






















Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
Bài nghiên cứu giúp tìm hiểu rõ cách thức quả trị nguồn nhân lực tại doanh nghiệp
Typology: Essays (university)
Limited-time offer
Uploaded on 07/30/2020
5
(2)1 document
1 / 30
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
On special offer
Giảng viên HD: Khương Thị Huế Sinh viên thực hiện: Đinh Quang Vinh Mã số sinh viên: 1823401010632 Lớp: D18QT Ngành: Quản trị kinh doanh Bình Dương, tháng 07 năm 2020
Tên học phần: Quản trị thương hiệu Học kỳ/ Năm học: Học kỳ II/ Năm 2020 Họ & Tên sinh viên: Đinh Quang Vinh Tên đề tài: Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty thời trang Ivy Moda Bình Dương Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ (Cho điểm vào vô trống, thang điểm 10/10) STT Tiêu chí đánh giá Điểm tối đa Điểm đánh giá 1 Cấu trúc đề án 2. 2 Nội dung đề án 5. 3 Văn phạm & trình bày nội dung đề án
4 Định dạng bài viết 1. Tổng cộng Thủ Dầu Một, ngày…….tháng…….năm 2020 Cán bộ chấm
1. Lý do chọn đề tài Con người đóng vai trò quan trọng nhất trong tất cả các hoạt động của tổ chức. Quản trị con người được các nhà quản trị từ cổ chí kim đến nay đặt lên hàng đầu. Nó là chìa khóa của sự thành công cho các doanh nghiệp. Trong các cách để tạo ra năng lực cạnh tranh của công ty, thì lợi thế thông qua con người được xem là yếu tố căn bản. Con người được xem là nguồn lực căn bản và có tính quyết định của mọi thời đại. Nguồn lực từ con người là yếu tố bền vững và khó thay đổi nhất trong mọi tổ chức. Bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức nào muốn tồn tại và đứng vững trong cạnh tranh đều phải xem nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản và hết sức quan trọng. Do đó, vai trò của quản trị nguồn nhân lực là giúp cho doanh nghiệp, tổ chức đạt được mục tiêu trong công việc. Quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp, tổ chức một khi được xây dựng đúng sẽ mang lại nhiều lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp. Cụ thể, nó giúp cho doanh nghiệp, tổ chức chủ động thấy trước được các khó khăn và tìm biện pháp khắc phục; xác định rõ khoảng cách giữa tình trạng hiện tại và định hướng tương lai; tăng cường sự tham gia của những người quản lý trực tuyến vào quá trình quản trị nguồn nhân lực; nhận rõ các hạn chế và cơ hội của nguồn nhân lực trong tổ chức... Với vị thế đó, quản trị nguồn nhân lực được coi là công tác không thể thiếu trong hoạt động quản trị của doanh nghiệp. Hơn thế nữa trong nền kinh tế thị trường cùng với sự cạnh tranh gay gắt hiện nay các doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển sản xuất luôn phải nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá chi phí sản xuất, nâng cao uy tính nhằm đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Vì vậy với tư cách là công cụ quản lí quan trọng cần thiết bộ phận nhân lực càng được khai thác tối đa sức mạnh và linh hoạt nhằm hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lí của nhà quản trị. Đó là lí do em chọn nghiên cứu “Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty thời trang Ivy Moda Bình Dương “
duy trì, phát triển và sử dụng có hiệu quả yếu tố con người trong tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp. 1.1.2 Vai trò của công tác quản trị nguồn nhân lực Quản trị nguồn nhân lực sẽ giúp cho các nhà quản trị học được cách giao tiếp với người khác, biết cách đặt câu hỏi và biết cách lắng nghe, biết cách tìm ra ngôn ngữ chung với nhân viên, biết cách đánh giá nhân viên chính xác, biết cách lôi cuốn nhân viên say mê với công việc và tránh được những sai lầm trong việc tuyển chọn, sử dụng lao động để nâng cao chất lượng thực hiện công việc và nâng cao hiệu quả của tổ chức. 1.2 Nội dung cơ bản của quản trị nguồn nhân lực 1.2.1. Hoạch định nguồn nhân lực Hoạch định nguồn nhân lực là quá trình nghiên cứu, xác định nhu cầu nguồn nhân lực, đưa ra các chính sách và thực hiện các chương trình, hoạt động đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ nguồn nhân lực với các phẩm chất, kỹ năng phù hợp để thực hiện công việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. 