Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

DOANH NGHIỆP SUKIYA TRONG LĨNH VỰC MARKETING, Schemes and Mind Maps of Marketing Business-to-business (B2B)

Tiểu luận cuối kì môn MKT Dịch vụ

Typology: Schemes and Mind Maps

2019/2020
On special offer
30 Points
Discount

Limited-time offer


Uploaded on 03/20/2022

sumoli
sumoli 🇻🇳

5

(1)

1 document

1 / 34

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
i
ĐẠI HC CÔNG NGH TP. H CHÍ MINH
KHOA MARKETING- KINH DOANH QUC T
MARKETING DỊCH VỤ
HC KÌ 1A: 2021-2022
TIU LUN CUI KÌ
NGHÀNH: MARKETING
CHUYÊN NGHÀNH: MARKETING
Ging viên b môn: ThS. Phm Ngc Trâm Anh
Sinh viên thc hin:Trn Nguyn Anh Duy
Mã s sinh viên: 2011149105
Lp: 20DMAD3
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f
pf20
pf21
pf22
Discount

On special offer

Partial preview of the text

Download DOANH NGHIỆP SUKIYA TRONG LĨNH VỰC MARKETING and more Schemes and Mind Maps Marketing Business-to-business (B2B) in PDF only on Docsity!

i ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA MARKETING- KINH DOANH QUỐC TẾ MARKETING DỊCH VỤ HỌC KÌ 1A: 2021- 2022 TIỂU LUẬN CUỐI KÌ NGHÀNH: MARKETING CHUYÊN NGHÀNH: MARKETING Giảng viên bộ môn : ThS. Phạm Ngọc Trâm Anh Sinh viên thực hiện:Trần Nguyễn Anh Duy Mã số sinh viên: 2011149105 Lớp: 20DMAD

ii ẢNH CÁC THÀNH VIÊN Nhóm: 10 Lớp: 20DMAD

iv **CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN Họ và tên sinh viên: Trần Nguyễn Anh Duy MSSV : 2011149105 Khoá : 2020 - 2024 Lớp : 20DMAD Nhóm : 10 Tên đề tài : DOANH NGHIỆP SUKIYA TRONG LĨNH VỰC MARKETING DỊCH VỤ : QUY TRÌNH- CHIẾN LƯỢC-GIẢI PHÁP Nhận xét chung** ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………... Giảng viên

v

vii DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Ý nghĩa KH Khách Hàng DV Dịch Vụ DN Doanh nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh COVID- 19 Corona virus disease 2019

