nhánh Thừa Thiên Huế ............................................................................... 51 2.4.2. Đối tượng và Phạm vi Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á – Chi Nhánh Thừa Thiên Huế ........................ 51 2.4.3. Căn cứ Xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á

  • Chi Nhánh Thừa Thiên Huế ................................................................................... 52 2.4.4. Nguyên tắc chấm điểm Xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á – Chi Nhánh Thừa Thiên Huế ................................................... 52 2.4.5. Quy trình Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á – Chi nhánh Thừa Thiên Huế .................................................... 55 2.4.6. Đánh giá hệ thống chấm điểm tín dụng của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á – Chi nhánh Thừa Thiên Huế ............................................................. 61 2.4.6.1. Ưu điểm của hệ thống chấm điểm tín dụng ................................................. 61 2.4.6.2. Nhược điểm của hệ thống chấm điểm tín dụng ........................................... 62 2.3.7. Đánh giá công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á - Chi Nhánh Thừa Thiên Huế ................ 62 2.3.7.1. Ưu điểm của hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á - Chi Nhánh Thừa Thiên Huế ................ 62 2.3.7.2. Hạn chế của hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á - Chi Nhánh Thừa Thiên Huế ......................... 63 2.4. Ứng dụng mô hình Z-Score trong xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á - Chi Nhánh Thừa Thiên Huế. 64 2.4.1. Khả năng dự báo của mô hình Z-Score.......................................................... 64 2.4.2. Thông tin xếp hạng và điều kiện vận dụng mô hình ...................................... 64 2.4.2.1. Thông tin xếp hạng ...................................................................................... 64 2.4.2.2. Điều kiện vận dụng ...................................................................................... 65 2.4.3. Ví dụ minh họa việc sử dụng mô hình Z - Score để tính chỉ số Z ................. 65

2.4.4. Kết quả vận dụng mô hình Z-Score trong xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á – Chi nhánh Thừa Thiên Huế ......................... 68 2.4.5. So sánh việc sử dụng mô hình Z-Score và mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ được sử dụng tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á – Chi nhánh Thừa Thiên Huế.................................................................................................................. 69 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ .......................................................................................................................... 76 3.1. Định hướng sử dụng mô hình Z-Score trong xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á - Chi Nhánh Thừa Thiên Huế.................................................................................................................. 76 3.2. Những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á – Chi Nhánh Thừa Thiên Huế.................................................................................................................. 77 3.2.1. Xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao ................................................... 77 3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác tổ chức phân tích tín dụng, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp vay vốn ............................................................................................... 78 3.2.3. Công nghệ thông tin là nền tảng của ngân hàng hiện đại .............................. 79 3.2.4. Xây dựng hệ thống thu thập thông tin riêng của ngân hàng .......................... 80 3.2.5. Xây dựng chiến lược khách hàng................................................................... 80 3.3. Kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước .................................................... 81 3.3.1. Tạo môi trường cho hoạt động kinh doanh tín nhiệm phát triển ................... 81 3.3.2. Xây dựng hệ thống kế toán thống nhất, đồng bộ và thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc đối với các doanh nghiệp.................................................................... 82 3.3.3. Xây dựng hệ thống thông tin đầy đủ, chính xác và đáng tin cậy ................... 82 3.3.4. Nâng cao vai trò và thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng – CIC ............ 83 PHẦN III: KẾT LUẬN........................................................................................... 84

  1. Nhận xét kết quả nghiên cứu ................................................................................ 84

i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DN Doanh nghiệp KH Khách hàng NHTM Ngân hàng thương mại NHTM CP Ngân hàng thương mại cổ phần NHNN Ngân hàng Nhà nước TCTD Tổ chức tín dụng CBTD Cán bộ tín dụng XHTD Xếp hạng tín dụng HOSE Sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh BCTC Báo cáo tài chính CTCP Công ty cổ phần

ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Các chỉ số tài chính sử dụng trong xếp hạng tín dụng của Fitch.............. 20 Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng SeABank Huế giai đoạn 2016- 2018 ........................................................................................................................... 42 Bảng 2.3: Tình hình dư nợ của Ngân hàng SeABank Huế giai đoạn 2016- 2018 .... 45 Bảng 2.4: Tình hình kết quả kinh doanh của Ngân hàng SeABank Huế giai đoạn 2016 - 2018 .................................................................................................................. 48 Bảng 2.5: Bảng đánh giá xếp hạng Doanh nghiệp và phân loại nhóm nợ của hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại Ngân hàng SeABank ........................... 53 Bảng 2.6: Khung điểm tương ứng của từng quy mô doanh nghiệp .......................... 56 Bảng 2.7: Các chỉ tiêu phi tài chính tính điểm theo các loại hình doanh nghiệp...... 60 Bảng 2.8: Tỷ trọng phần tài chính và phi tài của hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại SeABank................................................................................................... 61 Bảng 2.9: Khả năng dự báo của chỉ số Z-Score thực tế............................................ 64 Bảng 2. 10 : Thông tin thu thập từ BCTC của Tập đoàn Hòa Phát năm 2018 ........... 66 Bảng 2.11: Các tỷ số để tính Z-Score của Tập đoàn Hòa Phát ................................. 67 Bảng 2.12: Số nguy cơ phá sản của 30 doanh nghiệp thể hiện qua chỉ số Z-Score năm 2018 ................................................................................................................... 69 Bảng 2.13: Kết quả xếp hạng tín dụng theo mô hình Z-Score và xếp hạng tín dụng nội bộ tại SeABank Huế của 30 doanh nghiệp được chọn ....................................... 69 Bảng 2.14: Kết quả so sánh giữa mô hình Z-Score và mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ tại ngân hàng SeABank Huế của 30 doanh nghiệp được chọn ............................ 71 Bảng 2.15: Tóm tắt BCTC kiểm toán năm 2018 của doanh nghiệp số 8 ................. 72 Bảng 2.16: Tóm tắt BCTC kiểm toán năm 2018 của doanh nghiệp số 14 ............... 73 Bảng 2.17: Tóm tắt BCTC kiểm toán năm 2018 của doanh nghiệp số 25 ............... 75

Khóa luận tốt nghiệp 1

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài Trong hoạt động kinh doanh của NHTM, hoạt động tín dụng là nghiệp vụ cơ bản, chiếm vai trò quan trọng nhất vì nó là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu cho ngân hàng. Tuy nhiên, đây cũng là nghiệp vụ tập trung hầu hết các rủi ro nghiêm trọng, gây tổn thất lớn cho NHTM. Vì vậy, việc thực hiện quản trị rủi ro nhất là rủi ro tín dụng nhằm đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng tín dụng là một yêu cầu khách quan, là điều kiện sống còn để ổn định và phát triển NHTM. Với thực tế là doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ đối với DN luôn chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động tín dụng của các NHTM, cho nên hạn chế rủi ro tín dụng đối với DN vay vốn mà vẫn mở rộng tín dụng đối với chủ thể này là vấn đề luôn nhận được sự quan tâm của các ngân hàng. Ở Việt Nam trong những năm gần đây, dư nợ tín dụng ngân hàng có xu hướng gia tăng mạnh, do nhu cầu vốn đầu tư tăng để mở rộng sản xuất, kinh doanh đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế cao trong bối cảnh hoạt động của thị trường chứng khoán, thị trường vốn còn hạn chế, đó là điều kiện thuận lợi cho NHTM, nhưng cũng gây áp lực lên hoạt động ngân hàng, tiềm ẩn những rủi ro tín dụng, đòi hỏi các NHTM phải có những giải pháp hữu hiệu giảm thiểu tình trạng này. Trong đó, một giải pháp quan trọng, mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động đánh giá khách hàng và quản trị rủi ro đã và đang được NHTM Việt Nam xây dựng và khai thác chính là công tác XHTD. XHTD các DN vay vốn trở thành vấn đề khá “nóng” đối với NHNN cũng như các NHTM Việt Nam, việc các ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi. Một trong những kỹ thuật quản trị rủi ro tín dụng của NHTM là sử dụng phân tích chấm điểm để xếp hạng uy tín của các khách hàng. Mỗi ngân hàng xây dựng một hệ thống XHTD dựa trên các yêu cầu của NHNN. Tuy nhiên, việc chấm điểm XHTD cho các DN đôi khi lại đem đến kết quả chưa chính xác do thông tin không đầy đủ. Hiện nay các NHTM ở Việt Nam dựa vào kết quả XHTD nội bộ để hạn chế rủi ro. Tuy nhiên, chỉ tiêu cơ bản trong chấm điểm và xếp hạng tín dụng của khách hàng hiện nay của một số NHTM vẫn chưa phản ánh chính xác rủi ro, nhất là tình trạng các công ty sắp phá sản vẫn được xếp

Khóa luận tốt nghiệp 2 hạng an toàn. Tuy vậy, chúng ta vẫn có thể dự báo một công ty có khả năng phá sản hay không bằng nhiều mô hình, có thể kể đến mô hình Z-Score. NHTM cổ phần Đông Nam Á- Chi nhánh Huế mới thành lập năm 2014 và đã áp dụng hệ thống XHTD nội bộ đưa vào sử dụng năm 2014. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu tác giả thấy hệ thống XHTD nội bộ của ngân hàng vẫn còn bộc lộ một số hạn chế. Việc đề xuất một mô hình thống kê định lượng để hoàn thiện hơn hệ thống XHTD tại NHTM cổ phần Đông Nam Á chi nhánh Huế là một vấn đề mang tính tất yếu và chiến lược. Xuất phát từ những lý do trên tác giả chọn đề tài : “Ứng dụng mô hình Z-Score trong Xếp hạng tín dụng khách hàng Doanh nghiệp tại NHTM cổ phần Đông Nam Á - Chi nhánh Thừa Thiên Huế”.

