Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam? Những nhiệm vụ ch, Lecture notes of Political Economy

Đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam? Những nhiệm vụ chủ yếu để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam?

Typology: Lecture notes

2022/2023

Uploaded on 07/28/2024

anh-pham-hoang
anh-pham-hoang 🇻🇳

4 documents

1 / 20

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HC QUC GIA THÀNH PH H CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HC QUC T
CHUYÊN ĐỀ THUYT TRÌNH
CHUYÊN ĐỀ 6: Đặc trưng của kinh tế thị trường định
hướng hội chủ nghĩa Việt Nam? Những nhiệm vụ chủ
yếu để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng
hội chủ nghĩa ở Việt Nam?
GVHD: LÊ VĂN ĐẠI
MÔN HC: KINH T CHÍNH TR
H Chí Minh, Tháng 05/2024
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14

Partial preview of the text

Download Đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam? Những nhiệm vụ ch and more Lecture notes Political Economy in PDF only on Docsity!

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ

CHUYÊN ĐỀ THUYẾT TRÌNH

CHUYÊN ĐỀ 6 : Đặc trưng của kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam? Những nhiệm vụ chủ

yếu để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa ở Việt Nam?

GVHD: LÊ VĂN ĐẠI

MÔN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Hồ Chí Minh, Tháng 05/

Mục Lục

  • LỜI MỞ ĐẦU
  • nghĩa ở Việt Nam. Chương 1: Lý luận về những đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
    • 1.1. Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
    • 1.2. Quá trình hình thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
      • 1.2.1. Trước năm 1986.
      • 1.2.2. Sau năm 1986.
    • nghĩa ở Việt Nam. 1.3. Tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
    • 1.4. Đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
  • Chương 2: Thực trạng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
    • 2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội
    • chủ nghĩa ở Việt Nam.
    • 2.2. Thực trạng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
      • 2.2.1. Những thành tựu đạt được.
    • hiện nay. 2.3. Nội dung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
  • Việt Nam. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
    • 3.1. Mở rộng phân công lao động xã hội.
    • 3.2. Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nhiều thành phần kinh tế.
    • 3.3. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, đẩy mạnh
    • công nghiệp hoá, hiện đại hóa.
    • kinh tế. 3.4. Giữ vững ổn định chính trị, hoàn thiện hệ thống pháp luật và các chính sách phát triển
    • 3.5. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống điều tiết kinh tế vĩ mô, đào tạo đội ngũ
    • quản lý kinh tế và các nhà kinh doanh giỏi.
    • 3.6. Thực hiện chính sách đối ngoại có lợi cho phát triển kinh tế thị trường
    • định hướng xã hội chủ nghĩa
  • Kết Luận

Chương 1: Lý luận về những đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 1.1. Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều được thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thị trường. Mỗi quốc gia có mô hình kinh tế thị trường khác nhau, phù hợp với những điều kiện lịch sử, chính trị, kinh tế - xã hội của quốc gia đó. Cũng như vậy, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam là một kiểu nền kinh tế thị trường phù hợp với Việt Nam, phản ánh trình độ phát triển và điều kiện lịch sử của Việt Nam. Qua đó, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam được định nghĩa như sau: Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vận hành theo các quy luật của thị trường đồng thời góp phần hướng tới từng bước xác lập một xã hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; có sự điều tiết của Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Như vậy, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam không chỉ có mục tiêu phát triển về kinh tế mà còn hướng tới các giá trị cốt lõi của một xã hội văn minh. Nó vừa có đầy đủ các đặc trưng vốn có của kinh tế thị trường nói chung, vừa có những đặc trưng riêng của Việt Nam. 1.2. Quá trình hình thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 1.2.1. Trước năm 1986. Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Ta đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng và phát triển kinh tế. Do đó, lúc bấy giờ, chúng ta đã sử dụng mô hình kinh tế mà Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác đang có. Đó là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với sự thống trị của chế độ công hữu về tư liệu sản xuất dưới hai hình thức là: sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể, trong đó sở hữu toàn dân đóng vai trò chủ đạo.Việc quản lý nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung đã giúp chúng ta giải quyết được một số vấn đề về kinh tế - xã hội quan trọng, nhất là trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.Tuy nhiên, trong thời bình, khi cả nước bước vào thời kỳ xây dựng và phát triển kinh tế thì cơ chế quản lý này lại gây ra sự thiếu động lực cho phát triển kinh tế. Việc lấy chủ nghĩa bình quân là phương châm phân phối đã kìm hãm tích cực và sáng tạo của người sản xuất kinh doanh khó làm sống động cho nền kinh tế. Điều này gây trở ngại cho sự phát triển sản xuất của xã hội. Trước tình hình đó việc chuyển đổi nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường là đúng đắn phù hợp với thực tế quy luật kinh tế và xu thế của thời đại.

