Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Đề cương ôn tập Luật Hình sự phần chung, Lecture notes of Psychology

Tất cả nội dung đã được biên soạn đầy đủ, đảm bảo cho các bạn sinh viên ôn tập và sử dụng cho kì thi học kì.

Typology: Lecture notes

2019/2020
On special offer
30 Points
Discount

Limited-time offer


Uploaded on 11/13/2021

le-trong
le-trong 🇻🇳

4.9

(16)

16 documents

1 / 58

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÌNH SỰ
BỘ MÔN LUẬT HÌNH SỰ
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC LUẬT
HÌNH SỰ- PHẦN CHUNG
TP. Hồ Chí Minh, 11-2020
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC
1
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f
pf20
pf21
pf22
pf23
pf24
pf25
pf26
pf27
pf28
pf29
pf2a
pf2b
pf2c
pf2d
pf2e
pf2f
pf30
pf31
pf32
pf33
pf34
pf35
pf36
pf37
pf38
pf39
pf3a
Discount

On special offer

Partial preview of the text

Download Đề cương ôn tập Luật Hình sự phần chung and more Lecture notes Psychology in PDF only on Docsity!

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT HÌNH SỰ

BỘ MÔN LUẬT HÌNH SỰ

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC LUẬT

HÌNH SỰ- PHẦN CHUNG

TP. Hồ Chí Minh, 11- ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC

CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CỦA

LUẬT HÌNH SỰ

I. KHÁI NIỆM

1. Định nghĩa: Luật hình sự có thể được nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau như: ∙ Một ngành luật; ∙ Một đạo luật; ∙ Một khoa học pháp lý Dưới góc độ là một ngành luật thì luật hình sự được định nghĩa như sau: “Luật hình sự là ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam, bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành, xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm đồng thời quy định hình phạt đối với những tội phạm ấy”. 2. Đối tượng điều chỉnh của Luật Hình sự Việt Nam: Đối tượng điều chỉnh của LHS là QHXH phát sinh giữa Nhà nước và người PT, pháp nhân thương mại phạm tội khi các chủ thể này thực hiện tội phạm. Quan hệ xã hội này được gọi là quan hệ pháp luật hình sự. Chủ thể của QHPLHS: một bên là Nhà nước và một bên là người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội. Hai loại chủ thể có địa vị pháp lý khác nhau.

  • Nhà nước ( tham gia vào quan hệ pháp luật hình sự thông qua các cơ quan chuyên trách của mình ) ủy quyền cho các cơ quan: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.
  • Truy cứu TNHS đối với người phạm tội; PNTMPT
  • Áp dụng các chế tài đối với
  • Người phạm tội, PNTMPT
  • Chỉ áp dụng các chế tài trong giới hạn luật định;
  • Đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người phạm tội, PNTMPT.
  • Người phạm tội (là người thực hiện hành vi phạm tội) ; PNTMPT: có nghĩa vụ chấp hành quyết định của các cơ quan Nhà nước áp dụng đối với họ, đồng thời có quyền yêu cầu Nhà nước tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.  Sư kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự là hành vi phạm tội đã thực hiện trên **thực tế.
  1. Phương pháp điều chỉnh: Định nghĩa về phương pháp quyền uy** Yêu cầu nhà nước áp dụng chế tài trong giới hạn luật định; Yêu cầu cơ quan nhà nước đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của mình Phải chấp hành các quyết định của nhà nước về việc xử lý đối với hành vi phạm tội Phương pháp quyền uy: là phương pháp sử dụng quyền lực Nhà nước trong việc
  • Việc xây dựng, ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định về tội phạm, hình phạt, các quy định khác phải theo đúng quy định của pháp luật. Biểu hiện của nguyên tắc pháp chế XHCN trong áp dụng pháp luật:
  • Xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật;
  • Thống nhất trong nhận thức và áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự;
  • Không áp dụng nguyên tắc tương tự về luật trong hình sự Những bảo đảm thực hiện nguyên tắc:
  • Phải có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ.
  • Phải tuân thủ các trình tự và thủ tục tố tụng như các quy trình về điều tra, truy tố, xét xử, giám đốc thẩm, tái thẩm, v.v… 2. Nguyên tắc dân chủ XHCN
  • Dân chủ: là sự làm chủ của nhân dân, sự tham gia rộng rãi của nhân dân vào quá trình quản lý xã hội, quản lý Nhà nước và là một nguyên tắc hiến định
  • Cơ sở lý luận: xuất phát từ bản chất của nhà nước CHXHCNVN là nhà nước của dân, do dân và vì dân và là mọt trong những nguyên tắc được quy định trong Hiến pháp (Điều 28 HP 2013). Biểu hiện của nguyên tắc về nội dung dân chủ: ✔ Tôn trọng quyền dân chủ của công dân bằng cách xử lý các hành vi phạm đến các quyền này; ✔ Không phân biệt đối xử hay quy định các đặc quyền, đặc lợi cho bất kì một chủ thể nào; đảm bảo sự bình đẳng giữa các công dân; ✔ Đảm bảo cho công dân tự mình hoặc thông qua tổ chức tham gia vào các hoạt động xây dựng pháp luật Mặt chuyên chính của nguyên tắc dân chủ: ✔ Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm ✔ Xác định đường lối xử lý nghiêm trị đối với một số đối tượng. 3. Nguyên tắc nhân đạo XHCN: Nhân đạo là nhân từ, độ lượng, khoan dung đối với con người, coi con người là giá trị cao nhất, tuyệt đối Cơ sở lý luận: xuất phát từ bản chất của nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân và tình thương yêu con người của dân tộc ta; các chính sách Hình sự. Biểu hiện của nguyên tắc nhân đạo XHCN:  Chính sách khoan hồng của Nhà nước trong xử lý TP. Mục đích của hình phạt: cải tạo, giáo dục NPT, PNTMPT và phòng ngừa tội phạm chứ không nhằm mục đích là để đày đọa hay trả thù NPT, PNTMPT. Hệ thống hình phạt: các hình phạt áp dụng với cá nhân phạm tội quy định nhiều hình phạt không tước tự do (chiếm đa số 4/7 loại hình phạt). Hệ thống các biện pháp miễn, giảm TNHS. Trong quyết dịnh hình phạt Tòa án cân nhắc đến một số tình tiết giảm nhẹ TNHS: NPT là người già yếu, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36

