Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

học viện báo chí và tuyên truyền, Thesis of Marketing Theory

kinh tế vĩ mô thực trạng ngân sách nhà nước

Typology: Thesis

2019/2020

Uploaded on 12/11/2021

linh-linh-ngoc
linh-linh-ngoc 🇻🇳

5

(2)

1 document

1 / 23

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA KINH TẾ
BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
ĐỀ TÀI
THỰC TRẠNG THÂM HỤT NGÂN SÁCH VÀ GIẢI PHÁP
HẠN CHẾ THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
Giảng viên hướng dẫn : TS. Lê Thị Thúy
Sinh viên : Phương Ngọc Linh
Mã sinh viên : 1955270087
Lớp : Quản lý Kinh tế K39 A2
Hà Nội, 05/2021
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17

Partial preview of the text

Download học viện báo chí và tuyên truyền and more Thesis Marketing Theory in PDF only on Docsity!

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA KINH TẾ

BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ

ĐỀ TÀI

THỰC TRẠNG THÂM HỤT NGÂN SÁCH VÀ GIẢI PHÁP

HẠN CHẾ THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

HIỆN NAY

Giảng viên hướng dẫn : TS. Lê Thị Thúy Sinh viên : Phương Ngọc Linh Mã sinh viên : 1955270087 Lớp : Quản lý Kinh tế K39 A Hà Nội, 05/

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài: Đại dịch Covid-19 đang càn quét khốc liệt trên phạm vi toàn thế giới, gây nhiều tác động tiêu cực chưa từng có tiền lệ lên nền kinh tế thế giới và Việt Nam. Bên cạnh đại dịch, nước ta còn đối mặt với thiên tai, nhân tai, biến đổi khí hậu gây thiệt hại rất nặng nề, tác động mạnh đến mọi mặt đời sống xã hội; sản xuất kinh doanh đình trệ; hàng triệu lao động thiếu, mất việc làm, giảm sâu thu nhập; hoạt động văn hóa, xã hội và đời sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mặt khác, những bất ổn về kinh tế – chính trị trên thế giới đang diễn tiến ngày càng phức tạp đã tác động trực tiếp đến tình hình thu ngân sách của nhiều quốc gia. Một trong số đó chính là vấn đề thâm hụt ngân sách, vấn đề này đang diễn ra ở nhiều quốc gia trên thế giới và trở thành những mối lo ngại lớn của nền kinh tế các nước đặc biệt là Việt Nam. Vậy thâm hụt ngân sách là gì? Thực trạng vấn đề thâm hụt ngân sách diễn ra ở Việt Nam trong thời gian gần đây là như thế nào? Nguyên nhân cũng như tác động của nó đến nền kinh tế ra sao? Những giải pháp đưa ra để khắc phục tình trạng đó là gì? Nhận thức được tầm quan trọng cả về mặt lý thuyết và thực tiễn của vấn đề, vì vậy em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Thực trạng thâm hụt ngân sách và giải pháp hạn chế thâm hụt ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài để kết thúc học phần môn học Kinh tế vĩ mô cũng như đi tìm hiểu đáp án cho những câu hỏi trên. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: - Mục đích nghiên cứu: dựa trên cơ sở lý luận, tìm hiểu và đánh giá thực trạng, nguyên nhân của thâm hụt ngân sách nhà nước Việt Nam đang gặp phải. Từ đó đưa ra mục tiêu và những giải pháp nhằm hạn chế thâm hụt ngân sách nhà nước giúp nền kinh tế xã hội phát triển. - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Làm rõ những vấn đề cơ bản về ngân sách nhà nước, thâm hụt ngân sách nhà nước.

