Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Ho Chi Minh Literature, Assignments of Literature

The document contain the study about Ho Chi Minh

Typology: Assignments

2023/2024

Uploaded on 03/17/2024

champaman
champaman 🇻🇳

1 document

1 / 4

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
- Khi nghiên cứu về vấn đề dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi theo các tư tưởng dân tộc đã rút ra từ
trước của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tuy nhiên nhiều vấn đề lý luận các nhà kinh điển đưa ra, chỉ đúng với
điều kiện châu Âu, cho nên, cần phải nghiên cứu, bổ sung và phát triển lý luận để phù hợp với tình hình
đất nước hiện nay – Đất nước thuộc địa. Qua đó Người tập trung nghiên cứu dân tộc theo nghĩa dân tộc
thuộc địa nên nội dung cốt lõi, trọng tâm của vấn đề dân tộc chính là độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội. Quan điểm lý luận của Người được thể hiện chi tiết qua các luận điểm sau:
1. Tư Tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc
2. Tư Tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
3. Tư Tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa độc lập dân tộc chủ nghĩa xã hội
4. Vận dụng tư Tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong sự nghiệp cách
mạng Việt Nam giai đoạn hiện nay
Trước tiên để hiểu rõ hơn về quan điểm của Người về dân tộc thuộc địa, ta sẽ phân tích hơn về luận
điểm Tư Tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc qua 2 vấn đề: Vấn đề độc lập dân tộc; Vấn đề về cách
mạng giải phóng dân tộc
1. Vấn đề độc lập dân tộc
a) Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc
- Độc lập, tự do là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa. Quan điểm của Người khẳng định rằng:
Quyền độc lập, tự do của các dân tộc là những quyền tự nhiên, thiêng liêng, là quy luật khách quan của
xã hội loài nguời mà tất cả các dân tộc đều được hưởng. Vì vậy, mọi sự xâm phạm đến quyền của dân
tộc đều trái với đạo lý và lẽ phải, đều xâm phạm một cách nghiêm trọng quyền thiêng liêng vốn có của
các dân tộc.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc chỉ rõ rằng để tiến đến độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa
xã hội thì sự đấu tranh giành lại quyền độc lập, tự do cho dân tộc là tất yếu và được thể hiện rõ qua các
mốc thời gian:
+ Năm 1919, lần đầu tiên tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền của các dân tộc thuộc địa mà trước hết là
quyền bình đẳng và tự do đã được thể hiện trong bản Yêu sách của nhân dân An Nam, được Người gửi
tới hội nghị Vecxây (Pháp).
+ Năm 1930, trong Chánh cương văn tắt của Đảng, Hồ Chí Minh đã xác định mục tiêu của cách mạng Việt
Nam là: "Đánh đố để quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến", "Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc
lập".
+ Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, trong Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh thay mặt Chính
phủ lâm thời trịnh trọng tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới rằng: "Nước Việt Nam có quyền
pf3
pf4

Partial preview of the text

Download Ho Chi Minh Literature and more Assignments Literature in PDF only on Docsity!

  • Khi nghiên cứu về vấn đề dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi theo các tư tưởng dân tộc đã rút ra từ trước của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tuy nhiên nhiều vấn đề lý luận các nhà kinh điển đưa ra, chỉ đúng với điều kiện châu Âu, cho nên, cần phải nghiên cứu, bổ sung và phát triển lý luận để phù hợp với tình hình đất nước hiện nay – Đất nước thuộc địa. Qua đó Người tập trung nghiên cứu dân tộc theo nghĩa dân tộc thuộc địa nên nội dung cốt lõi, trọng tâm của vấn đề dân tộc chính là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Quan điểm lý luận của Người được thể hiện chi tiết qua các luận điểm sau:
  1. Tư Tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc
  2. Tư Tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
  3. Tư Tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa độc lập dân tộc chủ nghĩa xã hội
  4. Vận dụng tư Tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam giai đoạn hiện nay Trước tiên để hiểu rõ hơn về quan điểm của Người về dân tộc thuộc địa, ta sẽ phân tích hơn về luận điểm Tư Tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc qua 2 vấn đề: Vấn đề độc lập dân tộc; Vấn đề về cách mạng giải phóng dân tộc

1. Vấn đề độc lập dân tộc

a) Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc

  • Độc lập, tự do là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa. Quan điểm của Người khẳng định rằng: Quyền độc lập, tự do của các dân tộc là những quyền tự nhiên, thiêng liêng, là quy luật khách quan của xã hội loài nguời mà tất cả các dân tộc đều được hưởng. Vì vậy, mọi sự xâm phạm đến quyền của dân tộc đều trái với đạo lý và lẽ phải, đều xâm phạm một cách nghiêm trọng quyền thiêng liêng vốn có của các dân tộc.
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc chỉ rõ rằng để tiến đến độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội thì sự đấu tranh giành lại quyền độc lập, tự do cho dân tộc là tất yếu và được thể hiện rõ qua các mốc thời gian:
  • Năm 1919, lần đầu tiên tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền của các dân tộc thuộc địa mà trước hết là quyền bình đẳng và tự do đã được thể hiện trong bản Yêu sách của nhân dân An Nam, được Người gửi tới hội nghị Vecxây (Pháp).
  • Năm 1930, trong Chánh cương văn tắt của Đảng, Hồ Chí Minh đã xác định mục tiêu của cách mạng Việt Nam là: "Đánh đố để quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến", "Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập".
  • Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, trong Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới rằng: "Nước Việt Nam có quyền

hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thế dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy".