1.2.2. Sau năm 1986. Khi bắt đầu đổi mới (1986), Đảng ta nhận định rằng nền kinh tế hàng hóa có những mặt tích cực cần vận dụng cho xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nền kinh tế hàng hóa phát triển đã thúc đẩy quá trình phân hóa lao động, chuyên môn hóa với hiện đại hóa, thiết lập được mối quan hệ kinh tế giữa các vùng, xóa bỏ tình trạng tự cung tự cấp. Trong quá trình đổi mới, từ tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, Đảng ta đã nhận thức rõ hơn kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường là phương thức, điều kiện tất yếu để xây dựng chủ nghĩa xã hội; áp dụng cơ chế thị trường đến phát triển kinh tế thị trường; đưa ra quan niệm và từng bước cụ thể hóa mô hình và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhờ vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, mô hình kinh tế mới đã đem lại những thành tựu rất quan trọng, góp phần quyết định đưa nước ta thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội và tạo ra những tiền đề cho thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nền kinh tế chuyển dần từ đóng sang mở, làm xuất hiện nhiều thị trường với quy mô lớn, đời sống nhân dân được cải thiện, kinh tế đất nước tăng trưởng. 1.3. Tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Tổng kết thực tiễn đổi mới kinh tế, Đại hội IX khẳng định: “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta”. Sự tất yếu đó xuất phát từ những lý do cơ bản sau: Một là , phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phù hợp với tính quy luật phát triển khách quan. Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, những điều kiện chung để kinh tế hàng hóa xuất hiện vẫn còn tồn tại. Do đó sự hình thành kinh tế thị trường ở nước ta là một điều tất yếu khách quan. Hai là , do tính ưu việt của kinh tế thị trường trong thúc đẩy phát triển. Dưới tác động của các quy luật thị trường, nền kinh tế luôn phát triển theo hướng năng động, kích thích tiến bộ kỹ thuật - công nghệ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và giá thành hạ. Xét trên góc độ đó, sự phát triển của kinh tế thị trường không hề mâu thuẫn với mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế thị trường cần chú ý tới những thất bại và khuyết tật của thị trường để có sự can thiệp điều tiết kịp thời của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Ba là , đó là mô hình kinh tế thị trường phù hợp với nguyện vọng của nhân dân mong muốn dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Để hiện thực hóa khát vọng như vậy, việc thực hiện kinh tế thị trường mà trong đó hướng tới những giá trị mới, là điều tất yếu khách quan. Mặt khác, cần phải khẳng định rằng, kinh tế thị trường sẽ còn tồn tại lâu dài ở nước ta và một yếu tố khách quan là sự cần thiết cho công cuộc xây dựng và phát triển. Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa về thực chất là quá trình phát triển “rút ngắn” của lịch sử chứ không phải là sự “đốt cháy” giai đoạn, nên Việt Nam chúng ta phải làm một cuộc cách mạng về cách thức tổ chức nền kinh tế xã hội, chuyển từ một nền kinh tế lạc hậu mang tính tự cung, tự cấp sang nền kinh tế thị trường hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Như vậy, có thể xem phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là bước đi quan trọng nhằm xã

