Download Hiến pháp nước ngoài and more Study notes Law in PDF only on Docsity!
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA HÀNH CHÍNH - NHÀ NƯỚC
MÔN HỌC: HIẾN PHÁP NƯỚC NGOÀI
BÀI KIẾM TRA BỘ PHẬN
Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Mạnh Hùng Sinh viên: Đặng Nhựt Trường MSSV: 1953801014263 Lớp: HC44B
Đề tài: Thông qua nghiên cứu chế định nguyên thủ quốc gia trong
thế giới đương đại anh chị hãy đề xuất một số giải pháp đổi mới
chế định chủ tịch nước ở Việt Nam hiện nay.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 11 năm 2022
- Tên gọi khác của chính thể đại nghị: đại nghị chế, chế độ đại nghị, thủ tướng chế, chế độ thủ tướng, nội các chế, chế độ nội các, nếu không thì gọi là cộng hòa nghị viện, cộng hòa thủ tướng đều được. Nhưng 2 cái tên được gọi nhiều nhất đó là đại nghị chế, thủ tướng chế. 3. Cộng hòa tổng thống: ( CHTT)
- Ngườ i sáng tạo ra cộng hòa tổng thống là James Madison cha đẻ của HP Mỹ và ông đã sáng tạo ra CHTT trong HP 1787 của HCQ Hoa Kỳ. Hiện nay trên thế giới có 42 nước theo CHTT, đa số là các nước châu Mỹ trừ Cuba và Canada, ở châu Á có Philippines và Indonesia, ở châu Phi có Sudan và CHDC Congo.
- Tên gọi khác: tổng thống chế, chế độ tổng thống. 4. Cộng hòa hỗn hợp: (CHHH)
- Charles De Gaulle sáng tạo ra CHHH trong HP 1958. Hiện nay trên thế giới có 54 nước áp dụng: Pháp, Nga (HP1993), Nam Tư, Ukraina, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Nam Phi,... (Hầu hết các quốc gia nằm trong khối LB Xô viết ngày xưa, khi Liên Xô tan rã, hình thành nên những QG độc lập và đều chọn CHHH).
- Tên gọi khác: CH lưỡng tính, chế độ bán TT hay bán TT chế, chính phủ lưỡng đầu, hành pháp hai đầu, chế độ TT được tăng cườ ng, siêu tổng thống. Nhưng tên gọi phổ biến nhất là CHHH, CH lưỡng tính, tên hay được gọi dân dã là bán TT chế. II. Đặc điểm nhận dạng chính thể 1. Quân chủ đại nghị
- Nguyên thủ quốc gia là những vị hoàng đế (vua hoặ c nữ hoàng) được hình thành bằng cách truyền ngôi (cha truyền con nối, huyết thống) -> Trên thế giới hiện nay có 6 cách truyền ngôi khác nhau
- Về vị trí, vai trò của nguyên thủ QG trong chính thể đại nghị: chỉ được xác định là ngườ i đứng đầu nhà nước nói chung, thay mặ t NN về đối nội, đối ngoại, không nắm một loại quyền l ự c nào cụ thể và không nằm trong một cơ quan nào cụ thể -> tượng trưng danh nghĩa hợp thức hóa và rất hình thức, nhạt nhòa -> chế độ không tổng thống, không nguyên thủ -> phải được hiểu là có cũng như không. Tính hình thức của nguyên thủ QG trong chính thể đại nghị được thể hiện rõ nét ở 2 khía cạnh. Khía cạnh thứ 1, “chữ ký phó thự” có nghĩa là ở những QG này tất cả những văn bản do nguyên thủ QG ký chỉ được tôn trọng và áp dụng trong thự c tế khi có chữ ký kèm theo của Thủ tướng hay Bộ trưởng phụ trách lĩnh vự c đó. Khía cạnh thứ 2 nguyên tắc “vô trách nhiệm” của nguyên thủ quốc gia có nghĩa là NTQG không bao gi ờ chịu trách nhiệm, không bao giờ trả lờ i chất vấn, không bao giờ báo cáo trước ai hết vì ở những quốc gia theo chính thể đại nghị thì hoàng đế hay tổng thống cũng dự a vào nữ hoàng Anh, ở Anh có nguyên tắc bất thành văn là hoàng đế không bao gi ờ sai -> nói đúng hơn ý của câu này là hoàng đế ở Anh quốc không có quyền hạn gì cả, không có làm gì cả và vì không có làm gì cho nên không sai -> hoàng đế trị vì nhưng không cai trị (ngườ i cai trị là các Thủ tướng và các Bộ trưởng) và thậm chí trong chừng mự c nào đó hoàng đế phải làm theo sự điều khiển của Thủ tướng. 2. Cộng hòa đại nghị
Nguyên thủ quốc gia là những vị TT, CTN (cá biệt Thụy sĩ gọi nguyên thủ quốc gia là Chủ tịch HĐ Liên bang). Được thành lập bằng cách bầu cử có nhiệm kỳ. Trên thế giới hiện nay, có 2 cách để bầu nguyên thủ quốc gia trong chính thể đại nghị: cách thứ nhất là do Nghị viện bầu ra (Tổng thống của SGP, TT của Mông Cổ, TT của CH Séc, TT Áo); cách 2 do một hội đồng có sự tham gia của Nghị viện bầu ra (TT Đức, TT Ý). Nhiệm kỳ của TT trong CHĐN có nhiệm kỳ 5 năm.
3. Cộng hòa tổng thống Nguyên thủ quốc gia là những vị Tổng thống được thành lập bằng cách bầu cử có nhiệm kỳ. - Có 2 cách để bầu Tổng thống trong 42 nước CHTT: cách 1 là dân gián tiếp bầu thông qua đại cử tri (Mỹ với cơ chế lưỡng Đảng và kỷ luật trong Đảng làm cho cuộc bầu cử TT từ gián tiếp chuyển sang trự c tiếp, kết thúc vòng 2 nhìn vào danh sách đại cử tri là đã biết ai làm TT, không cần đợi đến vòng 3); cách 2 là dân sẽ tr ự c tiếp bầu ra Tổng thống trong một cuộc phổ thông đầu phiếu.
- Nhiệm kỳ của Tổng thống trong CHTT: ở quốc gia châu Mỹ nhiệm kỳ TT dao động 4 hoặ c 5 năm; ở những nước châu Phi, châu Âu, châu Á nhiệm kỳ TT là 5 năm. Ngoại lệ, Philippines có nhiệm kỳ TT là 6 năm.
- Tổng thống trong CHTT có tới 2 vị trí trong bộ máy NN: vị trí thứ nhất là ngườ i đứng đầu NN nói chung và thay mặ t NN về toàn bộ đối nội, đối ngoại; vị trí thứ 2 là ngư ờ i đứng đầu Chính phủ nắm hành pháp tr ự c tiếp quản lý, điều hành đất nước -> trong CHTT không có chức danh Thủ tướng.
- Về vai trò thì TT trong CHTT có vai trò rất lớn, rất thự c quyền: trung tâm trong bộ máy NN, được coi như nhạc trưởng, ngư ờ i đứng đầu NN theo đúng nghĩa vì nắm đủ 3 quyền năng của ngườ i đứng đầu nhà nước bao gồm thay m ặt quốc gia đối nội, đối ngoại, nắm hành pháp quản lý đất nước, tổng chỉ huy quân đội. Không những thế, TT trong CHTT được trang bị những vũ khí quyền năng để đối phó với 2 nhánh quyền lự c còn lại. 4. Cộng hòa hỗn hợp
- Nguyên thủ quốc gia là những vị tổng thống đều do dân trự c tiếp bầu, nhiệm kỳ 5-6 năm (châu Âu, Á nhiệm kỳ 5 năm), cá biệt Nga nhiệm kỳ 6 năm.
- Nguyên thủ quốc gia trong CHHH có 2 vị trí trong BMNN: vừa đứng đầu NN, vừa đứng đầu Chính phủ nắm hành pháp, điều hành quản lý đất nước. Tuy nhiên, Tổng thống trong CHHH chỉ nắm một nửa quyền hành pháp và phải chia sẻ quyền hành pháp đó với Thủ tướng -> vì vậy Chính phủ trong CHHH là một chính phủ có 2 ngườ i đứng đầu, theo đó:
- Tổng thống đóng vai trò là ngườ i kiến tạo, hoạch định và đề xuất chính sách hành pháp, trự c tiếp nắm 3 Bộ: Bộ ngoại giao, Bộ Quốc Phòng, Bộ An ninh (3 bộ trưởng là ngườ i của Tổng thống).
- Thủ tướng và các Bộ trưởng còn lại là ngư ờ i th ự c thi chính sách hành pháp, tập trung vào các mảng kinh tế, văn hóa, giáo dục, chăm lo đờ i sống vật chất, tinh thần cho ngườ i dân -> Chính phủ lưỡng đầu, hành pháp lưỡng đầu, bán TT chế.
- Trong CHHH TT cũng có vai trò khá lớn, cũng được xem là nhạc trưởng, là trung tâm trong BMNN vì nắm đủ 3 quyền năng thay m ặ t cho đất
cấp trong các trườ ng hợp Uỷ ban thườ ng vụ Quốc hội không thể họp hay thự c hiện việc công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp từ địa phương đến trung ương cả nước. +Tiếp nhận đại sứ đặ c mệnh toàn quyền của nước ngoài d ự a theo căn cứ của nghị quyết của Ủ y ban thường v ụ Quốc hội về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm. +Có nhiệm vụ đưa ra những quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặ c mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phong hàm, cấp đại sứ; quyết định đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước +Có nhiệm vụ trình Quốc hội phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặ c chấm dứt hiệu lự c điều ước quốc tế quy định tại khoản 14 Điều 70.
- Quyền chủ tịch nước, t heo điều 88 và điều 90 chủ tịch nước có những quyền cơ bản cụ thể như sau: + Chủ tịch nước có quyền tham dự các phiên họp của Uỷ ban thườ ng vụ Quốc hội và những phiên họp của các cấp Chính phủ.
- Đồng thờ i chủ tịch nước có quyền đưa ra yêu cầu Chính phủ họp bàn về các vấn đề mà chủ tịch nước xem xét và cân nhắc thấy cần thiết để có thể th ự c hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình một cách tốt nhất.
- Có quyền đưa ra những quyết định tặ ng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước và các danh hiệu vinh d ự nhà nước. Bên cạnh đó chủ tịch nước cũng có quyền quyết định cho công dân nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặ c tước quốc tịch Việt Nam của công dân
- Có quyền đưa ra những quyết định phê chuẩn, gia nhập hoặ c chấm dứt hiệu lự c điều ước quốc tế khác nhân danh Nhà nước.
- Đồng thờ i có nhiệm vụ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam dự a theo căn cứ của nghị quyết của Quốc hội ho ặc của Uỷ ban thườ ng vụ Quốc hội về việc công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh. 3. Những vấn đề hoàn thiện chế định chủ tịch nước giai đoạn hiện tại: Để hoàn thiện hơn nữa vị trí của Chủ tịch nước trong cơ chế quyền l ự c nhà nước đang tiếp tục đổi mới hiện nay, theo chúng tôi cần sửa đổi, bổ sung thêm một số điểm sau đây:
- Chủ tịch nước trong điều kiện nước ta, mặ c dù được xác định là ngườ i đứng đầu Nhà nước, song về chức năng nhiệm vụ không hoàn toàn giống như nguyên thủ quốc gia ở các nước khác. Trên bình diện quan hệ quốc tế thì với vị trí như của Chủ tịch nước nước ta sẽ có những khó khăn nhất định trong việc tham gia vào các cơ cấu phối hợp giữa các quốc gia. Có lẽ cần nghiên cứu tăng cườ ng hơn nữa quyền hạn của Chủ tịch nước về mặ t này như: mở rộng phạm vi tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế và các thoả thuận quốc tế nhân danh Nhà nước Việt Nam không chỉ “với ngườ i đứng đầu Nhà nước khác” như Hiến pháp hiện hành quy định để tạo thuận lợi cho việc th ự c hiện chính sách đối ngoại mềm dẻo của Nhà nước theo hướng đổi mới, mở cửa và hội nhập với thế giới; tăng cườ ng hơn nữa quyền của Chủ tịch nước trong việc phê chuẩn các điều ước quốc tế. Chỉ những điều ước quốc tế có quan hệ trự c tiếp tới chủ quyền, an ninh quốc gia, lãnh thổ, vị thế, chính sách của Nhà nước khi tham gia các tổ chức quốc tế quan trọng... mới cần phải để Quốc hội phê chuẩn.
- Nghiên cứu giao cho Chủ tịch nước quyền đề nghị Quốc hội xem xét lại các đạo luật đã được thông qua, quyền phủ quyết các bản án của Toà án nhân dân tối cao đã có hiệu lự c pháp luật (dưới hình thức ân xá và đặ c xá đặ c biệt không cần phải theo các thủ tục quá ch ặt chẽ như phải có đơn xin của tử từ, có các ý kiến của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hay của Hội đồng tư vấn đ ặc xá Trung ương như hiện nay) với mục đích để các cơ quan đó xem xét lại một cách cẩn trọng hơn khi thông qua luật (đối với Quốc hội) và ra các bản án (đối với Toà án nhân dân tối cao) và cũng như là một hình thức sửa chữa những sai lầm mà các cơ quan đó rất có thể cũng mắc phải. Từ trong cội nguồn tổ chức nhà nước, chế định nguyên thủ quốc gia luôn luôn là một chế định tiềm tàng để xử lý các tình huống cần kíp phòng khi các chế định dân chủ khác đã không còn tác dụng.
- Hiến pháp và pháp luật quy định cho Chủ tịch nước trong việc công bố pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thư ờ ng vụ Quốc hội có quyền đề nghị Uỷ ban Thườ ng vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh (kể cả một số nghị quyết) trong th ờ i hạn 10 ngày. Tuy nhiên, trên thự c tế hầu như không thấy Chủ tịch nước thự c hiện quyền này. Điều này được giải thích bằng việc các d ự án đã được chuẩn bị tốt. Nhưng theo chúng tôi có lẽ là do trong việc ban hành pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thư ờ ng vụ Quốc hội cũng như khi Uỷ ban thư ờ ng vụ Quốc hội họp thì theo quy định, Chủ tịch nước đã tham dự và nếu có ý kiến gì thì đã trao đổi rồi.