Download Giáo trình Ngôn Ngữ học đại cương and more Study Guides, Projects, Research Grammar and Composition in PDF only on Docsity!
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA XUẤT BẢN
GIÁO TRÌNH
NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
( Dành cho khối Báo chí và Xuất bản)
(Lưu hành nội bộ) TS. ĐẶNG MỸ HẠNH (Chủ biên) Hà Nội – 2019
MỤC LỤC
NGÔN BẢN - DIỄN NGÔN – VĂN BẢN: NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT
- Chương 1...........................................................................................................
- BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA NGÔN NGỮ.......................................
- 1.1. Bản chất của ngôn ngữ...............................................................................
- 1.1.1 Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, có bản chất xã hội
- 1.1.1.1. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội
- 1.1.1.2. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt
- Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu bằng âm thanh
- 1.2.1 Khái niệm tín hiệu
- 1.2.2. Ngôn ngữ là một hệ thống
- 1.1.3. Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ
- Chức năng của ngôn ngữ...........................................................................
- 1.2.1. Chức năng làm phương tiện giao tiếp
- 1.2.2. Chức năng làm phương tiện tư duy
- Chương 2.........................................................................................................
- PHÂN LOẠI CÁC NGÔN NGỮ TRÊN THẾ GIỚI.....................................
- 2.1. Các ngôn ngữ phân loại theo cội nguồn...................................................
- 2.1.1. Khái niệm cội nguồn ngôn ngữ
- 2.1.2. Phân loại ngôn ngữ theo cội nguồn
- 2.1.2.1. Ngữ hệ Ấn Âu
- 2.1.2.2. Ngữ hệ Nam Á
- 2.1.2.3. Ngữ hệ Nam Đảo
- 2.1.2.4. Ngữ hệ Hán Tạng
- 2.1.2.5. Ngữ hệ Thái – Kadai: khoảng 50 ngôn ngữ
- 2.1.2.6. Ngữ hệ Mèo – Dao
- 2.2. Các ngôn ngữ theo loại hình
- 2.2.1. Khái niệm loại hình
- 2.2.2. Phân loại các ngôn ngữ theo loại hình - 2.2.2.1. Phương pháp phân loại và các ngôn ngữ theo loại hình - 2.2.2.2. Đặc điểm của ngôn ngữ không đơn lập - 2.2.2.3. Loại hình tiếng Việt
- 2.3. Các ngôn ngữ phân loại theo phương thức ngữ pháp.............................
- 2.3.1. Các khái niệm liên quan - 2.3.1.1. Ý nghĩa ngữ pháp
- 2.3.2. Phân loại ngôn ngữ dựa trên phương thức ngữ pháp
- CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH........................................................ - Phân loại ngôn ngữ theo cội nguồn
- Chương 3.........................................................................................................
- NGỮ ÂM HỌC...............................................................................................
- 3.1. Ngữ âm học...............................................................................................
- 3.1.1. Âm tiết - 3.1.1.1. Khái niệm - 3.1.1.2. Âm tiết tiếng Việt
- 3.1.2. Âm vị - 3.1.2.1. Khái niệm - 3.1.2.2. Âm vị tiếng Việt
- 3.1.3. Âm tố
- 3.1.3.1. Nguyên âm
- 3.1.3.2. Phụ âm và phụ âm tiếng Việt
- 3.1.4. Các hiện tượng ngôn điệu - 3.1.4.1. Khái niệm - 3.1.4.2. Các hiện tượng ngôn điệu thường gặp trong ngôn ngữ
- 3.2. Chữ viết....................................................................................................
- 3.2.1. Khái niệm và chức năng của chữ viết
- 3.2.2. Đặc điểm của các loại chữ viết
- 3.2.3. Chính tả và chính tả tiếng Việt...........................................................................................
- Chương 4.........................................................................................................
- TỪ VỰNG – TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT.........................................................
- 4.1. Từ vựng.................................................................................................... - 4.1.1. Khái niệm từ vựng - 4.1.2. Miêu tả - nhận diện từ, vai trò, vị trí của từ trong hệ thống từ vựng
- 4.2. Nghĩa của từ..............................................................................................
- 4.3. Phân loại các lớp từ vựng........................................................................ - 4.3.1. Theo nguồn gốc
- 4.3.2. Theo phạm vi sử dụng
- 4.3.3. Theo mức độ sử dụng
- âm.................................................................................................................... 4.4. Những quan hệ về nghĩa của từ: hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng - 4.4.1. Hiện tượng đồng nghĩa - 4.4.2. Hiện tượng trái nghĩa - 4.4.3. Hiện tượng đồng âm
- 4.5. Sự biến đổi của từ..................................................................................... - 4.5.1. Sự biến đổi về nghĩa của từ - 4.5.1.2. Sự biến đổi nghĩa của từ - a. Sự thu hẹp nghĩa của từ - b. Mở rộng nghĩa - c. Chuyển nghĩa - + Ẩn dụ - + Hoán dụ - 4.5.1.3. Sự biến đổi trong từ vựng - CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP....................................................................................................................
- Chương 5.........................................................................................................
- NGỮ PHÁP – NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT.....................................................
- 5.1. Phương thức ngữ pháp............................................................................. - 5.1.1. Các khái niệm liên quan - 5.1.1.1. Ý nghĩa ngữ pháp - 5.1.1.2. Phương thưc ngữ pháp
- 5.1.2. Các phương thức ngữ pháp và phương thức ngữ pháp tiếng Việt
- 5.2. QUAN HỆ NGỮ PHÁP........................................................................... - 5.2.1.1. Các kiểu quan hệ ngữ pháp
- 5.3. Từ loại....................................................................................................... - 5.3.1.1. Cơ sở xác định từ loại tiếng Việt - 5.3.1.2. Từ loại tiếng Việt
- 5.4. Cụm từ......................................................................................................
- 5.5. Câu............................................................................................................
- 5.5.1. Khái niệm
- 5.5.2. Câu tiếng Việt
- 5.5.2.1. Phân loại câu theo cấu trúc ngữ pháp
- CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP....................................................................................................................
- Chương 6.........................................................................................................
- NGỮ DỤNG HỌC..........................................................................................
- 6.1. Một số khái niệm cơ bản về ngữ dụng học...............................................
- Những nội dung cơ bản của ngữ dụng học.............................................
- 6.3. Hành vi ngôn ngữ.....................................................................................
- 6.4. Lập luận..................................................................................................
- 6.5. Lý thuyết hội thoại..................................................................................
- 6.6. Ý nghĩa hàm ẩn và ý nghĩa tường minh.................................................
- 6.6.2. Phân loại ý nghĩa hàm ẩn (hàm ý)...................................................................................
- CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP..................................................................................................................
- Chương 7.......................................................................................................
- 7.1. Giao tiếp..................................................................................................
- 7.2. Diễn ngôn và văn bản
- 7.2.2. Ngôn bản
- 7.2.3. Quan điểm cuả giáo trình
- 7.3. Đặc điểm chung của diễn ngôn và văn bản............................................
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA XUẤT BẢN
---------------------
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
PHẦN MỞ ĐẦU
**1. Tên học phần tiếng Việt: Ngôn ngữ học Đại cương
- Mã học phần: ĐC 01006
- Phân loại môn học: Môn đại cương
- Số tín chỉ: 2**
5. Mục đích môn học Sau khi kết thúc học phần, sinh viên sẽ có kiến thức cơ bản về lý luận ngôn ngữ nói chung, và lý luận về tiếng Việt nói riêng. Trên cơ sở đó, người học có kỹ năng nói/viết tiếng Việt trong lĩnh vực báo chí truyền thông và lý luận chính trị nói chung và trong từng chuyên ngành nói riêng. Học phần hình thành cho sinh viên kỹ năng sử dụng ngôn ngữ; kỹ năng khai thác từ ngữ dân tộc trong giao tiếp và công việc; kỹ năng sáng tạo ngôn ngữ/ văn bản. Bên cạnh đó, học phần giúp sinh viên rèn luyện thái độ nghiêm túc, biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Từ tư duy lý luận ngôn ngữ, người học sẽ hiện thực hóa thành các kỹ năng ngôn ngữ (cụ thể) như sau: khả năng phát hiện lỗi và sửa lỗi về ngôn ngữ, đồng thời có khả năng sáng tạo hoặc đồng sáng tao (với tác giả, trong trường hợp cần biên tập ngôn ngữ); kỹ năng “chuyển”/ “đổi” vai giao tiếp để thực hiện hiệu quả giao tiếp thông qua cách sử dụng ngôn ngữ trong từng tình huống cụ thể; linh hoạt trong sử dụng ngôn ngữ với các phong cách khác nhau: giao tiếp đời thường, giao tiếp hành chính, giao tiếp chính trị, giao tiếp ngoại giao… 6. Yêu cầu - Về tri thức
- Hiểu được những khái niệm cơ bản về ngôn ngữ học trên các bình diện như ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, ngữ dụng học.
- Hiểu được kiến thức lý luận chung về từ vựng học, ngữ pháp học, ngữ âm học, ngữ dụng học và các vấn đề chung về ngôn ngữ học
- So sánh và phân biệt được sự khác biệt giữa những khái niệm gần nhau, những hiện tượng ngôn ngữ gần giống nhau – lý giải từ góc độ lý luận ngôn ngữ.
- Người học có kỹ năng thẩm định, phân tích văn bản
Tuầ n Nội dung Tổng số tiết Phân bổ thời gian (tiết) Trong đó L T 28
TH
1 Bản chất và chức năng của ngôn ngữ 5 4 1 1 tiết thảo luận, bài tập 2 Phân loại các ngôn ngữ trên thế giới
3 Ngữ âm học và chữ viết (Phần 1
- ngữ âm học) 5 4 1 1 tiết thảo luận, bài tập 4 Ngữ âm học và chữ viết (Phần 2
- Chữ viết 5 4 1 1 tiết thảo luận – bài tập 5 Giờ học thực tế: tìm hiểu tiếng Việt từ góc độ lý luận ngôn ngữ 5 5 Viết bài thu hoạch 6 Từ vựng học và từ vựng học tiếng Việt 3 2 1 tiết thảo luận, bài tập 1 tiêt làm Bài kiểm tra 7 Ngữ pháp học và ngữ pháp tiếng Việt 5 4 1 1 tiết thảo luận, bài tập 8 Ngữ dụng học 5 4 1 1 tiết thảo luận, bài tập 11. Phương pháp giảng dạy và học tập
- Kết hợp giữa phương pháp giảng dạy truyền thống và giảng dạy hiện đại: thuyết trình, thảo luận nhóm, nêu vấn đề... 12. Tổ chức đánh giá môn học TT Cách thức đánh giá Trọng số 1 Chuyên cần 10% 2 Điểm điều kiện 30% 3 Thi hết môn 60% 4 ĐMH = ĐCC x trọng số + ĐĐK x trọng số + THM trọng số 13. Phươn tiện và vật chất đảm bảo
- Máy chiếu, loa
- Giáo trình 14. Tài liệu tham khảo - Tài liệu bắt buộc Đặng Mỹ Hạnh, Giáo trình Ngôn ngữ học Đại cương (GTNB), Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2018 Tài liệu tham khảo
- Nguyễn Thiện Giáp, Dẫn luận Ngôn ngữ học, NXB ĐHQG HN, HN 2007
- Lã Thị Bắc Lý, Phan Thị Hồng Xuân, Nguyễn Thị Thu Nga, Giáo trình Tiếng Việt và Tiếng Việt thực hành , NXB ĐHSP, HN 2017
- Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên), Nguyễn Văn Hiệp, Tiếng Việt thực hành , NXB ĐHQG HN, HN 2001
Thực tế cho thấy, nếu một em bé có bố mẹ nói một ngôn ngữ X (ví dụ: tiếng Việt) nhưng em được đặt trong môi trường ngôn ngữ khác X (ví dụ: tiếng Anh) từ nhỏ (như đi học mầm non, học phổ thông cùng bè bạn), thì em bé đó sẽ nói ngôn ngữ Y(tiếng Anh) mà không nói được ngôn ngữ mà bố mẹ bé đang nói. Hoặc nếu, em bé được tiếp xúc thường xuyên, liên tục với người giúp việc, em sẽ nói giống như người giúp việc. Thứ ba, ngôn ngữ không phải là hiện tượng của sự sáng tạo từ một cá nhân. Sự hiểu biết của một cá nhân là hữu hạn. Để thực hiện được chức năng làm phương tiện để giao tiếp, ngôn ngữ là chỉnh thể của các bình diện là ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa. Một cá nhân không thể sáng tạo/tạo ra được đầy đủ các thành tố cần thiết của từng bình diện (trong khi, để thực hiện được chức năng giao tiếp, ngôn ngữ luôn được “vận hành” với tổng hòa các bình diện đó trong quá trình giao tiếp). Do đó, một cá nhân không thể tạo ra ngôn ngữ cho cả một cộng đồng. Chỉ có hiện tượng cá nhân sử dụng ngôn ngữ theo cách của riêng mình để tạo nên một phong cách cá nhân. Như vậy, nền tảng ngôn ngữ mà cá nhân đó vận dụng là nền tảng có sẵn, cá nhân đó được kế thừa mà thôi. Ngôn ngữ không là hiện tượng tự nhiên, không là sản phẩm của sự di truyền, không là hiện tượng của cá nhân, vậy ngôn ngữ là hiện tượng xã hội. Khi xã hội – dù là hình thái/ kiểu xã hội sơ giản nhất xuất hiện, thì ngay lập tức, cùng với đó là nhu cầu giao tiếp của con người. Và một hiện tượng – thuộc loại hiện tượng xã hội - đã xuất hiện, thực hiện nhu cầu giao tiếp của con người, do con người tạo ra, đó là hiện tượng ngôn ngữ (sự xuất hiện ngôn ngữ). Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp nhanh nhất, tiện lợi nhất, thể hiện được tất cả những điều muốn nói. Không có con người sẽ không có ngôn ngữ. Bởi vậy, ngôn ngữ là sản phẩm của con người, là hiện tượng xã hội. 1.1.1.2. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt bởi lẽ: Ngôn ngữ không thuộc kiến trúc thượng tầng. Kiến trúc thượng tầng là sản phẩm của cơ sở hạ tầng.Nhưng ngôn ngữ không phải được sinh ra từ cơ sở hạ tầng. Không thể có hiện tượng: trong một quốc gia, vùng miền nào phát triển hơn thì ngôn ngữ ở đó cũng phát triển hơn.Nếu điều đó xảy ra, sẽ dẫn đến sự bất đồng ngôn ngữ.Nếu như vây, việc giao tiếp bằng ngôn ngữ sẽ không thể thực hiện được.Với ngôn ngữ, nó cần phải được thống nhất trong một cộng đồng (quốc gia) mặc dù có sự khác nhau giữa cơ sở hạ tầng các vùng, miền. Ngôn ngữ không có tính giai cấp. Ngôn ngữ là “tài sản” chung của cộng đồng. Mỗi giai cấp, tùy thuộc vào mục đích của mình vận dụng ngôn ngữ khác nhau.Điều đó dẫn đến sự lầm tưởng về tính giai cấp trong ngôn ngữ. Thực tế, đó chỉ là một kiểu, một cách áp dụng ngôn ngữ riêng theo cách thức của một giai cấp, một nhóm xã hội nào đó. Ngôn ngữ không có giới hạn phạm vi tác động. Khác với những hiện tượng khác (như hiện tượng tự nhiên (bão, núi lửa, sóng thần…) hay các hiện tượng xã hội (“cuồng” thần tượng, các loại hình từ thiện, phong trào làm sạch môi trường…) chúng đều hạn chế về phạm vi tác động, nhưng riêng ngôn ngữ, ngôn ngữ không có một giới hạn nào cả. Với ngôn ngữ, ở đâu có cuộc sống con người, ở đó có ngôn ngữ. Nghĩa là, phạm vi của ngôn ngữ là không giới hạn. Tuy nhiên, cần phân biệt: phạm vi tác động của ngôn ngữ là không giới hạn, nhưng phạm vi tác động của một loại ngôn ngữ cụ thể (tiếng Việt/ Anh/ Nhật…) lại là có giới hạn. Bởi vậy, để trở thành một “công dân toàn cầu”, mỗi chúng ta cần phải phá được “bức tường” phạm vi của một ngôn ngữ nhất định. Đó chính là việc chinh phục ngoại ngữ.
1. 1. 2. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu bằng âm thanh 1. 1.2.1 Khái niệm tín hiệu “Tín hiệu là một sự vật (hoặc một thuộc tính vật chất, một hiện tượng) kích thích vào giác quan con người, làm cho người ta tri giác được và lí giải,
mối quan hệ với nhau như thế nào?) Ví dụ: Trong hệ thống SGK, ba đơn vị là SGK môn văn học, lịch sử , địa lý có quan hệ cùng tạo nên kiến thức về khoa học xã hội.
