











Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
scmakcmkanfcn csanoddxp nckasdjasm
Typology: Essays (university)
1 / 19
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Xuân Nghi MSSV: 2221001689 Mã lớp học phần: 2421702074411 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Võ Thị Kim Ngân Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 6 năm 2024
Để có thể hoàn thành được bài tiểu luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Cô Võ Thị Kim Ngân và các thầy cô ở Khoa Marketing – Trường Đại học Tài Chính – Marketing đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian bắt đầu cho đến tận ngày hôm nay. Nếu không có những lời chỉ dạy, những lời hướng dẫn của cô thì bài tiểu luận này của em sẽ rất khó có thể hoàn thiện được. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô. Thế nhưng, đề tài được thực hiện trong thời gian ngắn, ít tiếp xúc với môi trường doanh nghiệp, kinh nghiệm thực tế cũng như kiến thức của em còn nhiều hạn chế, vì vậy không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình làm bài. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của cô để em có thể hoàn thiện tốt hơn trong những học phần sau. Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị đi trước, những người bạn bè đã cùng đồng hành cùng em trên chặng đường học tập, tích lũy kinh nghiệm để có thể hoàn thiện bài tiểu luận này. Lời sau cùng, em xin kính chúc Cô sức khỏe, niềm tin, vững bước dìu dắt những thế hệ sinh viên ngày càng trưởng thành hơn. Chúc Cô có một năm 2024 thật như ý. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Trần Thị Xuân Nghi
Chương 1: Tóm tắt Luật số 16/2012/QH13 của Quốc hội: LUẬT QUẢNG CÁO CHƯƠNG I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG A. Phạm vi điều chỉnh (Điều 1) Luật này quy định về hoạt động quảng cáo; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia gia hoạt động quảng cáo; quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo. B. Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động quảng cáo (Điều 3) Luật Quảng cáo bảo vệ quyền lợi của tổ chức và cá nhân trong hoạt động quảng cáo. Luật này tạo điều kiện cho các loại hình quảng cáo phát triển, nâng cao chất lượng, khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ và đầu tư hiệu quả. Luật cũng tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động quảng cáo, ưu tiên đào tạo cán bộ quản lý nhà nước về lĩnh vực này. C. Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo (Điều 7) Luật pháp Việt Nam cấm kinh doanh các mặt hàng sau: Thuốc lá Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên, sữa thay thế sữa mẹ cho trẻ dưới 24 tháng, dinh dưỡng bổ sung cho trẻ dưới 6 tháng, bình bú, vú ngậm nhân tạo, thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn nhưng hạn chế sử dụng hoặc phải có giám sát của thầy thuốc, sản phẩm kích dục, súng săn, đạn súng săn, vũ khí thể thao, sản phẩm kích động bạo lực, các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo do Chính phủ quy định D. Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo (Điều 8) Luật quảng cáo cấm quảng cáo những sản phẩm, dịch vụ vi phạm pháp luật, trái đạo đức, ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng, hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Cụ thể, các hành vi quảng cáo bị cấm bao gồm: Quảng cáo sản phẩm, dịch vụ bất hợp pháp hoặc vi phạm quy định của pháp luật, quảng cáo sai sự thật, gây nhầm lẫn về sản phẩm, dịch vụ, thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống văn hóa, đạo đức, nội dung xúc phạm; gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của tổ chức, cá nhân,bằng phương thức so sánh trực tiếp, sử dụng từ ngữ “nhất”, “duy nhất” không có căn cứ; tạo cho trẻ em có suy nghĩ, hành động trái đạo đức, ảnh hưởng đến sức khỏe; ép buộc cơ quan, tổ chức thực hiện quảng cáo trái ý muốn; treo, đặt, dán quảng cáo trái phép trên cột điện, trụ điện, cây xanh. E. Xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo (Điều 11) Tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; Cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo phải chịu trách nhiệm về quyết định xử lý của mình; trường hợp quyết định sai, gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; Chính phủ
vụ và hoạt động của mình tại Việt Nam phải thuê người kinh doanh dịch vụ quảng cáo của Việt Nam thực hiện. B. Hợp tác, đầu tư với nước ngoài trong hoạt động quảng cáo (Điều 40) Tổ chức, cá nhân nước ngoài được hợp tác, đầu tư với người kinh doanh dịch vụ quảng cáo của Việt Nam theo hình thức liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh. Việc hợp tác, đầu tư nước ngoài trong hoạt động quảng cáo phải tuân theo các quy định pháp luật về đầu tư. Chương 2: Tổng quan về Công ty TNHH SX&TM Đại Việt Hương (VIETCOS ) 2.1. Lịch sử thành lập Bột giặt ABA là một sản phẩm của Công ty TNHH SX&TM Đại Việt Hương (VIETCOS), có tiền thân là Viet Huong Cosmetic được sáng lập bởi một nhóm kỹ sư hoá và bác sỹ y khoa công tác tại Đại học Cần Thơ cách đây hơn 15 năm với những thương hiệu nổi tiếng đã đi sâu vào lòng người tiêu dùng Việt. Tên quốc tế: DAI VIET HUONG JOINT STOCK COMPANY. Thành lập: 2003 Người đại diện: Ngô Trung Quân Năm 2007, công ty đã đầu tư 5 triệu USD để xây dựng một nhà máy mới sản xuất hóa mỹ phẩm tại Vĩnh Long, với công suất ước tính từ 6.000-14.000 tấn mỗi năm. Nhà máy, với các dây chuyền sản xuất hiện đại đạt tiêu chuẩn cGMP (Good Manufacturing Practices for cosmetics), chuyên sản xuất các sản phẩm chăm sóc cơ thể (như dầu gội, sữa tắm, kem dưỡng da) và chăm sóc gia đình. Nhà máy bắt đầu hoạt động vào năm 2009 và đã tạo ra 500 việc làm mới cho người lao động. 2.2. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi Tầm nhìn: “Trở thành thương hiệu bột giặt được tin dùng số một ở Việt Nam”. Sứ mệnh: “Cung cấp sản phẩm có giá trị tiêu dùng cao cho người tiêu dùng”. Giá trị cốt lõi: “Mang đến một sản phẩm có giả cả hợp lý - chất lượng tốt nhất cho người tiêu dùng”. 2.3. Lĩnh vực kinh doanh Cho đến hiện tại, công ty TNHH SX&TM Đại Việt Hương (VIETCOS) đã có uy tín hơn 15 năm trên thị trường, cung cấp đa dạng sản phẩm trong lĩnh vực mỹ phẩm – hóa mỹ phẫm: Hóa mỹ phẩm: Sữa tắm, kem đánh răng, nước giặt, dầu gội,.. Mỹ phẩm: Kem dưỡng da, kem trị mụn,.. 2.4. Thành tích: Top 10 thương hiệu Hàng đầu Việt Nam Top 10 sản phẩm dịch vụ Việt Nam được tin dùng Thương hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao 6 năm liên tiếp.
2.5. Nguyên tắc kinh doanh: Phát triển bền vững : Văn hóa công ty là hướng đến sự phát triển bền vững. Nhận được sự ủng hộ của khách hàng: Luôn cung cấp những sản phẩm tốt và có giá trị sử dụng cao. Trung thực và đáng tin cậy : Luôn trung thực trong mọi hoạt động của mình hướng đến sự tin cậy của cộng đồng. Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân với cộng đồng xã hội. Được đối tác tôn trọng : Luôn tuân thủ các nguyên tắc kinh doanh Được đối thủ cạnh tranh tôn trọng : Luôn cạnh tranh lành mạnh và đúng luật Cải tiến không ngừng nghỉ: Không ngừng nghiên cứu phát triển và ứng dụng những phát minh khoa học mới nhất vào trong các sản phẩm của chúng tôi. 2.6. Nguyên tắc đạo đức Nhà máy sản xuất được trang bị hệ thống xử lý chất thải hiện đại. Không sử dụng lao động trẻ em. Không sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc động vật. Sử dụng các nguyên liệu thân thiện môi trường. Luôn đặt lợi ích của người tiêu dùng lên hàng đầu. 2.7. Tổng quan thương hiệu Bột giặt ABA: Bột giặt ABA được giới thiệu lần đầu cách đây 12 năm - năm 2012. Chỉ trong một thời gian ngắn, ABA đã chiếm lĩnh được 10% thị phần khu vực phía Nam. Hiện nay, con số này chỉ còn khoản 7%, nhưng đó cũng là một con số rất ấn tượng trong so với các sản phẩm bột giặt khác. Theo trang web của Đại Việt Hương, một trong những điểm nổi bật của Bột giặt ABA là nhờ những đặc tính sau: Công thức ưu việt Thermoactiva với tính chất sinh nhiệt tạo nên quá trình hoạt hóa toàn diện, cô lập các vết bẩn khỏi sợi vải một cách nhanh chóng. Quá trình thủy phân của các enzyme được thúc đẩy mạnh mẽ nhờ công thức ưu việt Thermoactiva làm các vết bẩn tan ngay trong nước, cho vải trắng sạch như mới. Bột giặt nhiệt ABA chứa thành phần dẫn chất cellulose có khả năng chống tái bám tối ưu. Tẩy siêu trắng, tăng sắc tươi, giữ nét rực rỡ của màu vải. Chương 3: Phân tích thực trạng tuân thủ luật pháp trong quảng cáo của thương hiệu Bột giặt ABA
3. Các bên liên quan trong hoạt động quảng cáo của ABA Công ty Đại Việt Hương đã phối hợp với các công ty tài trợ quảng cáo, các agency quảng cáo và các cơ quan truyền thông để tiến hành các hoạt động quảng bá cho ABA trong suốt quá trình phát triển: 3.1. Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm (Đại Việt Hương)
4.1. Thực trạng tuân thủ về đạo đức Marketing liên quan đến quảng cáo của các doanh nghiệp tại Việt Nam Trong thời kỳ phát triển như hiện nay, nhà nước giữ vai trò “mấu chốt”, chỉ mọi hoạt động kinh doanh khi và chỉ khi những hành vi tuân thủ lệnh từ cấp cao thì mới được xem là hành vi có đạo đức. Ngày nay, khi cả thế giới đang không ngừng đồi mới và phát triển, kèm theo đó là sự phủ rộng của các ngành truyền thông quảng cáo, vì thế nhận thức về đạo đức Marketing ở thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng dần được quan tâm và xem trọng hơn. Mặc dù, Luật Quảng cáo năm 2012 đã quy định rõ các hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo như trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của Việt Nam, phóng đại, phản cảm, thiếu thẩm mỹ… nhưng vi phạm về đạo đức trong quảng cáo vẫn diễn ra liên tục. Đa số các vi phạm trong quảng cáo thường rơi vào các trường hợp như: lợi dụng niềm tin sai lệch; phóng đại; hình thức khó coi và mang tính nhạy cảm... Đối với ngành quảng cáo còn non trẻ như tại Việt Nam hiện nay, khi luật quảng cáo và các qui tắc đạo đức trong quảng cáo còn tương đối lỏng lẻo, thì hầu như mọi người trong nghề đều tự dựa vào những chuẩn mực đạo đức của riêng mình khi tạo ra một sản phẩm quảng cáo mới. Áp lực cạnh tranh và mục tiêu doanh số cao khiến một số doanh nghiệp bỏ qua các chuẩn mực đạo đức trong quảng cáo để thu hút khách hàng. 4.2. Thực trạng tuân thủ luật pháp quảng cáo của thương hiệu bột giặt ABA 4.2.1. Quảng cáo thổi phồng sản phẩm quá mức, gây hiểu lầm về hiệu quả sản phẩm: Các nhãn hàng như Omo hay Tide thường “gián tiếp” lồng ghép hình ảnh thương hiệu qua những thông điệp mang tính giáo dục. ABA thì khác. Họ lại “lộ liễu” đưa ra những “tuyên ngôn” đầy tự tin về sản phẩm. Ví dụ cụ thể là tuyên ngôn đầy tự tin “Chỉ cần dùng bột giặt ABA, ngâm 3 phút vò nhẹ là xong” trong TVC “Quảng Cáo Bột Giặt ABA - Dã Ngoại” qua lời thoại trực tiếp của nhân vật mang nội dung phi logic và lời thoại hơi “lố”, khiến người xem cảm thấy bị áp đảo và hoang mang về chất lượng thực sự của sản phẩm. Qua đó, nhãn hàng muốn khẳng định: ABA luôn là lựa chọn hàng đầu của người dân vùng nông thôn. Bên cạnh đó cam kết “Bột giặt nhiệt ABA, phân hủy vết bẩn tức thì cho quần áo sạch tinh tươm” được cho là đang thổi phồng quá mức hiệu quả sản phẩm, gây hiểu lầm cho người tiêu dùng. Song những câu thoại rất “đời” như vậy khiến thương hiệu ABA “đi sâu” vào tâm trí người sử dụng. Theo Khoản 9, điều 8 về Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo của Luật số 16/2012/QH13 Luật quảng cáo của Quốc hội đã quy định: Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố. Ngoài ra Khoản 1 Điều 19. Yêu cầu đối với nội dung quảng cáo cũng đã nêu: Nội dung quảng cáo phải bảo đảm trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo.
