Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Detailed content about the research field, including research questions and self-review, Schemes and Mind Maps of Mathematical finance

Detailed content about the research field, including research questions and self-review

Typology: Schemes and Mind Maps

2022/2023

Uploaded on 07/02/2024

be-xuyen
be-xuyen 🇻🇳

1 document

1 / 78

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC
MÔN HỌC DIGITAL BRANDING
XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU OFÉLIA TRÊN
PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT SỐ
Giảng viên hướng dẫn: TS. Bảo Trung
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Ngọc Khánh 2021003777
Trương Thị Xuân 2021000575
Nguyễn Nhật Duy 2021003866
Nguyễn Thị Diệu Linh 2021008285
Ngô Quang Thái 2021008338
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f
pf20
pf21
pf22
pf23
pf24
pf25
pf26
pf27
pf28
pf29
pf2a
pf2b
pf2c
pf2d
pf2e
pf2f
pf30
pf31
pf32
pf33
pf34
pf35
pf36
pf37
pf38
pf39
pf3a
pf3b
pf3c
pf3d
pf3e
pf3f
pf40
pf41
pf42
pf43
pf44
pf45
pf46
pf47
pf48
pf49
pf4a
pf4b
pf4c
pf4d
pf4e

Partial preview of the text

Download Detailed content about the research field, including research questions and self-review and more Schemes and Mind Maps Mathematical finance in PDF only on Docsity!

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC

MÔN HỌC DIGITAL BRANDING

XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU OFÉLIA TRÊN

PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT SỐ

Giảng viên hướng dẫn: TS. Bảo Trung Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Khánh 2021003777 Trương Thị Xuân 2021000575 Nguyễn Nhật Duy 2021003866 Nguyễn Thị Diệu Linh 2021008285 Ngô Quang Thái 2021008338

i

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm tác giả xin cam đoan bài tiểu luận kết thúc môn với đề tài: “ Xây dựng thương hiệu OFÉLIA trên phương tiện kỹ thuật số ” được chính các thành viên trong nhóm tác giả thực hiện bằng thực lực khả năng của mình cùng sự giảng dạy của là TS. Bảo Trung. Bài tiểu luận là thành quả từ quá trình nghiên cứu, tìm tòi và học hỏi của nhóm tác giả. Tuy nhiên, trong bài nhóm tác giả cũng đã sử dụng một số nguồn tài liệu tham khảo và đã được trích dẫn nguồn rõ ràng cho từng phần trong bài và được tổng hợp tất cả rõ ràng tại phần Tài liệu tham khảo. Nhóm tác giả xin phép chịu trách nhiệm hoàn toàn về lời cam đoan này trước bộ môn, khoa và nhà trường. Nhóm tác giả

BẢNG PHÂN CÔNG ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC NHÓM

Họ và tên MSSV Chi tiết nội dung Đánh giá mức độ hoàn thành (%) Nguyễn Ngọc Khánh

‒ Phân tích bộ top keywords cho thương hiệu ‒ Giới thiệu tổng quát về OFÉLIA và môi trường kinh doanh ‒ Tổng hợp nội dung và chỉnh sửa

Trương Thị Xuân

‒ Tổng hợp nội dung và chỉnh sửa ‒ Lập kế hoạch truyền thông mạng xã hội trên fanpage và Youtube

Nguyễn Nhật Duy

‒ Phân tích nội dung thiết kế website thương hiệu ofélia

Nguyễn Thị Diệu Linh

‒ Viết 1 content đăng trên page thương hiệu với mục đích chia sẻ kiến thức ‒ Phân tích nội dung thiết kế website thương hiệu ofélia

Ngô Quang Thái

‒ Tổng hợp nội dung và chỉnh sửa ‒ Đánh giá website thương hiệu ofélia thông qua kỹ thuật seo onpage và offpage

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................

