Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Giải pháp cải thiện hoạt động truyền thông marketing trên nền tảng mạng xã hội cho công ty, Thesis of Marketing

Giải pháp cải thiện hoạt động truyền thông marketing trên nền tảng mạng xã hội cho công ty IELTS Lab

Typology: Thesis

2023/2024

Uploaded on 03/03/2025

pham-khang
pham-khang 🇻🇳

2 documents

1 / 90

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TO TT CLC VÀ POHE - CHƯƠNG TRÌNH CLC
ĐỀ ÁN CHUYÊN NGÀNH MARKETING
ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG TRUYỀN
THÔNG MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
PIZZA NGON (THE PIZZA COMPANY)
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thuỳ Khanh
Mã sinh viên:
11212810
Lớp chuyên ngành:
Quản trị Marketing CLC 63A
Giảng viên hướng dẫn:
TS. Lê Thị Thu Mai
Hà Nội, tháng 6 năm 2024.
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f
pf20
pf21
pf22
pf23
pf24
pf25
pf26
pf27
pf28
pf29
pf2a
pf2b
pf2c
pf2d
pf2e
pf2f
pf30
pf31
pf32
pf33
pf34
pf35
pf36
pf37
pf38
pf39
pf3a
pf3b
pf3c
pf3d
pf3e
pf3f
pf40
pf41
pf42
pf43
pf44
pf45
pf46
pf47
pf48
pf49
pf4a
pf4b
pf4c
pf4d
pf4e
pf4f
pf50
pf51
pf52
pf53
pf54
pf55
pf56
pf57
pf58
pf59
pf5a

Partial preview of the text

Download Giải pháp cải thiện hoạt động truyền thông marketing trên nền tảng mạng xã hội cho công ty and more Thesis Marketing in PDF only on Docsity!

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN ĐÀO TẠO TT CLC VÀ POHE - CHƯƠNG TRÌNH CLC

ĐỀ ÁN CHUYÊN NGÀNH MARKETING

ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT

GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG TRUYỀN

THÔNG MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

PIZZA NGON (THE PIZZA COMPANY)

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thuỳ Khanh Mã sinh viên: 11212810 Lớp chuyên ngành: Quản trị Marketing CLC 63A Giảng viên hướng dẫn: TS. Lê Thị Thu Mai Hà Nội, tháng 6 năm 2024.

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan toàn bộ đề án chuyên ngành với đề tài “ Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cải thiện hoạt động truyền thông marketing của Công ty Cổ phần Pizza Ngon (The Pizza Company) ” là kết quả nghiên cứu của cá nhân tác giả sau thời gian tìm tòi và nghiên cứu, cùng với sự hướng dẫn và hỗ trợ từ TS. Lê Thị Thu Mai. Các số liệu, kết quả khảo sát cũng như hình ảnh hay bảng biểu đều do chính tác giả thu thập từ những nguồn tài liệu chính thống, đã được kiểm chứng bởi Công ty Cổ phần Pizza Ngon, tuyệt đối không sao chép bất kỳ một tài liệu nào. Tác giả xin chịu mọ i trách nhiệm về lời cam đoan của mình! Hà Nội, ngày 16 tháng 7 nă m 202 4 Tác giả Nguyễn Thuỳ Khanh

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Ban Giám hiệu trường Đại họ c Kinh tế Quốc dân cùng các thầy cô trong khoa Marketing và Viện Đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao đã tạo điều kiện thuận lợi và môi trường họ c tập tuyệt vời để tác giả có thể hoàn thành đề án chuyên ngành này. Đặc biệt hơn cả, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến TS Lê Thị Thu Mai, người đã tận tình hướng dẫn, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình tác giả nghiên cứu và thực hiện đề án. Sự hỗ trợ mang tính chuyên môn cao cũng như sự tâm huyết của cô đã giúp tác giả hoàn thành tốt đề án này. Bên cạnh đó, tác giả cũng gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo và các anh chị đồng nghiệp của Công ty Cổ phần Pizza Ngon (The Pizza Company), dù đã kết thúc thời gian làm việc tại công ty nhưng mọ i người vẫn rất nhiệt tình hỗ trợ, cung cấp cho tác giả những tư liệu quý giá của nội bộ công ty, cũng như tạo điều kiện cho tác giả tiến hành cuộc phỏng vấn sâu, thu thập được những dữ liệu cần thiết cho bản đề án này. Vì chỉ được thực hiện trong thời gian có hạn cũng như kiến thức của bản thân còn hạn hẹp nên bản báo cáo có thể vẫn chưa phân tích được toàn diện về thực trạng, tình hình của doanh nghiệp, các giải pháp đưa ra có thể còn chưa phong phú và mang tính một chiều. Tuy nhiên chính qua quá trình thực hiện đó, tác giả đã nhìn thấy được nhiều yếu điểm của bản thân, từ đó khắc phục, trao dồi, tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới, cải thiện được nhiều kỹ năng như nghiên c ứu, quan sát, chọ n lọ c thông tin,… có cơ hội vận dụng các kiến thức chuyên ngành vào trong thực tiễn. Vì vậy, tác giả kính mong nhận được sự góp ý từ thầy cô để có thể hoàn thiện chỉn chu nhất đề án chuyên ngành của mình. Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn tất cả các quý Thầy Cô, Ban lãnh đạo Công ty, gia đình và bạn bè, tác giả hy vọ ng rằng, đề án này sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc cải thiện và phát triển hoạt động truyền thông marketing của Công ty Cổ phần Pizza Ngon. Trân trọ ng! Hà Nội, ngày 16 tháng 7 nă m 202 4 Tác giả Nguyễn Thuỳ Khanh

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH

  • LỜI CAM ĐOAN
  • LỜI CẢM ƠN
  • DANH MỤC HÌNH
  • DANH MỤC BẢNG
  • PHẦN MỞ ĐẦU
      1. Lý do lựa chọn đề tài.........................................................................................
      1. Mục tiêu nghiên cứu
      • 2.1 Mục tiêu tổng quát
      • 2.2 Mục tiêu cụ thể
      1. Nội dung và câu hỏi nghiên cứu
      1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
      • 4.1 Đối tượng nghiên cứu
      • 4.2 Phạm vi nghiên cứu
      1. Phương pháp nghiên cứu
      • 5.1 Dữ liệu thứ cấp
      • 5.2. Dữ liệu sơ cấp
      1. Cấu trúc bài báo cáo
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG MARKETING
    • 1.1 Tổng quan về truyền thông marketing
      • 1.1.1 Khái niệm truyền thông marketing
      • 1.1.2 Vai trò của truyền thông marketing
      • 1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của truyền thông marketing
    • 1.2 Các công cụ truyền thông của marketing
      • 1.2.1 Quảng cáo
      • 1.2.2 Xúc tiến bán
      • 1.2.3 Quan hệ công chúng
      • 1.2.4 Bán hàng cá nhân
      • 1.2.5 Marketing trực tiếp
    • 1.3. Quy trình lập kế hoạch truyền thông marketing
        1. 3 .1. Xác định công chúng mục tiêu
        1. 3 .2. Xác định mục tiêu truyền thông marketing
        1. 3 .3. Thiết kế thông điệp truyền thông marketing
        1. 3 .4. Lựa chọ n kênh truyền thông marketing
      • 1.3.5. Xác định ngân sách truyền thông marketing
        1. 3 .6. Quyết định về hệ thống truyền thông marketing
        1. 3 .7. Đánh giá kết quả truyền thông marketing
  • NGON CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGÀNH F&B VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN PIZZA
    • 2.1 Môi trường kinh tế
    • 2.2 Môi trường văn hoá, xã hội
    • 2.3 Quy mô, tốc độ tăng trưởng ngành F&B tại Việt Nam
      • 2.3.1. Xu hướng thị trường
      • 2.3.2 Khách hàng trên thị trường
    • 2.4 Tổng quan về công ty
      • 2.4.1 Lịch sử hình thành và phát triển
      • 2.4.2 Sứ mệnh, tầm nhìn và triết lý kinh doanh
      • 2.4.3 Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh
      • 2.4.4 Kết quả kinh doanh
      • 2.4.5 Khách hàng mục tiêu
      • 2.4.6 Đối thủ cạnh tranh
    • 2.5 Hoạt động marketing mix của công ty
      • 2.5.1 Sản phẩm
      • 2.5.2 Giá
      • 2.5.3 Phân phối
      • 2.5.4 Xúc tiến.....................................................................................................
    • 2.6 Phân tích SWOT
  • MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PIZZA NGON CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG
    • phần Pizza Ngon 3.1 Phân tích thực trạng hoạt động truyền thông marketing của Công ty Cổ
      • 3.1.1 Đặc điểm công chúng nhận tin
      • 3.1.2 Mục tiêu truyền thông...............................................................................
      • 3.1. 3 Thông điệp truyền thông...........................................................................
      • 3.1.4 Phương tiện truyền thông
        • 3.1.5 Công cụ đo lường
        • 3.1.6 Các hoạt động truyền thông marketing đã triển khai (5 nhóm)
      • marketing của Công ty Cổ phần Pizza Ngon.................................................... 3.2 Đánh giá kết quả nghiên cứu thực trạng hoạt động truyền thông
        • 3.2.1 Phương pháp nghiên cứu
        • 3.2.2 Kết quả nghiên cứu
        • tranh 3.2.3 So sánh hoạt động truyền thông marketing của TPC với các đối thủ cạnh
      • 3.3 Đánh giá chung
        • 3.3.1 Ưu điểm
        • 3.3.2 Hạn chế
  • MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PIZZA NGON CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG - 4.1 Cơ sở đề xuất giải pháp - 4.1.1 Dựa trên xu hướng hiện tại của thị trường................................................ - công ty 4.1.2. Dựa trên định hướng phát triển và chiến lược truyền thông marketing của - ty 4.2 Đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động truyền thông marketing cho công - 4.2.1 Giải pháp cho hoạt động quảng cáo - 4.2.2 Giải pháp cho hoạt động xúc tiến bán - 4.2.3 Giải pháp cho hoạt động quan hệ công chúng - 4.2.4 Giải pháp cho hoạt động bán hàng cá nhân - 4.2.5 Giải pháp cho hoạt động marketing trực tiếp
  • KẾT LUẬN
  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • PHỤ LỤC
    • Hình 1.1 Quy trình lập kế hoạch truyền thông marketing STT Tên hình Trang

Hình 2.1 Bảng theo dõi doanh thu của ngành F&B Việt Nam từ năm 2017 đ ến 2023

Hình 3.1 Bài đăng với nội dung quảng cáo chương trình mua 1 tặng 1 của TPC trên hai trang mạng xã hội chính của TPC (Facebook, Tiktok)

Hình 3.2 Bảng billboards 3D được đặt ở trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh

Hình 3.3 Đa dạng các hình thức giảm giá, khuyến mãi. 49 Hình 3.4 Sự kiện Pizza Excellence được công ty tổ chức hằng năm

Hình 3.5 Các khoá đào tạo kỹ năng dành cho cả nhân viên và quản lý

Hình 3.6 Tin nhắn của một cơ sở tại Hải Phòng gửi tới khách hàng

Hình 3. 7 Đánh giá mức độ nhận thức thương hiệu 56 Hình 3. 8 Đánh giá mức độ nhận thức thương hiệu qua các kênh truyền thông

Hình 3. 9 Thống kê chi tiết số người không đồng ý dùng dịch vụ khi không có khuyến mãi

Hình 3. 10 Mức độ đánh giá chung với 3 nhận định 65 Hình 3.1 2 So sánh về 3 từ khoá khi tìm kiếm qua Google Trends

Hình 3.11 Kết quả khảo sát về tần suất sử dụng dịch vụ của TPC

Hình 4.1 Tài khoản Tiktok chính chủ của Công ty 75

liệu báo cáo của Tổng cục Thống kê Việt Nam (quý I năm 2024) đã chỉ ra rằng, doanh thu ngành F&B đã đạt mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 12% trong năm 2023 so với năm 2022 (Euromonitor International (quý I năm 2024) cũng ghi nhận các con số 46 tỷ USD vào năm 2023, tăng so với mức 41 tỷ USD của năm 2022). Đồng nghĩa với đó là số lượng nhà hàng và quán ă n mới mở tại Việt Nam cũng tăng mạnh theo thời gian. Theo Hiệp hội Nhà hàng và Quán ă n Việt Nam, năm 2024 dự kiến sẽ có khoảng 15.000 nhà hàng mới được mở trên toàn quốc, tăng 8% so với năm 2023 Tuy vậy, nhìn vào thực tế, đi kèm với sự tăng trưởng của toàn ngành ẩm thực nói chung chính là sự gia tăng mức độ cạnh tranh trong các lĩnh vực hay ngành hàng cụ thể, và ở đây tác giả muốn nhấn mạnh tới ngành hàng Pizza - một món ă n nổi tiếng có nguồn gốc từ Ý, rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Các thương hiệu pizza lớn như Pizza Hut, Domino's Pizza, và The Pizza Company (TPC) đều có mặt tại Việt Nam và đang không ngừng mở rộng quy mô trong những năm gần đây. Pizza Hut có hơn 90 cửa hàng trên toàn quốc, trong khi Domino's Pizza có hơn 50 cửa hàng, The Pizza Company cũng không kém cạnh với số lượng cửa hàng tương đương khoảng 70. Những số liệu trên cho thấy sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành pizza tại Việt Nam, đòi hỏi các “ông lớn” trong ngành phải không ngừng cải tiến và tối ưu hóa các chiến lược kinh doanh và truyền thông của mình để duy trì và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trong thời gian gần đây, khi thời đại số lên ngôi, các công cụ truyền thông phát triển, các chuỗi pizza lớn cũng đầu tư mạnh vào việc quảng cáo trên đa nền tảng, củng cố các hoạt động digital marketing,… để thu hút khách hàng. Với số liệu từ Statista (quý 1 2024), chi tiêu cho hoạt động truyền thông, quảng cáo của các thương hiệu pizza tại Việt Nam đã tăng mạnh trong những năm gần đây ; chỉ riêng trong năm 2023, chi tiêu cho quảng cáo trên các nền tảng marketing như Facebook, Google, và YouTube của các thương hiệu pizza lớn (Pizza Hut, Domino's Pizza,...) đã tăng khoảng 20% so với năm 2022. Cho thấy các thương hiệu pizza tại Việt Nam đã và đang tích cực tận dụng các