Như vậy, ABA đã có dấu hiệu vi phạm các quy định này bằng cách quảng cáo sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn về hiệu quả sản phẩm và dịch vụ của mình. Điều này có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng: Trước hết, người tiêu dùng sẽ mất lòng tin khi phát hiện sản phẩm không đạt được hiệu quả như quảng cáo, ảnh hưởng tiêu cực đến doanh số bán hàng hiện tại và gây khó khăn cho các chiến dịch quảng cáo và kinh doanh trong tương lai. Dù mang lại những kết quả tăng trưởng mạnh về doanh thu tuy nhiên, việc sử dụng các chiêu thức không trung thực trong quảng cáo không chỉ gây ra sự mất mát về lòng tin từ phía người tiêu dùng mà còn có thể đặt dấu hỏi vào sự chính trực và trách nhiệm của ABA. 4.2.2. Quảng cáo ABA sử dụng hình ảnh, lời nói trái với thuần phong mỹ tục Đối với người tiêu dùng đã không quá xa lạ với những tranh cãi về tính quảng cáo với nội dung khó hiểu và có phần vô nghĩa. Quảng cáo gây tranh cãi là một con dao hai lưỡi mà không phải thương hiệu nào cũng dám thử nghiệm. Tuy nhiên, ABA đã quyết định chọn con đường này để khiến người tiêu dùng phải nhớ đến nhãn hàng của mình bằng cách tung ra hàng loạt quảng cáo “xàm – nhạt – lố”. Dù có xem đi xem lại bao nhiêu lần, không ai có thể hiểu được ý nghĩa của những quảng cáo này là gì. Khoảng 3, Điều 8 Luật Quảng Cáo về Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo đã bao gồm Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam. Như vậy, ABA đã có dấu hiệu vi phạm những nội dung trên, cụ thể: Những đoạn quảng cáo trên TV với nội dung có phần “không liên quan lắm” đến sản phẩm của bột giặt ABA đã tạo nên làn sóng phản đối dữ dội từ người xem. “TVC xàm nhất Vịnh Bắc Bộ” hay “Xem quảng cáo chỉ muốn chuyển kênh” là một trong số những phản ứng tiêu cực mà TVC của ABA gặp phải khi lên sóng. Nhưng trái ngược rằng, mọi người càng chỉ trích, thì lượt truy cập của nó trên Youtube ngày càng tăng. Và mỗi khi ABA tung ra một TVC mới, mọi người lại “háo hức” vào xem. Họ vào để “bớt lông tìm vết” liệu TVC lần này “nhảm” đến mức nào. Điều này cũng khá dễ hiểu. Có thể thấy tâm lý chung của con người: Tò mò với những thứ lạ lùng và gây tranh cãi. Như vậy, ABA đã thành công trong việc tăng mức độ nhận biết thương hiệu. Họ sử dụng “hiệu ứng đám đông” để tạo nên các cuộc tranh luận trên mạng xã hội. Và phương pháp này đã tạo nên hiệu ứng truyền thông cực kỳ đáng nể với lượt view trên kênh Youtube luôn duy trì ở mức hàng trăm nghìn, hay thậm chí là chục triệu view như TVC “Bột Giặt ABA – Bóng Chuyền” (52 triệu view), “Quảng Cáo Bột Giặt ABA – Dã Ngoại” (30 triệu view), “ABA Đường Chia Hai Nẻo” (19 triệu view) và hàng loạt cuộc thảo luận trên mạng xã hội như Facebook,.. giúp gia tăng độ nhận diện thương hiệu trước những ông lớn trong ngành như Oma, Tide.
