Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Đại cương Viêm nướu bao gồm giải phẫu, định nghĩa,..., Exercises of Dentistry

Viem nướu có thể gặp ở bất kì lứa tuổi nào, bất kì đối tượng nào

Typology: Exercises

2023/2024

Uploaded on 04/10/2024

my-phan-nguyen-y
my-phan-nguyen-y 🇻🇳

1 document

1 / 5

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
I. Đại cương
1. Giải phẫu
2. Đặc điểm nướu lành mạnh
3. Định nghĩa nướu viêm
4. Đặc điểm mô học của nướu viêm
I. Đại cương:
- Nướu răng là phần đặc biệt của niêm mạc miệng, là phần tiếp nối của niêm mạc miệng che phũ
xương ổ răng, bao quanh cổ răng
- Chức năng:
+ Giúp răng bám dính - ổn định trong xương ổ
+ Liên kết các răng
+ Sự liên tục của các biểu mô phủ hốc miệng
+ Chống sự xâm nhập của vi khuẩn
- Bao gồm các phần: nướu viền, nướu dính, khe nướu, rãnh nướu, đường tiếp nối nướu-niêm mạc
(ranh giới lợi-niêm mạc), nướu sừng hoá và gai nướu.
Giải phẫu nướu răng:
1. Đại thể:
1.1. Nướu rời/nướu viền/nướu tự do:
- Được giới hạn từ bờ viền nướu (đỉnh nướu viền) đến rãnh nướu
- Là phần nướu bao quanh cổ răng, đường nối men-cement, không bám dính trực tiếp vào răng và tạo
thành vách mềm của khe nướu.
- Bờ nướu cách cổ răng khoảng 0,5-2mm và uốn lượn theo đường nối men-cement
1.2. Nướu dính:
- Được giới hạn từ rãnh nướu đến đường tiếp nối nướu-niêm mạc.
- Có màu hồng lấm tấm da cam khi thổi khô. Đặc điểm này thay đổi theo
+ Độ tuổi: người lớn thấy rõ hơn trẻ em
+ Giữa các cá thể: một số người sẽ không có
+ Giữa các vùng khác nhau trong miệng: mặt ngoài rõ hơn mặt trong.
- Đặc điểm bề mặt này có liên quan với biểu hiện và mức độ sừng hoà của biểu mô.
- Nướu dính không có lớp mô liên kểt lỏng lẻo, ít sợi collagen, nhiều sợi đàn hồi (sợi chun), dính chặt
vào răng và xương bên dưới.
- Biểu mô của nướu dính là sự kéo dài của biểu mô niêm mạc miệng.
- Chức năng: chịu lực nhai, lực chải răng, các tải lực chức năng
- Chiều cao của nướu dính có khuynh hướng tăng theo tuổi; Nướu dính có chiều cao dài nhất là ở
nhóm răng cửa, giảm dần từ vùng răng nanh rồi đến các răng sau, ngắn nhất là ở vùng răng cối lớn I.
1.3. Nướu sừng hoá: là phần nướu trải dài từ bờ viền nướu đến đường tiếp nối nướu-niêm mạc =>
bao gồm nướu rời và nướu dính
- Chiều cao của phần nướu sừng hoá thay đổi từ 1-9mm => Mức chiều cao nướu sừng hoá cần thiết
để giữ viền nướu ở vị trí ổn định và trong trạng thái lành mạnh.
- Những răng lệch ngoài (R3, R4) thường có phần nướu sừng hoá ngắn hơn (mặt ngoài)
- Các cơ và các thắng bám thấp về phía thân răng thường liên quan đến chiều cao nướu sừng hoá
ngắn.
- Trường hợp không có nướu dính => có thể làm tăng khả năng tụt nướu (vì cử động của môi hoặc má
gây căng kéo trên nướu viền)
1.4. Khe nướu:
- Là giới hạn giữa nướu tự do và bề mặt răng, có dạng hình chữ V và gồm nhiều biểu mô kết nối (đáy
khe nướu là biểu mô kết nối) giữa răng và nướu.
- Khe nướu có cấu tạo gồm 2 vách: vách mềm (nướu tự do) và cách cứng (bề mặt răng).
- Khe nướu khỏe mạnh có độ sâu không vượt quá 2 – 3mm. Trên lâm sàng, đây là thông số quan trọng
cho chẩn đoán bệnh nha chu.
1.5. Rãnh nướu:
- Là đường lõm cạn trên bề mặt nướu phân chia nướu tự do và nướu dính.
- Chỉ hiện diện ở 30-40% người trưởng thành
- Vị trí rãnh thường tương đương với vị tri đáy khe nướu
pf3
pf4
pf5

Partial preview of the text

Download Đại cương Viêm nướu bao gồm giải phẫu, định nghĩa,... and more Exercises Dentistry in PDF only on Docsity!