1.1. Khái niệm về ngân sách nhà nước và thâm hụt ngân sách: 1.1.1. Ngân sách nhà nước: a. Khái niệm: Chính phủ sử dụng ngân sách để lập kế hoạch và kiểm soát các hoạt động tài khóa của mình. Một ngân sách trong một năm nhất định cho biết các khoản chi tiêu theo kế hoạch của các chương trình chính phủ và thu dự kiến từ hệ thống thuế. Nói cách khác, ngân sách nhà nước là hệ thống tài chính vĩ mô của nhà nước giúp nhà nước quản lý và điều tiết các hoạt động kinh tế xã hội nhằm mục tiêu thực hiện kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ. b. Chức năng: Ngân sách của chính phủ phục vụ 3 chức năng kinh tế chính:

  • Thứ nhất, nó là một công cụ mà theo đó sản lượng quốc gia được phân chia giữa tiêu dùng đầu tư tư nhân và công cộng.
  • Thứ hai, thông qua chi tiêu trực tiếp và các khuyến khích gián tiếp về thuế, ngân sách của chính phủ tác động đến cung các đầu vào như lao động, vốn và tác động đến đầu ra của các khu vực.
  • Thứ ba, chính sách tài khóa của chính phủ hay ngân sách có vai trò trong việc tác động đến những mục tiêu vĩ mô then chốt, nhằm hạn chế những dao động của chu kỳ kinh doanh và góp phần duy trì một nền kinh tế tăng trưởng, có mức hữu nghiệp cao, tránh được lạm phát lớn hay lạm phát không ổn định. 1.1.2. Thâm hụt ngân sách nhà nước: a. Khái niệm: Thâm hụt ngân sách nhà nước là tình trạng mất cân bằng ngân sách nhà nước khi số chi vượt quá số thu ngân sách trong cân đối ngân sách nhà nước trong một tài khoản nhất định. Khi lâm vào thâm hụt ngân sách, chính phủ phải đi vay cho công chúng để trả cho những khoản nợ của mình. để vay, chính phủ phát hành trái phiếu , đó là hình thức ghi nợ (IOU) cam kết trả lại tiền tại một thời điểm trong tương lai.

b. Phân loại thâm hụt: Tài chính công hiện đại phân loại thâm hụt ngân sách thành hai loại:

  • Thâm hụt cơ cấu: Thâm hụt cơ cấu là các khoản thâm hụt được quyết định bởi những chính sách tùy biến của chính phủ như quy định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm xã hội hay quy mô chi tiêu cho giáo dục, quốc phòng,..
  • Thâm hụt chu kỳ: Thâm hụt chu kỳ là các khoản thâm hụt gây ra bởi tình trạng của chu kỳ kinh tế, nghĩa là bởi mức độ cao hay thấp của sản lượng và thu nhập quốc dân. Ví dụ khi nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng sẽ dẫn đến thu ngân sách từ thuế giảm xuống trong khi chi ngân sách cho cho trợ cấp thất nghiệp tăng lên. Giá trị tính ra tiền của thâm hụt cơ cấu và thâm hụt chu kỳ được tính toán như sau:
  • Ngân sách thực có: liệt kê các khoản thu, chi và thâm hụt tính bằng tiền trong một giai đoạn nhất định (thường là một quý hoặc một năm).
  • Ngân sách cơ cấu: tính toán thu, chi và thâm hụt của chính phủ sẽ là bao nhiêu nếu nền kinh tế đạt mức sản lượng tiềm năng.
  • Ngân sách chu kỳ: là chênh lệch giữa ngân sách thực có và ngân sách cơ cấu. Việc phân biệt hai loại thâm hụt trên đây có tác dụng quan trọng trong việc đánh giá ảnh hưởng thực sự của chính sách tài chính khi thực hiện chính sách tài chính mở rộng hay thắt chặt sẽ ảnh hưởng đến thâm hụt ngân sách như thế nào giúp cho chính phủ có những biện pháp điều chỉnh chính sách hợp lý trong từng giai đoạn của chu kỳ kinh tế.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN THÂM HỤT

