Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Đây là cái gì thì mở ra rồi biết, Schemes and Mind Maps of Mathematical logic

Trong này có nhiều cái hay lắm tải về mà đọc

Typology: Schemes and Mind Maps

2019/2020

Uploaded on 11/10/2021

nhamsixpack
nhamsixpack 🇻🇳

4.7

(3)

5 documents

1 / 46

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
1
LỊCH SỬ KIẾN TRÚC
KIẾN TRÚC LƯỠNG HÀ
( 4000-5000 năm TCN )
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f
pf20
pf21
pf22
pf23
pf24
pf25
pf26
pf27
pf28
pf29
pf2a
pf2b
pf2c
pf2d
pf2e

Partial preview of the text

Download Đây là cái gì thì mở ra rồi biết and more Schemes and Mind Maps Mathematical logic in PDF only on Docsity!

LỊCH SỬ KIẾN TRÚC

KIẾN TRÚC LƯỠNG HÀ

( 4000-5000 năm TCN )

NOTE:

- GIỮ NGUYÊN CỠ CHỮ, KIỂU CHỮ

- CHỌN MÀU CHỮ TỰ DO

LỊCH SỬ KIẾN TRÚC THẾ GIỚI

KIẾN TRÚC LƯỠNG HÀ

(4000-5000 năm TCN)

GVHD : THS.KTS. PHẠM THÙY LINH NHÓM 2 : Vũ Thu Trang | Ngô Khánh Linh | Lưu Bảo Yến | Trần Hải Cẩm Ngọc LỚP : 19K1 – ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

I. Giới thiệu bối cảnh

1. Vị trí địa lí

Lưỡng Hà (Mesopotamia) nghĩa là miền đất giữa hai con sông, là khu vực do hạ lưu hai con sông Tigris và Euphrates tạo thành. Cả hai sông này đều bắt nguồn từ miền rừng núi Armenia chảy qua lãnh thổ Iraq ngày nay rồi đổ ra vịnh Ba Tư. Giống như miền thung lũng sông Nile, lưu vực Lưỡng Hà cũng là một khu vực phì nhiêu, rất thích hợp cho nghề nông. Chính nhờ có đất đai phì nhiêu như vậy nên khi công cụ sản xuất còn tương đối thô sơ, kinh tế ở đây vẫn có điều kiện phát triển, do đó đã sớm bước vào xã hội văn minh. Ở Lưỡng Hà rất hiếm đá và các loại khoáng sản nhưng chất đất ở Lưỡng Hà chủ yếu là đất sét dùng để làm gạch và đồ gốm rất tốt. Điều đó đã tạo nên một sắc thái riêng biệt của nền văn hóa ở Lưỡng Hà. Đây là một vùng màu mỡ thuận lợi cho cuộc sống của con người và địa hình là một vùng hoàn toàn để ngỏ ở mọi phía, không có những biên giới hiểm trở để bảo vệ, nên trong mấy ngàn năm lịch sử, vùng đất này đã trở thành nơi tranh giành của nhiều tộc người khác nhau, dẫn đến sự hưng vong của nhiều quốc gia hùng mạnh một thời.

2. Dân cư

Hình 1.1. Bản đồ khu vực Lưỡng Hà - Nguồn: Bienniensu.com

Cư dân xưa nhất ở Lưỡng Hà là người Sumer. Họ từ Trung Á di cư đến miền Nam Lưỡng Hà vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN. Tại đây, họ đã lập nên nhiều thành bang như Ur, Eridu, Lagash, Uruk... Thiên niên kỷ III TCN, người Akkad, người Amorites, một nhánh của tộc Semit đã lần lượt lập nên quốc gia Akkad, quốc gia cổ Babylon nổi tiếng nhất trong lịch sử Lưỡng Hà cổ đại. Ngoài ra, nhiều tộc người khác xâm nhập Lưỡng Hà, các tộc người đồng hóa với nhau làm cho thành phần cư dân ở đây rất phức tạp.