Về quan hệ giữa gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội : Đặc trưng phản ánh thuộc tính quan trọng mang tính định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế thị trường ở Việt Nam là thực hiện gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội; phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa - xã hội; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và từng giai đoạn phát triển của kinh tế thị trường. Bởi tiến bộ và công bằng xã hội vừa là điều kiện bảo đảm cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế, vừa là mục tiêu thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta phải hiện thực hóa từng bước trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Với những đặc trưng trên, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là sự kết hợp những mặt tích cực, ưu điểm của kinh tế thị trường với bản chất ưu việt của chủ nghĩa xã hội để hướng tới một nền kinh tế thị trường hiện đại, văn minh. Tuy nhiên, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong quá trình hình thành và phát triển tất còn bộc lộ nhiều yếu kém cần phải khắc. Chương 2 : Thực trạng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là hệ thống đường lối, chủ trương, chiến lược, hệ thống luật pháp, chính sách quy định xác lập cơ chế vận hành, điều chỉnh chức năng, hoạt động, mục tiêu, phương thức hoạt động, các quan hệ lợi ích của các tổ chức, các chủ thể kinh tế nhằm hướng tới xác lập đồng bộ các yếu tố thị trường, các loại thị trường hiện đại theo hướng góp phần thúc đẩy dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Lý do phải thực hiện hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thứ nhất , do thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn chưa đồng bộ. Do mới được hình thành và phát triển, nên việc tiếp tục hoàn thiện thể chế là yêu cầu mang tính khách quan. Vì vậy, cần phải xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường để phát huy mặt tích cực, khắc phục mặt tiêu cực và khuyết tật của nó. Thứ hai , hệ thống thể chế còn chưa đầy đủ. Điều này xuất phát từ yêu cầu nâng cao năng lực quản lý của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trình độ và năng lực tổ chức, quản lý nền kinh tế thị trường của nhà nước thể hiện chủ yếu ở năng lực xây dựng và thực thi thể chế. Do vậy, nhà nước phải xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường để thực hiện mục tiêu của nền kinh tế. Thứ ba , hệ thống thể chế còn kém hiệu lực, hiệu quả, kém đầy đủ các yếu tố thị trường và các loại thị trường. Trên thực tế, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam còn nhiều khuyết điểm, hệ thống thể chế còn chưa đủ mạnh, hiệu quả thực thi chưa cao. Các yếu tố thị trường, các loại thị trường mới ở trình độ sơ khai. Do đó, tiếp tục thực hiện hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là yêu cầu khách quan.

2.2. Thực trạng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. 2.2.1. Những thành tựu đạt được. Trong suốt 35 năm công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện và có ý nghĩa lịch sử: nền kinh tế tăng trưởng vượt bậc, đời sống nhân dân được nâng cao, mở rộng quan hệ đối ngoại và ngày càng nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Trong giai đoạn đầu thời kỳ đổi mới, mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm 1986 - 1990: chỉ đạt 4,4%. 1991 - 1995: GDP bình quân đã tăng gấp đôi, đạt 8,2%/năm; Các giai đoạn sau đó đều có mức tăng trưởng khá cao; 2016 – 2019: Đạt mức bình quân 6,8%. Năm 2020, nền kinh tế chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid - 19, GDP ước tính tăng 2,91% so với năm trước, tuy là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011- 2020 nhưng trong bối cảnh đại dịch diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội thì đây là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới. Trong năm 2020, cả nước có 134,9 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 2,3% so với năm trước nhưng có số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 16,6 tỷ đồng, tăng 32,3%. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều chỉnh lãi suất điều hành tạo điều kiện cho nền kinh tế có điều kiện phục hồi nhanh trước ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tình hình đăng ký doanh nghiệp năm 2020 có những kết quả đáng ghi nhận. Trong năm 2020, cả nước có 134,9 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 2,3% so với năm trước nhưng có số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 16,6 tỷ đồng, tăng 32,3%. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều chỉnh lãi suất điều hành tạo điều kiện cho nền kinh tế có điều kiện phục hồi nhanh trước ảnh hưởng của dịch Covid-19.Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2020 ước tính đạt 543,9 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5%; nhập khẩu hàng hóa đạt 262,4 tỷ USD, tăng 3,6%. Cán cân thương mại hàng hóa năm 2020 ước tính xuất siêu 19,1 tỷ USD, giá trị xuất siêu lớn nhất từ trước đến nay. Không chỉ tập trung phát triển kinh tế, Việt Nam còn quan tâm tới phát triển văn hóa, con người, xây dựng tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên môi trường. Công tác giảm nghèo của Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng. Tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước đã giảm từ 58% năm 1993 xuống 22% năm 2005; 9,45% năm 2010, 7% năm 2015 và còn dưới 3% năm 2020 (theo chuẩn nghèo đa chiều). Công tác giáo dục đạt được nhiều thành tựu. Quy mô giáo dục tiếp tục được phát triển, cơ sở vật chất được nâng cao, chất lượng đào tạo từng bước đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực. Nhiều chỉ số về Giáo dục phổ thông của Việt Nam được đánh giá cao trong khu vực, như:

  • Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99% (đứng thứ 2 trong khu vực ASEAN, sau Singapore); Tỷ lệ học sinh đi học và hoàn thành Chương trình tiểu học sau 5 năm đạt 92,08%, đứng ở tốp đầu của khối ASEAN. Vị thế các trường đại học của Việt Nam đã được nâng lên trong bảng xếp hạng châu Á và thế giới, năm 2019 xếp thứ 68/196 quốc gia trên thế giới, tăng 12 bậc so với năm 2018. Lần đầu tiên, Việt Nam có 4 cơ sở giáo dục

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta vẫn còn nhiều khó khăn cần phải khắc phục, thách thức phải vượt qua. Nguồn lao động nước ta tuy dồi dào nhưng chưa được sử dụng hợp lí, tay nghề người lao động còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường việc làm. Điều này dẫn đến tình trạng thất nghiệp ở người lao động. Theo Tổng cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi khu vực thành thị quý II các năm 2011-2019 lần lượt là: 3,59%; 3,12%; 3,66%; 3,26%; 3,53%; 3,11%; 3,19%; 3,09%; 3,10%, còn năm 2020, con số lên tới 4,46%. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước quý II/2020 ước tính là 53,1 triệu người, giảm 2,2 triệu người so với quý trước và giảm 2,4 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Năng lực cạnh tranh của nước ta dù có nhiều tiến triển nhưng vẫn chưa đủ mạnh. Theo đánh giá của WEF, năm 2017 Việt Nam xếp hạng thứ 55 trên 137 nền kinh tế, tăng 5 bậc so với năm 2016 và là thứ hạng cao nhất của Việt Nam kể từ khi WEF công bố GCI. Với thứ hạng này, Việt Nam xếp trên một số nước ASEAN như Lào(98); Campuchia(94); Phi- lip-pin(56) nhưng còn khoảng cách rất xa so với Xin-ga-po(3); Ma-lai-xi-a(23); Thái Lan(32); In-đô-nê-xi-a (36) và các nền kinh tế lớn của châu Á là Nhật Bản (9); Hàn Quốc (26); Trung Quốc (27); Ấn Độ (40). Trải qua 10 năm, chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam đã cải thiện được 13 bậc, từ thứ hạng 68/131 năm 2007 đã lên 55/137 năm 2017, chuyển từ nhóm nửa dưới của bảng xếp hạng cạnh tranh toàn cầu lên nhóm nửa trên. Hội nhập quốc tế mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức đối với nền kinh tế trong nước. Các sản phẩm của doanh nghiệp trong nước sẽ phải cạnh tranh với cả những sản phẩm nước ngoài, trong khi đó phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, trình độ công nghệ chưa cao, nguồn vốn còn hạn chế. Mặt khác, việc hội nhập còn đưa nền kinh tế Việt Nam đứng trước sự tác động trực tiếp từ những biến động kinh tế bên ngoài, về giá cả, lãi suất, tỷ giá đồng tiền, nhất là những đồng tiền có ảnh hưởng lớn. Hội nhập quốc tế còn gây khó khăn cho việc phân công lao động, lựa chọn những mô hình và chính sách phát triển kinh tế cho đất nước. Ngoài ra, các chính sách, pháp luật, của nhà nước còn hạn chế. Việc chậm thông qua các chính sách cũng như sự chồng chéo trong quy trình gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong các hợp đồng kinh tế. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại tình trạng quan liêu, tham nhũng, buôn lậu làm ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh, giảm hiệu quả sử dụng các nguồn lực và hoạt động của các doanh nghiệp. Đặc biệt, Việt Nam còn phải chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai do tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn ra nhanh. Tình trạng nước biển xâm nhập sâu vào các tỉnh vùng đồng bằng Sông Cửu Long, sạt lở đê biển, xói lở xảy ra ở nhiều vùng; thiên tai, bão lũ cường độ lớn xảy ra nhiều hơn với mức độ tàn phá lớn hơn. Tính đến 8 giờ ngày 4/12/2020 đã xảy ra 16 loại hình thiên tai: 13 cơn bão trên biển Đông; 264 trận dông, lốc, mưa lớn trên 49 tỉnh/TP, trong đó 09 đợt trên diện rộng tại 21 tỉnh, TP Bắc Bộ và Trung Bộ; 120 trận lũ, lũ quét, sạt lở đất; đặc biệt là đợt mưa lũ lớn lịch sử từ ngày 6-22/10 tại khu vực Trung Bộ, nhất là tại các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế; 86 trận động đất, trong đó có 02 trận