Sau khi xem xong quảng cáo, người tiêu dùng dường như không nhận được bất kì thông tin nào về sản phẩm ngoài câu slogan cũng mơ hồ không kém “ABA – Sạch Tinh Tươm”. Đây là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà quảng cáo của ABA mắc phải, có thể dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực. Trong quảng cáo, ABA chỉ nhấn mạnh thông điệp về hiệu quả giặt tẩy vượt trội và khả năng làm trắng sáng quần áo, nhưng lại bỏ qua việc cung cấp những thông tin cần thiết khác như: Thành phần hóa học: Không nêu rõ các thành phần hóa học có trong sản phẩm, đặc biệt là các chất có thể gây kích ứng da hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe. Hướng dẫn sử dụng: Không cung cấp thông tin chi tiết về cách sử dụng sản phẩm (liều lượng, nhiệt độ nước, loại vải phù hợp). Cảnh báo an toàn: Không có cảnh báo về việc tránh tiếp xúc với mắt, giữ xa tầm tay trẻ em, hoặc cách xử lý khi tiếp xúc với da hoặc mắt. Các chứng nhận thử nghiệm: Không đề cập đến các chứng nhận về an toàn và hiệu quả của sản phẩm từ các tổ chức uy tín. Những thông tin trên là rất quan trọng trong việc lựa chọn sản phẩm sử dụng thường xuyên trong gia đình như bột giặt đối với đối tượng khách hàng mục tiêu của ABA là những bà nội trợ. Vì thế, việc không đề cập đầy đủ thông tin trong quảng cáo không chỉ gây mất hoang mang cho người tiêu dùng, mà còn vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo như trong Khoản 1, Điều 19 về Yêu cầu đối với nội dung quảng cáo đã nêu: Nội dung quảng cáo phải bảo đảm trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo. Người tiêu dùng có thể gặp phải các vấn đề về sức khỏe nếu không được cảnh báo về các rủi ro tiềm ẩn, gây ra các khiếu nại và tranh chấp pháp lý, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp.
5. Trách nhiệm các bên liên quan Trong một chiến dịch quảng cáo, trách nhiệm của các bên liên quan là rất quan trọng để đảm bảo quảng cáo tuân thủ pháp luật, cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác, và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Trong suốt quá trình thực hiện quảng cáo với các bên phối hợp, ABA đã trao đổi rõ ràng, minh bạch và chuyên nghiệp về tài chính, nội dung quảng cáo, chính sách khen thưởng và kết quả chạy quảng cáo. Đồng thời, ABA và các bên phối hợp cam kết chấp hành quy định pháp luật về quảng cáo, tuân thủ các tiêu chuẩn, chuẩn mực của đạo đức trong kinh doanh nói chung và trong quảng cáo nói riêng và sẵn sàng thực hiện hành động chịu trách nhiệm nếu có sự sai phạm trong quá trình phối hợp. Do vậy, các bên liên quan cũng có trách nhiệm đối với các sai phạm về tiêu chuẩn đạo đức của quảng cáo ABA. 5.1. Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm (Đại Việt Hương) Theo Điều 12 về Quyền và nghĩa vụ của người quảng cáo đã nêu rõ, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm (ABA) có trách nhiệm rất lớn trong việc đảm bảo thông tin sản phẩm được cung cấp một cách chính xác và đầy đủ. Đầu tiên, ABA cần đảm bảo rằng tất cả các thông tin liên quan đến sản phẩm, bao gồm thành phần, công dụng, hướng dẫn sử dụng, và các cảnh báo an toàn đều phải được trình bày rõ ràng và chính xác. Đây là yếu tố quan trọng để người tiêu dùng có thể hiểu rõ về sản phẩm, sử dụng đúng cách và đảm bảo an toàn