tháng tuổi, trẻ em, người có nhược điểm về thể chát hoặc tinh thần, PNTMPT có nhiều đóng góp trong việc thực hiện chính sách xã hội.

4. Nguyên tắc kết hợp chủ nghĩa yêu nước và hợp tác quốc tế

  • Sự cần thiết hợp tác. Cơ sở lý luận: Tình hình tội phạm: yêu cầu hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia. Yêu cầu trao đổi kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tội phạm. Biểu hiện của nguyên tắc kết hợp chủ nghĩa yêu nước và hợp tác quốc tế:
  • Nhà nước kiên quyết dấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo vệ an ninh Tổ quốc (Chương 13 BLHS).
  • Quy định một số quy phạm bảo vệ lợi ích của cộng đồng thế giới (Chương 24 BLHS).
  • LHS ghi nhận và đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế. V. KHOA HỌC LUẬT HÌNH SỰ VÀ CÁC NGÀNH KHOA HỌC KHÁC LIÊN QUAN (SINH VIÊN TỰ NGHIÊN CỨU) Định nghĩa Đối tượng nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Mối liên hệ giữa khoa học pháp lý hình sự với các ngành khoa học khác **CHƯƠNG 2: NGUỒN, CẤU TẠO VÀ HIỆU LỰC CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ I. NGUỒN CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
  1. Định nghĩa** - là văn bản quy phạm pháp luật có nội dung quy định về tội phạm và hình phạt. - chưa coi tập quán pháp, tiền lệ pháp (án lệ) là nguồn của LHS. 2. Đặc điểm - Về thẩm quyền: do Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất và là chủ thể duy nhất có thẩm quyền ban hành. - Về nội dung: quy định về tội phạm và hình phạt, các chế định liên quan đến việc xác định tội phạm và hình phạt, những nguyên tắc chung và nhiệm vụ của LHS. **II. CẤU TẠO CỦA ĐẠO LUẬT HÌNH SỰ
  2. Cấu tạo của Bộ luật hình sự.**
  • Phần thứ nhất: Những quy định chung
  • Nội dung: Quy định những vấn đề cơ bản, những nguyên tắc chung cho việc xác định TP và HP, áp dụng đối với tất cả các vụ án hình sự.
  • Cấu trúc: mỗi chương quy định 1 vấn đề.
  • Phần thứ hai: Các tội phạm
  • Nội dung: Quy định về những TP cụ thể, loại và mức hình phạt áp dụng đối với những tội phạm này.