động đất với RRTT cấp 4 (tại Mường Tè, Lai Châu ngày 16/6 với độ lớn 4.9; tại Mộc Châu, Sơn La ngày 27/7 với độ lớn 5.3); hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng, sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đê biển tại đồng bằng sông Cửu Long,.... Nhiệt độ trung bình hằng năm ở Việt Nam tăng lên, tình trạng hạn hán, thiếu nước khá nghiêm trọng đã xảy ra ở nhiều vùng. Theo thống kê của Cục Trồng trọt văn phòng phía Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến ngày 20/3/2020, Vụ Đông Xuân 2019 - 2020, toàn vùng ĐBSCL xuống giống được 1.538.270 ha/1.550.000 ha, đạt 99,24% kế hoạch xuống giống toàn vùng. Vụ lúa Hè Thu cũng đã xuống giống được 303.189ha/ 1.562.340ha. Tổng diện tích lúa vùng ĐBSCL bị ảnh hưởng do hạn mặn làm thiệt hại năng suất là 41.207 ha; trong đó vụ Thu Đông, Mùa và lúa Tôm là 16.959 ha; lúa Đông Xuân 2019-2020 là 39.066 ha, trong đó, diện tích bị thiệt hại ngoài kế hoạch khuyến cáo xuống giống của Cục Trồng trọt và các tỉnh là 11.850 ha (Bến Tre 5.287 ha; Kiên Giang 2.844 ha; Sóc Trăng 3.719 ha), diện tích còn lại xuống giống trong kế hoạch bị thiệt hại là 27.216 ha. Điều này dẫn đến việc đầu tư cho phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu ngày càng cao, làm giảm nguồn kinh phí đầu tư cho các hoạt động kinh tế. Các chủ thể kinh tế tự do kinh doanh và cạnh tranh theo quy định của pháp luật, ngày càng phát huy vai trò tích cực trong nền kinh tế quốc dân; kinh tế nhà nước từng bước giữ vai trò chủ đạo; các yếu tố thị trường và các loại thị trường đang hình thành và phát triển; sự quản lý, điều hành của Nhà nước đối với kinh tế thị trường sát thực và hiệu quả hơn; tăng trưởng kinh tế được duy trì hợp lý; đời sống Nhân dân được cải thiện rõ rệt; nước ta bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình; hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta chủ yếu phát triển theo chiều rộng, chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu; luật pháp, cơ chế, chính sách chưa hoàn chỉnh; doanh nghiệp tư nhân phổ biến là quy mô nhỏ; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm; kinh tế vĩ mô ổn định chưa vững chắc; tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế chưa cao, còn lệ thuộc vào một vài thị trường bên ngoài; quyền tự do kinh doanh chưa được tôn trọng đầy đủ; sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn; chất lượng, hiệu quả, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp; mức độ tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu còn rất hạn chế; tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước chậm được đổi mới; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 2.3. Nội dung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Qua những tồn tại và khó khăn đã nêu trên, ta thấy việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là yêu cầu cần thiết để đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế nhanh, bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Để có được những giải pháp đó, cần có nội dung định hướng để các giải pháp đạt được hiệu quả, nội dung hoàn thiện đó như sau: Thứ nhất , hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp. Bảo đảm công khai, minh bạch về nghĩa vụ, trách nhiệm trong thủ tục

quyền và nghĩa vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp. Thứ năm , hoàn thiện thể chế đẩy mạnh nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế Rà soát, điều chỉnh, bổ sung hệ thống pháp luật và các thiết chế, cơ chế liên quan đáp ứng yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế. Đổi mới công tác xúc tiến thương mại, đầu tư, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu. Hoàn thiện pháp luật về tương trợ tư pháp phù hợp với pháp luật quốc tế. Thực hiện nhất quán chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa trong hợp tác kinh tế quốc tế, không để lệ thuộc vào một số ít thị trường. Xây dựng và thực hiện các cơ chế phù hợp với thông lệ quốc tế để phản ứng nhanh nhạy trước các diễn biến bất lợi trên thị trường thế giới, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Tóm lại, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội là một nhiệm vụ chiến lược, là khâu đột phá quan trọng, tạo động lực để phát triển nhanh và bền vững, tạo tiền đề vững chắc cho việc xây dựng thành công và vận hành đồng bộ, thông suốt nền kinh tế thị trường ở nước ta, góp phần huy động và phân bổ, sử dụng có hiệu quả nhất mọi nguồn lực để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 3.1. Mở rộng phân công lao động xã hội. Phân công lao động là quá trình phân chia nhiệm vụ, công việc và trách nhiệm giữa các thành viên trong tổ chức, nhằm tối ưu hóa sự hiệu quả và hiệu suất lao động nhằm nâng cao sức sản xuất. Sự phát triển sản xuất hàng hóa đòi hỏi phân công lao động sâu sắc hơn để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, tỷ trọng lao động trong nông nghiệp giảm, còn trong các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng, đồng thời lao động trí tuệ trở nên ngày càng quan trọng và chiếm ưu thế so với lao động giản đơn .Để thúc đẩy phát triển kinh tế, cần mở rộng phân công lao động xã hội cả trong và ngoài nước Trong nước, việc phân bố lại lao động và dân cư theo hướng chuyên môn hóa và hợp tác hóa sẽ giúp tối ưu hóa sử dụng nguồn lực, phát triển đa dạng ngành nghề và tạo việc làm. Trên tầm quốc tế, hiểu rõ đặc điểm và xu thế của nền kinh tế thế giới giúp tăng cường sự phân công lao động giữa các quốc gia và khu vực, xây dựng quan hệ sản xuất đa dạng và khắc phục những nhận thức không đúng về vai trò sở hữu kinh tế. Ví dụ : Doanh nghiệp xã hội: Một doanh nghiệp xã hội có thể mở rộng phân công lao động bằng cách tạo ra các cơ hội việc làm cho những người ở cộng đồng địa phương, đặc biệt là những người có khó khăn về việc làm. Ví dụ, một doanh nghiệp sản xuất thức ăn có thể cung cấp việc làm cho người tàn tật hoặc người mất việc làm. Chính phủ có thể mở rộng

phân công lao động xã hội thông qua các chính sách và chương trình hỗ trợ. Ví dụ, một chính phủ có thể thiết lập các dự án công trình xã hội như việc xây dựng đường đi, trường học, hoặc các cơ sở hạ tầng khác và ưu tiên việc thuê những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội để thực hiện các dự án này. 3.2. Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nhiều thành phần kinh tế. Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nhiều thành phần kinh tế là một chiến lược kinh tế mà mục tiêu là tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đồng đều của nhiều lĩnh vực và ngành kinh tế, không tập trung quá nhiều vào một ngành hoặc một nhóm doanh nghiệp. Chính phủ thúc đẩy đa dạng hóa kinh tế, giảm thiểu rủi ro và đạt được phát triển bền vững thông qua các biện pháp chính sách kinh tế như hỗ trợ tài chính, chính sách thuế, thương mại và đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Nước ta trước và sau khi thực hiện nhất quán chính sách phát triển nhiều thành phần kinh tế:

  • Trước khi thực hiện chính sách phát triển đa dạng kinh tế, thường có sự tập trung vào một số ít lĩnh vực hoặc ngành chính, gây rủi ro do sự phụ thuộc quá mức và sự không cân đối trong phát triển kinh tế.
  • Sau khi thực hiện chính sách phát triển đa dạng kinh tế : tạo ra sự đa dạng hóa kinh tế, giảm thiểu rủi ro, tăng cơ hội cho doanh nghiệp và người lao động, cũng như phát triển bền vững hơn với sự cân bằng giữa các ngành kinh tế và khu vực. Để thực hiện nhất quán chính sách phát triển nhiều thành phần kinh tế một cách hiệu quả, cần có một kế hoạch cụ thể và các biện pháp thực hiện có tính toàn diện và nhất quán:
  • Phát triển chính sách và quy định rõ ràng: Đảm bảo rằng có các chính sách và quy định rõ ràng và minh bạch để tạo điều kiện cho môi trường kinh doanh công bằng và thuận lợi cho tất cả các thành phần của nền kinh tế. Các chính sách này nên bao gồm các biện pháp ưu đãi, hỗ trợ, và khuyến khích đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, và các tổ chức phi lợi nhuận.
  • Tạo điều kiện cho đầu tư và phát triển: Tăng cường hạ tầng cơ sở, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ như giáo dục và y tế, và tạo ra môi trường kinh doanh ổn định và dự đoán để thu hút đầu tư từ nhiều phần của nền kinh tế.
  • Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Cung cấp các chương trình đào tạo, tài chính, và tư vấn để hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa, là một phần quan trọng của các chính sách phát triển nhiều thành phần kinh tế.
  • Tăng cường hợp tác công tư: Khuyến khích sự hợp tác và cộng tác giữa các phần tử kinh tế khác nhau bằng cách tạo ra cơ hội và khung pháp lý để thúc đẩy hợp tác và chia sẻ lợi ích. Ví dụ :

tính khả thi. Một hệ thống pháp luật đồng bộ thì mới quản lý nền kinh tế chặt chẽ, đúng đắn. Các chính sách tài chính tiền tệ được đổi mới để linh hoạt với tình hình thực tiễn bảo đảm quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, giảm bội chi ngân sách, góp phần khống chế và kiểm soát lạm phát; xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng. 3.5. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống điều tiết kinh tế vĩ mô, đào tạo đội ngũ quản lý kinh tế và các nhà kinh doanh giỏi. Hệ thống điều tiết kinh tế vĩ mô cần được cải thiện và điều chỉnh sao cho phù hợp với yêu cầu của thị trường kinh tế hiện đại, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các chương trình đào tạo và tái đào tạo đội ngũ quản lý kinh tế, cán bộ kinh tế và doanh nhân để phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế trong giai đoạn mới. Đội ngũ này cần phải sở hữu kiến thức chuyên môn sâu rộng, khả năng thích nghi linh hoạt với cơ chế thị trường, sẵn lòng chấp nhận trách nhiệm và đối mặt với rủi ro, đồng thời cam kết với lối sống xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân đã lựa chọn. Song song với việc đào tạo và tái đào tạo, cần thiết phải có chiến lược sử dụng, bồi dưỡng và chính sách đãi ngộ phù hợp với đội ngũ, nhằm thúc đẩy việc liên tục nâng cao trình độ chuyên môn, bản lĩnh quản lý và kỹ năng kinh doanh của họ. Cơ cấu của đội ngũ cán bộ cần phải được quan tâm và đảm bảo ở cả mức độ vĩ mô và vi mô, bao gồm cả trong lĩnh vực quản lý và kinh doanh. 3.6. Thực hiện chính sách đối ngoại có lợi cho phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ Đại hội XI đến nay, lợi ích quốc gia - dân tộc đã chính thức trở thành mục tiêu của chính sách đối ngoại. Văn kiện Đại hội ghi rõ trong phần phương hướng và nhiệm vụ đối ngoại là phải “bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia – dân tộc.” Qua đó, Đảng ta khẳng định: Thứ nhất, lợi ích quốc gia và lợi ích dân tộc là đồng nhất; thứ hai, lợi ích quốc gia – dân tộc của Việt Nam được xác định trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi, không phải là những lợi ích dân tộc vị kỷ, hẹp hòi; thứ ba, bảo đảm lợi ích quốc gia – dân tộc phải là nguyên tắc tối cao của mọi hoạt động đối ngoại, lợi ích quốc gia – dân tộc phải là tối thượng, là tiêu chí hàng đầu đánh giá hiệu quả của mọi hoạt động đối ngoại.[16] Việt Nam sẵn sàng là đối tác tin cậy để Hợp tác lâu dài hiệu quả tin cậy lẫn nhau giữa các nước trên cơ sở các nguyên tắc: chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước và vùng lãnh thổ; chủ động đàm phán và ký kết với nhiều nước trong và ngoài khu vực những khuôn khổ quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện cho thế kỷ XXI; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, mở rộng và đa dạng hóa thị trường, tranh thủ vốn, kinh nghiệm quản lý và khoa học công nghệ tiên tiên cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Một số giải pháp của vấn đề mở rộng đối ngoại trong thời gian tới là: mở rộng quan hệ song phương và đa phương với các nước và vùng lãnh thổ, trung tâm chính trị - kinh tế lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực theo nguyên tắc xác định; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế; bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. bảo vệ môi trường; coi trọng và phát triển quan

hệ hữu nghị hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa, và các nước láng giềng, các nước ASEAN; tích cực tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu; mở rộng hơn nữa công tác đối ngoại nhân dân, nâng cao hiệu quả hợp tác với các tổ chức phi chính phủ quốc gia và quốc tế.