Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Đề giữa kỳ quản trị tài chính công ty đa quốc gia UEL, Exams of Financial Management

Câu 1: a. Cho biết quá trình mở rộng thị trường nước ngoài của một công ty đa quốc gia, cho ví dụ cụ thể cho từng bước. b. Phân biệt ưu và nhược điểm của Công ty đa quốc gia theo chiều ngang và Công ty đa quốc gia theo chiều dọc, cho ví dụ của từng trường hợp cấu trúc của công ty đa quốc gia. Câu 2: Anh chị hãy dùng báo cáo tài chính và các thông tin khác trên Internet (có dẫn nguồn) để phân tích sơ bộ tình hình kinh doanh và phân tích các tỷ số tài chính của 1 công ty thuộc VN30 trên HOSE.

Typology: Exams

2020/2021

Uploaded on 03/27/2022

SterlingLe
SterlingLe 🇻🇳

4.5

(2)

1 document

1 / 19

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
1
HỌ TÊN: LÊ THỊ CẪM TÚ
MSSV: K184081048
LỚP: K18408
GVHD: Thầy PHÙNG TUẤN THÀNH
QUẢN TRỊ TÀI
CHÍNH CÔNG TY
ĐA QUỐC GIA BÀI GIỮA KỲ 1
NĂM HỌC 2021-2022
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13

Partial preview of the text

Download Đề giữa kỳ quản trị tài chính công ty đa quốc gia UEL and more Exams Financial Management in PDF only on Docsity!

HỌ TÊN: LÊ THỊ CẪM TÚ

MSSV: K

LỚP: K

GVHD: Thầy PHÙNG TUẤN THÀNH

QUẢN TRỊ TÀI

CHÍNH CÔNG TY

ĐA QUỐC GIA

BÀI GIỮA KỲ 1

NĂM HỌC 2021-

ĐỀ BÀI Câu 1: a. Cho biết quá trình mở rộng thị trường nước ngoài của một công ty đa quốc gia, cho ví dụ cụ thể cho từng bước. (2 điểm). b. Phân biệt ưu và nhược điểm của Công ty đa quốc gia theo chiều ngang và Công ty đa quốc gia theo chiều dọc, cho ví dụ của từng trường hợp cấu trúc của công ty đa quốc gia. (1 điểm). Câu 2: Anh chị hãy dùng báo cáo tài chính và các thông tin khác trên Internet (có dẫn nguồn) để phân tích sơ bộ tình hình kinh doanh và phân tích các tỷ số tài chính của 1 công ty thuộc VN30 trên HOSE. (7 điểm).

  • Cấp phép: Lúc này, Vinamilk có thể cấp phép về quy trình sản xuất. Vừa tự

sản xuất cho mình; vừa thu mua đối thủ cạnh tranh và cấp phép để có thể

sản xuất sản phẩm, hoặc để có thể bán hàng; vừa tạo ra hệ thống sản xuất

theo chuỗi giá trị của nó. Nâng cao quy mô công ty vì tận dụng được những

ưu thế của các nhà sản xuất địa phương. Cần lưu ý về vấn đề kiểm soát

chất lượng sản phẩm.

b. Ưu và nhược điểm của công ty đa quốc gia theo chiều ngang và chiều

dọc:

  • Công ty đa quốc gia theo chiều ngang: Là công ty mà thâu tóm đối thủ cạnh

tranh của nó trong cùng ngành nghề để mở rộng quy mô thị trường của

mình. Ví dụ: Công ty sữa Vinamilk thâu tóm công ty sữa Mộc Châu.

  • Công ty đa quốc gia theo chiều dọc: Là công ty mà thâu tóm các nhà cung

ứng, các đơn vị out sourcing, các nhà bán buôn để tạo ra 1 chuỗi giá trị riêng

cho chính nó. Ví dụ: Công ty chế biến thủy sản Hùng Vương thâu tóm đơn vị

cung cấp giống cá, thức ăn cho cá, thâu tóm công ty chế biến, các chuỗi cửa

hàng, …

So sánh ưu và nhược điểm của công ty đa quốc gia theo chiều ngang và dọc

Nội dung Ưu điểm Nhược điểm

  • Tốn rất nhiều chi phí

thâu tóm

  • Bị rơi vào “Thế độc

quyền”. Dẫn đến bị

chính phủ kìm chặt.

  • Tạo lợi thế về quy mô
  • Làm chủ thị trường,

trở thành người quy

định giá, lợi nhuận cao

hơn.

Theo chiều ngang

Theo chiều dọc

Dễ rơi vào tình trạng

“Chuyển giá”.

  • Bị chính phủ siết chặt

để ngăn không cho

chuyển giá.

  • Bị phạt, truy thu thuế

nếu chuyển giá.

Tiết kiệm một khoản chi

phí sản xuất khổng lồ

do đã làm chủ tất cả

các khâu

Dù là theo chiều dọc hay chiều ngang đều có những ưu và nhược điểm riêng.

Tùy vào từng công ty cụ thể mà lựa chọn cho phù hợp với mình. Tuy nhiên,

thường các công ty sẽ giữ ở một mức độ chấp nhận được, không để tình trạng

quá nghiêm trọng dẫn đến bị xử lý.

Câu 2: Phân tích sơ bộ tình hình kinh doanh và phân tích các tỷ số tài chính

của Tập đoàn VINGROUP - CTCP (HOSE: VIC)

1. Sơ lược về Vingroup

Vingroup là tập đoàn doanh nghiệp lớn của Việt Nam. Lĩnh vực ban đầu

mà doanh nghiệp này hoạt động chính là thực phẩm.

Hiện tại, Vingroup kinh doanh rất đa dạng lĩnh vực: Bất động sản; Giáo

dục; Khu nghỉ dưỡng, giải trí; Bán lẻ; Công nghiệp; Công nghệ; Nông

nghiệp; Y tế.

2. Phân tích tình hình kinh doanh và các tỷ số tài chính

Bảng 2.1 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Đơn vị tính: Tỷ VNĐ CHỈ TIÊU 2018 2019 2020 6/2020 6/ Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 121.894,00 130.036,00 110.490,00 38.575,00 61.745, Giá vốn hàng bán 92.971,00^ 92.485,00^ 93.177,00^ 32.937,00^ 48.035, Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 28.923,00 37.551,00 17.313,00 5.639,00 13.710, Doanh thu hoạt động tài chính 7.479,00^ 14.001,00^ 31.068,00^ 15.626,00^ 11.036, Chi phí tài chính 4.909,00 8.181,00 12.805,00 6.229,00 5.655, Chi phí bán hàng 10.112,00 14.248,00 7.254,00 2.829,00 3.791, Chi phí quản lý doanh nghiệp 7.368,00^ 12.677,00^ 13.403,00^ 4.739,00^ 8.699, Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 13.588,00 15.756,00 14.655,00 7.305,00 6.584, Lợi nhuận khác 266,00 -119,00 -712,00 -1.220,00 -180,

PHÂN TÍCH DOANH THU

Bảng 2.3 Doanh thu Vingroup giai đoạn 2018 - 6/

Đơn vị tính: Tỷ VNĐ Năm 2018 2019 2020 Bán niên Thay đổi (%) 2020 2021

Doanh thu thuần 121.894, 0 130.036, 110.490, 0 38.575, 0 61.745, 0 6,68 -15,03 60, (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của Vingroup)

Doanh thu năm 2019 tăng 8.142 tỷ đồng (xấp xỉ 6,68%) so với cùng kỳ 2018 do

có sự đi vào hoạt động của sản xuất ô tô.

Tuy nhiên đến năm 2020, doanh thu bị giảm mạnh, đến tận 19.546 tỷ đồng

(15,03%) so với năm 2019. Do trong năm 2020, Vingroup không còn doanh thu

từ hoạt động bán lẻ và bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid. Nếu loại doanh thu bán

lẻ trong năm 2019 và cộng lại doanh thu từ các giao dịch bán buôn bất động

sản được ghi nhận trong thu nhập tài chính, Doanh thu thuần điều chỉnh đạt

137.380 tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2019.

Sáu tháng đầu năm 2021, doanh thu đã có sự tăng trưởng trở lại, tăng 23170 tỷ

đồng (60,06%) so với 6 tháng đầu năm 2020. Nguyên nhân của sự tăng trưởng

đến từ doanh thu của chuyển nhượng bất động sản (60%), đồng thời lĩnh vực

sản xuất ô tô ngay càng sáng lạn cũng đem về cho Vingroup 15% doanh thu.

Cơ cấu doanh thu:

Bảng 2.4 Cơ cấu doanh thu Vingroup giai đoạn 2018 – 6/

Đơn vị tính: % Năm 2018 2019 2020 Bán niên 2020 2021 Chuyển nhượng bất động sản

Cho thuê bất động sản 4,60 5,20 6,14 8,18 5, Dịch vụ khách sạn, du lịch 6,00 6,60 4,41 6,77 3, Dịch vụ bệnh viện 2,20 2,30 2,42 2,73 2, Bán lẻ 15,90 22,80 0 0 0 Dịch vụ giáo dục 1,20 1,60 2,03 2,03 2, Hoạt động sản xuất 0,50 7,10 16,30 15,97 15, Khác 1,40 4,80 3,92 3,51 12, Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00 100, (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của Vingroup)

Chuyển nhượng bất động sản Cho thuê bất động sản Dịch vụ khách sạn, du lịch Dịch vụ bệnh viện Dịch vụ giáo dục Bán lẻ Sản xuất công nghiệp Khác

Cơ cấu doanh thu (6/2020 - 6/2021)

Jun-21 Jun- Chuyển nhượng bất động sản Cho thuê bất động sản Dịch vụ khách sạn, du lịch Dịch vụ bệnh viện Dịch vụ giáo dục Bán lẻ Sản xuất công nghiệp Khác 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.

Cơ cấu doanh thu 2018-

2020 2019 2018

6.792 tỷ đồng trong năm 2019 xuống 6.662 tỷ đồng trong năm 2020. Tuy nhiên

tỷ trọng trong cơ cấu lại tăng lên (khoảng 1%).

Sáu tháng đầu năm 2021, tỷ trọng doanh thu cho thuê bất động sản giảm so với

cùng kỳ 2020 do sự tăng trưởng nhanh của mảng sản xuất ô tô, cũng như do

ảnh hưởng của đại dịch Covid.

Doanh thu dịch vụ khách sạn du lịch, vui chơi giải trí: Đạt 8.549 tỷ đồng

trong năm 2019 tương đương tăng trưởng 16% nhờ số đêm phòng bán tăng

trưởng tốt. Lý do là các cơ sở mới khai trương trong năm 2018 đã dần hoạt

động ổn định. Tỷ trọng trong cơ cấu tăng không đáng kể (chưa đến 1%).

Đạt 4.869 tỷ đồng doanh thu trong năm 2020, giảm 43% so với năm 2019 do

chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 từ Quý II, dẫn tới giảm mạnh số lượng

khách từ các thị trường nước ngoài. Điều này làm tỷ trọng trong cơ cấu doanh

thu giảm hơn 2%.

Sáu tháng đầu năm 2021, doanh thu từ mảng này bị ảnh hưởng nặng nề do

tình trạng giãn cách xã hội, cũng như cấm các dịch vụ du lịch, giải trí.

Doanh thu hoạt động sản xuất : Đạt 9.201 tỷ đồng, tăng mạnh so với 2018

chủ yếu nhờ bắt đầu bàn giao ba mẫu xe ô tô sau khi nhà máy sản xuất được

hoàn thiện và bắt đầu đi vào sản xuất thương mại từ giữa năm. Đưa tỷ trọng từ

0,5% đến hơn 7%.

Năm 2020, doanh thu đạt 17.415 tỷ đồng, tăng mạnh 89% so với 2019 nhờ các

mẫu xe và điện thoại thông minh được thị trường đón nhận nồng nhiệt. Điều

này được minh chứng qua việc doanh số ô tô đạt 31,5 nghìn xe và doanh số xe

máy điện đạt 45,4 nghìn xe, dẫn đầu các phân khúc và doanh số điện thoại

thông minh đạt gần 2 triệu chiếc, đứng thứ ba trong số các thương hiệu điện

thoại thông minh được ưa chuộng nhất tại Việt Nam. Chính điều này đã nâng tỷ

trọng trong cơ cấu doanh thu tăng từ 7% lên đến 16% (hơn 200%).

Sáu tháng đầu năm 2021, lĩnh vực sản xuất chiếm hơn 15% tỷ trọng doanh thu

và đúng top 2 mảng mang về doanh thu nhiều nhất cho Vingroup.

Các lĩnh vực còn lại: Chiếm tỷ trọng nhỏ và không có sự biến động quá lớn

trong cơ cấu. Tuy nhiên vào cuối năm 2019, Vingroup đã rút chân khỏi mảng

bán lẻ nên dẫn đến có sự ảnh hưởng về doanh thu cũng như sự tái cơ cấu

doanh thu giai đoạn đó.

Nhận xét: Có thể thấy Vingroup là một tập đoàn kinh doanh với đa dạng lĩnh

vực (hầu như là hiện diện xung quanh chúng ta). Sự thay đổi cơ cấu do:

  • Ảnh hưởng mạnh mẽ bởi đại dịch Covid.
  • Sự đầu tư phát triển lĩnh vực mới đạt được thành tựu (ô tô)
  • Rút chân khỏi lĩnh vực bán lẻ…

Dù cơ cấu có thay đổi, chúng ta vẫn thấy được rằng trong các mảng kinh

doanh, chuyển nhượng bất động sản có lãi lớn nhất và đóng vai trò là nguồn

thu chính cho tập đoàn.

Lợi nhuận biên (ROS) của từng lĩnh vực:

Bảng 2.5 Lợi nhuận biên của các lĩnh vực hoạt động (2018 – 6/2021)

Đơn vị tính: % Năm 2018 2019 2020 Bán niên 2020 2021 Chuyển nhượng bất động sản

Cho thuê bất động sản 27,26 31,49 30,26 24,68 34, Dịch vụ khách sạn, du lịch -43,96 -37,86 -242,95 -147,98 -227, Dịch vụ bệnh viện -45,74 -46,37 -51,14 -84,74 -46, Dịch vụ giáo dục -9,82 -10,53 -11,17 -34,58 0, Bán lẻ -22,39 -19, Sản xuất công nghiệp -175,79 -105,95 -65,30 -89,51 -116, Khác 1,36 -12,95 -15,78 -13,19 -9, (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của Vingroup)

PHÂN TÍCH CHI PHÍ

Bảng 2.6 Chi phí qua các năm (2018 – 6/2021)

Đơn vị tính: Tỷ VNĐ Năm 2018 2019 2020 Bán niên Thay đổi (%) 2020 2021

Chi phí (^) 115.703,00 122.319,00 105.944,00 37.221,00 60.311,00 5,72 -13,39 62, (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của Vingroup)

Tỷ trọng chi phí / doanh thu:

Bảng 2.7 Tỷ trọng Chi phí/Doanh thu của Vingroup (2018 – 6/2021)

Đơn vị tính: % Năm 2018 2019 2020 Bán niên 2020 2021 Chi phí / Doanh thu 94,92^ 94,07^ 95,89^ 96,49^ 97, (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của Vingroup)

Tỷ trọng Chi phí / Doanh thu của Vingroup ở múc khá cao và đang có xu hướng

tăng vào những năm gần đây.

Nguyên nhân của việc tăng tỷ trọng này là do công ty tập trung vào thị trường

công nghệ và công nghiệp (sản xuất ô tô) nên làm tăng các chi phí đầu vào, và

để tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn, tỷ trọng chi phí sản xuất / giá bán cũng rất

cao. Dẫn đến tỷ trọng Chi phí / Doanh thu cũng cao.

Một lý do nữa là giai đoạn 6/2020 – 6/2021, do ảnh hưởng của Covid nên làm

các chi phí tăng cao. Điển hình nhất là giá vốn hàng bán tăng (do vận chuyển,

nhân công sản xuất tăng mạnh).

Ngoài ra còn do sự tăng lãi suất là cho chi phí lãi vay của công ty tăng lên.

Bảng 2.8 Cơ cấu chi phí (2018 – 6/2021)

Đơn vị tính: % Năm 2018 2019 2020 Bán niên 2020 2021 Giá vốn hàng bán 80,59^ 72,49^ 73,58^ 70,48^ 72, Chi phí quản lý 4,26^ 6,41^ 10,11^ 13,33^ 8, Chi phí bán hàng 8,77^ 11,17^ 5,73^ 6,05^ 5, Chi phí lãi vay 6,39^ 9,94^ 10,58^ 10,14^ 13, Tổng cộng 100,00^ 100,00^ 100,00^ 100,00^ 100, (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của Vingroup) Giá vốn hàng bán Chi phí lãi vay Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Cơ cấu chi phí 2018 - 2020