2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn về hoạt động XHTD tại NHTM và mô hình Z-Score, từ đó tác giả ứng dụng mô hình Z-Score trong việc XHTD cho ngân NHTM cổ phần Đông Nam Á - Chi nhánh Thừa Thiên Huế. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa các lý luận liên quan đến NHTM về hoạt động việc xếp hạng tín dụng của ngân hàng. - Đánh giá tình trạng XHTD tại NHTM cổ phần Đông Nam Á - Chi nhánh Thừa Thiên Huế. - Giới thiệu về mô hình Z-Score. - Vận dụng mô hình Z-Score vào công tác XHTD nhằm đánh giá rủi ro tín dụng tại NHTM cổ phần Đông Nam Á - Chi nhánh Thừa Thiên Huế và từ đó so sánh kết quả XHTD giữa hai mô hình. - Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác XHTD tại NHTM cổ phần Đông Nam Á - Chi nhánh Thừa Thiên Huế.

Khóa luận tốt nghiệp 4

  • Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NHTM cổ phần Đông Nam Á
  • Chi nhánh Thừa Thiên Huế.
  • Phần 3 : Kết luận.

Khóa luận tốt nghiệp 5

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG TRONG NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ MÔ HÌNH Z-SCORE

1.1. Tổng quan về Xếp hạng tín dụng 1.1.1. Khái niệm Xếp hạng tín dụng Bắt đầu từ thập kỷ 70, dự báo rủi ro tài chính đã trở thành một hướng phát triển mạnh mẽ của mô hình hóa xác suất thống kê. Khi nhắc tới rủi ro tài chính gần như ngay lập tức người ta liên tưởng tới hoạt động quản lý danh mục đầu tư, định giá quyền chọn (option) và các công cụ tài chính khác. Công thức định giá quyền chọn (option) BlackScholes, bài viết về định giá trái phiếu công ty của Merton, ... là những khái niệm quen thuộc. Và XHTD cũng là một trong những hoạt động nhằm quản lí rủi ro tài chính chính mà các tổ chức tài chính trên thế giới, thậm chí cả quốc gia quan tâm và ứng dụng từ rất sớm. XHTD (credit ratings) là thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Anh (“credit”: sự tín nhiệm, “ratings”: sự xếp hạng) do John Moody đưa ra vào năm 1909 trong cuốn “cẩm nang chứng khoán đường sắt” khi tiến hành nghiên cứu, phân tích và công bố bảng xếp hạng tín nhiệm lần đầu tiên cho 1.500 loại trái phiếu của 250 công ty theo một hệ thống ký hiệu gổm 3 chữ cái A, B, C được xếp lần lượt là Aaa đến C (hiện nay những ký hiệu này đã trở thành chuẩn mực quốc tế). Tuy nhiên XHTD chỉ phát triển nhanh ở Mỹ sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 – 1933 khi hàng loạt các công ty vay nợ bị phá sản và vỡ nợ. Thời kỳ này chính phủ Hoa Kỳ đã có nhiều quy định về việc cấm các định chế đầu tư (các quỹ hưu trí, các quỹ bảo hiểm, ngân hàng dự trữ) bỏ vốn đầu tư mua trái phiếu có độ tin cậy thấp dưới mức an toàn trong bảng xếp hạng tín nhiệm. Những quy định này đã làm cho uy tín của các công ty XHTD ngày một lên cao. Song trong suốt hơn 50 năm, việc XHTD chỉ phổ biến ở Mỹ, chỉ từ những năm 1970 đến nay, dịch vụ XHTD mới được mở rộng và phát triển khá mạnh ở nhiều nước.

Khóa luận tốt nghiệp 7 Chính vì thế XHTD nhằm hạn chế và giới hạn rủi ro ở mức mục tiêu nhằm đảm bảo ổn định thanh khoản và thích ứng các tình huống xấu có thể xảy ra, đồng thời XHTD cũng hỗ trợ cho các TCTD phân loại nợ và trích lập rủi ro tiến tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và đảm bảo sự ổn định của hệ thống ngân hàng. Giúp ngân hàng quản lí tốt hơn danh mục tín dụng: giám sát và đánh giá các khoản tín dụng cho biết khoản vay có chất lượng tốt hay đang có xu hướng xấu đi, từ đó đưa ra những giải pháp kịp thời, đánh giá hiệu quả danh mục đầu tư thông qua việc giám sát thay đổi dư nợ và phân loại nợ trong từng nhóm khách hàng đã được xếp hạng, giúp kiểm soát được mức độ tín dụng của khách hàng và phát triển chiến lược hướng tới các khách hàng tốt và rủi ro ít hơn. XHTD giúp ngân hàng giảm chi phí và thời gian ra quyết định cho vay thông qua thực hiện chính sách khách hàng như hạn mức cho vay, thời hạn cho vay, giá trị tài sản đảm bảo cần cho khoản vay, lãi suất cho vay.  Đối với nhà đầu tư XHTD giúp cho nhà đầu tư có một công cụ để đánh giá rủi ro tín dụng, giảm thiểu chi phi thu nhập, phân tích giám sát khả năng trả nợ của các tổ chức phát hành trái phiếu, công cụ nợ. Đồng thời nhà đầu tư cũng có thể nhận mức lãi suất cao hơn do giảm bớt được trung gian tài chính trong quá trình lưu thông tiền tệ.  Đối với doanh nghiệp được xếp hạng Kết quả XHTD có sự ảnh hưởng rất lớn đến bản thân các DN, đặc biệt sự thành công của DN trên thị trường vốn khi thực hiện huy động vốn. Kết quả XHTD sẽ đánh giá mức độ uy tín của DN trên thị trường. Đặc biệt đối với các nhà phát hành lần đầu ra công chúng hoặc quan hệ tín dụng lần đầu tiên tại các tổ chức tín dụng, uy tín sẽ gia tăng nhiều lần nếu kết quả xếp hạng cao được công bố từ các tổ chức xếp hạng có danh tiếng trên thế giới. Và trong tình hình kinh tế có nhiều bất ổn, doanh nghiệp nào giữ vững được vị trí xếp hạng thì sẽ càng thu hút được nhiều nhà đầu tư.

Khóa luận tốt nghiệp 8 Ngoài ra, các công ty có kết quả xếp hạng tín nhiệm càng cao thì càng thu hút được nhiều nhà đầu tư, tăng khả năng huy động vốn, chi phí vay vốn càng giảm.  Đối với thị trường tài chính Theo xu thế phát triển chung của thế giới, ngày nay hầu hết trên các thị trường tài chính của các nước đều tồn tại các tổ chức XHTD. Kết quả XHTD là nguồn thông tin vô cùng quan trọng để các nhà điều hành vĩ mô có thể sử dụng như một công cụ giám sát thị trường, giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư. Đồng thời kết qủa xếp hạng cũng là báo hiệu để các cơ quan quản lý kịp thời điều chỉnh các chính sách, kế hoạch sao cho nền kinh tế đi vào trạng thái phát triển bền vững. Ngoài ra, XHTD doanh nghiệp cũng đóng vai trò quảng bá hình ảnh cho các tổ chức, DN và cung cấp thông tin cho đối tác, tạo lập niềm tin cho thị trường. 1.1.3. Đặc điểm Xếp hạng tín dụng

  • Xếp hạng tín dụng được tiến hành dựa trên những thông tin thu thập được từ những đối tượng được XHTD, và những nguồn thông tin được coi là đáng tin cậy.
  • Xếp hạng tín dụng không phải là một sự giới thiệu để mua hay bán một đối tượng nào đó, cũng không phải là lời khuyên tài trợ, đầu tư hoặc nắm giữ các công cụ nợ mà XHTD chỉ thực hiện chức năng độc lập là đánh giá mức độ rủi ro tín dụng hay mức độ tín dụng của một đối tượng được xếp hạng. Chúng chỉ là một trong những nhân tố mà nhà đầu tư và các nhà tài trợ nên tham khảo trước khi ra quyết định đầu tư, tài trợ.
  • Kết quả XHTD chỉ là một tiêu chí phục vụ cho quá trình đưa ra các quyết định và có giá trị trong một khoảng thời gian nhất định. XHTD không đảm bảo tuyệt đối chất lượng tín dụng và rủi ro tín dụng trong tương lai. Như vậy, XHTD là một nhân tố quan trọng, nhưng không thể thay thế hoàn toàn cho việc thuyết minh về tính đáng tin cậy của đối tượng được XHTD.