Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Đề luyện tập môn Ngữ Văn, Summaries of English Literature

Đề ôn tập Ngữ Văn thi trung học phổ thông qgia 2025

Typology: Summaries

2023/2024

Uploaded on 11/30/2024

phuong-ha-thai
phuong-ha-thai 🇻🇳

2 documents

1 / 11

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
Nhận bộ 40 đề lh zalo: 0775.640.537 (Hoang Nhung Thao)
Còn nhiều tài liệu về chuyên đề nlvh (đbiet là so sánh), nlxh, đọc hiểu, ib để nhn
ĐỀ PHÁT TRIỂN MINH HỌA SỐ: 43
I. ĐỌC HIỂU (4 điểm)
Đọc đoạn trích:
(Tng đội TNXP 245 – Hà Bắc)
Em gái xung phong hát câu quan họ
Điệu gì em?
Mà anh thấy quê nhà?
Thấy con sông Cầu nước xanh ngăn ngắt
Thấy mây tím mây hồng trên sắc biếc trời ta
Bao tuyến đường anh đã đi qua
Gặp Hà Bắc bỗng thấy lòng dịu lại
Khúc quan họ vấn vít lòng anh mãi
Và mỗi cung đường ngân một nốt đàn quen...
Em là con gái Cầu Lim
Yêu câu quan họ, anh tìm tới nơi
Tìm em, em đã đi rồi...
Em đi đến những con đường mới mở
Câu dân ca em gửi quê một nửa
Một nửa em mang tới những tuyến đường
Dẫu xa quê mà vẫn quê hương
Vẫn ngọt ngào ging hoa-thơm-ớm-ợn”
Vẫn “Cây trúc xinh” bên đường thơ mộng
Và khúc “trng - cơm” rung nhịp bồn chồn...
Anh có tìm em hãy đến những con đường
Đất rộp lên, bàn chân đi chói gót
Bom Mỹ dội tim đường nhức buốt
Gương mặt đường hoăm hoẳm hố bom sâu
Anh đến hội Lim chẳng gặp em đâu
Khi bom bị găm vào từng điệu hát
Khi “Kẻ-Bắc-người-Nam” khúc ca chia cắt
Anh có tìm em hãy đến những con đường...
Đường chúng em mang một dáng riêng
Cũng uốn lượn như những làn quan họ
Giai điệu lẫn sau từng viên đá nhỏ
Xe anh qua, đường sẽ hát lên lời
(Trích “Nhng tuyến đưng quan họ”, Bùi Công Minh, thivien.net/Bùi – Công – Minh /Những -
tuyến đưng quan – họ/poem)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Chỉ ra dấu hiệu để xác định thể thơ của đoạn trích.
Câu 2. Chỉ ra những hình ảnh mà anh thấy khi em hát câu quan họ.
Câu 3. Trình bày hiệu quả của việc sử dụng hình thức lời tâm sự của anh với em
trong đoạn trích.
Câu 4. Nêu sự vận động cảm xúc của nhân vật trữ tình anh trong đoạn trích.
Câu 5. Từ nội dung của đoạn trích, anh/chị hãy bày tỏ suy nghĩ của bản thân về
tình yêu trong thời chiến (trình bày khoảng 5-7 dòng).
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa

Partial preview of the text

Download Đề luyện tập môn Ngữ Văn and more Summaries English Literature in PDF only on Docsity!

ĐỀ PHÁT TRIỂN MINH HỌA SỐ: 43 I. ĐỌC HIỂU (4 điểm) Đọc đoạn trích: (Tặng đội TNXP 245 – Hà Bắc) Em gái xung phong hát câu quan họ Điệu gì em? Mà anh thấy quê nhà? Thấy con sông Cầu nước xanh ngăn ngắt Thấy mây tím mây hồng trên sắc biếc trời ta Bao tuyến đường anh đã đi qua Gặp Hà Bắc bỗng thấy lòng dịu lại Khúc quan họ vấn vít lòng anh mãi Và mỗi cung đường ngân một nốt đàn quen... Em là con gái Cầu Lim Yêu câu quan họ, anh tìm tới nơi Tìm em, em đã đi rồi... Em đi đến những con đường mới mở Câu dân ca em gửi quê một nửa Một nửa em mang tới những tuyến đường Dẫu xa quê mà vẫn quê hương Vẫn ngọt ngào giọng “hoa-thơm-bướm-lượn” Vẫn “Cây trúc xinh” bên đường thơ mộng Và khúc “trống - cơm” rung nhịp bồn chồn... Anh có tìm em hãy đến những con đường Đất rộp lên, bàn chân đi chói gót Bom Mỹ dội tim đường nhức buốt Gương mặt đường hoăm hoẳm hố bom sâu Anh đến hội Lim chẳng gặp em đâu Khi bom bị găm vào từng điệu hát Khi “Kẻ-Bắc-người-Nam” khúc ca chia cắt Anh có tìm em hãy đến những con đường... Đường chúng em mang một dáng riêng Cũng uốn lượn như những làn quan họ Giai điệu lẫn sau từng viên đá nhỏ Xe anh qua, đường sẽ hát lên lời (Trích “Những tuyến đường quan họ”, Bùi Công Minh, thivien.net/Bùi – Công – Minh /Những - tuyến – đường – quan – họ/poem) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Chỉ ra dấu hiệu để xác định thể thơ của đoạn trích. Câu 2. Chỉ ra những hình ảnh mà anh thấy khi em hát câu quan họ. Câu 3. Trình bày hiệu quả của việc sử dụng hình thức lời tâm sự của anh với em trong đoạn trích. Câu 4. Nêu sự vận động cảm xúc của nhân vật trữ tình anh trong đoạn trích. Câu 5. Từ nội dung của đoạn trích, anh/chị hãy bày tỏ suy nghĩ của bản thân về tình yêu trong thời chiến (trình bày khoảng 5-7 dòng).

II. VIẾT (6 điểm) Câu 1 ( 2 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích ý nghĩa của hình ảnh câu quan họ qua cảm nhận của nhân vật trữ tình anh trong đoạn trích ở phần đọc hiểu. Câu 2 (4 điểm) “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc...Văn hóa còn thì dân tộc còn..nếu mất văn hóa là mất dân tộc” (Cố Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng). Từ góc nhìn của người trẻ, anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (600 chữ) về chủ đề: Trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc. Đáp án tham khảo I. ĐỌC HIỂU Câu Nội dung Điểm 1 - Đoạn trích được viết theo thể thơ: Tự do

  • Dấu hiệu: Số chữ trong câu, số câu trong một khổ, cách gieo vần, bằng trắc không theo quy tắc.

2 “ Anh” thấy quê nhà, thấy con sông Cầu, thấy mây tím mây hồng. 0. 3 - Tạo giọng điệu tâm tình, thiết tha, sâu lắng. Việc xây dựng hình thức tâm sự giữa anh và em tạo nên nhịp da diết, êm ái, lặng đọng như dòng chảy của câu hát quan họ.

  • Thể hiện tình cảm chân thành và nỗi niềm sâu lắng của “ anh ” của người lính dành cho cô gái – người đại diện cho tuổi trẻ quê hương, lòng yêu nước và sự dũng cảm của thế hệ thanh niên xung phong. Hình thức lời tâm sự này giúp anh bộc lộ cảm xúc chất chứa của mình, từ nỗi nhớ đến niềm tự hào khi cô gái “đã đi rồi... đi đến những con đường mới mở.”

sinh cao cả của thế hệ trẻ, mang khát vọng hòa bình và hạnh phúc cho quê hương thân yêu. 5 - Tình yêu trong thời chiến mang một vẻ đẹp đặc biệt, là sự hòa quyện giữa tình yêu đôi lứa và tình yêu đất nước. Giữa khói lửa và chia ly, tình yêu không còn là niềm riêng tư mà trở thành động lực tinh thần giúp con người kiên cường, dũng cảm. Người yêu không chỉ là đối tượng của tình cảm mà còn là biểu tượng của quê hương, khiến mỗi người lính hay người dân thêm quyết tâm bảo vệ đất nước. Tình yêu ấy không hề yếu mềm, mà mạnh mẽ như lửa, thắp sáng lòng can đảm, biến niềm nhớ thương thành sức mạnh để vượt qua thử thách.

  • Tình yêu trong thời chiến còn là thử thách lớn lao về lòng kiên nhẫn và sự chung thủy, khi những đôi lứa phải chấp nhận xa cách, chờ đợi trong nỗi nhớ nhung khắc khoải. Sự cách biệt vì chiến tranh khiến họ phải mạnh mẽ, sẵn sàng chịu đựng cô đơn để giữ trọn niềm tin vào tình yêu của mình. Tình yêu trong thời chiến không chỉ là cảm xúc nhất thời mà là sự quyết tâm gìn giữ, dù thời gian có thử thách lòng người. Chính qua thử thách ấy, tình yêu càng trở nên thiêng liêng, bền bỉ, trở thành biểu tượng của lòng chung thủy và ý chí không khuất phục trước khó khăn

II. VIẾT

**Câu 1:

  • Mở đoạn:** Hình ảnh “câu quan họ” vang lên trong đoạn thơ như một điệu nhạc dịu dàng mà sâu lắng, mang theo hồn quê Bắc Ninh với những nét đẹp vừa gần gũi vừa thiêng

liêng. Câu hát ấy không chỉ gợi nhớ về những giọng hò đằm thắm, những cánh đồng lúa xanh mát hay dòng sông Cầu xanh ngăn ngắt, mà còn là nhịp đập của tâm hồn, là sợi dây nối dài tình yêu, ký ức và lòng tự hào của bao thế hệ. *** Thân đoạn:**

- Câu quan họ qua cảm nhận của nhân vật “ anh ” là biểu tượng của quê hương Bắc Ninh mộc mạc, thân thương, là hơi thở, là linh hồn của nơi chôn rau cắt rốn. Khi “em gái xung phong hát câu quan họ” , anh cảm nhận được tất cả những điều đẹp đẽ và ấm áp của quê hương: “Thấy con sông Cầu nước xanh ngăn ngắt / Thấy mây tím mây hồng trên sắc biếc trời ta.” Câu hát ngọt ngào ấy làm sống dậy trong lòng anh hình ảnh sông Cầu êm đềm, trời xanh ngắt, mây sắc tím hồng

  • một Bắc Ninh dịu dàng, đầy chất thơ, phảng phất nét tình tự chân quê.
  • Nhưng câu quan họ trong cảm nhận của anh không chỉ đơn thuần là nét đẹp của quê nhà mà còn là tiếng lòng, là nỗi niềm nhung nhớ hòa cùng sự trân trọng của anh dành cho người con gái quan họ. Với anh, câu hát ấy là nơi gửi gắm tâm hồn, là lời chào, là nỗi nhớ quê hương trong mỗi chuyến đi xa. Khi “khúc quan họ vấn vít lòng anh mãi” nó trở thành nốt nhạc quen thuộc, gợi lại những cung bậc cảm xúc yêu thương, gần gũi, thân thiết. Ở đây, câu quan họ không chỉ là âm thanh mà còn là dòng chảy của tình cảm và ký ức, “mỗi cung đường ngân một nốt đàn quen” ngân vang mãi trong trái tim người xa xứ, như một sợi dây níu giữ tâm hồn anh về với nơi chốn bình yên, ấm áp. - Câu quan họ còn đại diện cho tình yêu quê hương , đất nước trong những năm tháng ác liệt. Khi “ em ” mang câu quan họ “đến những con đường mới mở” câu hát dân gian ấy dường như được “em” gửi đi như một niềm tự hào, một món quà từ quê hương Bắc Ninh đến những vùng đất mới, nơi bom đạn chiến tranh đã và đang tàn phá. Câu hát không còn chỉ là của riêng hai người, mà trở thành lời động viên, sức mạnh tinh thần cho những người trẻ, những người lính chiến đấu ngoài tiền tuyến. Câu quan họ “ngọt ngào giọng 'hoa-thơm-bướm-lượn” “khúc

triển hồn thiêng sông núi. Trách nhiệm bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc không chỉ là lời hứa với quá khứ, mà còn là nhiệm vụ thiêng liêng với tương lai. Làm thế nào để những giá trị ấy mãi trường tồn, để lớp lớp mai sau vẫn cảm nhận được hơi thở văn hóa của một Việt Nam đầy tự hào? **b. Thân bài:

  • Giải thích:**
  • Truyền thống văn hóa là những giá trị, tư tưởng, lối sống, tập quán và phong tục tập quán được hình thành, hun đúc và lưu truyền từ đời này sang đời khác, góp phần tạo nên bản sắc riêng của một cộng đồng, dân tộc. Những giá trị này không chỉ phản ánh lịch sử, trí tuệ, mà còn thể hiện tâm hồn, tính cách của một dân tộc, làm nên sự độc đáo và khác biệt của mỗi nền văn hóa
  • Truyền thống văn hóa bao gồm các yếu tố như lễ hội, tôn giáo, ngôn ngữ, ẩm thực, nghệ thuật dân gian (như ca dao, tục ngữ, hát ru, múa rối), phong tục trong cưới hỏi, lễ nghi trong sinh hoạt và ứng xử hàng ngày,.. => Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa là việc chúng ta bảo tồn, gìn giữ đồng thời làm cho những nét đẹp văn hóa thêm phong phú, phát triển, phù hợp hơn với đời đại mới. *** Trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc:**
  • Thế hệ trẻ cần nhận thức sâu sắc về ý nghĩa của nét đẹp văn hóa dân tộc. Mỗi bạn trẻ cần hiểu rằng: Truyền thống văn hóa dân tộc là linh hồn của đất nước, là niềm tự hào in đậm trong từng bước đi của mỗi người con Việt. Đó là dòng chảy thời gian mang theo biết bao ký ức, giá trị và phẩm chất cao quý của cha ông, nuôi dưỡng tâm hồn và bản lĩnh con người qua bao thế hệ. Văn hóa dân tộc gắn kết mỗi cá nhân vào cộng đồng, làm cho ta không bao giờ cô đơn giữa dòng đời bởi đằng sau là cả một bề dày lịch sử và truyền thống. Trong khó khăn hay thử thách, văn hóa truyền thống là sức mạnh tinh thần giúp ta đứng vững, là ánh sáng chỉ đường,

là lời nhắc nhở về cội nguồn thiêng liêng. Mỗi câu hát, điệu múa, mỗi phong tục đều chứa đựng tình yêu thương, sự đoàn kết, và lòng tự hào về dân tộc. Truyền thống văn hóa không chỉ là di sản mà còn là động lực sống, là niềm tin mãnh liệt rằng, trong mỗi người Việt luôn có một phần của hồn nước, của quê hương yêu dấu. Việc Nhận thức sâu sắc về giá trị văn hóa dân tộc sẽ giúp họ ý thức trong việc tự nguyện giữ gìn và lan tỏa những giá trị ấy.

  • Học hỏi, trân trọng và gìn giữ những giá trị truyền thống. Văn hóa là kho báu quý giá của cả một dân tộc, kết tinh từ bao đời, không chỉ chứa đựng trí tuệ mà còn là minh chứng sống động của một lịch sử kiên cường, đoàn kết. Trách nhiệm của người trẻ không chỉ dừng lại ở việc nhận thức, chiêm ngưỡng mà còn phải chủ động học hỏi, tìm hiểu sâu về những phong tục, lễ nghi, nghệ thuật dân gian, từ những câu hò, điệu hát đến các lễ hội truyền thống. Đây là cách họ lưu giữ từng mảnh ghép văn hóa một cách chân thật và cảm động nhất, để khi đối diện với những giá trị ấy, họ không chỉ thấy văn hóa mà còn thấy bóng hình của những thế hệ ông cha đã dành cả đời để bảo vệ và duy trì.
  • Sáng tạo và làm mới văn hóa trên nền tảng truyền thống. Văn hóa không nên chỉ là kí ức, mà phải là nguồn cảm hứng sống động cho hiện tại và tương lai. Người trẻ có trách nhiệm sáng tạo, làm mới văn hóa, không làm mất đi cái gốc mà phải thổi vào đó hơi thở hiện đại, mở ra không gian để văn hóa truyền thống hòa mình với cuộc sống mới. Từ những bộ phim, điệu nhảy cho đến các thiết kế thời trang, họ đều có thể sáng tạo nên những sản phẩm mang màu sắc của dân tộc nhưng lại đầy sức sống và sự cuốn hút với thế hệ hôm nay. Đó chính là cách văn hóa trở thành nguồn cảm hứng, đồng hành cùng mỗi người trẻ trong hành trình khẳng định bản thân.
  • Lan tỏa tinh hoa văn hóa Việt Nam ra thế giới. Thế hệ trẻ hôm nay không chỉ sống cho riêng mình mà còn đóng vai trò như những “sứ giả văn hóa” đưa tinh hoa Việt Nam ra khắp năm châu. Mỗi lần họ giới thiệu những đặc trưng của văn hóa
  • Một trong những biểu hiện đẹp đẽ của sự phát triển văn hóa dân tộc là sự cách tân áo dài do các nhà thiết kế trẻ mang lại. Áo dài, vốn là biểu tượng truyền thống của Việt Nam, qua bàn tay tài hoa và tinh tế của họ đã khoác lên mình một diện mạo mới mẻ nhưng vẫn giữ được linh hồn cổ truyền. Sự sáng tạo này không làm phai nhòa bản sắc mà, ngược lại, còn thổi vào chiếc áo dài một sức sống mãnh liệt, giúp nó hòa hợp và toả sáng trong dòng chảy văn hóa đa dạng. Chính nhờ lòng nhiệt huyết và đam mê của các nhà thiết kế trẻ, áo dài Việt Nam đang ngày càng tiến gần hơn đến với thế giới, góp phần khẳng định niềm tự hào văn hóa dân tộc trong lòng mỗi người dân.
  • Bộ phim Song Lang của đạo diễn Leon Lê là một ví dụ điển hình cho việc làm mới văn hóa truyền thống qua điện ảnh. Bộ phim đã tái hiện nghệ thuật cải lương
  • một di sản văn hóa Nam Bộ, đồng thời kể câu chuyện về đời sống và tâm tư của những người nghệ sĩ cải lương với góc nhìn hiện đại, gần gũi. Bộ phim không chỉ thành công về mặt nghệ thuật mà còn gợi lại niềm tự hào về bộ môn nghệ thuật truyền thống trong lòng giới trẻ. *** Phản đề, mở rộng vấn đề:**
  • Cuộc sống ngày càng tiên tiến, hiện đại, một số bạn trẻ dần quên đi, thờ ơ thậm chí là xem thường bản sắc văn hóa dân tộc, sính ngoại, “vài người thường ăn hải sản , rồi lại chê bai mùi cá ao” ( Đen Vâu) => Cần lên án mạnh mẽ.
  • Bản sắc dân tộc không phải là bất biến: Bản sắc dân tộc thay đổi theo thời gian và không gian. Nếu chỉ chăm chăm vào việc bảo tồn bản sắc trong một khuôn khổ cũ, xã hội có thể tự hạn chế sự phát triển của chính mình. Việc giữ lại những giá trị cũ kỹ, lỗi thời có thể gây ra sự lạc hậu và không đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới. => Cần gắn liền việc gìn giữ và phát triển, hội nhập. *** Rút ra bài học và liên hệ bản thân:
  • Kết bài:**

Trong guồng quay hối hả của hiện đại, trách nhiệm giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống của thế hệ trẻ không chỉ dừng lại ở lời nói mà cần được thực hiện bằng hành động cụ thể và ý thức sâu sắc. Tương lai của dân tộc không nằm ngoài tay họ, và cùng với đó là hồn cốt, là bản sắc mà tổ tiên đã dày công xây dựng và truyền lại. Để rồi một mai, khi quay lại nhìn về quá khứ, thế hệ trẻ ngày nay có thể tự hào rằng họ đã góp phần làm cho ngọn lửa văn hóa dân tộc tiếp tục cháy sáng, soi rọi những bước chân vững chãi của quê hương. Hãy giữ gìn và phát huy truyền thống không chỉ vì trách nhiệm, mà còn bởi lòng biết ơn, tình yêu sâu sắc với văn hóa - thứ tài sản vô giá và vĩnh cửu của dân tộc. Thông tin tài liệu Hiện e đã soạn xong chuyên đề ôn thi THPT từ năm 2025 ( 100% file word) gồm: 脥� Bộ đề ôn thi THPT ( cam kết hơn 40 đề cho đến ngày 30/10) có lời giải cực chi tiết. 脥�Chuyên đề nghị luận văn học: Cách làm dạng bài nghị luận văn học cho từng dạng đề về truyện, thơ, kí, kịch, mẫu mở bài, kết bài nâng cao cho từng dạng đề, có ví dụ cụ thể. 脥�Chuyên đề nghị luận xã hội: Cách làm nlxh cho từng dạng đề, mẫu mở, kết bài nâng cao, có ví dụ cụ thể. 脥� Chuyên đề đọc hiểu: Kiến thức và mẹo làm bài đọc hiểu. Điểm khác biệt lớn nhất giữa tài liệu e soạn so với các tài liệu tràn lan khác là tài liệu em soạn theo dạng chuyên sâu nên cực kì chi tiết, không phải gạch đầu dòng qua loa ạ. Đây là tâm huyết của em cùng cả nhóm nên e xin phép được tính phí 120k ạ. 껠껡Khi mua tài liệu chuyên đề ôn thi THPT thầy cô còn được tặng rất nhiều tài liệu về môn văn đặc biệt là phần lí luận văn học. Bản đọc thử: https://drive.google.com/drive/folders/1naU43z60HMXxZroB54z941pwH32wMZP Muốn mua tài liệu ôn thi THPT chuyên sâu liên hệ zalo: 0775.640.537 (Hoang Nhung Thao)