3. Ngôn ngữ và chữ viết

Hình 1.2. Tranh minh họa cuộc sống ở Lưỡng Hà - Nguồn: Jeffbrowngraphics.com

Những người dân Lưỡng Hà tin rằng vua và nữ hoàng của họ là con cháu của thần linh, nhưng không giống những người Ai Cập cổ đại, họ không tin rằng các vị vua là những vị thần thực sự. Đa số các vị vua đều tự phong là “ vua của vũ trụ ” hay “ vua vĩ đại ”. Một cái tên khác cũng thường được dùng là " người chăn dắt ", bởi các vị vua phải trông nom thần dân của mình. 4.2. Luật pháp Bộ luật của người Lưỡng Hà cổ đại Bộ luật quan trọng nhất ở Lưỡng Hà cổ đại là luật Hammurabi - thời vua Hammurabi (1796 TCN - 1750 TCN) - vị vua thứ 6 của Babylon. Bộ luật này được cho là cực kỳ tiến bộ và đã đề cập đến nhiều vấn đề giống như hiện đại bây giờ. Tất nhiên tuy cũng có Hình 1.4.1. Vương quyền Nguồn: Eatsleeplaw.weebly.com

nhiều điểm bất hợp lý nhưng nếu so với mặt bằng chung với sự ρhát triển lúc bấy giờ thì luật pháρ trong bộ luật Hammurabi đã giúp cân bằng và chỉnh đốn xã hội, góp vai trò lớn trong việc duу trì sự thịnh vượng của đế chế Babуlon. Bộ luật này được khắc trên bia đá. Đây là bộ luật cổ sớm nhất hầu như còn nguyên vẹn mà ngày nay đã phát hiện được.

5. Thương nghiệp

6. Nông nghiệp

Thành phố Sumerian cần nhiều hàng hóa nhập khẩu: gỗ, đá để xây dựng; kim loại để làm ra dụng cụ và vũ khí và sau đến là lễ vật dâng thần linh. Những viên đá quý giá từ Afghanistan và Ấn Độ. Những viên ngọc trai từ vịnh Ba Tư. Do đó họ buôn bán trao đổi rộng rãi và nhộn nhịp. Từ đó hình thành những thương đoàn và tầng lớp thương gia hỗn tạp và độc lập ra đời. Hình 1.4.2. Bộ luật của người Lưỡng Hà cổ đại - Nguồn: Nghiencuulichsu.com Hình 1.5. Thuyền buồm của người Lưỡng Hà cổ đại - Nguồn: Khoahoc.tv

7.2 Toán học

Ban đầu người Sumer sử dụng hệ đếm cơ số 5, về sau nhiều tộc người ở Lưỡng Hà sử dụng đồng thời cả cơ số 10 và cơ số

  1. Từ đó, người Lưỡng Hà phân chia 1 giờ thành 60 phút và 1 phút gồm 60 giây. Cũng chính nhờ vào cơ số 60, vòng tròn được chia thành 360 độ. Từ xưa, người Lưỡng Hà cổ đại đã biết cách làm 4 phép tính cộng trừ nhân chia, biết phân số, lũy thừa, căn số bậc hai và căn số bậc 3. Họ biết lập bảng căn số để dễ tra cứu và biết giải phương trình có 3 ẩn số. Về hình học, xuất phát từ yêu cầu đo đạc ruộng đất, người Lưỡng Hà cổ đại đã biết tính diện tích Hình 1.7.1. Thần Marduk Nguồn: Vanminhthegioi.blogspot.com Hình 1.7.2. Mô phỏng 3D Ziggurat - Nguồn: Mozaweb.com Hình 1.7.3. Bảng đất sét 3.700 của người Babylon cổ đại ghi chép nhiều phương pháp tính toán - Nguồn: Khoahoc.tv

các hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang, hình tròn, tính thể tích hình chóp cụt. Ngoài ra, trước Pitago rất lâu, họ đã biết quan hệ giữa ba cạnh của tam giác vuông. Đồng thời họ cũng áp dụng các kiến thức này trong việc xây dựng đền đài, cung điện...