BẢNG PHÂN CÔNG ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC NHÓM...............................................ii MỤC LỤC...........................................................................................................................iii DANH MỤC BẢNG...........................................................................................................vi

Phụ lục II: BÁO CÁO KIỂM TRA ĐẠO VĂN................................................................h

TÓM TẮT

OFÉLIA, một thương hiệu mỹ phẩm hiện đại đến từ Mỹ, được sản xuất tại xứ sở Hàn Quốc đã vươn lên với nhiệm vụ xóa mờ khoảng cách rộng lớn giữa vẻ đẹp phương Tây và phương Đông bằng việc khẳng định một thương hiệu chất lượng, xinh đẹp,độc đáo và đáng tin cậy. OFÉLIA không chỉ đơn thuần là một thương hiệu mỹ phẩm, mà còn đích thị sự giúp đỡ cho những người phụ nữ trong việc tìm kiếm thỏi son hoàn hảo nhất cho riêng mình, thậm chí còn giúp đỡ các cô gái tìm thấy niềm đam mê mà mình đang đánh mất hay truyền năng lượng để tiếp thêm động lực theo đuổi đam mê. Trong thời đại 4.0 cùng sự phát triển vượt bậc của công nghệ - kỹ thuật số, , các doanh nghiệp đã tập trung chuyển hướng thương hiệu của họ vào không gian kỹ thuật số, để thu hút sự chú ý của những khách hàng mục tiêu. OFÉLIA đã khôn khéo áp dụng những tiến bộ kỹ thuật số để xây dựng và phát triển thương hiệu của mình trên nền tảng kỹ thuật số, tiếp cận người tiêu dùng một cách hiệu quả và gần gũi hơn. Đồng thời, bài báo cáo này sẽ tiết lộ cách mà OFÉLIA đã định hình thương hiệu của mình trên không gian kỹ thuật số, thông qua việc sử dụng những phương pháp độc đáo và cách thức sáng tạo, nhằm tạo nên một dấu ấn độc đáo cho thương hiệu này.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ OFÉLIA

1.1. VỀ THƯƠNG THIỆU

OFÉLIA có xuất xứ thương hiệu từ Mỹ với tên gọi chính xác là OFÉLIA Los Angeles và được sản xuất tại xứ sở Hàn Quốc xinh đẹp – thiên đường của mỹ phẩm. OFÉLIA trong tiếng Hy Lạp là giúp đỡ, ngoài ra nó cũng có nghĩa là đẹp. Hình 1 : 1 Logo thương hiệu OFÉLIA Hai giá trị lớn nhất mà OFÉLIA mang lại, đó là sự tự tin và tôn vinh sự đa dạng, về cả màu da, giới tính và cả phong cách. Đây là những giá trị mà bạn trẻ nào cũng nên có. Để thể hiện được những giá trị đó, ngay từ những bộ ảnh đầu tiên, OFÉLIA đã mời nhiều người mẫu nam nữ, với nhiều tông da khác nhau cùng thể hiện bộ sưu tập của mình.

1.2. TẦM NHÌN, SỨ MỆNH

Tầm nhìn trong khoảng 3-4 năm qua, thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam tăng trưởng rất nhanh, trong khi các thị trường lớn như Mỹ và Hàn Quốc thì đã bão hoà. Hơn nữa, người tiêu dùng Việt Nam hiện tại cũng bắt đầu chú trọng việc trang điểm. Họ quan tâm đến sản phẩm khác như kẻ mắt, má hồng, kem nền, … cũng như các kỹ năng trang điểm nâng cao hơn. Sứ mệnh của OFÉLIA là lấp đầy khoảng cách lớn giữa vẻ đẹp phương Tây và châu Á bằng cách thiết lập một thương hiệu độc đáo, hiện đại và uy tín với các sản phẩm lai tạo dành cho thế hệ thiên niên kỷ châu Á năng động. Sự kết hợp này không chỉ giữa phong cách trang điểm phương Tây và châu Á mà còn giữa giá cả và chất lượng cao cấp của sản phẩm.

tại xứ sở Hàn Quốc, đảm bảo mang đến trải nghiệm làm đẹp hoàn hảo cho mọi người tại Việt Nam. Những sản phẩm của OFÉLIA không chỉ đẹp mà còn "đẹp" từ bên trong. Chúng tôi kiên quyết nói không với việc thử nghiệm sản phẩm trên cơ thể động vật, khẳng định cam kết tôn trọng và bảo vệ quyền sống của mọi loài vật. Sứ mệnh của chúng tôi không chỉ đơn thuần là làm đẹp bên ngoài mà còn đem đến vẻ đẹp đích thực, đầy tự tin từ tâm hồn.