2020 2019 2018 Giá vốn hàng bán Chi phí lãi vay Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp 0 10 20 30 40 50 60 70 80

Cơ cấu chi phí 6/2020 - 6/

Jun-21 Jun-

PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN

Bảng 2.9 Lợi nhuận ròng qua các năm giai đoạn 2018 đến 6/

Đơn vị tính: Tỷ VNĐ Năm 2018 2019 2020 Bán niên Thay đổi (%) 2020 2021

Lợi nhuận 6.191,00 7.717,00 4.546,00 1.354,00 1.434,00 24,65 -41,09 5, (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của Vingroup)

Lợi nhuận sau thuế :

Tăng trưởng 24% từ 6.191 tỷ đồng năm 2018 lên 7.717 tỷ đồng năm 2019. Chủ

yếu đến từ lĩnh vực Chuyển nhượng và cho thuê Bất động sản.

Lợi nhuận giảm 41% từ 7.717 tỷ đồng năm 2019 xuống 4.546 tỷ đồng năm

2020. Do tập trung đầu tư vào các lĩnh vực mới, cũng như ảnh hưởng của

covid và giai đoạn quý II năm 2020.

6/2020 đến 6/2021, lợi nhuận tăng khoảng 6%. Điều này ngoài các mảng

chuyển nhượng và cho thuê bất động sản có lợi nhuận tăng cao, còn nhờ vào

mảng giáo dục đã bước đầu cho lợi nhuận.

Trong giai đoạn này, tỷ giá hối đoái tương đối ổn định và chi phí vốn vay ngoại

tệ hợp lý cũng như Vingroup chủ động phòng ngừa rủi ro cho hầu hết các

khoản vay ngoại tệ thông qua các hợp đồng hoán đổi nên ảnh hưởng của rủi ro

tỷ giá tới kết quả kinh doanh nhìn chung đã được hạn chế.

PHÂN TÍCH TỶ SỐ TÀI CHÍNH CƠ BẢN

Bảng 2.10 Chỉ tiêu về tài chính chủ yếu (2018 – 6/2021)

Chỉ tiêu 2018 2019 2020 Bán niên 2020 2021 Chỉ tiêu về khả năng thanh toán (lần) Hệ số thanh toán ngắn hạn 1,20^ 1,10^ 1,00^ 0,98^ 1, Hệ số thanh toán nhanh 0,70^ 0,60^ 0,60^ 0,54^ 0, Chỉ tiêu về cơ cấu vốn (lần) Nợ phải trả/Tổng tài sản 0,70^ 0,70^ 0,70^068 0, Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu 1,90^ 2,30^ 2,10^ 2,11^ 1, Chỉ tiêu về nợ vay (lần) Hệ số nợ vay/Tổng tài sản 0,30^ 0,30^ 0,30^ 0,30^ 0, Chỉ tiêu về năng lực hoạt động (vòng) Vòng quay tài sản 0,50^ 0,40^ 0,30^ 0,05^ 0, Vòng quay hàng tồn kho 1,70^ 1,30^ 1,30^ 0,37^ 0, Chỉ tiêu về khả năng sinh lời (%) Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần (ROS)

Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu

KẾT LUẬN CHUNG

Hoạt động kinh doanh của Vingroup trong giai đoạn hiện tại là tập trung đẩy

mạnh hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ công nghiệp để tạo sự cân bằng

trong cơ cấu kinh doanh Công nghệ – Công nghiệp – Thương mại Dịch vụ.

Chuyển nhượng và Cho thuê Bất động sản là lĩnh vực “cột sống” của Vingroup

cho đến thời điểm này.

Tuy trong giai đoạn đầu và cho đến hiện tại, lĩnh vực mới của tập đoàn (sản

xuất ô tô) vẫn chưa đem lại lợi nhuận cho công ty, nhưng với sự tăng trưởng

doanh thu rõ rệt, tin chắc mục tiêu của Vingroup sẽ đạt được trong một tương

lai không xa.

Vingroup đa hy sinh hiện tại gần để nhảy vọt trong tương lai. Đây là một công ty

đầy tiềm năng lớn mạnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trong bài phân tích, số liệu được lấy từ trang chủ của công ty: vingroup.net

Ngoài ra còn tham khảo tại trang: finance.vietstock.vn