  • Năm 1946, khi thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai, trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Người đã ra lời hiệu triệu, thể hiện quyết tâm bảo vệ cho bằng được nền độc lập dân tộc thiêng liêng mà nhân dân Việt Nam mới giành được: "Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất dịnh không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ".
  • Năm 1966, trong khi đế quốc Mỹ tăng cường chiến tranh, đưa quân viễn chinh Mỹ và chư hầu vào miền Nam, đồng thời gây chiến tranh phá hoại miền Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên một chân lý về độc lập dân tộc có giá trị thời đại, một tuyên ngôn bất hủ: "Không có gì quý hơn độc lập, tự do".
  • Với tư tưởng trên của Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã anh dũng chiến đấu, đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng non sông, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội để củng cố và chống lại mọi âm mưu xâm chiếm đe dọa đến quyền độc lập, tự do của dân tộc. b. Độc lập dân tộc phải gắn liền tự do, cơm no, áo ẩm và hạnh phúc của nhân dân
  • Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải gắn với tự do của nhân dân. Đấu tranh giành lại quyền độc lập, tự do cho dân tộc là mục tiêu, lẽ sống, khát vọng của dân tộc Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, mục tiêu và khát vọng đó chỉ thật sự có được khi nó mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc và phồn vinh thật sự cho nhân dân.
  • Độc lập dân tộc phải gắn với tự do của nhân dân:
  • Bằng lý lẽ đầy thuyết phục, trong khi viện dẫn bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp đã nêu rõ: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi” => Hồ Chí Minh khẳng định dân tộc Việt Nam đương nhiên cũng phải được tự do và bình đẳng về quyền lợi. "Đó là lẽ phải không ai chối cãi được".
  • Trong Chánh cương vắn tắt của Đảng, Người cũng đã xác định rõ ràng mục tiêu của đấu tranh của cách mạng là "Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập... dân chúng được tự do". Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thành công, nước nhà được độc lập, Người nói: “ Nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chả có nghĩa lý gì”. => Hồ Chí Minh khẳng định độc lập phải gắn với tự do, đó chính là thước đo cho giá trị làm người của mỗi con người sống trong dân tộc đó.
  • Độc lập phải gắn với cơm no, áo ấm, hạnh phúc của nhân dân:
  • Ngay sau thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945, chính quyền cách mạng gặp rất nhiều khó khăn, trong hoàn cảnh nhân dân đói rét, mù chữ. Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Chúng ta phải thực hiện ngay:
  • Làm cho dân có ăn.
  • Ngày 23/9/1945, nhân dân Sài Gòn và toàn Nam bộ đứng lên kháng chiến theo lệnh của Xứ ủy Nam bộ và Ủy ban Kháng chiến Nam bộ.
  • Ngày 24/9/1945, Chính phủ ra lời hiệu triệu đồng bào cả nước đứng lên tiêu diệt hết bè lũ xâm lăng để gìn giữ cho nền độc lập nước nhà.
  • Ngày 26/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào Nam bộ, khẳng định quyết tâm của Chính phủ và đồng bào cả nước cùng Nam bộ “Thà chết tự do còn hơn sống nô lệ”. Năm 1946 trong bức Thư gửi đồng bào Nam Bộ, Hồ Chí Minh khẳng định: " “Đồng bào Nam Bộ đã hy sinh tranh đấu mấy tháng trường, để giữ gìn non sông cho toàn nước Việt Nam. Cho nên đồng bào cả nước đều phải nhớ ơn đồng bào Nam Bộ. Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi!” => Sau 8 năm kháng chiến, nhất là sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Pháp phải chấp nhận ký Hiệp định Giơ ne vơ, công nhận chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, đất nước Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền, Hồ Chí Minh tiếp tục kiên trì đấu tranh để thống nhất Tổ quốc, Người khẳng định: 'Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".
  • Trong Di chúc, Người cũng đã thể hiện niềm tin tuyệt đối vào sự thắng lợi của cách mạng, vào sự thống nhất nước nhà: "Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà". => Kkhẳng định rằng tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất Tổ quốc, toàn vẹn lãnh thổ là tư tưởng xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh.