Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

đề cương môn xã hội học đại cương, Summaries of Law

hay lắm nha mọi người rất nên đọc thử

Typology: Summaries

2023/2024

Uploaded on 03/28/2024

nhu-nguyen-77
nhu-nguyen-77 🇻🇳

1 document

1 / 7

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
Xã hội học đại cương
Chương 1: Đối tượng , phương pháp nghiên cứu
và sự hình thành,phát triển của xã hội học
1.1 Khái niệm xã hội học
-Xã hội học là một bộ môn khoa học thuộc lĩnh vực khoa
học xã hội, nghiên cứu những quy luật chung của sự nảy
sinh, tồn tại , biến đổi và phát triển mối quan hệ giữa con
người và xã hội
-Xã hội học là môn khoa học xã hội, nghiên cứu logic biện
chứng giữa con người và xã hội, xã hội và con người nhằm
xây dựng xã hội ổn định, phát triển
-Xã hội học để cập đến con người với tư cách là chủ thể
hành động xã hội, có những mục đích, lợi ích, quyền lợi,
thói quen khác nhau. Do vậy, xung đột xã hội là chuyện
tất yếu xảy ra
-Xã hội học đề cập đến xã hội với tư cách là một hệ thống
xã hội thống nhất trong không gian và thời gian vận động
của nó
-Xã hội học xác lập trách nhiệm của cá nhân đối với xã hội
và xã hội đối với cá nhân sao cho xung đột xã hội là nhỏ
nhất
1.1.2 Đối tượng nghiên cứu
Xã hội học có nhiều trường phái, tiếp cận xã hội ở nhiều khía
cạnh với nhiều quan niệm khác nhau. Do vậy, đối tượng
nghiên cứu xã hội học cũng được nhìn nhận rất khác. Song,
có thể quy các trường phái tiếp cận về đối tượng nghiên cứu
của xã hội học sau:
Tiếp cận thiên về con người
Tiếp cận thiên về xã hội
Tiếp cận tổng hợp gồm xã hội và con người
-Thứ nhất,tiếp cận về con người: Đây là hướng tiếp cận của
xã hội học Mỹ, theo cách tiếp cận này, đối tượng nghiên
cứu xã hội học là hành vi xã hội hay hành động xã hội của
con người. Cơ chế hình thành hành động xã hội bao gồm
pf3
pf4
pf5

Partial preview of the text

Download đề cương môn xã hội học đại cương and more Summaries Law in PDF only on Docsity!

Xã hội học đại cương

Chương 1: Đối tượng , phương pháp nghiên cứu

và sự hình thành,phát triển của xã hội học

1.1 Khái niệm xã hội học

  • Xã hội học là một bộ môn khoa học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, nghiên cứu những quy luật chung của sự nảy sinh, tồn tại , biến đổi và phát triển mối quan hệ giữa con người và xã hội
  • Xã hội học là môn khoa học xã hội, nghiên cứu logic biện chứng giữa con người và xã hội, xã hội và con người nhằm xây dựng xã hội ổn định, phát triển
  • Xã hội học để cập đến con người với tư cách là chủ thể hành động xã hội, có những mục đích, lợi ích, quyền lợi, thói quen khác nhau. Do vậy, xung đột xã hội là chuyện tất yếu xảy ra
  • Xã hội học đề cập đến xã hội với tư cách là một hệ thống xã hội thống nhất trong không gian và thời gian vận động của nó
  • Xã hội học xác lập trách nhiệm của cá nhân đối với xã hội và xã hội đối với cá nhân sao cho xung đột xã hội là nhỏ nhất 1.1.2 Đối tượng nghiên cứu Xã hội học có nhiều trường phái, tiếp cận xã hội ở nhiều khía cạnh với nhiều quan niệm khác nhau. Do vậy, đối tượng nghiên cứu xã hội học cũng được nhìn nhận rất khác. Song, có thể quy các trường phái tiếp cận về đối tượng nghiên cứu của xã hội học sau:  Tiếp cận thiên về con người  Tiếp cận thiên về xã hội  Tiếp cận tổng hợp gồm xã hội và con người
  • Thứ nhất,tiếp cận về con người: Đây là hướng tiếp cận của xã hội học Mỹ, theo cách tiếp cận này, đối tượng nghiên cứu xã hội học là hành vi xã hội hay hành động xã hội của con người. Cơ chế hình thành hành động xã hội bao gồm

tương tác xã hội giữa các cá nhân , sự hình thànhd động cơ và tác nhân hành động của nhóm. Như vậy, chỉ cần chuẩn hóa hành động xã hội thì sẽ đạt được sự thống nhất xã hội. Tiếp cận thiên về con người đã chỉ ra rằng hành động xã hội của cá nhân trong các tình huống xã hội cụ thể để hướng đến chuẩn hóa, nhưng không nói rõ được cơ chế chi phối xã hội đối với hành động xã hội