Nguyến tắc lãnh thổ

  • Đối tượng áp dụng:  Mọi người phạm tội ( không phân biệt NPT là công dân VN hay người nước ngoài hay người không có quốc tịch; ngoại trừ: khoản 2 Điều 5 BLHS 2015)  Mọi loại tội phạm. ❖ Khái niệm lãnh thổ Việt Nam:
  • Theo Điều 1 Hiến Pháp 2013 và theo thông lệ quốc tế lãnh thổ VN bao gồm:  Đất liền,  Các hải đảo  Vùng biển  Vùng trời  Lãnh thổ di động gồm:
  • Tàu hàng hải quân sự, máy bay quân sự mang cờ Việt nam đang ở bất cứ nơi nào. Tàu hàng hải dân sự dân sự và máy bay dân sự mang cờ VN đang ở hải phận quốc tế hoặc không phận quốc tế. ❖ Hành vi được coi là phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam: + Bắt đầu, diễn ra hoặc kết thức trên lãnh thổ VN. + Hành vi hoặc hậu quả của tội phạm có một phần hiện diện trên lãnh thổ VN. Tóm lại Theo nguyên tắc chủ quyền quốc gia, đạo luật hình sự Việt nam có hiệu lực tuyệt đối với mọi hành vi phạm tội được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam. Biệt lệ: khoản 2 Điều 5 BLHS quy định về TNHS đối với những người được hưởng quyền miễn trừ tư pháp hình sự về ngoại giao, lãnh sự hoặc theo thông lệ quốc tế. Những người được hưởng các quyền đặc miễn tư pháp hình sự về ngoại giao:
  • Những người đứng đầu nhà nước;
  • Các thành viên của chính phủ;
  • Những người đứng đầu các cơ quan ngoại giao;
  • Các thành viên của đoàn ngoài giao như đại sứ, tham tán đại sứ, bí thư, tùy viên,v.v.. (Công ước Viên 1961 về ngoại giao và Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn từ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại VN ngày 23/8/93). Những người được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ về tư pháp hình sự theo thông lệ quốc tế: Vợ chồng hoặc con chưa thành niên của những người kể trên cũng được hưởng quyền đặc miễn tư pháp hình sự **b. Hiệu lực của đạo luật hình sự đối với hành vi phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam
  • Căn cứ pháp lý** : Điều 6 BLHS

*** Nguyên tắc chi phối** : nguyên tắc quốc tịch *** Nội dung:**

  1. Công dân Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Bộ luật này quy định là tội phạm, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này. Quy định này cũng được áp dụng đối với người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam.
  2. Người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp hành vi phạm tội xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  3. Đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển không mang quốc tịch Việt Nam đang ở tại biển cả hoặc tại giới hạn vùng trời nằm ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định. 2. Hiệu lực theo thời gian.
  • Nguyên tắc chung : Khoản 1 Điều 7 BLHS quy định: “Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi PT được thực hiện” ❖ Điều luật có hiệu lực thi hành Là điều luật đã bắt đầu có hiệu lực và chưa chấm dứt hiệu lực thi hành.  Thời điểm bắt đầu có hiệu lực
    • BLHS 2015 bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018.  Thời điểm chấm dứt hiệu lực
    • Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản pháp luật;
    • Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới của chính CQNN đã ban hành văn bản.
    • Bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của CQNN có thẩm quyền.  Theo Luật Hình sự Việt Nam, văn bản pháp luật hình sự chỉ có hiệu lực đối với tội phạm xảy ra khi luật đó đang có hiệu lực thi hành
  • Đối với tội phạm được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định thì toàn bộ quá trình thực hiện TP là thời điểm thực hiện TP.
  • Đối với tội phạm được thực hiện trong một khoảng thời gian dài thì điều luật được áp dụng là điều luật đang có hiệu lực thi hành vào thời điểm cuối cùng của việc thực hiện TP.

quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự ”.

2. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA TỘI PHẠM (DẤU HIỆU CỦA TỘI PHẠM) **a. Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm

  • Định nghĩa:** Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm được thể hiện ở chỗ gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. - Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm phải ở mức độ đáng kể ( Khoản 4 Điều 8 BLHS )
  • Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là thuộc tính mang tính khách quan của tội phạm:
  • Tính nguy hiểm cho xã hội là thuộc tính của tội phạm: tính chất quyết định cho việc quy định một hành vi là tội phạm; cơ sở để loại bỏ tội phạm đó ra khỏi BLHS khi tính nguy hiểm không còn bảo đảm.
  • Tính nguy hiểm cho xã hội là thuộc tính mang tính khách quan: tính nguy hiểm được quyết định bởi những yếu tố khách quan, sự nguy hiểm đó là một thực tế có sẵn khong phụ thuộc vào ý chí chủ quan của nhà làm luật. ***** Các căn cứ xác định tính nguy hiểm của tội phạm b. Tính có lỗi của tội phạm
  • Khái niệm lỗi: Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Một hành vi bị coi là có lỗi nếu nó là kết quả của sự tự lựa chọn của chủ thể về việc thực hiện 1 hành vi trái PL khi họ có thể lựa chọn một xử sự khác phù hợp với PL ***** Tại sao lỗi là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm? Vì xuất phát từ quan niệm mục đích của HP là cải hoá người PT nên việc áp dụng biện pháp cưỡng chế HS chỉ có ý nghĩa khi một người đã có lỗi trong việc thực hiện 1 TP. Chính yếu tố này là điều kiện tiền đề cho quá trình cải hoá người PT. Người PT chỉ có thể chấp nhận sự giáo dục của XH chỉ khi họ có lỗi trong việc thực hiện 1 hành vi nguy hiểm cho XH. Trong thực tiễn cũng có thể gặp một số t/h không có lỗi trong việc gây thiệt hại cho XH. T/h này không bị coi là TP. c. Tính trái pháp luật hình sự _ Biểu hiện của tính trái PLHS:_* Tội phạm là hành vi vi phạm PLHS: khoản 2 Điều 11 Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền quy định: “ Không ai bị kết án vì một hành vi mà lúc họ thực hiện luật quốc gia hay quốc tế không coi là tội phạm ”.
  • Tính trái pháp luật có CSPL từ một quy định mang tính nguyên tắc của LHS là tại Điều 2 BLHS VN quy định: “ 1. Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

2. Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự.”. _ Tại sao tính trái pháp luật là một trong những đặc điểm của tội phạm?_* _- Bảo đảm cho đường lối đấu tranh phòng chống TP được thống nhất.