NGÂN SÁCH Ở VIỆT NAM

khoảng 89 nghìn tỷ đồng so dự toán; thu ngân sách địa phương đạt 108,6%, vượt 56,8 nghìn tỷ đồng so dự toán. Kết quả này có thể coi là thành công của ngành Tài chính trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế giảm mạnh vì dịch bệnh. Theo dự toán của Chính phủ, thu ngân sách năm 2021 là 1.343,33 nghìn tỷ đồng, tăng 1,5% so với ước thực hiện năm 2020, giảm 11,1% so với dự toán năm 2020; tỷ lệ huy động vào ngân sách khoảng 15,5%GDP điều chỉnh, trong đó từ thuế, phí khoảng 13%GDP (tương ứng 16,6% nếu tính theo quy mô GDP chưa điều chỉnh; thấp hơn tỷ lệ 21% của mục tiêu giai đoạn 2016-2020). Kiểm toán Nhà nước đề nghị Chính phủ xem xét 39 địa phương dự báo nguồn thu nội địa năm 2021 thấp hơn mức tăng tối thiểu bình quân chung cả nước; 20 địa phương dự báo nguồn thu từ hoạt động xuất nhập khẩu thấp hơn mức tăng bình quân tối thiểu 4-6% so với đánh giá ước thực hiện năm 2020; một số địa phương chưa đánh giá đầy đủ kết quả, tình hình thực hiện nhiệm vụ thu năm 2020 theo quy định làm cơ sở lập dự toán thu năm 2021, chưa xây dựng dự toán số hoàn thuế giá trị gia tăng. Kết quả kiểm toán 9 tháng đầu năm 2020 cho thấy, Bộ Xây dựng chưa thực hiện việc thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt; số dư kinh phí cuối năm không còn nhiệm vụ chi của một số đơn vị trực thuộc Bộ Giao thông từ nguồn phí, lệ phí được để lại lớn, gây lãng phí nguồn lực ngân sách 1.222,5 tỷ đồng. Dự toán thu nội địa, Chính phủ lập 1.133,5 nghìn tỷ đồng (chiếm 84,4% tổng thu cân đối), tăng 1,6% so với ước thực hiện năm 2020. Nếu loại trừ thu sử dụng đất, xổ số, cổ tức, lợi nhuận sau thuế và tiền bán vốn nhà nước thì dự toán thu nội địa năm 2021 tăng 4,9% so với ước thực hiện năm 2020. Trong cơ cấu thu nội địa, thu từ 3 khu vực kinh tế là các khoản thu chiếm tỷ trọng lớn và dự toán năm 2021 dự kiến tăng từ 6,7% đến 10,1% so với ước thực hiện năm 2020. Kiểm toán nhà nước cho rằng Chính phủ cần phân tích đánh giá kỹ tình hình bối cảnh kinh tế cũng như tác động của cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với 3 khu vực kinh tế. Dự toán thu từ dầu thô là 23,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 1,7% tổng thu cân đối ngân sách, giảm 9,3 nghìn tỷ đồng so với ước thực hiện năm 2020, bằng 71,4% so với dự

toán năm 2020. Dự toán được lập trên cơ sở sản lượng khai thác trong nước 8 triệu tấn, giá dự toán 45 USD/thùng. Song thực tế sản lượng các năm qua đều tăng so với kế hoạch, do đó Kiểm toán nhà nước đề nghị Chính phủ đánh giá bổ sung cơ sở dự báo về kế hoạch khai thác dầu thô đồng thời quá trình tổ chức thực hiện cần bám sát tình hình dự báo về giá dầu của các tổ chức quốc tế. Đáng chú ý, dự toán thu viện trợ 10,4 nghìn tỷ, cao hơn 5,4 nghìn tỷ đồng so với dự toán năm 2020. Kiểm toán đề nghị Chính phủ kiểm tra, rà soát, đánh giá tiến độ giải ngân của các dự án, hiệp định, văn kiện... đã và đang triển khai ký kết, thực hiện để dự báo dự toán thu, chi ngân sách năm 2021 cho phù hợp. b. Chi ngân sách nhà nước: Lũy kế chi ngân sách nhà nước 8 tháng đầu năm 2020 đạt 975,6 nghìn tỷ đồng, bằng 55,8% dự toán, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2019. Kết quả, thâm hụt ngân sách nhà nước 8 tháng ở mức 93,7 nghìn tỷ đồng, tăng mạnh so với con số 75,7 nghìn tỷ đồng của 7 tháng đầu năm 2020. Trong đó, chi đầu tư phát triển đạt gần 269,2 nghìn tỷ đồng, bằng 57,2% dự toán; chi trả nợ lãi đạt gần 80,7 nghìn tỷ đồng, bằng 68,3% dự toán, giảm 5,6% so với năm 2019. Tháng 9 năm 2020, Ngân sách đã chi khoảng 17,49 nghìn tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch covid 19. Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, ước cả năm 2020, thu Ngân sách Nhà nước đạt 1.323.100 tỷ đồng, hụt 189.200 tỷ đồng (giảm 12,5%) so dự toán. Tại báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 8 năm 2020, Ngân hàng thế giới WB nhận xét về ngân sách Nhà nước đã và đang giảm đáng kể do tăng trưởng kinh tế giảm kết hợp với biện pháp giãn nộp thuế cho cá nhân và doanh nghiệp để đối phó với cuộc khủng hoảng. cân đối ngân sách nhà nước ngày càng gặp khó khăn khi chi tiêu nhà nước phải tăng lên nhằm ứng phó dịch bệnh, thực hiện mục tiêu tăng đầu tư công để kích thích khôi phục kinh tế.

  • Quản lý và điều hành ngân sách chưa hợp lý. a. Nguyên nhân thực tế ở Việt Nam Thâm hụt ngân sách do rất nhiều ngân sách và có sự ảnh hưởng khác nhau đến sự cân đối khác nhau của nền kinh tế. tình trạng thâm hụt ngân sách ở nhà nước ta có những nguyên nhân chính sau:
  • Thất thu thuế nhà nước: Thuế là nguồn thu chính và bền vững nhất cho ngân sách nhà nước bên cạnh các nguồn thu khác như: tài nguyên, doanh nghiệp nhà nước, vay, nhận viện trợ…, tuy nhiên do hệ thống ta còn nhiều bất cập, sự quản lý chưa chặt chẽ đã tạo ra những kẽ hở cho các cá nhân, tổ chức lợi dụng để trốn thuế, gây thất thu một lượng đáng kể cho ngân sách nhà nước. Chẳng hạn, trường hợp của Tổng Công ty cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco). Cụ thể, Sabeco gồm 2 nhà máy hạch toán phụ thuộc, các công ty con và công ty liên kết. Các đơn vị sản xuất bán sản phẩm bia Sài Gòn cho Công ty TNHH MTV Thương mại Bia Sài Gòn (công ty con 100% vốn của Tổng Công ty). Công ty này lại tiếp tục bán sản phẩm cho 10 công ty cổ phần thương mại khu vực có vốn góp từ 90–94,92%. Các công ty thương mại khu vực sau đó bán tiếp sản phẩm cho đại lý cấp 1, cấp 2, cấp 3,... là các cơ sở kinh doanh thương mại độc lập. Mô hình tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phức tạp này của Sabeco gây khó cho cơ quan thuế trong việc xác định giá ở mốc thời điểm chính xác trong chuỗi bán hàng của Sabeco để tính thuế. Kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước kết luận, theo quy định tại Thông tư 05/2012/TT–BTC, Sabeco phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt dựa trên giá bán ra của các công ty thương mại khu vực – đơn vị trực tiếp bán hàng ra khỏi hệ thống của Sabeco chứ không phải giá bán của Sabeco ra Công

ty Thương mại Sabeco. Theo đó, Sabeco phải nộp thêm vào ngân sách hơn 408 tỷ đồng. Bên cạnh đó, việc giãn thuế, giảm thuế và miễn thuế một mặt giúp các doanh nghiệp giảm vốn đầu tư, duy trì và mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, việc làm này gây ảnh hưởng tới các khoản chi ngân sách khác gây thâm hụt ngân sách nhà nước.

  • Đầu tư công kém hiệu quả: Từ năm 2010, nền kinh tế Việt Nam đã dần ổn định nhờ những chính sách bình ổn kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Tăng trưởng GDP phục hồi rõ nét, duy trì tốc độ cao, đặc biệt là trong các năm 2017-2019 (với tốc độ tăng tương ứng đạt 6,81 và 7,08% năm 2017, 2018 và 7,02% năm 2019). Đây là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế thế giới, thương mại toàn cầu và tăng trưởng kinh tế ở hầu hết các khu vực, các nền kinh tế chỉ đạt khoảng 6,84%/năm (đạt mục tiêu 6,5 - 7% kế hoạch 2016-2020 đã đề ra). Tuy đã đạt những kết quả tích cực, song thực tiễn cho thấy, hiện nay vẫn còn một số tồn tại hạn chế sau: đầu tư từ ngân sách nhà nước còn dàn trải; hiệu quả đầu tư một số công trình hạ tầng chưa cao. So với các quốc gia khác đã trải qua giai đoạn phát triển tương đồng với Việt Nam, thì hệ số suất đầu tư của Việt Nam hiện nay vẫn ở ngưỡng cao. Thực tế này cho thấy, mô hình tăng trưởng của Việt Nam chủ yếu dựa vào vốn đầu tư, hiệu quả đầu tư còn thấp. cơ cấu đầu tư từ khu vực nhà nước hiện nay cũng còn nhiều hạn chế. đầu tư của Nhà nước hiện nay tập trung vào các ngành mà khu vực tư nhân có khả năng và sẵn sàng tham gia. Nguồn vốn đầu tư còn dàn trải, tình trạng kéo dài tiến độ, thậm chí có dự án chậm so với tiến độ hàng chục năm, làm gia tăng chi phí đầu tư. Cơ cấu vùng miền trong đầu tư cũng chưa hợp lý, chất lượng quy hoạch phát triển chưa hiệu quả…
  • Quy mô chi tiêu của chính phủ quá lớn:

Một là, tăng trưởng kinh tế tiếp tục có nhiều dấu hiệu tốt và là cơ sở cho việc thực hiện tốt các nhiệm vụ thu ngân sách. Mặc dù kinh tế thế giới không thực sự thuận lợi song các tổ chức quốc tế tiếp tục dự báo Việt Nam sẽ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,6%-6,8 % cho năm 2021. Các chỉ số vĩ mô khác của nền kinh tế tiếp tục ổn định cũng là cơ hội tốt cho việc thực hiện các chỉ tiêu thu chi Ngân sách Nhà nước năm 2021. Hai là, việc thực hiện sắp xếp, tinh gọn đầu mối trong các đơn vị hành chính và sự nghiệp sẽ tạo điều kiện cho việc tiết kiệm chi thường xuyên trong giai đoạn tới. Ba là, dự toán thu và chi Ngân sách Nhà nước đã thận trọng hơn và bám sát hơn các yếu tố vĩ mô quan trọng như tăng trưởng GDP và lạm phát. Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2021 đã cân nhắc các yếu tố thách thức như dịch Covid-19 và cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như EVFTA. Dự toán thu Ngân sách Nhà nước giảm gần 10% so với kết quả thực hiện năm 2020 là khá thận trọng và phù hợp với tình hình năm 2021. Đây là lần đầu tiên sau nhiều năm, dự toán thu giảm so với năm trước. Dự toán chi cân đối Ngân sách Nhà nước thực hiện giảm so với năm 2020 (chỉ bằng 96,5% dự toán 2020), trong đó chủ yếu là giảm chi thường xuyên. Việc lập dự toán ngân sách thận trọng là rất cần thiết trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp song cần tránh quá cứng nhắc trong bối cảnh mới với nhiều yếu tố bất định. b. Khó khăn: Thứ nhất, rủi ro của các yếu tố bên ngoài có thể tác động xấu đến tăng trưởng làm giảm nguồn thu Ngân sách Nhà nước và tăng chi Ngân sách Nhà nước. Kinh tế Việt Nam hiện đang phụ thuộc khá lớn vào tình hình biến động của kinh tế thế giới (độ mở của nền kinh tế tính theo quy mô ngoại thương/GDP trong