7.3. Văn học 7.4: Y học

Văn học Lưỡng Hà gồm hai bộ phận chủ yếu là văn học dân gian và sử thi (anh hùng ca):

  • Văn học dân gian gồm có cách ngôn, ca dao, truyện ngụ ngôn… Loại văn học này thường phản ánh cuộc sống lao động của nhân dân và cách cư xử ở đời.
  • Sử thi ra đời từ thời Sumer, đến thời Babylon chiếm một vị trí rất quan trọng. Loại văn học này chịu ảnh hưởng của tôn giáo rất mạnh. Chủ đề của nó thường là ca ngợi các thần. Ngoài những nội dung trên, trong các tứ thơ, các tác phẩm còn phản ánh mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Về y học, người Lưỡng Hà cũng đã đạt được những thành tựu rất to lớn. Văn bản y học Babylon chi tiết nhất là Cẩm nang Chẩn đoán được viết bởi một Đại học giả. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy 40 tấm bảng bằng đất ghi chép đầy đủ cách chữa trị các loại bệnh khác nhau về tiêu hóa, hô hấp, thần kinh, đau mắt. Hình thành nhiều ngành như nội khoa, ngoại khoa, giải phẫu. Cùng với y học Ai Cập cổ đại cùng thời, người Babylon đã đưa ra các khái niệm chẩn đoán, tiên lượng, thực khám và kê đơn thuốc. Tuy vậy, những quan niệm mê tín, dị đoan vẫn còn phổ biến trong y học. Bên cạnh những cách chữa trị rất khoa học, họ còn chữa trị bằng ma thuật, bùa chú và dùng những thứ như lưỡi chuột, mắt gà, đuôi chó..đặc biệt là không

nhất, Lưỡng Hà bao gồm nhiều thành bang, mỗi nơi có những vị thần riêng nên đối tượng sùng bái của cư dân rất phức tạp, vị trí của các thần trước sau thường khác nhau . II. Kiến trúc

1. Đặc điểm kiến trúc

1.1. Loại hình

Có loại hình kiến trúc rất đa dạng như: đền đài, cung điện, thành quách, kênh mương, nhà ở và tiêu biểu là các công trình Ziggurat (đài chiêm tinh). Thành Ur Thành phố Ur là một trung tâm quan trọng của người Sumer ở vùng Lưỡng Hà cổ đại. Nó nằm ở phía nam Lưỡng Hà, gần cửa sông Euphrates trên Vịnh Ba Tư (thuộc Iraq ngày nay). Do gần sông và biển, thành phố đóng một vai trò quan trọng trong giao thương. Một con kênh đã được xây dựng trên khắp thành phố như một bến cảng an toàn để hỗ trợ vận chuyển và giao thông. Cảng đã biến Ur trở thành một trung tâm thương mại hưng thịnh , thúc đẩy nền kinh tế của nó. Cấu trúc của thành phố tương tự như các trung tâm đô thị lớn khác được thành lập từ thời cổ đại. Nó được bao quanh bởi những bức tường bảo vệ. Cấu trúc bên trong được chia thành một khu đền thờ và một khu dân cư. Hình 1.1.1. Mô phỏng 3D của thành Ur - Nguồn: Mozaweb.com

Nhà dân được quy hoạch theo hình xương cá , không có trật tự nhất định. Nhà ở thường được xây 1 - 2 tầng bằng gạch nung phủ đầy bùn. Phần mái được xây theo kiểu mái bằng, được sử dụng để phơi đồ hoặc lưu trữ đồ đạc. Do vùng bình nguyên Tigris - Euphrates không có khoáng vật và cây cối lớn, các cấu trúc của người Sumer thường là từ gạch Hình 1.1.2. Mặt bằng thành Ur - Nguồn: Wikipedia.com

1.2. Vật liệu và xây dựng 1.3. Kiểu tạo hình 1.4. Kỹ thuật xây

dựng

Người Chaldea: dùng gạch không nung và dùng chất kết dính là loại vữa bitum. Người Assyria: dùng gạch ướt để xây dựng và không cần chất kết dính hoặc xây nhiều vòm, cuốn bằng gạch khô và gắn kết với nhau bằng đất sét. Các công trình của người Chaldea như: đền thờ hoặc nhà ở tư nhân thường có dạng hình chữ nhật, đặt trên một nền cao, nhằm mục đích chống lụt; kiến trúc sử dụng nhiều phù điêu, tranh tường bằng chất liệu gỗ hoặc gạch lưu ly. Người Assyria: cũng tương tự như người Chaldea, nhưng đặc biệt dùng nhiều gạch men lưu ly. Kỹ thuật xây dựng: vùng Trung cận Đông và Tây Á có vật liệu chủ yếu là đất và các chế phẩm làm từ đất sét. Các kiến trúc chủ yếu dùng gạch không nung và liên kết với nhau bằng bitum.

1.4. Kỹ thuật xây dựng

Nhà cửa : thời kỳ đầu xây dựng thô sơ bằng đất sét và lau sậy, sau đó chuyển sang dùng vật liệu là gạch không nung và gạch nung. Phổ biến là xây bằng gạch, mặt tường đặt một ít thanh gỗ, rải lau sậy lên trên và trát đất sét. Cung điện : theo kiểu đối xứng, nhấn mạnh đại điện và phòng thờ, thường có 3 sân trong hoặc nhiều sân trong đặt nối tiếp nhau. Sân thứ nhất phục vụ cho các phòng hành chính, sân thứ hai phục vụ cho các phòng ở, sân thứ ba phục vụ cho các phòng phụ trợ và sân thứ tư (nếu có) thường là để thờ. Trang trí : dùng những cái nêm bằng gốm đóng vào mặt tường để tăng thêm tuổi thọ của công trình đến năm 3000 TCN, còn có thêm hình thức trang trí mặt tường bằng cách quét bitum lên mặt tường, sau đó dùng các mảnh đá và mảnh sành ốp lên trên tạo thành những hình hoa văn trang trí rất đẹp, hình thức hoa văn là hình động vật và thực vật. Phát kiến ra việc dùng đá ốp chân tường để bảo vệ tường.

1.5.Nghệ thuật trang trí

Đến 3000 năm trước Công nguyên trở đi, các hình thức trang trí công trình đã rất phát triển. Hình 1.4. Hoa văn cung điện

  • Nguồn: Pinterest.com

Mặt trước của cổng được trang trí bằng gạch láng với phù điêu rồng và bò đực xen kẽ. Những con thú được trang trí bằng gạch màu vàng và màu nâu, trong khi những viên gạch xung quanh chúng có màu xanh dương. Các viên gạch men màu xanh được cho là lapis lazuli. Các cửa đo cao 11,5 m với một gian ngoài rộng lớn ở phía nam. Bức tường phía sau ngự điện trong cung điện của nhà vua Nabucodonosor: Toàn bộ mặt tường là bức tranh lớn, có một loạt con sư tử ở chân tường, băng giữa của tường có bốn cây, mỗi cây lại đỡ những bó hoa hai tầng, băng trên cùng là dải hoa cỏ. Băng qua các cổng là Đường Rước Lễ , đó là một hành lang lát gạch dài hơn nửa dặm với các bức tường cao hơn 50 feet (15,2 m) ở mỗi bên. Các bức tường được trang trí với hơn 120 con sư tử điêu khắc, hoa và gạch màu vàng tráng men. Đường Rước Lễ được sử dụng cho lễ kỷ niệm năm mới, qua đó bức tượng của các vị thần sẽ diễu hành xuống con đường lát đá màu đỏ và màu vàng. Mỗi viên đá có một dòng chữ bên dưới: một lời cầu nguyện nhỏ từ vua Nebuchadnezzar cho vị thần trưởng Marduk. Hình 1.5.3. Cổng Ishtar - Nguồn: Pinterest Hình 1.5.2. Gạch tráng men, phù điêu đắp nổi hình con hổ trên cổng Ishtar Nguồn: Pinterest.com

2. Thành Babylon và vườn treo Babylon

2.1 Thành Babylon

Thành Babylon - thủ đô dưới triều vua Hammurabi được xây dựng khoảng năm 2000 TCN. Hạt nhân của thành phố là tòa thành có mặt bằng hình chữ nhật, kích thước 25.000 x 15.000m, đặt theo hướng Đông - Tây. Sông Euphrates chảy theo Hình 1.5.5. Cổng Ishtar dẫn vào Đường Rước Lễ - Nguồn: Dkfindout.com