  • Bảo đảm cho quyền chính đáng công dân, tránh khả năng xử lý tuỳ tiện các vi phạm từ phía cơ quan tiến hành tố tụng._ _ Mối quan hệ giữa tính trái pháp luật và tính nguy hiểm cho xã hội_* Là quan hệ giữa hành thức và nội dung, trong đó tính trái PLHS là hình thức pháp lý của tính nguy hiểm cho XH. d. Tính phải chịu hình phạt _ Các quan điểm khác nhau về tính phải chịu hình phạt._* Ý kiến 1: Tính phải chịu HP không phải là đặc điểm của TP - không phải là một dấu hiệu của tội phạm.
  • Tính chịu hình phạt không được quy định là một dấu hiệu của tội phạm trong định nghĩa tội phạm tại Khoản 1 Điều 8 BLHS + Có trường hợp: có tội phạm nhưng không áp dụng hình phạt đối với người thực hiện hành vi phạm tội- TA miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, miễn chấp hành hình phạt. Ý kiến 2: Tính phải chịu HP là đặc điểm của TP - là dấu hiệu của tội phạm:
  • Không thể tách hình phạt ra khỏi tội phạm, tội phạm là cơ sở để áp dụng hình phạt.
  • Có thể có tội mà không chịu hình phạt nhưng không thể áp dụng hình phạt khi không có tội.
  • Việc áp dụng và thi hành không mang tính chất bắt buộc: miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc được miễn chấp hành hình phạt. Mối quan hệ giữa các đặc điểm trong việc xác định tội phạm 3. Ý NGHĨA CỦA KHÁI NIỆM VỀ TỘI PHẠM
  • Thể hiện bản chất của luật hình sự
  • Là cơ sở khoa học để quy định các chế định khác trong Phần Chung BLHS
  • Là cơ sở khoa học để quy định các tội phạm cụ thể.
  • Là cơ sở để phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác. II. PHÂN LOẠI TỘI PHẠMĐịnh nghĩa về phân loại tội phạm Phân loại tội phạm là phân chia các tội phạm được qui định trong BLHS thành các nhóm (loại) khác nhau dựa trên những căn cứ xác định nhằm vào những mục đích nhất định.Quy định của BLHS năm 2015 về phân loại tội phạm : Điều 9 BLHS Một số căn cứ phân loại phổ biến:
  • Các QHXH mà LHS bảo vệ và bị tội phạm xâm hại.
  • Về nội dung : tội phạm có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội; các vi phạm pháp luật khác có tính nguy hiểm cho xã hội chưa đáng kể.
  • Về hình thức pháp lý : tội phạm được quy định trong BLHS; các VPPL khác được quy định trong các văn bản pháp luật khác.
  • Về hậu quả pháp lý : tội phạm phải chịu hình phạt; các VPPL khác phải chịu các biện pháp cưỡng chế khác nhưng không phải là hình phạt. IV. NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT GIAI CẤP CỦA TỘI PHẠM (SINH VIÊN TỰ NGHIÊN CỨU) **CHƯƠNG 4: CẤU THÀNH TỘI PHẠM I. CÁC YẾU TỐ CỦA TỘI PHẠM
  1. CHỦ THỂ CỦA TP -** Con người cụ thể đã thực hiện tội phạm. Có năng lực TNHS Đạt độ tuổi chịu TNHS
  • Pháp nhân thương mại cụ thể thực hiện. (Người, PNTM thực hiện TP) Lưu ý: _- PNTM thực hiện tội phạm thông qua hành vi của con người cụ thể.
  • Vấn đề TNHS của pháp nhân: bài học riêng._ 2. KHÁCH THỂ CỦA TP - Tội phạm: nguy hiểm cho xã hội?  Gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được LHS bảo vệ.  Những QHXH mà LHS bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Đặc điểm Được LHS bảo vệ Bị tội phạm xâm hại ( Điều 1, Điều 8 BLHS )Đối tượng bị tội phạm xâm hại. 3. MẶT KHÁCH QUAN CỦA TP - Những biểu hiện bên ngoài của tội phạm hiện diện trong thế giới khách quan.  Hậu quả nguy hiểm cho xã hội.  Hành vi nguy hiểm cho xã hội.  MQH nhân quả giữa hành vi và hậu quả.

 Các biểu hiện khách quan khác của tội phạm: công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn phạm tội, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội.

4. MẶT CHỦ QUAN CỦA TP

  • Biểu hiện bên trong của TP: Lỗi, mục đích, động cơ PT.
  • Biểu hiện bên ngoài của TP: hành vi, hậu quả, quan hệ NQ, các TT khác. **II. CẤU THÀNH TỘI PHẠM.
  1. Định nghĩa cấu thành tội phạm** CTTP là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính chất đặc trưng cho một loại tội phạm cụ thể được qui định trong luật hình sư. Ví dụ: CTTP = Mô hình pháp lý của 1 tội phạm cụ thể - Chứa đựng tất cả các dấu hiệu pháp lý cần thiết cho việc coi 1 hành vi là tội phạm. - Tổng hợp những dấu hiệu chung của 1 loại tội phạm, phản ánh tính đặc trưng của loại tội phạm đó. 2. Các đặc điểm dấu hiệu của cấu thành tội phạm - Các dấu hiệu của CTTP đều do luật định  Xuất phát: nguyên tắc pháp chế - không có tội, không có hình phạt nếu không có luật.  Thể hiện: quy phạm phần chung quy định những dấu hiệu có tính phổ biến của các tội phạm, quy phạm phần các tội phạm quy định những dấu hiệu riêng của mỗi tội phạm.  Yêu cầu: khi giải thích hoặc áp dụng pháp luật, cơ quan có thẩm quyền không được thêm, bớt các dấu hiệu của CTTP. - Các dấu hiệu của cấu thành tội phạm có tính đặc trưng.  Trong sự kết hợp với nhau, những dấu hiệu này vừa phản ánh đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của loại tội phạm nhất định vừa có tính đặc

Tội cướp tài sản

Chủ thể ( Người có NLTNHS + Đạt độ tuổi nhất định ) Khách thể ( QHXH bị xâm hại: QHSH và QHNT ) Mặt khách quan: hành vi - dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc thủ đoạn khác làm cho nạn nhân lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Mặt chủ quan: Lỗi-cố ý; Mục đích-nhằm chiếm đoạt tài sản.