giai đoạn gần đây lên đến 150%). Tăng trưởng của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào xuất khẩu khi kinh tế thế giới còn khó khăn thì kinh tế Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng. Thứ hai, khó khăn với việc chấp hành dự toán thu Ngân sách Nhà nước từ thu sản xuất kinh doanh nội địa. Dự toán thu nội địa năm 2021 là 1.133,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 84,4% tổng thu cân đối Ngân sách Nhà nước, đáp ứng yêu cầu tỷ trọng thu nội địa ngày càng cao trong cơ cấu thu ngân sách. Thu nội địa dù thấp hơn dự toán 2020 song vẫn cao hơn ước thực hiện 2019 (dù chỉ 1,6%) vẫn là một thách thức không nhỏ khi mà tình hình sản xuất kinh doanh nội địa còn nhiều khó khăn, và thu nội địa còn phụ thuộc nhiều vào thu từ đất đai (ước tính vẫn chiếm 9,1% tổng thu Ngân sách Nhà nước năm 2020). Trong dự toán thu 2021, dự kiến mức thu với khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 6,7% so với dự toán 2020 là thách thức, vì tình hình hoạt động của doanh nghiệp nhà nước còn nhiều hạn chế trong bối cảnh dịch bệnh. Đối với thu ngoài quốc doanh dự toán 2020 tăng 10,1% so với năm 2020 là mức tăng tương đối cao trong khi mức tăng của khu vực vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 6,9% thì khá tương đồng với các năm gần đây nên có thể thực hiện được. Thứ ba, huy động nguồn trả nợ gốc và tái cơ cấu các khoản vay. Phần lớn trái phiếu huy động từ nguồn trong nước. Năm 2021, lãi suất huy động có thể tăng trở lại khi nhu cầu vốn cho nền kinh tế tăng lên để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh phục hồi sau dịch bệnh. Khi quy mô phát hành trái phiếu chính phủ tiếp tục ở mức cao sẽ có nguy cơ tạo ra hiệu ứng lấn át với thị trường vốn, sẽ khó khăn cho tiếp cận vốn của khu vực tư. Vì vậy, cần tính đến các tác động này khi thực hiện phát hành trái phiếu chính phủ giai đoạn 2021-2025. Như vậy, việc thực hiện chính sách tài khóa năm 2021 trong bối cảnh dịch bệnh còn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp và nền kinh tế chưa thực sự có những

CHƯƠNG III: MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP HẠN CHẾ THÂM HỤT

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1. Mục tiêu ngân sách nhà nước: Theo Bộ Tài chính, năm 2021 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, năm đầu triển khai Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021-2030, Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025. Với dự báo tình hình kinh tế thế giới và trong nước, cùng các yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, mục tiêu Ngân sách Nhà nước năm 2021 được xác định là: Huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước để ổn định vĩ mô, thúc đẩy phục hồi kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh – quốc phòng theo định hướng của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; thực hiện cơ cấu lại ngân sách nhà nước gắn với việc sắp xếp tổ chức lại bộ máy, tinh giản biên chế, đổi mới khu vực sự nghiệp công lập; tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính – ngân sách, triệt để tiết kiệm chi ngân sách nhà nước. Trên cơ sở đánh giá tình hình năm 2021, bộ tài chính dự toán về thu ngân sách nhà nước đạt tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước khoảng 15,5% GDP tương đương 1343,33 nghìn tỷ đồng. Về chi Ngân sách Nhà nước là 1678 nghìn tỷ đồng, thấp hơn 60,1 nghìn tỷ đồng so với năm 2020 do tình hình dịch bệnh kéo dài nên sản xuất kinh doanh của người dân và doanh nghiệp cần thời gian phục hồi. 3.2. Giải pháp hạn chế thâm hụt ngân sách ở Việt Nam: Thứ nhất, về thu ngân sách nhà nước, tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế chính sách thu, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, minh bạch, công bằng; xem xét tiếp tục thực hiện các chính sách miễn, giảm, giãn về thuế, phí, lệ phí để

hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19. Nâng cao chất lượng công tác dự báo thi Ngân sách Nhà nước ở cấp chính quyền, địa phương và chính quyền trung ương. Hạn chế các tác nhân chủ quan nhằm làm sai lệch dự báo thu ngân sách nhà nước. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý thu, chống thất thu, bảo đảm thu đúng, đủ, kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào ngân sách nhà nước; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, chuyển giá, trốn, lậu thuế, gian lận thuế, lợi dụng chính sách hoàn thuế. Thứ hai, về chi ngân sách nhà nước, quản lý chặt chẽ các khoản chi ngay từ khâu lập dự toán, đến tổ chức thực hiện; thực hiện triệt để tiết kiệm các khoản chi chưa thực sự cấp thiết…Cần rà soát các vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là các công trình trọng điểm quốc gia, có sức lan tỏa lớn, có tính kết nối, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội liên vùng…Thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính – ngân sách nhà nước, tăng cường kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách, nhất là trong các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, lãng phí. Rà soát, quản lý chặt chẽ các khoản chi chuyển nguồn, chỉ thực hiện chuyển nguồn theo đúng quy định của pháp luật. Thứ ba, làm rõ việc sử dụng các tài sản của chính phủ các khoản nợ, bảo lãnh của Chính phủ để “làm sạch” tình hình quốc gia, từ đó giảm được thâm hụt trên thực tế. Bên cạnh đó cần phân biệt giữa hỗ trợ và đầu tư, xem xét tình hình hiệu quả của các chính sách hỗ trợ tín dụng qua các kênh ngân hàng chính sách. Về dài hạn, để giảm thu nhập ngân sách, cần sửa đổi toàn diện các quy định pháp luật về thẩm quyền lập và thực hiện chính sách tài khóa của các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ. Thứ tư, minh bạch trong chi ngân sách nhà nước, để giảm thâm hụt ngân sách, chính phủ cần minh bạch hơn, rạch ròi hơn về khoản chi tiêu cho lĩnh vực công,

hướng đến mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hùng cường và thịnh vượng trong tương lai.

KẾT LUẬN

Thâm hụt ngân sách là một trong những vấn đề vô cùng nhạy cảm của mỗi quốc gia, nhất là đối với quốc gia đang trên đà phát triển như Việt Nam. Mức độ thâm hụt ngân sách ở nước ta ngày càng tăng nhanh khiến ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế của nhân dân và toàn bộ nền kinh tế của Việt Nam. Đây chính là một trong những nguy cơ làm khủng hoảng nền kinh tế, gia tăng lạm phát, gây khó khăn cho chính phủ trong việc thực hiện những chính sách tài khóa và tiền tệ. Để khắc phục hậu quả của thâm hụt ngân sách cần có những biện pháp phù hợp theo từng mức độ. Điều này đòi hỏi nghệ thuật quản lý vĩ mô sao cho vừa trung hòa và hạn chế các mặt tiêu cực, vừa đẩy mạnh các mặt tích cực thúc đẩy phát triển nền kinh tế đất nước. Cuối cùng, trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, chúng ta đã "chống dịch như chống giặc", quyết tâm thực hiện "mục tiêu kép": vừa phòng chống dịch hiệu quả vừa tập trung phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân. Thành công trong phòng chống đại dịch Covid-19 thời gian qua của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta là yếu tố có ý nghĩa quyết định, tạo môi trường thuận lợi cho ổn định và phát triển đất nước; đồng thời cũng là minh chứng cho sự nỗ lực vượt khó, tinh thần đoàn kết, ý chí vươn lên của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, góp phần củng cố niềm tin, tạo sự phấn khởi trong toàn xã hội và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. “Do thời gian, trình độ và vốn kiến thức còn nhiều hạn chế, khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính