Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VIỆT NAM, Lecture notes of Econometrics and Mathematical Economics

HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VIỆT NAM

Typology: Lecture notes

2022/2023

Uploaded on 07/21/2024

nguyen-mai-huong-3
nguyen-mai-huong-3 🇻🇳

2 documents

1 / 7

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
Mục 6.2. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
6.2.1. Khái niệm và nội dung hội nhập kinhn tế quốc tế (HNKTQT)
6.2.1.1. Khái niệm sự cần thiết khách quan của hội nhập kinh tế quốc
tế
* Khái niệm: Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia quá trình quốc
gia đó thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự
chia sẻ lợi ích đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung.
*Tính tất yếu khách quan của hội nhận kinh tế quốc tế
Thứ nhất, do xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế
Toàn cầu hoá là quá trình tạo ra liên kết và sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng
gia tăng giữa các quốc gia trên quy mô toàn cầu.
Toàn cầu hoá diễn ra trên nhiều lĩnh vực: kinh tế chính trị, văn hoá, xã hội..
Trong đó toàn cầu hoá kinh tế là nổi trội, vừa là trung tâm vừa là cơ sở và cũng
động lực thúc đẩy toàn cầu hoá các lĩnh vực khác.
Toàn cầu hoá kinh tế là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt
qua mọi biên giới quốc gia, khu vực, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền
kinh tế trong sự vận động, phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới thống nhất.
Toàn cầu hoá kinh tế lôi cuốn tất cả các nước vào hệ thống phân công lao
động quốc tế, các mối liên hệ quốc tế của sản xuất và trao đổi, nền kinh tế các nước
trở thành bộ phận hữu cơ và không thể tách rời nền kinh tế toàn cầu.
Trong toàn cầu hoá kinh tế, các yếu tố sản xuất được lưu thông trên phạm vi
toàn cầu, nếu không hội nhập các nước không thể tự đảm bảo các điều kiện cần
thiết cho sản xuất trong nước.
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo hội đề các quốc gia giải quyết các vấn đề
toàn cầu, tận dụng các thành tựu của cách mạng công nghiệp, biến thành động
lực cho sự phát triển.
Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển phổ biến của các
nước nhất là các nước đang và kém phát triển trong điều kiện hiện nay.
Đối với các nước đang và kém phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế:
1
pf3
pf4
pf5

Partial preview of the text

Download HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VIỆT NAM and more Lecture notes Econometrics and Mathematical Economics in PDF only on Docsity!

Mục 6.2. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 6.2.1. Khái niệm và nội dung hội nhập kinhn tế quốc tế (HNKTQT) 6.2.1.1. Khái niệm và sự cần thiết khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế

  • Khái niệm: Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung. *Tính tất yếu khách quan của hội nhận kinh tế quốc tế Thứ nhất, do xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế Toàn cầu hoá là quá trình tạo ra liên kết và sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng gia tăng giữa các quốc gia trên quy mô toàn cầu. Toàn cầu hoá diễn ra trên nhiều lĩnh vực: kinh tế chính trị, văn hoá, xã hội.. Trong đó toàn cầu hoá kinh tế là nổi trội, vừa là trung tâm vừa là cơ sở và cũng là động lực thúc đẩy toàn cầu hoá các lĩnh vực khác. Toàn cầu hoá kinh tế là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia, khu vực, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động, phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới thống nhất. Toàn cầu hoá kinh tế lôi cuốn tất cả các nước vào hệ thống phân công lao động quốc tế, các mối liên hệ quốc tế của sản xuất và trao đổi, nền kinh tế các nước trở thành bộ phận hữu cơ và không thể tách rời nền kinh tế toàn cầu. Trong toàn cầu hoá kinh tế, các yếu tố sản xuất được lưu thông trên phạm vi toàn cầu, nếu không hội nhập các nước không thể tự đảm bảo các điều kiện cần thiết cho sản xuất trong nước. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội đề các quốc gia giải quyết các vấn đề toàn cầu, tận dụng các thành tựu của cách mạng công nghiệp, biến nó thành động lực cho sự phát triển. Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển phổ biến của các nước nhất là các nước đang và kém phát triển trong điều kiện hiện nay. Đối với các nước đang và kém phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế:
  • Là cơ hội tiếp cận và sử dụng các nguồn lực bên ngoài như tài chính, kho học công nghệ….;
  • Là con đường tận dụng thời cơ để phát triển rút ngắn, khắc phục nguy cơ tụ hậu;
  • Mở cửa thị trường thu hút vốn, thúc đẩy công nghiệp hoá, tăng tích luỹ;
  • Tạo nhiều cơ hội việc làm mới, nâng cao thu nhập cho các tầng lớp dân cư. Bên cạnh, các nước này phải đối mặt không ít rủi ro, thách thức như gia tăng sự phụ thuộc do nợ nước ngoài, bất bình đẳng trong thương mại… 6.2.1.2. Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế Thứ nhất, chuẩn bị các điều kiện thực hiện hội nhập thành công Đó là sự chuẩn bị các điều kiện trong nội bộ nền kinh tế về: tư duy, nhận thức, sự tham gia của toàn xã hội, thể chế, nguồn nhân lực, năng lực của nền kinh tế… Thứ hai, thực hiện đa dạng hoá các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế Tiến trình hội nhập thực hiện theo nhiều mức độ, từ thấp đến cao: Thoả thuận thương mại ưu đãi (PTA), Khu vực mậu dịch tự do (FTA), Liên minh thuế quan (CU), Thị trường chung, Liên minh tiền tệ… Về hình thức, là toàn bộ các hoạt động kinh tế đối ngoại như: ngoại thương, đầu tư quốc tế, hợp tác quốc tế, các dịch vụ thu ngoại tệ… 6.2.2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển của Việt Nam 6.2.2.1. Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế
  • Tạo điều kiện mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học công nghệ, vốn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước.
  • Tạo cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
  • Tạo điều kiện thúc đẩy hội nhập của các lĩnh vực văn hoá, chính trị, củng cố an ninh quốc phòng.

Chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế là một kế hoạch tổng thể về phương hướng, mục tiêu, và các giải pháp cho hội nhập kinh tế quốc tế. Xây dựng chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế phù hợp với thực tế cần phải:

  • Đánh giá đúng bối cảnh quốc tế, xu hướng vận động kinh tế, chính trị thế giới, tác động của toàn cầu hoá, tác động của cách mạng công nghiệp.
  • Đánh giá những điều kiện khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến hội nhập kinh tế nước ta.
  • Nghiên cứu kinh nghiệm của các nước.
  • Đề cao tính hiệu quả, phù hợp thực tiễn và năng lực kinh tế, khả năng cạnh tranh, tiềm lực khoa học công nghệ và lao động.
  • Gắn với tiến trình hội nhập toàn diện, có tính mở, linh hoạt, ứng phó kịp thời với những biến đổi của thế giới.
  • Xác định rõ lội trình hội nhập hợp lý về thời gian, mức độ, hướng đi, các ngành, lĩnh vực ưu tiên. 6.2.3.3. Tích cực, chủ động tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế và thực hiện đầy đủ các cam kết của Việt Nam trong các liên kết kinh tế và khu vực Đến nay, Việt Nam đã mở rộng quan hệ ngoại giao, quan hệ thương mại; ký kết các hiệp định thương mai, đầu tư…; là thành viên của: WTO, ASEAN, APEC…; thực hiện nhiều cải cách chính sách thương mại, triển khai đầy đủ, nghiêm túc các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế; đang nỗ lực hoàn tất các cam kết quốc tế lớn… Việc tích cực tham gia các liên kết kinh tế quốc tế, nghiên túc thực hiện các cam kết góp phần nâng cao uy tín, vai trò, của Việt Nam; tạo sự tin cậy, tôn trọng của cộng đồng quốc tế, giúp ta nâng tầm hội nhập trên các tầng nấc, tạo cơ chế liên kết, chủ động hội nhập, bảo đảm các lợi ích cần thiết trong hội nhập kinh tế quốc tế. 6.2.3.4. Hoàn thiện thể chế kinh tế và hội nhập Đổi mới mạnh mẽ về sở hữu, coi trong khu vực tư nhân, sở hữu và doanh nghiệp nhà nước; hình thành đồng bộ các loại thị trường; đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng.

Đổi mới cơ chế quản lý của nhà nước, cải cách hành chính, chính sách kinh tế, thông thoáng môi trường đầu tư… Hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là pháp luật liên quan đến hội nhập kinh tế, tương trợ tư pháp; xử lý có hiệu quả các tranh chấp… 6.2.3.5. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế Hiệu quả hội nhập phụ thuộc rất nhiều vào năng lực cạnh tranh của nền kinh tế cũng như của các doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp, cần chú trọng đầu tư, cải tiến công nghệ để nâng cao khả năng cạnh tranh; học hỏi cách thức kinh doanh trong bối cảnh mới: học tìm kiếm cơ hội kinh doanh, học kết nối cùng chấp nhận cạnh tranh, cách huy động vốn, quản trị sự bất định, đồng hành cùng chính phủ, “đối thoại pháp lý”. Nhà nước cần hỗ trợ, giúp doanh nghiệp vượt qua thách thức của hội nhập; đầu tư phát triển nguồn nhân lực; tổ chức các khoá đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng hội nhập, quản trị toàn cầu; phát triển cơ sở hạ tầng… 6.2.3.6. Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ của Việt Nam Nền kinh tế độc lập tự chủ là nền kinh tế không bị lệ thuộc, phụ thuộc vào nước khác, hoặc vào một tổ chức kinh tế nào đó về đường lối, chính sách phát triển, không bị bất cứ ai dùng những điều kiện kinh tế, tài chính, thương mại, viện trợ… để áp đặt, khống chế, làm tổn hại chủ quyền quốc gia và lợi ích cơ bản của dân tộc. Đảng và nhà nước Việt Nam đã xác định: đường lới xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế được thực hiện xuyên suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Một số biện pháp để xây dựng thành công nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ỡ Việt Nam hiện nay: Thứ nhất, hoàn thiện, bổ sung đường lối chung và đường lối kinh tế, xây dựng và phát triển đất nước. Thứ hai, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trọng tâm nhằm xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đưa Việt Nam

bảo vê Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; để giữa gìn và phát huy bản sắc văn hoá, truyền thống dân tộc Việt Nam. Lưu ý: Hội nhập quốc tế cũng tạo nên những thách thức mới đối với nhiệm vụ giữ vững độc lập, tự chủ: sự lệ thuộc nước khác, phân hoá xã hội, ...Nhưng không vì thế mà “đóng cửa”, tuyệt đối hoá độc lập, tự chủ, quan niệm về độc lập tự chủ là bất biến. Việc quán triệt và xử lý thành công mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế góp phần quan trọng vào những thành tựu phát triển to lớn, có ý nghĩa lịch sử qua hơn 30 năm đổi mới của đất nước. Tóm lại, hội nhập kinh tế quốc tế là đòi hỏi khách quan của thới kỳ toàn cầu hoá, có tác động cả tích cực và tiêu cực. Ngày nay, Việt Nam cần tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập phù hợp, tích cực khai thác lợi thế của hội nhập, đồng thời ngăn chặn, đẩy lùi các nguy cơ, tác động bất lợi của hội nhập mang lại.