viii

  • LỜI MỞ ĐẦU MỤC LỤC
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
    • 1.1. Khái niệm về dịch vụ
      • 1.1.1 Khái quát và định nghĩa về dịch vụ
      • 1.1.2 Đặc điểm của dịch vụ
    • 1.2. Khái quát về marketing dịch vụ
      • 1.2.1 Nhận thức về marketing dịch vụ
      • 1.2.2 Quan điểm kịch nghệ về marketing dịch vụ
      • 1.2.3 Chuỗi lợi ích của dịch vụ
    • 1.3. Khái niệm về quản lí chất lượng dịch vụ
      • 1.3.1 Quan niệm về chất lượng dịch vụ
      • 1.3.2 Đo lường về chất lượng dịch vụ
      • 1.3.3 Nâng cao chất lượng dịch vụ
  • CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢT VỀ DN SUKIYA
    • 2.1 Tổng quan về doanh nghiệp SUKIYA
      • 2.1.1 Nguồn gốc ra đời của SUKIYA
      • 2.1.2 Nguồn nguyên liệu và sản phẩm đặc trưng của SUKIYA
      • 2.1.3 Cách phân bố thị trường và khách hàng mục tiêu của SUKIYA
    • 2.2 Sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp SUKIYA
  • SUKIYA CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CÁC HOẠT ĐỘNG MARKETING DVCHO DN
    • 3.1 Phân tích môi trường vĩ mô
      • 3.1.1 Tình hình kinh tế
      • 3.1.2 Chính trị, pháp luật
      • 3.1.3 Môi trường tự nhiên
      • 3.1.4 Văn hóa, xã hội
      • 3.1.5 Khoa học công nghệ
      • 3.1.6 Nhân khẩu học
    • 3.2 Phân tích môi trường vi mô
      • 3.2.1 Doanh nghiệp
      • 3.2.2 Nhà cung cấp
      • 3.2.3 Các trung gian Marketing
      • 3.2.4 Khách hàng vi
      • 3.2.5 Các dối thủ cạnh tranh
        • 3.2.5.1. Đối thủ cạnh tranh mong muốn:
        • thỏa mãn một nhu cầu của KH ( đối thủ cạnh tranh về công dụng) 3.2.5.2. Đối thủ cạnh tranh là những loại sản phẩm khác nhau nhưng cùng
        • 3.2.5.3 Đối thủ cạnh tranh cùng một loại sản phẩm:
        • 3.2.5.4. Đối thủ cạnh tranh về nhãn hiệu
        • 3.2.5.5. Đối thủ tiềm ẩn
      • 3.2.6 Công chúng
    • 3.3 Mục tiêu marketing của doanh nghiệp
      • 3.3.1 Xác định và tăng độ nhận diện thương hiệu
      • 3.3.2 Tăng lượng khách hàng tiềm năng chất lượng
      • 3.3.3 Cải thiện tư duy lãnh đạo và tạo xu hướng cho thị trường
      • 3.3.4 Quản lí có hiệu quả các hoạt động tiếp thị để tạo doanh thu
      • 3.3.5 Tăng mức độ tương tác với thương hiệu
    • 3.4 Xây dựng các hoạt động marketing dịch vụ
      • 3.4.1 Quy trình dịch vụ
      • 3.4.2 Môi trường vật chất
      • 3.4.3 Yếu tố con người
  • KẾT LUẬN
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • Hình 2.1 Logo của SUKIYA DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH SỬ DỤNG
  • Hình 2.2 Cảnh bên ngoài cửa quán
  • Hình 2.3 Set guydon salad mugicha
  • Hình 2.4 Set ramen chasu salad
  • Hình 2.5 Trà sữa và latte SUKICHA
  • Hình 2.6 Kem matcha mixvani
  • Hình 3.1 Logo của Aka House
  • Hình 3.2 Logo của Yoshinoya
  • Hình 3.3 Sơ đồ quy trình dịch vụ của SUKIYA
  • Hình 3.4 Sơ đồ quy trình dịch vụ mới
  • Hình 3.5 Bố trí bên ngoài
  • Hình 3.6 Bố trí bên trong
  • Hình 3.7 Không gian bên trong của SUKIYA

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1. Khái niệm về dịch vụ 1.1.1 Khái quát và định nghĩa về dịch vụ Như chúng ta đã biết thì DV đã có từ rất lâu đời và nó cũng giữ một vị trí rất là quan trọng trong đời sống kinh tế và xã hội. DVl uôn xuất hiện ở mọi lúc và mọi nơi xung quanh chúng ta, ở trong trường học thì có DV giáo dục, ở trong các hàng quán thì có DV cung cấp thức ăn đồ uống hay là DV bán hàng hóa và sản phẩm,...Như vậy chúng ta thấy được DV được cho là một món hàng hóa gắn liền với con người. Song song với sự luân chuyển và thay đổi của ngành kinh tế thì ngành DV cũng được biến hóa và biến đổi theo.Để tiếp cận hơn với nền kinh tế, máy móc đang phát triển không ngừng thì ngày nay các DN cũng không ngừng tập trung sáng tạo ra những loại hình DV mới nhằm để thu hút KH nhiều hơn và đưa doanh thu và vị thế của DN lên vị trí cao hơn so với những đối thủ cạnh tranh. Ta có thể thấy và nhìn nhận được giữa hàng hóa và DV thì không có ranh giới và sự khác biệt rõ ràng của chúng. Có rất nhiều loại hình DV được kết hợp với một số yếu tố hữu hình, cũng giống như việc bạn sản xuất ra một món hàng thì song song với món hàng đó sẽ DV vận chuyển món hàng của bạn đến tay của KH. Bên cạnh đó, ta có thể DV như là một quá trình hoạt động mà ta không thể thấy được, hay còn gọi là vô hình. Và quá trình này hoạt động bao gồm các yếu tố không hiện hữu (sản phẩm phi vật chất). Nó giúp chúng ta giải quyết các mối quan hệ giữa DN với KH, đem lại những lợi ích cho KH và đem lại doanh thu cho DN. Marketing DV được xem như là một tính năng có thể tổ chức thành một quy trình hoặc là tạo ra rồi truyền đạt mang lợi ích cho KH và quản lí mỗi KH đem lại lợi ích cho DN hoặc tổ chức. 1.1.2 Đặc điểm của dịch vụ DV là một loại hàng hóa vô cùng đặc biệt, nó có những nét đặc trưng riêng. Chính vì thế mà nó khác với hàng hóa hữu hình. DV có bốn đặc tính cơ bản: tính vô hình, tính không tách rời, tính không đồng nhất và tính không dự trữ được.  Tính vô hình KH có thể cầm nắm, nhìn thấy kích thước và màu sắc của hàng hóa hữu hình. Và đánh giá, xem xét nó có phù hợp với nhu cầu hay không. Ngược lại, DV mang tính vô

hình, KH không thể nhận biết được bằng các giác quan trước khi mua. Tính vô hình ảnh hưởng đến KH, làm khó hình dung, khó thử và khó đánh giá được chất lượng của KH. Ví dụ: KH mua vé xem phim để được trải nghiệm một bộ phim và trải nghiệm bộ phim này mang tính vô hình, cách đánh giá về nó cũng mang tính chủ quan.  Tính không tách rời Tính không tách rời nó phản quá trình cung cấp DV và tiêu dùng DV sẽ xảy ra đồng thời. Vì thế mà người cung cấp DV và KH sẽ có mối quan hệ liên kết với nhau và cùng trải nghiệm DV tại một địa điểm cụ thể và thời gian phù hợp cho hai bên. Ví dụ: Bác sĩ không thể chữa bệnh nếu mà bệnh nhân vắng mặt, không có bưu điện thì KH sẽ không gửi thư và ngược lại...  Tính không đồng nhất DV không thể được cung cấp hàng loạt và sản xuất liên tục như hàng hóa. Vì thế mà nhà cung cấp khó kiểm tra được chất lượng DV theo một thể thống nhất. Bên cạnh đó sự cảm nhận của KH cũng khác nhau khi trải nghiệm DV và chịu tác động bởi kĩ năng, thái độ của người cung cấp KH. Ví dụ: Vào buổi sáng thì nhân viên có nụ cười rạng rỡ và tràn đầy năng lượng hơn, còn buổi tối thì họ sẽ trông mệt mỏi hơn...  Tính không dự trữ DV chỉ tồn tại trong một khoảng không gian và thời gian mà nó được cung cấp, không thể vận chuyển từ khu vực này đến khu vực khác. Đặc biệt, không thể dự trữ và bán dần. Và giá cước DV cũng sẽ bị ảnh hưởng theo mùa. Ví dụ: Xe buýt chở được tối đa 30 hành khách, nhưng chỉ bán được 25 vé thì còn dư 5 chỗ trống đó sẽ chịu lỗ, và xe sẽ khởi hành theo đúng giờ và không thể dự trữ 5 ghế đó cho chuyến sau và vào ngày tết, lễ thì giá vé xe cũng tăng. Không gian bên trong của SUKIYAPhân loại DV là công việc và giữ vị trí vai trò quan trọng, giúp cho những nhà quản trị vượt qua giới hạn đặc thù của ngành công nghiệp KH, đưa ra được những chiến lượt đúng đắn và hiệu quả tối ưu nhất. Một số phương pháp phân loại KH: phân loại theo nội dung các DV kinh doanh, phân loại theo mức độ vô hình, phân loại theo mức độ liên hệ với KH, phân loại theo các mảng KH. 1.2. Khái quát về marketing dịch vụ 1.2.1 Nhận thức về marketing dịch vụ

khoảng cách bốn (liên quan đến những phương tiện quảng cáo và thông tin, những hứa hẹn trong các chương trình quảng cáo, khuyến mãi có thể làm gia tăng kỳ vọng của KH), khoảng cách năm ( khi có sự khác biệt giữa chất lượng kỳ vọng bởi KH và chất lượng nhận được, chất lượng DV phụ thuộc vào khoảng thứ 5 này. Một khi KH cảm thấy không có sự khác biệt giữa chất lượng kỳ vọng và chất lượng cảm nhận được khi tiêu dùng một DV thì chất lượng của DV được xem là hoàn hảo. Mô hình SERVQUAL bao gồm năm khía cạnh về chất lượng KH( độ tin cậy, đảm bảo, tính hữu hình, sự cảm thông, sự đáp ứng); là một công cụ dùng để phân tích và cho phép nhà quản trị xác định một cách hệ thống các khoảng cách chất lượng DV ảnh hưởng đến chất lượng cung cấp; hỗ trợ xác định các yếu tố chất lượng DV liên quan dưới góc độ KH. 1.3.3 Nâng cao chất lượng dịch vụ Sau khi đã tiến hành đo lường và đánh giá chất lượng DV thì DN phát hiện ra được những điểm yếu của DV và phân tích nguyên nhân để tìm cách giải quyết. DN có thể sử dụng những giải pháp sau để giải quyết: khoảng cách một ( tìm hiểu về những gì mà KH đang chờ đợi), khoảng cách hai ( thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng DV phù hợp), khoảng cách ba (đảm bảo rằng việc thực hiện nhiệm vụ là đáp ứng các tiêu chuẩn), khoảng cách bốn (đảm bảo thực hiện đúng lời hứa với các KH), khoảng cách năm (thu hẹp khoảng cách nhận thức). CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢT VỀ DN SUKIYA 2.1 Tổng quan về doanh nghiệp SUKIYA 2.1.1 Nguồn gốc ra đời của SUKIYA Tập đoàn ZENSHO là tập đoàn hàng đầu Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chuỗi nhà hàng, hiện có mặt trên 8 quốc gia với hơn 4000 nhà hàng đang hoạt động. Công ty TNHH ZENSHO Việt Nam được thành lập với mục tiêu nhân rộng mô hình kinh doanh thực phẩm an toàn, chất lượng với giá phải chăng theo tiêu chuẩn Nhật.Tiền thân của SUKIYA là một cửa hàng bento xuất hiện vào năm 1982 và chuyên món cơm bò được mở tại Yokoyama. “Suki” có nghĩa là yêu thích còn “Ya” được hiểu là ngôi nhà và ghép lại thành “ngôi nhà được mọi người yêu thích”. Tên gọi tao nhã, dễ nhớ và cũng trở thành thương hiệu đình đám nhất hiện tại.

SUKIYA là một chuỗi nhà hàng thuộc quản lý của tập đoàn ZENSHO, được thành lập năm 1982, với 1 mục tiêu duy nhất, đó là: “Xóa bỏ vấn nạn đói, nghèo trên thế giới”. Chuỗi nhà hàng SUKIYA hiện đang có hơn 2000 cửa hàng trên 9 nước : Nhật, Trung Quốc, Brazil, Thái Lan, Malaysia, Mexico, Đài Loan, Indonesia và Việt Nam. SUKIYA Việt Nam là chuỗi cửa hàng của công ty TNHH ZENSHO Việt Nam, được ra mắt lần đầu tiên vào tháng 7/2016, phục vụ các món cơm bò hầm và mì ramen. Hiện công ty vẫn đang mở rộng qui mô chuỗi cửa hàng rộng lãnh thổ khắp Việt Nam cung cấp những bữa ăn an toàn, chất lượng, nhanh chóng với giá cả phải chăng. Hãy đồng hành cùng chúng tôi! Hình 2.1 Logo của SUKIYA Hình 2.2 Cảnh bên ngoài cửa quán ( Nguồn: fanpage SUKIYA, (2020)) 2.1.2 Nguồn nguyên liệu và sản phẩm đặc trưng của SUKIYA DN này chú trọng vào ba yếu tố “ An toàn - Chất lượng – Tốc độ”. SUKIYA sử dụng các nguyên liệu sạch được các chuyên gia Nhật Bản kiểm định kĩ lưỡng, họ có một đội ngũ kiểm định về chất lượng và nguồn gốc sản phẩm vô cùng khắt khe. Ngoài các nguyên liệu, gia vị chuyên biệt được nhập khẩu từ Nhật thì SUKIYA còn sử dụng các nguồn nguyên liệu từ các công ty cung cấp thực phấm uy tín. Vì thế các món ăn của SUKIYA có chất lượng đảm bảo. Sản phẩm chủ đạo của SUKIYA là cơm bò hầm (guydon) và mì ramen. Bên cạnh đó, để có thể đáp ứng và phục vụ đúng khẩu vị của người Việt, SUKIYA còn phát triển đưa ra thêm các món cà ri heo ( pork- curry), thịt heo chiên xù ( pork katsu), thịt gà chiên xù ( chicken katsu)...KH cũng có thể lựa chọn những set đồ ăn đa dạng với sự kết hợp của nhiều món ăn điển hình là tặng kèm súp miso( miso soup- là món canh rong biển dinh dưỡng của người Nhật), đảm bảo sự cân bằng về hương vị và đầy đủ dinh

sẽ là một lựa chọn hợp lí cho các nhân viên văn phòng và những người muốn tiết kiệm thời gian order. 2.2 Sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp SUKIYA Nhà hàng SUKIYA là một chuỗi cửa hàng thức ăn chuyên phục vụ nhanh. Nên nó có rất nhiều loại hình DV. Ngoài việc bán và phục vụ các món ăn tại quán thì SUKIYA còn kết hợp thêm những loại hình DVkhác nhằm tối đa việc thu lợi nhuận cho DN của mình. Đó là liên kết với các DVvận chuyển như là: Beamin, foody, grab,...và hỗ trợ việc đặc món cho KH sử dụng DVtại nhà thông qua các app: foody, grabfood, baemin...Bên cạnh đó để bổ sung cho DVcủa mình thêm đa dạng phong phú thì hàng tháng SUKUYA thường có các khuyến mãi, voucher giảm giá vào đầu tháng hay là giảm 30k khi thanh toán qua zalo pay hay là shoppe pay. Còn có DVthanh toán hóa đơn đỏ. DVtặng kèm thêm kem khi KH làm kháo sát về chất lượng DVvà độ hài lòng của KH về DV. SUKIYA còn cam kết về an toàn thực phẩm, chất lượng tuyệt vời và nếu sản phẩm không hài lòng thì SUKIYA sẽ đền bù thích đáng để không làm KH thấy thất vọng. SUKIYA đã tập trung vào cách phục vụ của nhân viên, rèn luyện cho họ và hướng dẫn cho họ làm sao để có thể phục vụ KH một cách nhanh nhất. Với câu chào thương hiệu “ XIN CHAO- Ì RÁ SA MA SE”. Và luôn nhanh nhẹn và tươi cười trước KH. Sẽ luôn nói” XIN CÁM ƠN – ARIGAOTOUSGOZAIMASE” mỗi khi khách thanh toán hóa đơn và ra về. CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CÁC HOẠT ĐỘNG MARKETING DVCHO DN SUKIYA 3.1 Phân tích môi trường vĩ mô 3.1.1 Tình hình kinh tế Trong tình hình dịch bệnh đang còn diễn biến phức tạp hiện nay. Hầu hết các DN điều phải đóng cửa và SUKIYA cũng không ngoại lệ, chính vì thế SUKIYA nói riêng và các DN khác nói chung đã và đang rất đau đầu trong việc tìm cách để trụ vững trong thời gian TP.HCM còn chỉ thị, chính vì thế một số chi nhánh của SUKIYA tại khu vực TP. HCM buộc phải đóng để DN tập trung ngân sách vào các chi nhánh có lượt khách cao hơn. Bên cạnh đó đại dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng nặng nề đối với thu nhập của người dân, khiến rất nhiều người thất nghiệp và điều đó cũng ảnh hưởng tăng trưởng của DN SUKIYA , vì dịch bệnh thì hầu hết người dân không thể đi làm được và hầu hết

họ sẽ tiết kiệm để trụ vững qua mùa dịch và trong khoảng thời gian này họ thường nấu ăn cho gia đình mình nhiều hơn là ăn bên ngoài, chính vì thế mức tăng trưởng của DN tại thời điểm này có thể rơi vào trạng thái âm. Nhưng trong những ngày gần đây TP.HCM đã đi vào hoạt động trở lại và doanh cũng đã được mở cửa, người dân bắt đầu trở lại với công việc thu thập của họ sẽ ổn định dần so với thời gian giãn cách, và nếu họ là KH thân thuộc, có sự yêu thích đối với nhà hàng thì chắc chắn họ sẽ tìm đến những món ăn của SUKIYA mang hương vị yêu thích mà rất lâu rồi họ chưa được hưởng thức, điều đó giúp cho sự tăng trưởng của nhà hàng dần dần được sống dậy như cách mà Sài Gòn dần sống dậy sau đại dịch. 3.1.2 Chính trị, pháp luật Chính phủ đã có nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ DN trong thời kỳ dịch bệnh hoành hành để giúp DN vượt qua giai đoạn khó khăn này như: giảm thuế, gia hạn thời gian đóng thuế, giảm tiền thuê đất ( nếu đất thuộc sự quản lý của Nhà nước ), và nhiều chính sách của Nhà nước đã tạo điều kiện cho việc phát triển mở rộng mạng lưới kinh doanh trong cả nước không còn bị hạn chế khu vực nữa. 3.1.3 Môi trường tự nhiên hầu hết các chi nhánh của SUKIYA phân bố rộng rãi tại khu vực Châu Á và đặc biệt tại Việt Nam SUKIYA tập trung phân bố nhiều nhất tại khu vực TP. HCM, là nơi có nhiều dân cư sinh sống và nhộn nhịp nhất. Và đặc biệt khí hậu tại đây cũng không quá khắc nghiệt, không có thiên tai về bảo lũ hay sống thần, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của DN. 3.1.4 Văn hóa, xã hội SUKIYA là chuỗi nhà hàng cơm bò hầm đến từ Nhật Bản. Nhắc đến Nhật Bản là ta nghĩ ngay đến các món như : sushi, sashimi …những sẽ thật sự thiếu sót nếu ta không nhắc đến món cơm đường phố “ quốc dân “ của đất nước mặt trời mọc này - cơm bò Gyudon. Hầu hết các món ăn Nhật Bản không chỉ tỉ mỉ mà còn có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và người Nhật còn có thói quen cho ít gia vị vào mỗi món ăn giúp cho món ăn không bị mất đi mùi vị nguyên bản vốn có, như cơm bò Gyudon là món cơm gồm có thịt bò, hành tây, nước tương shoyu ngọt và cơm trắng, tuy đơn giản nhưng kết hợp tất cả nguyên liệu lại, lại mang đến một món ăn vô cùng ngon miệng và đặc biệt người Việt cũng yêu thích món ăn này của Nhật. Chính vì cùng nằm ở khu vực

Nhà cung ứng được định nghĩa đơn giản là một bên (có thể là một tổ chức hay cá nhân) cung cấp hàng hóa hoặc DV cho công ty và các đối thủ cạnh tranh các nguồn lực cần thiết để sản xuất ra các sản phẩm hay DV nhất định. Trong thị trường thương mại hiện đại, có rất nhiều nhà cung ứng tham gia vào chuỗi cung ứng. Nhà cung cấp là một công cụ phân tích quan trọng đối với nhà hàng. Sự thành công của các nhà hàng phụ thuộc vào chất lượng thực phẩm mà họ cung cấp. Chi phí nguyên liệu, vật tư và thiết bị có thể khác nhau giữa các nhà cung cấp. Nhà cung cấp cung cấp một danh sách dài các thành phần và thiết bị cần thiết trong nhà bếp, chẳng hạn như thịt, rau, nước sốt, gia vị và đồ uống. Họ cũng bán tất cả các loại dụng cụ nấu ăn và đồ dùng nhà bếp cần thiết để nấu ăn hoặc phục vụ thức ăn. Quy mô của ngành DV ăn uống ngày nay được toàn cầu hóa, với sự cạnh tranh gay gắt về thị phần. Ở đó có rất nhiều nhà cung cấp, sẵn sàng cung cấp hàng hóa và DV cho các nhà hàng, quán ăn từ lớn đến nhỏ. Quá trình phát triển nhà hàng bắt đầu với việc phân tích cẩn thận tất cả các nhà cung cấp có thể có để bạn có thể chọn những nhà cung cấp nào có thể gia tăng giá trị cho DN của bạn. Sự phát triển và biến động của các nhà cung cấp luôn ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm và các quyết định marketing của công ty ở những mức độ khác nhau. Những tác động này cũng có thể là điều kiện thuận lợi hoặc không thuận lợi để SUKIYA thực hiện chiến lược của mình. Thành phần nguyên liệu của SUKIYA rất đa dạng, vì món chủ đạo ở đây là cơm bò (Gyudon) nên về cơ bản gồm có: thịt bò và hành tây, nước sốt shoyu ngọt, và cơm trắng. Tùy thuộc vào từng cửa hàng mà các thành phần nguyên liệu sử dụng cũng khác nhau và sẽ có sự thay đổi, phần topping với các nguyên liệu khác nhau và có thể thưởng thức nhiều vị. Bên cạnh đó nhà hàng còn cung cấp các món như cơm cà ri, cơm hải sản hoặc cơm phần (cơm natto, cơm cá hồi,…) có những nguyên liệu như: gà, hải sản, natto, cá hồi, cơm trắng, nước sốt, các loại rau củ quả, gia vị,… Nguồn nguyên liệu được công ty nhập từ đơn vị uy tín và tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Mọi thứ điều được bảo quản đúng quy trình và các nhà hàng SUKIYA không được tự ý mua hoặc sử dụng những nguyên liệu khác. SUKIYA đặc biệt chú trọng đến ba yếu tố “An toàn – Chất lượng – Tốc độ”. Vì vậy, SUKIYA luôn sử dụng các thành phần, nguyên liệu sạch đã được kiểm định kỹ lưỡng bởi các chuyên gia Nhật Bản (với một đội ngũ kiểm tra chất lượng và nguồn gốc sản phẩm cực kỳ

nghiêm ngặt, khắt khe). Ngoài các nguyên liệu, gia vị chuyên biệt được nhập khẩu từ Nhật thì SUKIYA sử dụng một phần nguyên liệu từ các công ty cung cấp thực phẩm uy tín. Do đó, các món ăn của SUKIYA có chất lượng đảm bảo, thực khách sẽ bị ấn tượng bởi hương vị đơn giản nhưng đậm đà của các món ăn. 3.2.3 Các trung gian Marketing SUKIYA cũng có sự hỗ trợ-điều phối-cung ứng của các trung gian marketing trong các hoạt động kinh doanh của mình tại Việt Nam. Các trung gian này bao gồm các nhà môi giới thương mại, các công ty hậu cần và vận tải, các cơ quan hỗ trợ DVtiếp thị và các trung gian tài chính. SUKIYA có 3 kênh tiếp thị chính: nhà hàng trung gian, nhà hàng đại lý và nhà hàng tổng hợp. Các kênh tiếp thị SUKIYA: Các nhà hàng trung gian tương tự như bên nhận quyền được ủy quyền hoạt động dưới danh nghĩa SUKIYA để đổi lấy tiền bản quyền và phí quảng cáo. Các nhà hàng đại lý thuộc sở hữu của một người trung gian bán công việc kinh doanh của họ cho một người trung gian khác, nhưng họ vẫn giữ quyền sử dụng tên SUKIYA. Chi nhánh nhà hàng tổng hợp thuộc sở hữu của các công ty khác và hoàn toàn không liên quan đến SUKIYA. 3.2.4 Khách hàng KH có thể ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. Nói như vậy có thể thấy KH quan trọng như thế nào với bất kì ngành nào, ngành ẩm thực cũng không phải là một ngoại lệ. SUKIYA là một nhà hàng Nhật Bản với đối tượng KH chủ yếu là giới trẻ ở độ tuổi từ là 18-30 tuổi. Vì thế mà SUKIYA chú trọng đến đối tượng sinh viên và nhân viên văn phòng,…để gây được thiện cảm, thích thú với các đối tượng này SUKIYA đã bố trí phong cách nhà hàng thật tỉ mỉ với nhiều góc sống ảo để các bạn trẻ có thể vừa thưởng thức các món ăn ngon tại cửa hàng vừa check in sống ảo. Ngoài ra, tại SUKIYA, mỗi món ăn và mỗi kích cỡ đều được ghi rõ hàm lượng calo bên cạnh, để thực khách có thể dễ dàng kiểm soát khẩu phần ăn của mình. Cái tên "SUKIYA" mang ý nghĩa là "ngôi nhà yêu thích" - thể hiện mong muốn của nhà hàng là mang đến cho thực khách một không gian ăn uống thoải mái và thân thiện. Đội ngũ nhân viên nhanh nhẹn, nhiệt tình sẽ chăm sóc thực khách như “người