- Cách thức thể hiện của các mối quan hệ đó giữa các yếu tố/ đơn vị trong hệ thống. (Các đơn vị trong hệ thống có mối quan hệ với nhau bằng cách nào?) Ví dụ,trong hệ thống SGK, thì ba đơn vị là SGK môn văn học, lịch sử , địa lý có quan hệ độc lập với nhau. Chúng không chi phối nhau. Các môn học này được đưa vào chương trình phổ thông bởi nhu cầu của xã hội mà không phải vì môn nọ có sự “trói buộc” với môn kia. Tuy nhiên, đó là mối quan hệ độc lập – tương đối, vì xét về kiến thức, các môn văn học – lịch sử - địa lý có những giao thoa nhất định về nội dung. b. Hệ thống ngôn ngữ Quy chiếu vào đối tượng là ngôn ngữ, ba điều kiện của hệ thống được thể hiện như sau:
- Đơn vị của hệ thống tín hiệu ngôn ngữ :bao gồm các đơn vị âm vị, hình vị, từ và câu. Mối quan hệ giữa các yếu tố trong hệ thống ngôn ngữ vô cùng chặt chẽ. Các yếu tố/ đơn vị ngôn ngữ thể hiện mối quan hệ với nhau trên hai trục: trục ngang và trục dọc. Trên trục dọc, đó là quan hệ liên tưởng. Trên trục ngang, đó là các quan hệ: quan hệ cấp bậc, đẳng lập, chính phụ, tuyến tính/ hình tuyến. Ví dụ, mối quan hệ giữa các hình vị “nhà” và “sàn” là rất chặt chẽ, căn cứ vào mục đích thông tin của người nói. Khi người nói muốn nói về một loại nhà, thì quan hệ chính phụ giữa hai hình vị “nhà” và “sàn” phải được thể hiện trong trật tự trước sau như sau: “nhà” – “sàn” để tạo thành từ “nhà sàn” – một loại nhà của đồng bào dân tộc; nếu muốn nói về một bộ phận của nhà, thì lại có quan hệ “sàn” trước “nhà” sau. Khi đó, ta có từ “sàn nhà”. d. Âm thanh là biểu hiện của hệ thống tín hiệu ngôn ngữ
Âm thanh ngôn ngữ được biểu hiện dưới hai dạng: âm thanh không lời (chữ viết) và âm thanh ở lời (tiếng nói). Tiếng nói của con người khác với tiếng kêu và tiếng động. Tiếng động mang tính chất vật lý, ví dụ “cọ xát” giữa cái bát với nền nhà tạo nên tiếng động “choang” đổ vỡ của cái bát; tiếng kêu mang tính di truyền, ví dụ loài mèo kêu “meo meo”, chó kêu “gâu gâu”. Đây là hai loại âm thanh không phải mang bản chất xã hội, nên nếu không có con người vẫn có thể có tiếng “choang” hoặc “meo meo”, “gâu gâu”. Âm thanh tiếng nói con người luôn vang lên khi có chủ đích nói. 1.1.3. Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ a. Tính vật chất Biểu hiện tính vật chất của ngôn ngữ là âm thanh ngôn ngữ. Cảm nhận được bằng thính giác là âm thanh - âm / tiếng - của các từ được nói ra; nhận được bằng mắt là chữ viết của từ được viết ra. Âm thanh và chữ viết là hai biểu hiện vật chất của ngôn ngữ. Ví dụ, bài/ câu ca dao sau: Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều Khi phát âm bằng tiếng Việt, sẽ có 14 tiếng với 5 thanh điệu. Viết bằng chữ Việt, có các chữ cái “xếp” theo trật tự để tạo thành từ chiều, ra, đứng, ngõ, sau… Đây là những biểu hiện vật chất của ngôn ngữ. b. Tính hai mặt của tín hiệu ngôn ngữ Bất cứ một tín hiệu nào cũng là tổng thể của hai mặt: cái biểu hiện và cái được biểu hiện. Cái biểu hiện của tín hiệu ngôn ngữ là hình thức ngữ âm; cái được biểu hiện là những khái niệm, ý niệm, thông điệp. Ví dụ: Trong bài/ câu ca dao trên:
- Về tính vật chất – cái biểu hiện: là hình thức ngữ âm (âm đọc của mỗi từ), được cảm nhận qua thính giác; là các chữ - cụ thể là chữ tiếng Việt với các hình, nét, ký tự riêng biệt (khác với các chữ của ngôn ngữ khác) để thể