công cụ truyền thông marketing để quảng bá sản phẩm, tăng cường tương tác với khách hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng. Sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và mạng xã hội đã thay đổi cách thức các doanh nghiệp tiếp cận và tương tác với khách hàng. Sử dụng các công cụ truyền thông marketing không chỉ giúp doanh nghiệp tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu một cách nhanh chóng và hiệu quả mà còn tạo cơ hội để xây dựng thương hiệu mạnh mẽ và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Tuy nhiên, The Pizza Company (TPC) - một cái tên nổi bật trong ngành Pizza lại đang cho thấy mình yếu thế hơn trong hoạt động này so với các đối thủ cạnh tranh khác, nhìn vào một vài số liệu thực tế thu thập được trên các nền tảng:

Tiêu chí Pizza Hut Domino’s Pizza The Pizza Company Số lượt like Fanpage 1 ,2 triệu 21 triệu 300 nghìn Số người theo dõi Instagram 5200 followers 6000 followers 3000 followers Số người theo dõi Tiktok 6200 followers 7200 followers 33.7k followers Ứng dụng di động Đã có, được gần 200 lượt đánh giá, có giao diện rõ ràng, mang màu sắc thương hiệu, có thể trực tiếp đặt hàng qua app. Đã có, được gần 100 lượt đánh giá, có giao diện rõ ràng, mang màu sắc thương hiệu, có thể trực tiếp đặt hàng qua app. Không có app riêng, chỉ dùng chung 1 ứng dụng tích điểm hợp tác với 1 công ty khác. Bảng 0.1.Bảng so sánh các tiêu chí về mạng xã hội của 3 thương hiệu Pizza (Nguồn: Internet, 2024) Nhìn vào những con số cụ thể này, có thể thấy nền tảng Tiktok được xem là điểm mạnh nổi trội của The Pizza Company, nhưng bên cạnh đó vẫn còn những nền tảng, công cụ tốt có thể triển khai hoạt động và giúp doanh nghiệp phát triển thì lại chưa hề được chú tâm. Nhìn vào thực tiễn cùng với năng lực sẵn có của mình, Công ty cổ phần Pizza Ngon hoàn toàn có cơ hội để thay đổi và phát triển. Dưới đây tác giả đã chỉ ra những lí do cụ thể khi xác định lựa chọn đề tài này. Trước tiên, TPC là một trong những thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực pizza tại Việt Nam, với rất nhiều cơ sở trải khắp 3 miền và đến nay vẫn còn đang tiếp tục được mở rộng. Có mặt trên thị trường từ năm 2014 đến nay, TPC đã có cho mình một tệp khách hàng cố định, tuy nhiên trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ, chính điều này cũng đặt ra nhiều thách thức cho nhãn hàng trong việc duy trì hoạt động kinh doanh. Thứ hai, thị trường ẩm thực tại Việt Nam đang phát triển không ngừng, cụ thể ngành pizza đang chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt với sự hiện diện của nhiều thương hiệu lớn cả trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, nhìn thấy được tầm quan trọng và hiệu quả của các hoạt động truyền thông marketing đem lại, để tồn tại và phát triển trong thời đại số này, cũng như gia tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp của mình, các công ty đã và đang không ngừng cải tiến và đổi mới các chiến lược truyền thông của mình. Dù vậy là một thương hiệu đã có vị trí đứng trên thị trường, nhưng các hoạt động truyền thông mà TPC đề xuất lại chưa thực sự đem lại hiệu quả cao, số liệu của Công ty được phản ánh là chưa tốt và còn yếu hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác.

3. Nội dung và câu hỏi nghiên cứu - Hiện nay các hoạt động truyền thông marketing của Công ty Cổ phần Pizza Ngon đang được thực hiện như thế nào? - Có những vấn đề hay điểm yếu nào trong hoạt động truyền thông marketing đó hay không? - Những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động truyền thông marketing của The Pizza Company là gì? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu - Vấn đề nghiên cứu: Thực trạng và đề xuất giải pháp cho các hoạt động truyền thông marketing của Công Ty Cổ Phần Pizza Ngon. - Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động truyền thông marketing của Công Ty Cổ Phần Pizza Ngon. - Khách thể nghiên cứu:

  • Toàn bộ nhóm khách hàng mục tiêu của hoạt động truyền thông marketing của Công ty Cổ Phần Pizza Ngon. (sẽ được xác định rõ trong bài)
  • Các nhân viên thuộc các phòng ban có liên quan của Công ty. 4.2 Phạm vi nghiên cứu
    • Phạm vi không gian:
  • Do hạn chế về thời gian và nguồn lực, cuộc nghiên cứu sẽ được thực hiện dựa trên việc trao đổi online với các nhân viên, cán bộ làm việc tại các phòng ban có liên quan.
  • Các kênh hoạt động công khai mà doanh nghiệp sử dụng để thực hiện triển khai các hoạt động truyền thông marketing (Website, Facebook, Gmail,..).
  • Phạm vi thời gian:
  • Thời gian phân tích thực trạng hoạt động của công ty: từ năm 2022 đến tháng 6/2024.
  • Thời gian tiến hành nghiên cứu: Từ đầu tháng 6/2024 đến tháng 8/2024.
  • Phạm vi nội dung :
  • Thu thập dữ liệu thứ cấp và các kết quả hoạt động kinh doanh, hoạt động truyền thông marketing của của The Pizza Company trong khoảng thời gian 2 năm, những thông tin thu thập được từ nội bộ công ty cũng như những nguồn tin đã được xác thực và công khai trên các nền tảng báo chí, mạng xã hội,...
  • Tiến hành mở khảo sát, phỏng vấn sâu, thu thập dữ liệu sơ cấp trong khoảng thời gian từ tháng 6/2024 đến tháng 7/2024.

5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập dữ liệu: dựa vào hai nguồn dữ liệu chính: dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp 5.1 Dữ liệu thứ cấp Bài nghiên cứu thực hiện bằng các phương pháp thống kê, ghi chép, đối chiếu và tổng hợp dữ liệu từ các nguồn dữ liệu bên ngoài và bên trong công ty: ● Nguồn dữ liệu bên ngoài công ty gồm có: Các trang web, các bài báo, đề tài nghiên cứu, báo cáo thị trường có liên quan đến hoạt động truyền thông marketing của công ty đã được thông cáo báo chí từ trước. Tìm hiểu các nguồn lý thuyết liên quan đến hoạt động truyền thông marketing từ giáo trình môn học Truyền thông marketing tích hợp (IMC) tiếng việt, giáo trình marketing căn bản, và giáo trình Advertising and promotion (IMC tiếng anh),... ● Nguồn dữ liệu bên trong công ty bao gồm: Các thông tin được cung cấp từ các phòng ban như phòng Marketing, phòng Training, phòng Chăm sóc khách hàng: kết quả hoạt động kinh doanh, hoạt động truyền thông, kế hoạch hoạt động truyền thông marketing, thông tin sản phẩm của công ty giai đoạn 2022-2024. Từ những thông tin tìm kiếm được, thống kê, tổng hợp, chọn lọc sau đó phân tích để rút ra kết luận về thực trạng trong các hoạt động xúc tiến của công ty. Đưa ra đề xuất, giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động phù hợp với thực tiễn và năng lực của công ty. 5.2. Dữ liệu sơ cấp Thu thập dữ liệu sơ cấp để có được thông tin về những đánh giá, nhận xét của khách hàng đối với hoạt động truyền thông marketing hiện có của công ty. Nhằm thu thập thông tin về cảm nhận, nhu cầu, vấn đề và mức độ quan tâm của khách hàng đến hoạt động truyền thông marketing công ty. Phương pháp: Tác giả tiến hành điều tra khảo sát khách hàng bằng bảng hỏi thông qua khảo sát marketing, sử dụng phương pháp thống kê mô tả với sự hỗ trợ từ các phần mềm Excel, Google Sheet để dễ dàng phân tích dữ liệu hơn. Bên cạnh đó, bổ sung thêm thông tin trực quan hơn bằng việc phỏng vấn sâu các nhân viên thuộc các phòng ban có liên quan như phòng Marketing, phòng Training, phòng Chăm sóc khách hàng,… theo hình thức online và offline nếu được.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG MARKETING

1.1 Tổng quan về truyền thông marketing 1.1.1 Khái niệm truyền thông marketing Thực tiễn đã cho thấy rằng các doanh nghiệp ở Việt Nam hay trên thế giới họ đều cần đầu tư nhiều cho hoạt động marketing để có thể đạt được những hiệu quả trong kinh doanh. Hơn thế nữa, đi cùng với sự thay đổi và phát triển của nhân loại, hoạt động marketing hiện đại không thể thiếu các hoạt động truyền thông marketing. Là mảnh ghép cuối cùng và vô cùng quan trọng marketing hỗn hợp, truyền thông marketing xuất hiện với rất nhiều định nghĩa khác nhau, được tìm hiểu và xây dựng bởi nhiều cá nhân, tập thể. Hiệp hội marketing Hoa Kỳ (AMA) (1985) đã định nghĩa rằng “Truyền thông marketing là quá trình quảng bá, xây dựng và truyền đạt giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng thông qua các hoạt động quảng cáo, công cụ truyền thông và các biện pháp khác”. Kotler (2007) lại cho rằng “Truyền thông là các hoạt động truyền thông tin một cách gián tiếp hay trực tiếp về sản phẩm và bản thân doanh nghiệp tới khách hàng nhằm thuyết phục họ tin tưởng vào doanh nghiệp cũng như sản phẩm, và mua sản phẩm”. Với những nguồn tài liệu tại Việt Nam, cụ thể theo giáo trình “Truyền thông marketing tích hợp” (IMC), PGS. TS Trương Đình Chiến (2020) đã viết: “Truyền thông marketing là toàn bộ các hoạt động nhằm cung cấp thông tin về sản phẩm/dịch vụ/thương hiệu và bản thân doanh nghiệp cho khách hàng, tạo sự nhận biết, xây dựng lòng tin và thúc đẩy hành động mua của họ.” Có rất nhiều những nhận định được đưa ra về khái niệm của truyền thông marketing mà tác giả chưa trích dẫn tại đây. Từ góc nhìn của cá nhân, tác giả cho rằng “Truyền thông marketing là quá trình mà các doanh nghiệp sử dụng các công cụ, phương tiện truyền thông để truyền tải thông điệp về sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu đến khách hàng tiềm năng thông qua các kênh và phương tiện truyền thông khác nhau.” Để tận dụng triệt để các công dụng của hoạt động truyền thông marketing, các doanh nghiệp thường sẽ tận dụng xúc tiến hỗn hợp sự kết hợp khéo léo của 5 công cụ: quảng cáo, xúc tiến bán, quan hệ công chúng, bán hàng cá nhân và marketing trực tiếp. 1.1.2 Vai trò của truyền thông marketing Ngày nay, các doanh nghiệp/tổ chức đều tập trung vào việc phát triển và duy trì các mối quan hệ với khách hàng, đây được xem là mối quan hệ hai chiều, tác động tới cả hai bên. Tương tự, truyền thông marketing cũng cung ứng những giá trị cho cả hai bên, doanh nghiệp và khách hàng; nó đóng vai trò rất lớn đối với cả nhà sản xuất và người tiêu dùng trên khắp thế giới. Vì vậy, truyền thông marketing là những hoạt

động quan trọ ng không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Với doanh nghiệp, truyền thông marketing là công cụ để cung cấp thông tin cho khách hàng, tạo nên sự hiểu biết và làm in đậm hình ảnh thương hiệu trong tâm trí họ, thuyết phục khách hàng rằng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp sẽ có khả năng đáp ứng được nh u cầu và mong muốn của họ. Từ đó bắt đầu thiết lập mối quan hệ với khách hàng, dần dần sẽ phát triển và duy trì mối quan hệ đó về lâu và dài. Đặc biệt trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp cần tận dụng các công cụ và chiến lược truyền thông một cách hiệu quả để nổi bật và duy trì lợi thế cạnh tranh. Theo Kotler và Keller (2008) đây là công cụ để các nhà sản xuất có thể gia tă ng được số lượng hàng hóa và dịch vụ bán trên thị trường, từ đó gia tă ng thị phần và việc chiếm lĩnh thị trường, tạo dựng hình ảnh đẹp cho doanh nghiệp trong mắt khách hàng. Một chiến lược truyền thông marketing được thực hiện tốt không chỉ giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh mà còn tạo ra giá trị bền vững và sự phát triển lâu dài. Bên cạnh đó, với khách hàng hay người tiêu dùng, truyền thông marketing chính là nguồn thông tin có thể tin cậy được khi họ đang tham khảo về thương hiệu, khách hàng có nhiều cơ hội để lựa chọ n sản phẩm, so sánh về chất lượng, giá cả, dịch vụ từ đó có thể đưa ra quyết định đúng đắn nhất với mình. Việc đưa ra lựa chọn chính xác càng làm khách hàng hài lòng, tránh làm họ cảm thấy phiền hà, mất thời gian, tiền của để mua đi mua lại các sản phẩm. Một số cũng cho rằng các chiến dịch truyền thông thú vị, sáng tạo thậm chí làm khách hàng cảm thấy vui vẻ thoải mái khi nhìn thấy, từ đó nảy sinh nhu cầu và thực hiện hành vi mua hàng. Như Orzan và Macovei (2012) từng viết “Thông qua truyền thông marketing thì doanh nghiệp có thể tối đa hóa lợi nhuận còn khách hàng thì có điều kiện để tối đa hóa lợi ích.” 1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của truyền thông marketing Truyền thông marketing đang không ngừng phát triển và biến đổi theo thời gian. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của truyền thông marketing, từ sự tiến bộ công nghệ đến thay đổi trong hành vi người tiêu dùng cũng như các yếu tố liên quan đến kinh tế hay xã hội. Có thể dễ dàng nhận thấy, đã có sự chuyển đổi mạnh mẽ, từ việc chỉ sử dụng từng công cụ/hoạt động riêng rẽ, đến hiện tại các công cụ được dùng phối hợp với nhau, tạo ra hiệu quả cao hơn. Cuộc sống thay đổi và phát triển, người tiêu dùng cũng có những thay đổi nhất định trong hành vi của mình, từ thói quen tiêu dùng cho đến phong cách sống, thói quen sử dụng phương tiện truyền thông,...Ngày trước, mọi người chủ yếu dành thời gian giải trí cho truyền hình, vô tuyến hay đài báo, nhưng ngày nay, có thêm đa dạng các phương thức khác, báo chí giấy nay đã trở thành báo điện tử, TV có thêm nhiều

kỳ hình thức truyền thông phi cá nhân vào về một tổ chức, sản phẩm, dịch vụ hay ý tưởng mà chủ thể quảng cáo phải trả tiền. Có hai đặc điểm cần được lưu tâm:

  • “Paid”: phải trả tiền - đặc điểm nổi trội của quảng cáo đó chính là quảng cáo không phải một công cụ tự dưng mà có, chủ thể của quảng cáo (như chủ của doanh nghiệp, cá nhân muốn đưa thông tin) cần phải bỏ tiền để mua không gian và thời gian cho thông điệp cũng như hình ảnh quảng cáo của mình.
  • “Nonpersonal”: phi cá nhân - quảng cáo như một phương tiện truyền thông đại chúng (TV, radio, tạp chí và báo), đối tượng nhận tin sẽ là một nhóm lớn các cá nhân chứ không phải công chúng mục tiêu, người nhận sẽ không có cơ hội để phản hồi và được phản hồi ngay lập tức đối với thông tin họ nhận được. Quảng cáo được chia thành nhiều loại khác nhau, với 2 nhóm đối tượng, một bên là cho thị trường hàng tiêu dùng, còn lại là quảng cáo cho thị trường kinh doanh và chuyên nghiệp, với mỗi trường hợp, các chủ thể quảng cáo đều cần đưa ra những tiêu chí khác nhau để phù hợp với công chúng nhận tin. Dù là một hình thức rất phổ biến, được xem là phương thức truyền thông hiệu quả nhất, nhưng, để đạt được hiệu quả đó, các nhà quản trị marketing cần phải sáng suốt đưa ra các quyết định sau: mục tiêu quảng cáo, ngân sách quảng cáo, thông điệp quảng cáo, phạm vi - tần suất - cường độ - loại hình quảng cáo. 1.2.2 Xúc tiến bán Trong khi quảng cáo đưa ra lý do để thuyết phục, khuyến khích khách hàng mua hàng, thì xúc tiến bán được hiểu đơn giản là những hoạt động để kích thích khách hàng, đưa ra những lợi ích vật chất bổ sung để khách hàng mua hàng ngay. Đó là những hoạt động marketing cung cấp giá trị tăng thêm cho khách hàng hoặc khuyến khích sự mua hàng từ nhà phân phối, khách hàng cuối cùng, từ đó tăng được doanh số bán hàng cho doanh nghiệp. Nhiều người hiểu dễ dàng hơn thì xúc tiến bán chính là các hình thức khuyến mãi, và ngày nay hình thức này đang ngày một phát triển trong thị trường tiêu dùng. Sự cạnh trực tiếp giữa các doanh nghiệp hay người tiêu dùng càng ngày càng có xu hướng muốn mua hàng với giá rẻ hơn. Có 2 loại xúc tiến bán chính với rất nhiều hình thức khuyến mãi:
  • Xúc tiến bán hướng tới khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng của sản phẩm hay dịch vụ. Xúc tiến bán thường được hiển thị dưới dạng các phiếu giảm giá hay phiếu thưởng, phiếu giảm giá cho lần mua tiếp theo hay phiếu thưởng được tặng thêm quà. Ngoài ra còn có nhiều hình thức đa dạng khác như hàng mẫu để khuyến khích người tiêu dùng dùng thử, hàng mẫu được miễn phí hoặc giá siêu rẻ, bốc thăm trúng thưởng hay các combo (gói hàng giảm giá). Các công cụ xúc tiến khuyến khích khách hàng thực hiện hành vi mua ngay lập

tức, vì vậy có thể dễ dàng đẩy được doanh số bán hàng lên trong một thời gian ngắn.

  • Xúc tiến bán khuyến khích nhóm khách hàng là nhà sản xuất, nhà bán buôn hay các nhà bán lẻ. Trực tiếp đưa ra chiết khấu xúc tiến thương mại, tổ chức hội nghị khách hàng, triển lãm nhằm giới thiệu sản phẩm, công ty, giảm giá khuyến khích người bán hàng là những công cụ thường xuyên được sử dụng. 1.2.3 Quan hệ công chúng Nhiều định nghĩa, quan điểm cho rằng, việc xây dựng quan hệ cộng đồng, tạo dư luận và quan hệ công chúng là công cụ chỉ mang tính hỗ trợ chứ không phải một thành phần thuộc quá trình truyền thông marketing. Tuy nhiên ngày nay, rất nhiều doanh nghiệp đã đang bắt đầu coi PR là một phần không thể thiếu trong chiến lược truyền thông marketing, cụ thể quan trọng trong giai đoạn thâm nhập thị trường. Quan hệ công chúng là toàn bộ các hoạt động giúp xây dựng, duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các đối tượng công chúng khác nhau của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ trực tiếp lên kế hoạch, ý tưởng cho một thông thông tin, cách thức truyền tải thông tin đó, cố gắng để kiểm soát và quản lý hình ảnh của công ty và thái độ của công chúng. Có rất nhiều công cụ để phục vụ hoạt động PR, các ấn phẩm báo chí hay sự tham gia vào các hoạt động vì cộng đồng, xã hội, từ thiện, tài trợ cho các sự kiện, triển lãm, để nâng cao hình ảnh doanh nghiệp, “vẽ” nên một hình ảnh tích cực của công ty trong mắt công chúng. GS. TS Trương Đình Chiến (2020) đã đưa ra nhận định, PR được xác định như “chức năng quản lý đánh giá thái độ của cộng đồng, liệu cộng đồng có ưu thích các chính sách mà doanh nghiệp hay cá nhân đó đưa ra hay không, từ đó tổ chức và thực hiện một chương trình hành động để tạo lập sự hiểu biết và chấp nhận của cộng đồng. 1.2.4 Bán hàng cá nhân Bán hàng cá nhân được xem là công cụ có tác động trực tiếp nhất, cho phép trao đổi thông tin hai chiều giữa các cá nhân bán và những người mua hàng, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi mua hàng. GS. TS Trương Đình Chiến (2020) đã đưa ra hai định nghĩa về bán hàng cá nhân:
  • Là quá trình truyền thông trực tiếp giữa người bán với khách hàng tiềm nă ng nhằm mục tiêu thông tin về sản phẩm và bán hàng.
  • Là tập hợp quan hệ giao tiếp trực tiếp giữa người bán với các khách hàng hiện tại hoặc tiềm nă ng để thúc đẩy hành động mua của họ và thu nhận thông tin phản hồi ngay lập tức” Một phép so sánh nhỏ với quảng cáo, trong khi quảng cáo hướng tới một số lượng lớn công chúng nhận tin thì với bán hàng cá nhân, đó là sự liên lạc trực tiếp từ