Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây ăn quả theo hướng bền vững tại huyện Cư, Thesis of Geography

Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây ăn quả theo hướng bền vững tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk

Typology: Thesis

2018/2019

Uploaded on 08/14/2021

buidangnhat
buidangnhat 🇻🇳

4.8

(160)

210 documents

1 / 120

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
------------
NGUYỄN ĐẠT THÀNH
ĐỀ TÀI:
“ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN
CÂY ĂN QUẢ THEO HƢỚNG BỀN VỮNG
TẠI HUYỆN CƢMGAR, TỈNH ĐẮK LẮK”
CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
MÃ SỐ: 60310217
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ PHÚC CHI LĂNG
HUẾ, 2019
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f
pf20
pf21
pf22
pf23
pf24
pf25
pf26
pf27
pf28
pf29
pf2a
pf2b
pf2c
pf2d
pf2e
pf2f
pf30
pf31
pf32
pf33
pf34
pf35
pf36
pf37
pf38
pf39
pf3a
pf3b
pf3c
pf3d
pf3e
pf3f
pf40
pf41
pf42
pf43
pf44
pf45
pf46
pf47
pf48
pf49
pf4a
pf4b
pf4c
pf4d
pf4e
pf4f
pf50
pf51
pf52
pf53
pf54
pf55
pf56
pf57
pf58
pf59
pf5a
pf5b
pf5c
pf5d
pf5e
pf5f
pf60
pf61
pf62
pf63
pf64

Partial preview of the text

Download Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây ăn quả theo hướng bền vững tại huyện Cư and more Thesis Geography in PDF only on Docsity!

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN ĐẠT THÀNH

ĐỀ TÀI:

“ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN

CÂY ĂN QUẢ THEO HƢỚNG BỀN VỮNG

TẠI HUYỆN CƢMGAR, TỈNH ĐẮK LẮK”

CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN

MÃ SỐ: 60310217

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. LÊ PHÚC CHI LĂNG

HUẾ, 201 9

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, tự các nhân tôi tìm hiểu và được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.

Tác giả

Nguyễn Đạt Thành

MỤC LỤC

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chú thích CLN Cây lâu năm CĂQ Cây ăn quả ĐGĐĐ Đánh giá đất đai ĐK Điều kiện ĐKTN Điều kiện tự nhiên ĐVĐĐ Đơn vị đất đai ĐVT Đơn vị tính KN Khả năng KT - XH Kinh tế, xã hội LHSD Loại hình sử dụng LT Lương thực LN Lâm nghiệp NN Nông nghiệp NTTS Nuôi trồng thủy sản SXNN Sản xuất nông nghiệp TB Trung bình TN Thích nghi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu bảng Tên bảng Trang

Đƣa vào 3 cột

Bảng 2.1. Dân số trung bình và cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn huyện Cư M’Gar ................................................................................................ 41 Bảng 2.2. Diện tích đất nông nghiệp ở huyện Cư M’gar .................................... 42 Bảng 2.3. Chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Cư M’Gar ................ 51 Bảng 2.4. Bảng phân cấp chỉ tiêu theo cấp độ cao địa hình huyện Cư M’Gar .. 52 Bảng 2.5. Thống kê diện tích các nhóm đất huyện Cư M’Gar ........................... 54 Bảng 2.6. Bảng phân cấp chỉ tiêu độ dốc huyện Cư M’Gar ............................... 56 Bảng 2.7. Bảng phân cấp chỉ tiêu độ dày tầng đất huyện Cư M’Gar ................ 58 Bảng 2.8. Bảng phân cấp chỉ tiêu điều kiện tưới huyện Cư M’Gar ................... 60 Bảng 2.9. Bảng phân cấp chỉ tiêu khẳ năng thoát nước huyện Cư M’Gar ............... 60 Bảng 2.10. Bảng phân cấp chỉ tiêu lượng mưa TB năm huyện Cư M’Gar ............. 61 Bảng 2.11. Bảng phân cấp chỉ tiêu nhiệt độ TB năm huyện Cư M’Gar ............... 62 Bảng 2.12. Chỉ tiêu yêu cầu sử dụng đất đai cho cây sầu riêng .......................... 64 Bảng 2.13. Chỉ tiêu yêu cầu sử dụng đất đai cho cây bơ booth ................................ 67 Bảng 2.14. Chỉ tiêu yêu cầu sử dụng đất đai cho cây cam sành ......................... 68 Bảng 2.15. Bảng tổng hợp diện tích thích nghi theo từng loại hình sử dụng đất đai ................................................................................................................................ 76

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Hiện nay, công tác đánh giá đất đai được thực hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới và trở thành một khâu quan trọng trong hoạt động đánh giá tài nguyên phục vụ mục tiêu quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ.

Trong hoạt động nông - lâm nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất không thể thiếu được để bố trí các loại hình sử dụng. Những năm gần đây, công tác đánh giá tài nguyên đất đai ở nước ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo cơ sở cho quá trình chuyển dịch cơ cấu nông - lâm nghiệp theo hướng chuyên môn hoá. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập trong công tác quản lý sử dụng quỹ đất, đặc biệt là diện tích đất dành cho phát triển cây ăn quả thường bị biến động mạnh và chưa phát huy hết tiềm năng và thế mạnh của từng vùng miền nhất là khu vực Tây Nguyên. Vì vậy việc nghiên cứu, đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ mục tiêu phát triển nông - lâm nghiệp bền vững là vấn đề đang được quan tâm.

Huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắk Lắk thuộc vùng Bắc Tây Nguyên có diện tích tự nhiên 82.450.00 km^2. Đặc điểm đất đai của huyện có sự phân hoá đa dạng tạo tiềm năng cho phát triển nhiều loại hình sử dụng (LHSD) nông nghiệp, đặc biệt là cây ăn quả (CĂQ). Tuy nhiên, trong những năm qua việc sử dụng đất đai cho LHSD này của huyện vẫn còn nhiều bất cập, chưa phát huy tiềm năng sinh thái lãnh thổ, dẫn đến hiệu quả kinh tế chưa cao. Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá mức độ thích nghi đất đai nhằm xác định cơ cấu CĂQ trên quan điểm phát triển bền vững là vấn đề mang tính cấp thiết.

Hơn 80% cư dân của huyện Cư M’Gar hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông

  • lâm nghiệp. Tuy nhiên, đời sống cư dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Việc phát triển CĂQ sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp, cải thiện đời sống cư dân, phát huy tiềm năng đất đai của vùng Tây Nguyên; tăng khả năng bảo vệ môi trường của LHSD này. Đồng thời, việc phát triển CĂQ là vấn đề đang được các nhà quản lí ở địa phương quan tâm.

Thực tế phát triển nông nghiệp trong những năm gần đây ở nước ta nói chung và Tây Nguyên nói riêng vẫn chủ yếu chạy theo tâm lí thị hiếu nghĩa là khi giá cả

thị trường lên có lợi nhuận cao người dân đổ xô trồng nhiều loại cây bất chấp những hệ lụy mặt trái và quy luật của thị trường cung vượt qua cầu thiệt hại lớn cho người sản xuất.

Để phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp phát huy hết thế mạnh tài nguyên và hạn chế rủi ro trong kinh tế thị trường trong đó phát triển chuyên canh cây ăn quả là hướng đi hợp lí phù hợp quy luật phát triển.

Từ những lí do trên, việc chọn đề tài: “Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ quy hoạch cây ăn quả ở huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắk Lắk” sẽ góp phần vào việc sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển KT - XH theo hướng bền vững ở huyện Cư M’Gar hiện nay.

2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu Xác lập cơ sở khoa học phục vụ muc tiêu qui hoạch cây ăn quả huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắk Lắk theo hướng phát triển lâu bền dựa trên đánh giá tài nguyên đất đai.

2.2. Nhiệm vụ

  • Tổng quan có chọn lọc cơ sở lý luận và phương pháp đánh giá đất đai phục vụ mục tiêu quy hoạch phát triển nông nghiệp làm căn cứ cho việc nghiên cứu của đề tài.
  • Phân tích các đặc điểm địa lý của huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắk Lắk làm cơ sở cho việc đánh giá, quy hoạch sử dụng đất đai phục vụ mục tiêu qui hoạch CĂQ.
  • Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai (ĐVĐĐ) huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắk Lắk phục vụ mục tiêu đánh giá.
  • Đánh giá và phân hạng thích hợp với nguyên đất đai huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắk Lắk cho các LHSD CĂQ theo quan điểm phát triển lâu bền.
  • Phân tích hiện trạng sử dụng đất đai, đánh giá hiệu quả KT - XH và môi trường của các LHSD đất đai được đề xuất.
  • Đề xuất qui hoạch sử dụng hợp lí lãnh thổ và các giải pháp góp phần phát triển bền vững CĂQ ở khu vực nghiên cứu.

ngang thể hiện sự phân hoá của các ĐVĐĐ trong khu vực nghiên cứu và mối quan hệ giữa chúng.

4.1.2. Quan điểm tổng hợp Quan điểm này xem các sự vật và hiện tượng của môi trường tự nhiên là một tổ hợp có tổ chức, giữa chúng có mối quan hệ qua lại với nhau. Sự tác động của con người vào một hợp phần hay bộ phận tự nhiên nào đó có thể gây ra những biến đổi lớn trong hoạt động của cả tổng thể. Tuy nhiên, quan điểm này không yêu cầu nhất thiết phải nghiên cứu tất cả các thành phần mà có thể lựa chọn một số đại diện có vai trò chủ đạo, là những nhân tố có vai trò quyết định đến các thuộc tính cơ bản nhất của tổng thể. Áp dụng quan điểm này, đề tài chỉ đánh giá một số chỉ tiêu liên quan đến sử dụng đất đai phục vụ quy hoạch CĂQ theo hướng bền vững: độ cao, độ dốc (địa hình); độ dày tầng đất, loại đất theo đá mẹ, hiện trạng rừng và hiện trạng sử dụng đất (thực vật) các chỉ tiêu sinh khí hậu.

4.1.3. Quan điểm lãnh thổ Mỗi một công trình nghiên cứu địa lí tự nhiên nói riêng cũng như địa lý nói chung đều được gắn với một lãnh thổ cụ thể. Các thành phần tự nhiên luôn có sự thay đổi theo thời gian và phân hoá theo không gian. Vì vậy, khi nghiên cứu một khu vực, cần xác định sự phân hoá không gian theo lãnh thổ và việc đánh giá cần gắn liền trên một lãnh thổ cụ thể được phân chia. Với quan điểm này, đề tài đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch CĂQ theo đơn vị lãnh thổ cơ sở là các ĐVĐĐ. Mỗi một ĐVĐĐ là một đơn vị phân cấp lãnh thổ mang một hệ thống chỉ tiêu tổng hợp các thành phần tự nhiên, dựa trên các chỉ tiêu này để đánh giá và phân hạng thích nghi cho các LHSD được đề xuất.

4.1.4. Quan điểm kinh tế - sinh thái Yếu tố kinh tế nằm trong mục đích sản xuất nông – lâm nghiệp. Yếu tố sinh thái là các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, đất, nước…có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển, phân bố của cây trồng, vật nuôi và ảnh hưởng đến hướng quy hoạch nông - lâm nghiệp. Do đó, trong nghiên cứu, ĐGĐĐ cần chọn các LHSD sao cho đạt hiệu quả cao về KT - XH và môi trường nhằm góp phần phát triển bền vững lãnh thổ.

4.1.5. Quan điểm phát triển bền vững Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại nhưng không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng nhu cầu của chính họ. Vận dụng quan điểm này, đề tài không chỉ dựa trên các đặc điểm tự nhiên mà còn căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất đai nông – lâm nghiệp, các đặc điểm KT - XH (cơ sở hạ tầng, phân bố dân cư, tập quán sản xuất…) định hướng phát triển kinh tế của địa phương huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắk Lắk, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững theo xu hướng phát triển hiện nay trong đó phát triển cây ăn quả là hướng quyết định chính của sự phát triển này.

4.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: 4.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý tư liệu Bao gồm các tư liệu và bản đồ về các điều kiện tự nhiên (ĐKTN) huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắk Lắk: địa chất, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng, sinh vật và các thông tin về dân sinh, KT - XH: dân cư, dân tộc, tập quán sử dụng đất đai; một số tài liệu thuộc các chương trình, dự án phát triển KT - XH khu vực. Tất cả các nguồn tư liệu có liên quan đến đối tượng và lãnh thổ được đề tài tiếp cận và vận dụng có chọn lọc trong nghiên cứu.

4.2.2. Phương pháp bản đồ Phương pháp bản đồ được áp dụng trong việc xây dựng bản đồ ĐVĐĐ, bản đồ phân hạng thích nghi cho các loại hình CĂQ, bản đồ đề xuất quy hoạch CĂQ huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắk Lắk.

Các loại bản đồ này được xây dựng dựa trên cơ sở sử dụng các phần mềm Mapinfo, ArcGIS, Adobe Photoshop.

4.2.3. Phương pháp đánh giá đất đai theo FAO Đề tài vận dụng quy trình và phương pháp ĐGĐĐ theo FAO trong xây dựng bản đồ ĐVĐĐ, trong đánh giá tài nguyên đất đai cho các loại hình sử dụng CĂQ vào lãnh thổ huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắk Lắk.

5.2. Ý nghĩa thực tiễn

  • Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp thêm thông tin phục vụ bố trí các loại hình CĂQ phù hợp với tiềm năng đất đai huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắk Lắk.
  • Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý ở địa phương huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắk Lắk trong việc hoạch định các chính sách phát triển KT
  • XH và bảo vệ môi trường ở đây. 6. CƠ SỞ TÀI LIỆU 6.1. Nguồn tài liệu thứ cấp Tài liệu thứ cấp được sử dụng trong đề tài bao gồm:
  • Các tài liệu mang tính lý luận về đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ mục tiêu qui hoạch nông – lâm nghiệp; các đề tài khoa học cấp Nhà nước; các luận án và các công trình nghiên cứu khác có liên quan đến đề tài.
  • Số liệu, văn bản, báo cáo của UBND, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Đắk Lắk về các chủ trương phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn từ năm 2010 - 2020, về quy hoạch sử dụng đất đai huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030.
  • Nguồn tư liệu thống kê của Chi cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk từ 2005 đến năm

6.2.Tƣ liệu bản đồ Trên cơ sở bản đồ đất tỉnh Đắk Lắk tỷ lệ 1/100.000, tách riêng phần huyện Cư M’gar đưa về tỷ lệ 1/25.000. Tuân thủ quy trình điều tra, lập bản đồ đất của Bộ Khoa học và Công nghệ TCVN 9487:2012; sổ tay điều tra, phân loại, lập bản đồ đất và đánh giá đất (Lê Thái Bạt và cs., 2015), khảo sát 8 phẫu diện đất và lấy 8 mẫu đất tầng mặt, lấy mẫu đất phân tích theo tầng phát sinh để phân tích nhằm phúc tra bản đồ thổ nhưỡng.

  • Bản đồ địa hình tỉnh Đắk Lắk, tỷ lệ 1/50.000 do Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước in năm 1992; Bản đồ địa hình tỉnh Đắk Lắk, tỷ lệ 1/100.000 do Cục Bản đồ - Bộ tổng tham mưu QĐNDVN in năm 1977.
  • Bản đồ cảnh quan tỉnh Đắk Lắk (trong tập bản đồ địa lý địa phương của Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia - Chủ biên: Vũ Tự Lập), năm 1996, tỷ lệ 1/1.000.000.

6.3. Các bản đồ số hoá, xử lý trong hệ GIS

  • Bản đồ địa hình; Bản đồ độ cao; Bản đồ độ dốc huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắk Lắk ở cùng tỉ lệ gốc 1:50.
  • Bản đồ qui hoạch 3 loại rừng quốc gia, tỉ lệ gốc 1:100.000.
  • Bản đồ thổ nhưỡng huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắk Lắk, tỉ lệ 1:100. Các bản đồ này được lưu trữ tại Sở tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk. 7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của việc đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ quy hoạch cây ăn quả.

Chương 2: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ quy hoạch cây ăn quả ở huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắk Lắk.

Chương 3: Đề xuất sử dụng hợp lí tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây ăn quả ở huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắk Lắk.

được xem là hơp phần để đánh giá ĐVĐĐ phù hợp với sự thích nghi của từng LHSD, có cùng một điều kiện quản lý đất và cùng một khả năng sản xuất và cải tạo [14].

1. 1. 4. Loại hình sử dụng đất ( Land Use Type - LUT) LHSD đất đai là bức tranh mô tả sử dụng đất đai của một vùng đất với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện KT - XH và kĩ thuật được xác định [14]. 1.1.5. Hiện trạng sử dụng đất Hiện trạng sử dụng đất thể hiện qua phân bố các loại cây trồng, thảm thực vật tự nhiên...là kết quả của quá trình sử dựng đất trong quá khứ và hiện tại, làm tiền đề cho hướng phát triển trong tương lai [9]. Trong phân loại hiện trạng sử dụng đất, các LHSD đất thường bao gồm: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất dân cư...Hiện trạng sử dụng đất phản ánh khả năng sử dụng đất đồng thời cũng là một trong những tiền đề cho việc đề xuất sử dụng đất đai phù hợp với thực tế. 1.1.6. Đánh giá đất đai Theo FAO (1976) " Đánh giá đất là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt, khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại yêu cầu sử dụng đất cần phải có " [14]. Trong đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất đai nông - lâm nghiệp thì đánh giá chính là xác định mức độ thích nghi của các điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội cho các loại hình sử dụng đất. Đây là chủ đề cho việc đề xuất, định hướng, quy hoạch sử dụng hợp lý đất đai trên lãnh thổ nghiên cứu. Đánh giá là xem xét một đối tượng nào đó dưới hình thức so sánh đối chiếu với những tiêu chuẩn hay yêu cầu nhất định. Để xác định được mức độ thích hợp, thích nghi của từng loại hình sử dụng đất cần đánh giá quy hoạch đất đai chính xác xem mức độ thích nghi với điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế-xã hội. Đây là tiền đề cho việc quy hoạch đề xuất định hướng phát triển khi nghiên cứu lãnh thổ đất đai.

1.2. Tổng quan có chọn lọc một số công trình nghiên cứu, đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ quy hoạch nông lâm nghiệp.

1. 2 .1. Trên thế giới Đầu thế kỷ XX, con người đã bắt đầu tìm hiểu tiềm năng đất đai (Land) cho những mục đích sử dụng mang tính chất phục vụ. Nên, việc đánh giá tài nguyên đất là điều hết sức quan trọng, biết được tính chất đặc điểm của đất (Soil). Từ mục đích đó, công tác ĐGĐĐ đã được nhiều nhà khoa học và nhiều tổ chức quốc tế quan tâm và đã trở thành một trong những chuyên ngành nghiên cứu quan trọng phục vụ tích cực cho việc quy hoạch, hoạch định chính sách đất đai và sử dụng đất đai hợp lý. Phương pháp và hệ thống ĐGĐĐ ngày càng hoàn thiện. Phổ biến là các hệ thống:

  • Ở Hoa Kỳ : Năm 1951, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã biên soạn Phân loại khả năng thích nghi đất đai có tưới nước. Từ lớp có thể trồng trọt được (Arable) đến lớp có thể trồng trọt được một cách giới hạn (Limited arable) và lớp không thể trồng trọt được (Non arable) đều bao gồm trong Hệ thống phân loại này. Ngoài đất đai, hệ thống phân loại này còn chú ý tới đặc điểm kinh tế xã hội là thủy lợi. Năm 1961, hai tác giả Klingebiel và Montgomery đề nghị ĐGĐĐ theo đơn vị bản đồ và nhóm lại phù hợp với từng nhóm cây trồng tương ứng với những đặc điểm của từng nhóm đất theo khả năng sản xuất [18].
  • Ở Liên Xô (cũ) và Đông Âu : Năm 1960 ở Liên Xô và Đông Âu đánh giá và phân hạng ĐGĐĐ qua 3 bước:
  • So sánh loại thổ nhưỡng theo tính chất tự nhiên  Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng
  • Yếu tố đất được xem xét kết hợp với địa hình, khí hậu, độ ẩm đất...  Đánh giá khả năng sản xuất của đất đai
  • Đánh giá khả năng sản xuất hiện tại của tự nhiên  Đánh giá kinh tế đất đai Cách đánh giá này mang tính thuần túy, phù hợp với đối tượng tự nhiên, chưa đánh giá đầy đủ yếu tố KT - XH của việc sử dụng đất đai.
  • Đề cương ĐGĐĐ của FAO: Đầu những năm 70 của thế kỷ XX, FAO đã triển khai nhiều chương trình nghiên cứu trên toàn cầu về ĐGĐĐ và sử dụng đất đai trên quan điểm lâu dài. Vào năm 1972 đã thu được những kết quả quan trọng. Được nhiều Quốc gia điều chính, bổ sung, sau đó được Brinkman và Smyth biên soạn lại và in ấn năm 1973. Các chuyên gia hàng đầu về ĐGĐĐ của FAO và các quốc gia khác (K.J.Beek,