1.4. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ (PESTEL)

1.4.1. Môi trường nhân khẩu học Dân số Việt Nam đang đứng thứ 15 trên thế giới trong bảng xếp hạng các nước và vùng lãnh thổ. Dân số của nước ta hiện là 99.072.647, được tính vào 28/08/ theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc và chiếm 1,25% dân số trên toàn thế giới. Mật độ dân số của nước ta là 317 người/km2, tổng diện tích đất là 310.060km2, trong đó 37,34% dân số sống ở thành thị (36.346.227 người/km2), còn lại sống ở nông thôn và các vùng núi cao. Độ tuổi trung bình ở Việt Nam là 32.9 tuổi. Theo phân tích của các chuyên thì thì thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” sẽ kết thúc vào 2040, nhóm dân số trong độ tuổi từ 15 - 24 tuổi chiếm đa số lên tới 70% dân số. Qua đó cho thấy được tiềm năng phát triển của công ty trong nhiều năm tới khi mà lượng người tiêu dùng trẻ khá dồi dào. Đặc biệt top 4 các sản phẩm được người tiêu dùng chú ý là: son môi, kẻ mày, kem che khuyết điểm và phấn nền.

Hình 1 : 3 Những món đồ trang điểm phổ biến theo độ tuổi Nguồn: https://qandme.net/ Thu thập bình quân đầu người của người dân Việt Nam năm 2019 vào khoảng 242 USD/tháng ~ 5,5 triệu đồng/tháng, trong khi thu nhập bình quân ngành sản xuất khoảng 238 USD. Tuy nhiên theo báo cáo của Cục thống kê Việt Nam, dưới tác động rất lớn của dịch bệnh, nền kinh tế Việt Nam vẫn mạnh mẽ, đưa mức GDP 9 tháng đầu năm 2020 của nước ta tăng trưởng 2,12%, vậy mức thu nhập bình quân của người dân nước ta tăng nhẹ lên 247 USD ~ 5,6 triệu đồng/tháng. Theo khảo sát của Q&Me về xu hướng tiêu dùng mỹ phẩm tại Việt Nam 2020, chỉ ra phụ nữ ở các thành phố lớn như TP.HCM và Hà Nội sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho mỹ phẩm chăm sóc da và sản phẩm trang điểm. TP.HCM vượt xa những khu vực khác với mức chi tiêu trung bình cho các sản phẩm chăm sóc da đạt 299. đồng. Nhóm có kinh phí chăm sóc da cao nhất là từ 23-29 tuổi trong khi những người có thu nhập hàng tháng trên 20 triệu là đối tượng chính sử dụng sản phẩm skincare. (Q&Me, 2020) 1.4.2. Môi trường văn hóa – xã hội Ngày nay, người tiêu dùng ngày càng chú trọng hơn đến hình ảnh bản thân và coi việc chăm sóc, làm đẹp là một nhu cầu thiết yếu, đặc biệt là phụ nữ. Hơn nữa, kể từ khi internet trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta, một lượng lớn các kênh tiếp thị như blog trực tuyến, tạp chí trực tuyến, các trang mạng xã hội, tiếp thị người có ảnh hưởng, … đã rất hiệu quả trong việc thuyết phục chúng ta

Hình 1 : 5 Tần suất trang điểm Nguồn: https://qandme.net/ Khi quyết định mua sản phẩm, điều đầu tiên mà khách hàng quan tâm đó chính là xuất xứ của sản phẩm. Thông thường, khách hàng có xu hướng lựa chọn những sản phẩm son môi từ Hàn Quốc hay từ Mỹ và châu Âu bởi thói quen tiêu dùng của người chúng ta đó là sính ngoại, và thật sự thì sản phẩm làm đẹp đến từ các quốc gia này rất nổi tiếng. Các khảo sát về xu hướng tiêu dùng mỹ phẩm năm 2019 – 2020 khác cũng cho thấy, những yếu tố được khách hàng ưu tiên nhất để ra quyết định chọn mua mỹ phẩm là chất lượng sản phẩm, niềm tin đối với thương hiệu và sự gắn bó của thương hiệu tại thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, văn hóa và xu hướng là những yếu tố quan trọng lý giải cho lợi thế của mỗi nhãn hàng ở từng thị trường khác nhau. Các hãng mỹ phẩm đến từ châu Âu thường thực dụng, áp dụng các chương trình khuyến mại mua hàng tích điểm, đổi quà. Trong khi, các nhãn châu Á thiên về độ gần gũi, chăm sóc tinh thần cá nhân. 1.4.3. Môi trường công nghệ “Biosynthetic” là khái niệm để chỉ những thành phần mỹ phẩm hoặc những sản phẩm kết hợp được cả hai yếu tố là thiên nhiên và công nghệ cao. Đây được cho là sẽ trở thành xu hướng quan trọng trong ngành chăm sóc cá nhân ở tương lai rất gần, vì nó thừa hưởng cả yếu tố thiên nhiên, khoa học, mà lại thân thiện với người tiêu dùng. Nguyên liệu “biosynthetic” được coi là thân thiện với môi trường và thay thế được cho các thành phần từ dầu mỏ. Ngày nay, khoa học và công nghệ đang phát triển theo hướng có lợi hơn đối với thiên nhiên và môi trường, và cùng với đó, các thành phần

“biosynthetic” (mặc dù là thành phần nhân tạo) dần chiếm được thiện cảm của người tiêu dùng mỹ phẩm. Ngày nay, một số doanh nghiệp đang áp dụng công nghệ mới để thay đổi cách người tiêu dùng mua các sản phẩm trang điểm và chăm sóc da. L’Oreal đang sử dụng Tương tác thực tế ảo (AR) và Trí tuệ nhân tạo (AI) cho phép khách hàng ở 150 quốc gia kiểm tra hàng hóa từ 36 thương hiệu trước khi mua. Cụ thể hơn, công ty con Lancome của L'Oreal đã đưa ra một loại máy đánh nền tùy chỉnh có tên là Le Teint Specificulier có thể tìm ra tông nền phù hợp cho làn da của bạn bằng cách sử dụng AI. 1.4.4. Môi trường kinh tế Không chỉ riêng Việt Nam mà hầu hết các nước trên thế giới, nền kinh tế đều chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19. Tại nước ta, nền kinh tế chịu ảnh hưởng không nhỏ nhưng vẫn có thể chống chịu được. Tác động y tế ban đầu của dịch bệnh không nghiêm trọng như nhiều quốc gia khác, nhờ có các biện pháp đối phó chủ động ở cả cấp trung ương và địa phương. Kinh tế vĩ mô và tài khóa ổn định với mức tăng trưởng GDP đạt 1,8% trong nửa đầu năm 2020, dự kiến đạt 2,8% vào cuối năm. Việt Nam là một trong số ít quốc gia không dự báo suy thoái kinh tế, nhưng tốc độ tăng trưởng dự kiến năm nay thấp hơn nhiều so với dự báo trước khủng hoảng là 6- 7%. Trong chín tháng đầu năm 2020, nền kinh tế tăng trưởng 2,1%, dù thấp hơn nhiều so với mức tăng 7% trong cùng kỳ năm 2019, nhưng vẫn là một kết quả ấn tượng trong bối cảnh dịch COVID-19 trên toàn cầu. Mặt khác, bình quân quý III năm 2020, chỉ số tiêu dùng (CPI) tăng 3,18% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 9 tháng năm 2020, CPI tăng 3,85% so với cùng kỳ năm 2019. Như vậy có thể thấy, mặc dù cho tới thời điểm này, lạm phát tăng 2,59% so với cùng kỳ năm 2019 (lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản) nhưng vẫn đang được kiểm soát tốt, khi mà CPI bình quân 9 tháng vẫn tăng thấp hơn mục tiêu 4% đề ra. Điều này cho thấy kinh tế Việt Nam đang trong quá trình tăng trưởng, sức mua của người dân tăng, đó là những tín hiệu rất lạc quan. (Hạnh) Thị trường mỹ phẩm Việt Nam hiện có doanh thu khoảng 15000 tỷ đồng một năm (xấp xỉ 700 triệu USD). Theo Nielsen mức chi trả của người tiêu dùng Việt cho mỹ phẩm chứa nhiều, chỉ khoảng 4 USD mỗi người một tháng. Tuy nhiên, Việt Nam là một trong những thị trường mỹ phẩm tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á. Đồng thời với việc ưu tiên sử dụng mỹ phẩm ngoại của người Việt thì đây chính là