  • Thứ hai, tiếp cận thiên về xã hội: Đây là hướng tiếp cận của xã hội học Châu Âu, theo cách tiếp cận này, hành động xã hội của cá nhân chịu sự chỉ phối của cơ chế xã hội mà biểu hiện là thiết chế,giá trị, chuẩn mực xã hội. Các cơ chế này tạo thành những khuôn mẫu, quy tắc bắt buộc mọi cá nhân trong xã hội phải chấp nhận và tuân theo. Như vậy, cách tiếp cận này cho rằng, đối tượng nghiên cứu của xã hội học là cơ cấu, hệ thống xã hội, biểu hiện là cúc thiết chế xã hội như kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, gia đình...
  • Thứ ba, tiếp cận tổng hợp gồm xã hội và con người : cách tiếp cận này cho rằng, đối tượng nghiên cứu của xã hội học là cả xã hội loài người và hành vi xã hội của con người. Có thể thấy, đây là sự tổng hợp của trường phái xã hội học Mỹ và trường phái xã hội học Châu Âu
  • Qua ba cách tiếp cận trên, có thể thấy việc chỉ ra dối tượng nghiên cứu của xã hội học còn gây nhiều tranh cãi
  • Hướng tiếp cận thứ nhất, đối tượng nghiên cứu của xã hội học là hành vi xã hội hay hành động xã hội của con người, hướng này tâm lý học đã đi sâu nghiên cứu
  • Hướng tiếp cận thứ hai, đối tượng nghiên cứu của xã hội học là cơ cấu xã hội, hệ thống xã hội thì xã hộc học đã bị triết học lấn át
  • Hướng tiếp cận thứ ba, xã hội học bị đánh giá là có đối tượng nghiên cứu không rõ ràng, do con người và xã hội cũng là đối tượng nghiên cứu của nhiều khoa học khác Tóm lại : Đối tượng nghiên cứu chung nhất của xã hội học là xã hội loài người. Bao gồm:  Các sinh hoạt xã hội, hoạt động xã hội của con người  Hệ thống xã hội, cơ cấu xã hội

Xã hội học chỉ ra cho cá nhân biết cách sống trong xã hội, biết hòa đồng vào xã hội để xây dựng hạnhp phúc cho cá nhân và tham gia xâty dựng hạnh phúc, phồnvinh cho xã hội. Đồng thời, các tổ cức xã hộ chủ động điều tiết hành động của mình, thông qua đó điều tiết hành động của cá nhân nhằm tạo ra sự thống nhất xã hội để tránh những xung đột xã hội xảy ra. Giải quyết đúng đắn, kịp thời các vấn đề nảy sinh trong xã hội để có thể cải thiện được thực trạng xã hội XHH giúp các cơ quan thông tin tuyên truyền định hướng lý luận, cung cấp số liệu thực tế để thực hiện nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, ngăn chặn tư tưởng sai lầm, đồng thời truyền bá và khuyến khích những tư tưởng tích cực tiến bộ XHH mác xít góp phần bồi dưỡng tinh thần yêu nước, độc lập dân tộc , giáo dục ý thức về vai trò, trách nhiệm công dân của mõi người trong sự nghiệp phát triển xã hội 1.4 Nhiệm vụ của xã hội học 1.4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận

  • Nhiệm vụ hàng đầu của XHH là xây dựng, phát triển và hoàn thiện hệ thống các khái niệm, phạm trù, lý thuyết khoa học riêng, đặc thù của khoa học xã hội
  • Trong quá trình phát triển, XHH vừa xây dựng, vừa thừa kế và sử dụng các khái niệm hay thuật ngữ của các ngành khoa học khác
  • Hướng đến hình thành, phát triển hệ thống lý luận, phương pháp luận nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu có hệ thống về những vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội

1.6 Phương pháp nghiên cứu xã hội học ( thi)

Phương pháp:

  • Theo nghĩa từ, “phương” là lối, “pháp” là phép .Vậy, phương pháp là những cách thức đã trở thành phép tắc phải tuân thủ khi tiến hành một công việc nào đó.
  • Trong thực tế, phương pháp có mặt ở nhiều trường hợp

 Pp với tư cách là một quan điểm cho sự xem xét đời sống tự nhiên và xã hội như pp duy vật lịch sử, PP duy vật biện chứng....  Cũng có thể nói đến pp phân tích , tổng hợp,diễn dịch, quy nạp  Như vậy theo nghĩa chung nhất, pp là con đường , cách thức tiếp cận đối tượng nghiên cứu , được sắp xếp theo một trật tự nhất định để đạt được mục đích đặt ra Phương pháp nghiên cứu xã hội học là : PP nghiên cứu XXH là tổng hợp các PP kĩ thuật,cách thức nghiên ứu xã hội học nhằm làm sáng tỏ bản chất, đặc trưng, cơ cấu, xu hướng và tính quy luật của các hiện tượng, quá trình xã hội. 1.6.1 Phương pháp phân tích tài liệu Phương pháp phân tích tài liệu là PP thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu một cách gián tiếp thông qua kỹ thuật xử lí tài liệu

  • Khái niệm tài liệu : là nguồn cung cấp các thông tin nhằm đáp ứng cho mục tiêu và đề tài nghiên cứu. Nguồn thông tin đó không chỉ được rút ra từ các tài liệu viết, mà còn có thể rút ra từ các đồ vật khác nhau như công cụ sản xuất , đồ dùng cá nhân hoặc phim ảnh, băng hình..
  • Phân loại tài liệu :
  • Những vấn đề cần quan tâm khi nghiên cứu tài liệu  Tên gọi của tài liệu  Xuất xứ của tài liệu  Tên tác giả  Tính xác thực của tài liệu  Nội dung và giá trị của tài liệu  Ảnh hưởng xã hội của tài liệu Khái niệm phân tích tài liệu Phân tích tài liệu là cải biến mục đích của thông tin có sẵn trong các tài liệu để rút ra những thông tin cần thiết nhằm đáp án
  • Ưu điểm và nhược điểm của phân tích tài liệu

qcuan sát trong đó người quan sát xác định được những yếu tố nào của khách thể nghiên cúu có ý nghĩa nhất .......  Theo mức độ tham gia của người quan sát : Quan sát tham dự và quan sát không tham dự ...  Theo sự thể hiện của người đi quan sát : Quan sát công khai và quan sát bí mật............  Theo số lần ... Ưu điểm và nhược điểm