1.2.2. Thiết kế và phân tích công việc. Thiết kế và phân tích công việc là quá trình xác định, xem xét, khảo sát những nhiệm vụ và những hành vi liên quan đến một công việc cụ thể. 1.2.3. Tuyển dụng nhân viên Tuyển dụng nhân viên là quá trình thu hút khuyến khích những công dân có đủ tiêu chuẩn từ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp tham dự tuyển vào các chức danh cần thiết trong doanh nghiệp. Những người đáp ứng đủ tiêu chuẩn đề ra được tuyển chọn vào làm việc. 1.2.4. Bố trí nhân lực Bố trí nhân lực là sắp xếp người lao động vào đúng vị trí, đúng công việc, phù hợp với khả năng của người lao động. Đây là việc quan trọng nhất đối với các nhà quản lý, vì việc bố trí sắp xếp này quyết định phần lớn kết quả làm việc của người lao động và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. 1.2.5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Trong sự nghiệp, sức lao động là một tài nguyên vô cùng quý giá; Đó là hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền sản xuất hiện đại và
sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, công nghệ, các doanh nghiệp phải thường xuyên đào tạo và phát triển lực lượng lao động của mình. 1.2.6. Tiền lương và tiền thưởng. Tiền lương được hiểu là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi họ hoàn thành công việc theo thỏa thuận được ghi trong hợp đồng. Tiền lương được hiểu là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi họ hoàn thành công việc theo thỏa thuận được ghi trong hợp đồng. 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công quản trị nguồn nhân lực 1.3.1. Các nhân tố khách quan
Doanh nhân Vũ Anh: (Nguồn: Ivymoda) IVY moda xây dựng chiến lược phát triển để làm sao khi các hãng thời trang nước ngoài vào Việt Nam mình vẫn có thể cạnh tranh được. Lúc này, ngành công nghiệp thời trang đang manh nha như của Việt Nam sẽ rất vất vả. Những thành công của Ivy Moda nhờ rất lớn vào những sản phẩm thiết kế của hãng, đây là thương hiệu thời trang dành cho phụ nữ và nhờ vào những thiết kế đơn giản thì hãng đã có được lượng khách hàng trung thành cho mình. Tất cả nhờ rất nhiều vào chiến lược Marketing của Ivy Moda biến hàng trở thành thương hiệu được yêu thích của phái đẹp tại thị trường thời trang Việt. Ivy moda là thương hiệu thời trang thuần Việt với CEO lẫn nhà thiết kế đều là người Việt, hơn nữa thị trường hãng nhắm tới là nội địa và đối tượng là phụ nữ. Chính vì thế, hãng rất tập trung vào những thiết kế của mình, khi người tiêu dùng Việt ngày càng chú
trọng vào chất lượng sản phẩm. Sức cạnh tranh của Ivy moda còn được đẩy lên cao khi hàng loạt các thương hiệu quốc tế tấn công vào thị trường Việt, thế nhưng với gu thời trang phong cách, cùng với đó chiến lược Marketing của Ivy moda tài tình, target vào những người có tiềm lực tài chính khá nên những sản phẩm làm ra cũng phải chất lượng, cao cấp và hợp gu với họ. Fashion Runway 2015, IVY moda mang tới 30 sản phẩm thuộc bộ sưu tập Poppy – với họa tiết sáng tạo độc quyền, đây cũng là những sản phẩm chủ đạo trong mùa xuân hè năm nay của thương hiệu. Không chỉ mang lại nhiều dấu ấn cảm xúc cho khán giả trong buổi trình diễn, bộ sưu tập này còn góp thêm một gam màu mới mẻ và ấn tượng cho mùa thời trang Xuân Hè. Đây được coi là bộ sưu tập thành công nhất của Ivy moda giúp danh tiếng của hãng được đây lên cao nhất, có thể thấy được rằng sản phẩm chính là “nòng cốt” giúp hãng đạt được những thành tựu rất lớn trên thị trường thời trang Việt. Những năm gần đây, hãng cũng tổ chức những show diễn thời trang theo mùa kết hợp với các chương trình thời trang trên đài truyền hình, những bộ sưu tập này của Ivy được hãng làm vớinhững chất liệu tốt nhất và gây sự thoải mái tới khách hàng.
Địa chỉ: IVYmoda 470 Đại lộ Bình Dương, P. Hiệp Thành, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương Điện thoại: 0274 388 7818 Email: ivymoda@gmail.com 2.1.2 : Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 2.1.2.1 : Sơ đồ bộ máy tổ chức Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất cũng như quy mô sản xuất công ty đã tổ chức bộ máy quản lí một cấp, giám đốc đứng đầu và điều hành trực tiếp đến từng phân xưởng, giúp việc cho giám đốc là phó giám đốc và các phòng ban chức năng. Thông qua việc trợ giúp của các Phó giám đốc và các phòng ban chức năng, giám đốc có thể nắm bắt được tình hình sản xuất của phân xưởng, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. (Nguồn: Ivy Moda) 2.1.3: Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban Đứng đầu là giám đốc có vai trò chủ chốt, thay mặt công ty chịu trách nhiệm pháp lí đối với nhà nước và hoạt động kinh doanh. *Phó giám đốc:
-Chịu sự quản lí, chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, kiểm tra bảng thiết kế của sản phẩm, hướng dẫn thực hiện sản xuất sản phẩm và kiểm tra tiến độ sản xuất, an toàn lao động, xử lí thay đổi thiết kế trong điều kiện cho phép. -Quản lí phòng kỷ thuật: là bộ phận chuyên môn kiểm tra kỷ thuật cho sản phẩm, máy móc, thiết bị, thẩm định và theo dõi chất lượng của sản phẩm. -Quản lí, hoạch định chiến lược trước mắt và lâu dài về công tác kỷ thuật, xây dựng, duy trì và phát triển hệ thống chất lượng của công ty.
vào sử dụng và lưu trữ hồ sơ hoàn công. Phối hợp cùng các phòng ban thực hiện công tác nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng kinh tế. Giám sát, theo dõi kiểm tra phát hiện kịp thời những sự cố kỹ thuật trong quá trình thi công và đề xuất các phương án xử lý trình Giám đốc phê duyệt cho các đơn vị thực hiện. Chủ động quan hệ với các đơn vị tư vấn, các cơ quan khoa học kỹ thuật của ngành của địa phương để nắm bắt những thông tin về khoa học và kỹ thuật mới áp dụng vào tình hình thực tế tại Công ty. Tham mưu cho Giám đốc về việc tổ chức quản lý, chỉ đạo công tác khoa học công nghệ và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và đầu tư phương tiện, thiết bị. Tham gia Hội đồng tổ chức đấu thầu, lập hồ sơ yêu cầu cùng với tổ chuyên gia phân tích hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự thầu do Công ty làm chủ đầu tư và thực hiện. Lập và soát xét hồ sơ mời thầu phần yêu cầu kỹ thuật và tham gia tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu. Lập hồ sơ dự thầu và tham gia đấu thầu xây lắp các công trình. Phối hợp cùng các phòng ban nghiệp vụ, đơn vị trực thuộc trong công tác tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, công tác thi nâng bậc công nhân hàng năm. Tổng hợp báo cáo kịp thời về công tác chuyên môn theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Lãnh đạo yêu cầu. c/ Quyền hạn: Được quyền yêu cầu các đơn vị trong Công ty phối hợp và quan hệ với các cơ quan có liên quan để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định. Được quyền tham gia góp ý kiến và đề xuất giải pháp thực hiện các lĩnh vực hoạt động của Công ty; Ký các văn bản hành chính và nghiệp vụ theo quy định của pháp luật và của Công ty để thực hiện các công việc được phân công và theo sự ủy quyền của Giám đốc; Được tham gia việc bố trí, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ nhân viên thuộc phòng và đề xuất với Giám đốc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn đối với những nhân viên trực thuộc phòng không hoàn thành nhiệm vụ được giao; Được phép cử cán bộ của phòng tham gia các tổ chức do Giám đốc ký quyết định thành lập. Được quyền sử dụng các trang thiết bị, phương tiện của Công ty vào mục đích phục vụ công tác để hoàn thành các nhiệm vụ nêu trên;
Được quyền từ chối thực hiện những nhiệm vụ do lãnh đạo giao nhưng không phù hợp với quy định của pháp luật và quy trình thực hiện công việc đó; d/ Trách nhiệm: Xây dựng trình Giám đốc kế hoạch và chương trình làm việc của đơn vị mình được quy định tại mục a, đảm bảo đúng quy định, chất lượng và hiệu quả của công tác tham mưu; Bảo đảm tuân thủ theo quy định của Công ty và pháp luật của Nhà nước trong quá trình thực hiện công việc; Thường xuyên báo cáo Giám đốc việc thực hiện các nhiệm vụ được giao; Bảo quản, lưu trữ, quản lý hồ sơ tài liệu, …thuộc công việc của phòng theo đúng quy định, quản lý các trang thiết bị, tài sản của đơn vị được Công ty giao; Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ nêu trên; Phòng Kinh Tế a/ Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc quản lý các lĩnh vực sau:
Kiểm tra định kỳ về công tác kế toán, thực hiện chế độ chính sách, kỷ luật thu chi tài chính, kế toán vốn và các loại tài sản khác trong toàn công ty nhằm thực hiện đúng các chế độ chính sách của Nhà nước đã quy định. Tham gia kiểm tra quyết toán năm của các đơn vị trực thuộc. Tham gia soạn thảo, thẩm định hồ sơ, theo dõi, kiểm tra tiến độ giải ngân, thanh quyết toán đối với các hợp đồng kinh tế trong Công ty cũng như nguồn vốn đầu tư cho các dự án, các công trình do Công ty làm chủ đầu tư và thực hiện. Chủ trì phối hợp các phòng ban thực hiện công tác nghiệm thu thanh quyết toán theo đúng quy định. Là đầu mối phối hợp với các phòng, ban tham mưu, đơn vị thành viên trong việc mua sắm, thanh lý, nhượng bán…tài sản của Công ty. Tham gia tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Lãnh đạo yêu cầu. c/ Quyền hạn: Được quyền yêu cầu các đơn vị trong Công ty phối hợp và quan hệ với các cơ quan có liên quan để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định. Được quyền tham gia góp ý kiến và đề xuất giải pháp thực hiện các lĩnh vực hoạt động của Công ty; Ký các văn bản hành chính và nghiệp vụ theo quy định của pháp luật và của Công ty để thực hiện các công việc được phân công và theo sự ủy quyền của Giám đốc; Được tham gia việc bố trí, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ nhân viên thuộc phòng và đề xuất với Giám đốc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn đối với những nhân viên trực thuộc phòng không hoàn thành nhiệm vụ được giao; Được phép cử cán bộ của phòng tham gia các tổ chức do Giám đốc ký quyết định thành lập. Được quyền sử dụng các trang thiết bị, phương tiện của Công ty vào mục đích phục vụ công tác để hoàn thành các nhiệm vụ nêu trên; Được quyền từ chối thực hiện những nhiệm vụ do lãnh đạo giao nhưng không phù hợp với quy định của pháp luật và quy trình thực hiện công việc đó; d/ Trách nhiệm:
Xây dựng trình Giám đốc kế hoạch và chương trình làm việc của đơn vị mình được quy định tại mục a, đảm bảo đúng quy định, chất lượng và hiệu quả của công tác tham mưu; Bảo đảm tuân thủ theo quy định của Công ty và pháp luật của Nhà nước trong quá trình thực hiện công việc; Thường xuyên báo cáo Giám đốc việc thực hiện các nhiệm vụ được giao; Bảo quản, lưu trữ, quản lý hồ sơ tài liệu, …thuộc công việc của phòng theo đúng quy định, quản lý các trang thiết bị, tài sản của đơn vị được Công ty giao; Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ nêu trên; 2.1.4 Các mặt hàng của công ty đang thực hiện 4 dòng sản phẩm chính của Ivy moda là: -IVY moda – thời trang xu hướng -IVY You – thời trang dạo phố -Senora – thời trang dạ hội -IVY Accessorize – dòng sản phẩm phụ kiện hướng tới nhiều nhóm khách hàng 2.2 Phân tích hiện trạng hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Công ty thời trang Ivy Moda Bình Dương Con người là yếu tố quan trọng nhất tạo nên thành công của Ivy Moda.Với một đội ngũ các nhân viên chuyên nghiệp, có kỹ năng nghề nghiệp cao và kinh nghiệm dồi dào, công ty đã khẳng định được vị thế của mình trên toàn quốc và thế giới. Do vậy, Công ty đang nỗ lực hêt mình đào tạo một đội ngũ nhân viên theo đúng mục tiêu đã đặt ra, có những chương trình hỗ trợ đội ngũ nhân viên của mình phát triển các kỹ năng nghề nghiệp và trình độ quản lý. Quan trọng hơn, đội ngủ các nhà lãnh đạo cố gắng tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp để các nhân viên phát huy tối đa năng lực cá nhân, có cơ hội phát triển nghề nghiệp. Nỗ lực xây dựng một thương hiệu hàng đầu gắn với một môi trường văn hoá doanh nghiệp điểm hình. Môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại,