Đề tiểu luận kết thúc học phần
Môn: Triết học Mác – Lênin
1. Phân tích cơ sở lý luận và những nội dung chính của nguyên tắc toàn diện.
Vận dụng nguyên tắc toàn diện/ quan điểm toàn diện để phân tích công cuộc đổi
mới về kinh tế hoặc chính trị ở Việt Nam (lựa chọn 1 vấn đề cụ thể để phân tích và
đánh giá).
2. Phân tích mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Đánh giá hiệu
quả quá trình vận dụng mối quan hệ này trong công cuộc đổi mới về văn hóa tại
Việt Nam (lựa chọn 1 vấn đề cụ thể để phân tích và đánh giá).
3. Có nhận định cho rằng “Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, tiến kịp và
ứng dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ của nhân loại trong xây dựng đất
nước là một trong những phương hướng, nhiệm vụ hàng đầu của nước ta trong giai
đoạn sắp tới”. Anh/chị có đồng tình với quan điểm này không? Phân tích trên cơ sở
lý luận và những luận điểm chính của quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản
xuất và lực lượng sản xuất.
4. Có quan điểm cho rằng lịch sử xã hội là do các bậc vua chúa, các đảng
cầm quyền và các cá nhân xuất sắc quyết định. Anh/chị có đồng ý với quan điểm
này không? Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về con người và vai
trò của quần chúng nhân dân để trả lời. Liên hệ với thực tiễn của công cuộc cách
mạng ở Việt Nam.
5. Câu nói “Mong kinh tế như hôm nay, còn đạo đức trở lại như ngày xưa”
phản ánh thực trạng gì trong đời sống chính trị, pháp luật, đạo đức tại Việt Nam?
Phân tích nguyên nhân của thực trạng này trên cơ sở vận dụng mối quan hệ giữa
tồn tại xã hội – ý thức xã hội và cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.