- Cấu thành hình thức: + DH bắt buộc của mặt khách quan chỉ có: hành vi. + Tội phạm hoàn thành khi hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện mà không đòi hỏi hậu quả đã xảy ra hay chưa. - Cấu thành cắt xén: + DH bắt buộc của mặt khách quan chỉ có: hành vi. + Hành vi mô tả trong CTTP chỉ là 1 phần hay 1 giai đoạn của hành vi mà người phạm tội muốn thực hiện để gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. 4. Mối quan hệ giữa tội phạm và cấu thành

  • Là mối quan hệ giữa hiện tượng và khái niệm
  • Là mối quan hệ giữa nội dung và hình thức pháp ly của tội phạm. III. Ý NGHĨA CỦA CẤU THÀNH TỘI PHẠM
  • Cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự.
  • CSPL của việc định tội danh.
  • CSPL để xác định thời điểm TP hoàn thành.
  • CSPL để định khung hình phạt. CHƯƠNG 5 : **KHÁCH THỂ CỦA TỘI PHẠM I. KHÁCH THỂ CỦA TỘI PHẠM.
  1. Khái niệm**
  • Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. - Ý nghĩa của khách thể của tội phạm

CTTP vật chất

Mô hình 1:

+ Dù hậu quả chưa xảy ra nhưng hành vi vẫn

phạm tội trong giai đoạn: PTCĐ hoặc CBPT.

+ Dấu hiệu hậu quả có ý nghĩa: xác định tội

phạm hoàn thành.

Mô hình 2:

+ Hậu quả không xảy ra thì hành vi nguy hiểm

cho XH không CTTP.

+ Dấu hiệu hậu quả có ý nghĩa: xác định tội

phạm hoàn thành; định tội.

Ý nghĩa chính trị, xã hội: Làm rõ bản chất giai cấp của luật hình sự, bản chất chống đối xã hội của tội phạm. Ý nghĩa lập pháp hình sự : Là cơ sở để xây dựng mô hình CTTP, sắp xếp các tội phạm vào các chương. Ý nghĩa áp dụng PLHS : + Là một trong bốn yếu tố CTTP - là dấu hiệu để định tội.

  • Khách thể của tội phạm là một trong những yếu tố quyết định tính nguy hiểm cho xã hội. Ý nghĩa: Chính trị: phản ánh bản chất giai cấp của LHS, một phần chính sách HS của Nhà nước. Lập pháp: cơ sở để sắp xếp tội phạm vào các chương, căn cứ để xây dựng mô hình CTTP. ADPL: dấu hiệu định tội, phân biệt tội phạm này với tội phạm khác.

2. Các loại khách thể của tội phạm. a. Khách thể chung của tội phạm Khách thể chung của tội phạm là tổng hợp các QHXH được LHS bảo vệ khỏi sự xâm hại của tội phạm.

  • Mỗi tội phạm khi xâm hại đến 1 QHXH được LHS bảo vệ, đều xâm hại đến hệ thống QHXH được PLHS bảo vệ.
  • Tất cả các tội phạm có khách thể chung giống nhau, quy định tại Điều 1 và Điều 8 BLHS. b. Khách thể loại của tội phạm Khách thể loại của tội phạm là nhóm QHXH có cùng tính chất được nhóm các quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của nhóm tội phạm.
  • Quy định tại mỗi chương Phần Các tội phạm BLHS (tương ứng với 14 chương: chương XIII-chương XXVI) Ý nghĩa lập pháp HS : là cơ sở để xây dựng Phần Các tội phạm thành từng chương. c. Khách thể trực tiếp của tội phạm Khách thể trực tiếp của tội phạm là quan hệ xã hội cụ thể bị loại tội phạm cụ thể trực tiếp xâm hại.  Tính chất:

A trộm xe máy B

-> A xâm phạm QSH của B

(Khách thể của TP)

Quan hệ PLHS giữa Nhà

nước và A

(Đối tượng điều chỉnh

của LHS)

+ 10tr đồng: sự thể hiện vật chất của QHSH nên đây là đối tượng tác động của TP.

4. Phân biệt ĐTTĐ của TP với công cụ, phương tiện phạm tội

  • CC, PT phạm tội là những vật mà người phạm tội sử dụng để tác động lên đối tượng tác động của TP.
  • CC, PT phạm tội không phải là 1 bộ phận của KT của TP, không phải là đối tượng được LHS bảo vệ. Ý nghĩa của đối tượng tác động của tội phạm
  • Ý nghĩa định tội.
  • Ý nghĩa định khung hình phạt.
  • Ý nghĩa quyết định hình phạt. **CHƯƠNG 6: MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM I. KHÁI NIỆM MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM
  1. Khái niệm** Định nghĩa: MKQ của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra và tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. MKQ của tội phạm bao gồm :
  • Hành vi nguy hiểm cho xã hội
  • Hậu quả nguy hiểm cho xã hội
  • Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả
  • Các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện tội phạm như : thời gian, địa điểm, phương tiện, công cụ thực hiện tội phạm .v.v... 2. Ý nghĩa của mặt khách quan của tội phạm.
  • Ý nghĩa định tội.
  • Ý nghĩa định khung hình phạt.
  • Ý nghĩa quyết định hình phạt.
  • Ý nghĩa trong việc xác định mặt chủ quan của TP, trước hết là xác định lỗi và đánh giá mức độ lỗi của người phạm tội. **II. HÀNH VI KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM.
  1. Định nghĩa** Khái niệm hành vi PT được hiểu trên 2 nghĩa : rộng và hẹp Nghĩa rộng: TP Nghĩa hẹp: dấu hiệu của MKQ Hành vi khách quan được hiểu là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện ra thế giới khách quan dưới những hình thức nhất định, gây ra thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho XH. Hay nói cách khác hành vi khách quan là những biểu hiện của con người ra bên ngoài thế giới khách quan mà mặt thực tế của nó được ý thức kiểm soát và sự điều khiển của ý chí.

2. Các đặc điểm của hành vi khách quan. a. Hành vi khách quan của tội phạm là hoạt động có ý thức và có ý chí: +Ý thức: khả năng nhận thức ý nghĩa XH của hành vi. + Ý chí: khả năng điều khiển hành vi phù hợp với các đòi hỏi của PL.

  • Biểu hiện của con người trong tình trạng không nhận thức được và không điều khiển được xử sự của mình hoặc tuy nhận thức được nhưng không điều khiển được xử sự của mình thì không phải là hành vi phạm tội.
  • Nguồn gốc: tình có lỗi. MỨC ĐỘ KIỂM SOÁT CỦA Ý THỨC VÀ Ý CHÍ MỨC ĐỘ TNHS
    1. Hành vi được thực hiện trong sự kiểm soát hoàn toàn của ý thức và ý chí. => TNHS trọn vẹn
      1. Hành vi được thực hiện tuy trong sự kiểm soát của ý thức và ý chí nhưng ở mức độ hạn chế vì nguyên nhân khách quan. => TNHS hạn chế
      2. Biểu hiện của con người ra thế giới khách quan nằm ngoài sự kiểm soát của ý thức và ý chí. => TNHS được loại trừ b. Hành vi khách quan của TP phải có tính nguy hiểm cho xã hội:
  • Hành vi phạm tội phải gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các QHXH được LHS bảo vệ.
  • Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội phụ thuộc vào tính chất của quan hệ xã hội bị xâm hại, thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra hoặc đe dọa gây ra, công cụ, phương tiện, thời gian, địa điểm phạm tội… c. Hành vi khách quan của TP phải là hành vi trái PL:
  • Hành vi KQ của TP phải là những hành vi bị LHS cấm và quy định đó là TP.
  • Nguồn gốc: xuất phát từ tính pháp chế.
  • Hành vi: không thỏa mãn đặc điểm trái pháp luật hình sự thì không phải là hành vi phạm tội. Các trường hợp biểu hiện của con người không coi là hành vi trong nghĩa pháp lý hình sự
  • Biểu hiện của con người không có sự chủ định như phản xạ không điều kiện, mộng du, phản ứng trong tình trạng choáng v.v..
  • Biểu hiện của con người trong tình trạng bị rối loạn tinh thần nghiêm trọng làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.
  • Biểu hiện của con người trong tình trạng bất khả kháng.
  • Biểu hiện của con người trong tình trạng bị cưỡng bức. 3. Các hình thức thể hiện của hành vi khách quan Hành động phạm tội là hình thức biểu hiện của hành vi phạm tội làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho khách thể qua việc chủ thể đã làm một việc bị pháp luật cấm. Không hành động phạm tội là hình thức biểu hiện của hành vi khách quan làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm, gây thiệt