cho bản thân. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phù hợp với nội dung quảng cáo. ABA cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về quảng cáo và bảo vệ người tiêu dùng. Điều này bao gồm việc đảm bảo rằng nội dung quảng cáo không chứa các thông tin sai lệch, gây hiểu lầm hoặc vi phạm các quy định về quảng cáo và tiếp thị theo Luật Quảng cáo 16/2012/QH13 của Quốc Hội. Khi doanh nghiệp vi phạm những quy định, tiêu chuẩn đạo đức nói trên, họ cũng phải chịu trách nhiệm thi hành các xử phạm của nhà nước theo đúng pháp luật. Trách nhiệm pháp lí doanh nghiệp phải chịu khi vi phạm có thể là các án phạt lên đến hàng trăm triệu đồng. Ngoài ra, nếu vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, doanh nghiệp sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức án phạt tù. Cuối cùng, ABA cần thiết lập một quy trình kiểm soát chất lượng chặt chẽ đối với nội dung quảng cáo. Trước khi bất kỳ quảng cáo nào được phát hành, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm tra và phê duyệt nội dung để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của thông tin. 5.2. Công ty Quảng cáo (Sixth Sense Media): Công ty quảng cáo đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng nội dung quảng cáo được sáng tạo và sản xuất tuân thủ đúng các quy định pháp luật. Trước hết, công ty phải đảm bảo rằng mọi nội dung quảng cáo đều không chứa các thông tin sai lệch hoặc thiếu thẩm mỹ, và phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định hiện hành của luật Quảng cáo Việt Nam. Sixth Sense Media cũng phải chịu trách nhiệm trong việc sản xuất và phân phối nội dung quảng cáo trên các kênh truyền thông đã chọn. Điều này bao gồm việc phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ phụ trợ như nhà sản xuất video, âm thanh, và các đơn vị in ấn để đảm bảo chất lượng cao nhất cho các sản phẩm quảng cáo. Họ cũng cần theo dõi và đánh giá hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo, sử dụng các công cụ phân tích để đo lường tác động và phản hồi của khách hàng, từ đó điều chỉnh chiến lược khi cần thiết. Ngoài việc sản xuất nội dung đúng luật, công ty quảng cáo còn có trách nhiệm tư vấn cho khách hàng, cụ thể là ABA, về các quy định pháp luật liên quan đến quảng cáo. Họ phải giúp ABA hiểu rõ những yêu cầu và điều kiện cần thiết để tránh vi phạm pháp luật. Công ty quảng cáo cần phải nắm vững và cập nhật thường xuyên các quy định pháp luật để có thể cung cấp cho khách hàng những tư vấn chính xác và kịp thời. Theo Khoản 2, Điều 13 về Quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo , Sixth Sense Media sẽ phải chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo do mình trực tiếp thực hiện. Do vậy, trong quá trình thực hiện quảng cáo, nếu công ty quảng cáo phát hiện những sai phạm về đạo đức và pháp luật của doanh nghiệp mà vẫn tiếp tục thực hiện theo yêu cầu thì chính công ty quảng cáo cũng sẽ phải chịu những án phạt theo quy định của pháp luật tùy vào mức độ nghiêm trọng. Cuối cùng, một nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu của công ty quảng cáo là thực hiện việc kiểm tra và xác nhận mọi thông tin được cung cấp trong quảng cáo là chính xác và đã được phê duyệt bởi ABA. Quy trình này đảm bảo rằng tất cả nội dung quảng cáo đều đáng tin cậy và đáp ứng các tiêu chuẩn pháp lý. Công ty quảng cáo phải có các biện pháp kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt để phát hiện và loại bỏ bất kỳ thông tin sai lệch hoặc không chính xác nào trước khi quảng cáo được phát hành.
quảng cáo, hình thức quảng cáo và các sản phẩm, dịch vụ được phép quảng cáo. Các quy định này cần được cập nhật thường xuyên để phù hợp với tình hình thực tế và các xu hướng mới trong lĩnh vực quảng cáo. Tiếp theo, các cơ quan nhà nước phải thực hiện công tác giám sát và kiểm tra hoạt động quảng cáo trên các phương tiện truyền thông. Các cơ quan chức năng cần kiểm tra kỹ lưỡng nội dung, hình thức và phương pháp quảng cáo để phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm. Khi phát hiện các quảng cáo vi phạm pháp luật, cơ quan nhà nước có trách nhiệm tiến hành xử lý một cách nghiêm túc và minh bạch. Các biện pháp xử lý bao gồm ra quyết định xử phạt hành chính, yêu cầu gỡ bỏ các quảng cáo vi phạm, và trong những trường hợp nghiêm trọng, có thể áp dụng các biện pháp pháp lý khác như truy tố hình sự.
6. Hậu quả Trong bối cảnh hiện đại, quảng cáo không chỉ là công cụ để giới thiệu sản phẩm và dịch vụ, mà còn là phương tiện để thể hiện giá trị và hình ảnh thương hiệu. Tuy nhiên, việc sử dụng quảng cáo nhảm nhí không chỉ không hiệu quả mà còn có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực. 6.1. Ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu, gây mất lòng tin khách hàng Một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất của quảng cáo nhảm là ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh thương hiệu. Các quảng cáo của ABA thường khiến người xem “ngỡ ngàng ngơ ngác bật ngửa” với kịch bản không liên quan đến sản phẩm, hội thoại "lạc quẻ", và video lỗi thời. Mặc dù thu hút hàng triệu lượt xem và thảo luận trên YouTube và Facebook, nhưng phản ứng của người tiêu dùng đa phần là ngán ngẩm và tiêu cực. Nhiều bình luận chỉ trích như ‘Xem xong thấy não bay mất luôn chời ơi’, ‘Quảng cáo xàm’, ‘Nhạt toẹt’,…. làm tổn hại hình ảnh thương hiệu, giảm sự tin tưởng và lòng trung thành của khách hàng. Trong các ngành có mức độ cạnh tranh cao, một hình ảnh thương hiệu bị tổn hại có thể làm suy yếu vị thế cạnh tranh trên thị trường, khiến việc thu hút và giữ chân khách hàng trở nên khó khăn hơn. Khách hàng ngày nay nhạy cảm và tinh tế hơn trong việc đánh giá quảng cáo. Quảng cáo nhảm có thể gây phản cảm mạnh mẽ, đặc biệt trong thời đại mạng xã hội, nơi thông tin lan truyền nhanh chóng. Một quảng cáo không phù hợp có thể trở thành tâm điểm chỉ trích, làm xấu đi hình ảnh thương hiệu. Điều này dẫn đến mất lòng tin của khách hàng, ảnh hưởng đến mối quan hệ ngắn hạn và lòng trung thành trong tương lai. Trong các ngành có mức độ cạnh tranh cao, mất lòng tin có thể khiến thương hiệu bị bỏ lại phía sau so với các đối thủ. 6.2. Gây ra tổn thất tài chính Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt ngày nay, mỗi đồng chi tiêu cho quảng cáo cần phải được sử dụng một cách hiệu quả để mang lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp. Quảng cáo nhảm không chỉ không mang lại hiệu quả mà còn có thể gây ra tổn thất tài chính lớn. Một trong những hậu quả trực tiếp và dễ thấy nhất của quảng cáo nhảm nhí là sự sụt giảm doanh số bán hàng. Khi khách hàng cảm thấy bị lừa dối, không được tôn trọng hoặc bị xúc phạm bởi nội dung quảng cáo, họ sẽ mất lòng tin vào thương hiệu. Điều này dẫn đến việc họ ngừng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu đó. Ngoài những chi phí trực tiếp, quảng cáo nhảm nhí còn gây ra tổn thất tài chính dưới dạng mất cơ hội kinh doanh. Khi hình ảnh thương hiệu
bị tổn hại, không chỉ khách hàng hiện tại mà cả những khách hàng tiềm năng cũng có thể quay lưng lại với thương hiệu. Điều này làm giảm khả năng thu hút khách hàng mới và mở rộng thị trường. Các đối tác kinh doanh và nhà đầu tư cũng có thể mất lòng tin, dẫn đến việc các cơ hội hợp tác và đầu tư bị bỏ lỡ. Giá trị thương hiệu là một trong những tài sản vô hình quan trọng nhất của một doanh nghiệp. Khi thương hiệu bị gắn với những quảng cáo nhảm nhí, giá trị thương hiệu sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Việc khôi phục lại giá trị này đòi hỏi một quá trình dài hạn và tốn kém. Sự giảm sút giá trị thương hiệu không chỉ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mà còn tác động đến giá trị cổ phiếu và khả năng thu hút đầu tư. 6.3. Vấn đề pháp lý Vi phạm pháp luật về quảng cáo không chỉ gây tốn kém về mặt tài chính mà còn có thể dẫn đến các hậu quả pháp lý nghiêm trọng. Cụ thể: Phạt tiền: Các doanh nghiệp vi phạm quy định về quảng cáo thường phải nộp phạt tiền. Mức phạt có thể rất cao, tùy thuộc vào mức độ vi phạm và quy định của từng quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Yêu cầu rút lại quảng cáo: Các cơ quan quản lý có thể yêu cầu doanh nghiệp rút lại hoặc chỉnh sửa các quảng cáo vi phạm. Chi phí pháp lý: Để xử lý các vấn đề pháp lý liên quan đến vi phạm quảng cáo, doanh nghiệp thường phải thuê các luật sư và chuyên gia tư vấn pháp lý. Chi phí cho các dịch vụ pháp lý này cũng không hề nhỏ và có thể tăng cao nếu vụ việc kéo dài. Mất uy tín và lòng tin của khách hàng: Vi phạm pháp luật về quảng cáo không chỉ gây tốn kém về tài chính mà còn làm mất uy tín của thương hiệu. Khi khách hàng biết được rằng thương hiệu đã vi phạm các quy định pháp luật, họ sẽ mất lòng tin và có thể chuyển sang sử dụng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Sự mất lòng tin này có thể kéo dài và rất khó để khôi phục. Hạn chế cơ hội kinh doanh: Doanh nghiệp vi phạm pháp luật về quảng cáo có thể bị các đối tác kinh doanh và nhà đầu tư tiềm năng đánh giá thấp, dẫn đến việc mất cơ hội hợp tác và đầu tư.
7. Bài học kinh nghiệm Mặc dù các chiến dịch quảng cáo của ABA đã mang lại những thành công kinh tế, nhưng nó cũng biến ABA thành một thương hiệu tai tiếng vì luôn được nhắc đến như là một thương hiệu gắn liền với quảng cáo “xàm – nhạt – nhảm”. ABA không chỉ bị mất thiện cảm trong mắt người tiêu dùng mà còn bị đối chọi với hàng trăm doanh nghiệp và văn hóa ẩm thực lâu đời của người dân Việt Nam. Sự lạm dụng quá mức chiến dịch truyền thông gây tranh cãi của ABA đã dẫn đến những hậu quả đáng kể như trên, đặc biệt là khi các nhãn hàng, tổ chức và người tiêu dùng đều trở nên thông thái hơn, biết cách xử lý trước thông tin bất lợi hơn. Đối với những chỉ trích của dư luận, cho đến hiện tại phía công ty ABA vẫn chọn giải pháp giữ im lặng. Do đó, ấn tượng về một doanh nghiệp với những TVC “xàm – nhạt – nhảm” có một không hai vẫn gắn liền với ABA. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần bắt đầu hành động để tỏ rõ thiện chí của mình bằng cách:
Retrieved from No More Lies: https://nomoreliescommunity.com/ABA-quang-cao- vo-nghia-hay-chien-luoc-tam-co-triet-hoc/ Duyên, K. (n.d.). Retrieved from Studocu: https://www.studocu.com/vn/document/truong- dai-hoc-bach-khoa-dai-hoc-quoc-gia-thanh-pho-ho-chi-minh/marketing-can-ban/tieu- luan-dao-duc-va-trach-nhiem-xa-hoi-trong-marketing/21101155# Hạnh, L. (n.d.). Quảng cáo bột giặt ABA "nhạt & vô duyên" nhưng chủ đích thực sự là gì? Retrieved from Marketing News: https://marketingai.vn/quang-cao-bot-giat-ABA- nhat-vo-duyen-nhung-chu-dich-thuc-su-la-gi-19494525.htm INSIDER, V. B. (2020, 09 10). Vũ trụ quảng cáo ABA – chiến lược truyền thông bài bản đằng sau những TVC “nhảm nhí”. Retrieved from Tạp chí Diễn đàn Doanh Nghiệp: https://diendandoanhnghiep.vn/vu-tru-quang-cao-ABA-chien-luoc-truyen-thong-bai- ban-dang-sau-nhung-tvc-nham-nhi-181244.html Luật số 16/2012/QH13 của Quốc hội: LUẬT QUẢNG CÁO. (n.d.). Retrieved from Cổng Thông tin điện tử Chính phủ: https://vanban.chinhphu.vn/default.aspx? pageid=27160&docid= T.D. (2020, 07 22). “Vũ trụ” quảng cáo của ABA và Điện máy xanh: “Nhức tai gai mắt” nhưng thông điệp rõ ràng, chẳng cần người nổi tiếng cũng nổi bần bật. Retrieved from Cafebiz: https://cafebiz.vn/vu-tru-quang-cao-cua-ABA-va-dien-may-xanh-nhuc- tai-gai-mat-nhung-thong-diep-ro-rang-chang-can-nguoi-noi-tieng-cung-noi-ban-bat- 20200721155606971.chn