khác nhau, các nhà ngôn ngữ học đã cho rằng: ngôn ngữ không có tính võ đoán, mà nó có tính có lý do. Sở dĩ cho rằng ngôn ngữ có tính võ đoán là bởi sự hạn chế về kiến thức của con người mà thôi. c.Tính khu biệt Âm thanh ngôn ngữ được khu biệt với các âm thanh khác là bởi đó không phải là âm thanh bản năng (như tiếng thét, gào, gầm gừ).Trong lòng tín hiệu ngôn ngữ, tính khu biệt cũng rất rõ. Ví dụ: từ “nhà cổ” và “phố cổ” được khu biệt ý nghĩa với nhau về đối tượng: nhà và phố; từ “phố cổ” và “phố phường” khu biệt nhau về tính chất của nghĩa từ. “Phố cổ” – phố xưa, có giá trị lịch sử, văn hóa; “phố phường” có ý nghĩa chỉ đường phố nói chung. Ngay cả với các dị bản (văn học dân gian), sự khu biệt nằm ở những yếu tố ngôn ngữ khác nhau, ví dụ hai câu tục ngữ sau: Cái khó bó cái khôn và Cái khó ló cái khôn…
1. 2. Chức năng của ngôn ngữ 1.2.1. Chức năng làm phương tiện giao tiếp Trong xã hội, con người luôn có nhu cầu giao tiếp với nhau.Nhờ giao tiếp mà con người hiểu nhau hơn; và chính nhờ sự phát triển của giao tiếp, con người đã thúc đẩy sự phát triển của xã hội.V.I. Lênin khẳng định: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người”. Ngôn ngữ không phải là phương tiện giao tiếp duy nhất của con người nhưng so với các loại hình giao tiếp khác, ngôn ngữ (còn được gọi là ngôn ngữ thành văn ) “ Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người” vì nó có thể thể hiện được tất cả những điều muốn nói, trong khi đó, các loại hình khác (“ngôn ngữ” khác như âm nhạc, hội họa, múa) luôn cần có sự hỗ trợ của ngôn ngữ thành văn. Ví dụ, ý của bài ca dao Trúc xinh trúc mọc đầu đình Em xinh em đứng một mình cũng xinh có thể được thể hiện bằng hội họa, nhạc không lời, điêu khắc, múa, nhưng
“tiêu điểm” về độ xinh của “em” trong dụng ý nhấn mạnh “em xinh em đứng một mình” – (không cần người thứ hai để so sánh) tức hàm ý về độ xinh của “em” là “độc nhất vô nhị”. Sự kiêu ngạo được ẩn đi trong cách so sánh bình dị “em” với “trúc”. Hàm ẩn này, không thể thể hiện được bằng âm nhạc hay hội họa, điêu khắc, múa. Hay sự tinh tế của những câu thơ như: Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi (Sang thu – Hữu Thỉnh) Thật khó để có thể vẽ, múa hoặc thể hiện bằng âm nhạc. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất, tiện lợi nhất của con người.Chức năng làm phương tiện giao tiếp được thể hiện qua những chức năng cụ thể sau:
- Chức năng thông tin (informative function): nhu cầu được tiếp nhận thông tin là nhu cầu tất yếu của con người. Có người nhận thông tin sẽ có người phát thông tin. Ngôn ngữ là phương tiện để truyền đạt thông tin.
- Chức năng ngôn hành (performative function): Con người luôn mong muốn thực hiện được hành động của mình. Ngôn ngữ là phương tiện giúp con người thực hiện chức năng này, ví dụ: Phát ngôn : “Anh cần xin đủ chữ ký cho tôi vào ngày mai” là phương tiện để thực hiện yêu cầu “ngày mai tôi cần có đủ chữ ký”; Phát ngôn “nào, hãy nâng cốc” là phương tiện để thực hiện yêu cầu “bây giờ chúng ta hãy cùng nhau nâng ly”. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất vì xét thời gian sử dụng, ngôn ngữ (dưới dạng nói hoặc viết) chiếm tỉ lệ thời gian sử dụng nhiều nhất. Xét về phạm vi sử dụng, ngôn ngữ có phạm vi sử dụng không giới hạn. Ở đâu có con người, ở đó có ngôn ngữ. Xét về giá trị (hiệu lực) sử dụng, ngôn ngữ có tác động trực tiếp tới quá trình tạo ra kết quả giao tiếp.Đây là cách tác động nhanh nhất, dễ nhất, tạo ra giá trị thực tiễn tốt nhất. Chẳng hạn, với “Đơn xin nghỉ học”, người viết đơn sẽ được nghỉ ngay sau khi đơn được chấp