I. Đại cương

  1. Giải phẫu
  2. Đặc điểm nướu lành mạnh
  3. Định nghĩa nướu viêm
  4. Đặc điểm mô học của nướu viêm I. Đại cương:
  • Nướu răng là phần đặc biệt của niêm mạc miệng, là phần tiếp nối của niêm mạc miệng che phũ xương ổ răng, bao quanh cổ răng
  • Chức năng:
  • Giúp răng bám dính - ổn định trong xương ổ
  • Liên kết các răng
  • Sự liên tục của các biểu mô phủ hốc miệng
  • Chống sự xâm nhập của vi khuẩn
  • Bao gồm các phần: nướu viền, nướu dính, khe nướu, rãnh nướu, đường tiếp nối nướu-niêm mạc (ranh giới lợi-niêm mạc), nướu sừng hoá và gai nướu. Giải phẫu nướu răng:
  1. Đại thể: 1.1. Nướu rời/nướu viền/nướu tự do:
  • Được giới hạn từ bờ viền nướu (đỉnh nướu viền) đến rãnh nướu
  • Là phần nướu bao quanh cổ răng, đường nối men-cement, không bám dính trực tiếp vào răng và tạo thành vách mềm của khe nướu.
  • Bờ nướu cách cổ răng khoảng 0,5-2mm và uốn lượn theo đường nối men-cement 1.2. Nướu dính:
  • Được giới hạn từ rãnh nướu đến đường tiếp nối nướu-niêm mạc.
  • Có màu hồng lấm tấm da cam khi thổi khô. Đặc điểm này thay đổi theo
  • Độ tuổi: người lớn thấy rõ hơn trẻ em
  • Giữa các cá thể: một số người sẽ không có
  • Giữa các vùng khác nhau trong miệng: mặt ngoài rõ hơn mặt trong.
  • Đặc điểm bề mặt này có liên quan với biểu hiện và mức độ sừng hoà của biểu mô.
  • Nướu dính không có lớp mô liên kểt lỏng lẻo, ít sợi collagen, nhiều sợi đàn hồi (sợi chun), dính chặt vào răng và xương bên dưới.
  • Biểu mô của nướu dính là sự kéo dài của biểu mô niêm mạc miệng.
  • Chức năng: chịu lực nhai, lực chải răng, các tải lực chức năng
  • Chiều cao của nướu dính có khuynh hướng tăng theo tuổi; Nướu dính có chiều cao dài nhất là ở nhóm răng cửa, giảm dần từ vùng răng nanh rồi đến các răng sau, ngắn nhất là ở vùng răng cối lớn I. 1.3. Nướu sừng hoá: là phần nướu trải dài từ bờ viền nướu đến đường tiếp nối nướu-niêm mạc => bao gồm nướu rời và nướu dính
  • Chiều cao của phần nướu sừng hoá thay đổi từ 1-9mm => Mức chiều cao nướu sừng hoá cần thiết để giữ viền nướu ở vị trí ổn định và trong trạng thái lành mạnh.
  • Những răng lệch ngoài (R3, R4) thường có phần nướu sừng hoá ngắn hơn (mặt ngoài)
  • Các cơ và các thắng bám thấp về phía thân răng thường liên quan đến chiều cao nướu sừng hoá ngắn.
  • Trường hợp không có nướu dính => có thể làm tăng khả năng tụt nướu (vì cử động của môi hoặc má gây căng kéo trên nướu viền) 1.4. Khe nướu:
  • Là giới hạn giữa nướu tự do và bề mặt răng, có dạng hình chữ V và gồm nhiều biểu mô kết nối (đáy khe nướu là biểu mô kết nối) giữa răng và nướu.
  • Khe nướu có cấu tạo gồm 2 vách: vách mềm (nướu tự do) và cách cứng (bề mặt răng).
  • Khe nướu khỏe mạnh có độ sâu không vượt quá 2 – 3mm. Trên lâm sàng, đây là thông số quan trọng cho chẩn đoán bệnh nha chu. 1.5. Rãnh nướu:
  • Là đường lõm cạn trên bề mặt nướu phân chia nướu tự do và nướu dính.
  • Chỉ hiện diện ở 30-40% người trưởng thành
  • Vị trí rãnh thường tương đương với vị tri đáy khe nướu
  • Sự hiện diện của rãnh nướu không phụ thuộc vào tình trạng răng có hay không có tụt nướu và tình trạng sức khoẻ của nướu. 1.6. Gai nướu/Nhú nướu:
  • Là phần nướu giữa các răng kế cận nhau, lấp đầy khoảng trống giữa các răng này.
  • Có gai nướu ngoài và gai nướu trong được nối liền bằng yên nướu cong lõm theo chiều ngoài trong.
  • Trong trường hợp không có tiếp xúc giữa các răng kế cận thì không có gai nướu và yên nướu, nướu răng ở vị trí này là loại nướu sừng hoá. 1.7. Đường nối nướu-niêm mạc:
  • Là đường nướu lượn cong hình vỏ sò chia nướu sừng hoá (nướu dính?) với niêm mạc xương ổ.
  • Xác định đường nối nướu-niêm mạc theo các cách sau:
  • Chức năng: Dùng tay kéo môi/má thấy niêm mạc xương ổ có thể kéo lên được khỏi bể mặt xương ổ răng
  • Giải phẫu: niêm mạc xương ổ có màu đỏ sậm hơn và bề mặt không có lấm tấm da cam
  • Hoá mô niêm mạc xương ổ nhuộm màu dung dịch iodine schiller. 1.7 Lõm nướu giữa các răng
  • Là các rãnh dọc, song song với trục dài của các răng kế cận, nằm giữa các răng trong vùng nướu dính. 1.8. Biểu mô bám dính:
  • Dính vào bề mặt men răng theo 1 dãy đi từ đáy của khe nướu đến lằn tiếp hợp men răng-cement với bề rộng 2,5mm
  • Có nguồn gốc từ cơ quan sinh men.
  1. Vi thể: bao gồm biểu mô, mô liên kết, mạch máu và thần kinh 2.1. Biểu mô: thuộc loại biểu mô lát tầng bong vảy Từ viền nướu đến đường tiếp nối nướu-niêm mạc là biểu mô sừng hoá hoặc cận sừng hoá, trong khi đó niêm mạc xương ổ là biểu mô không sừng khoá. Biểu mô nướu có thể chia thành 3 loại:
  • Biểu mô nướu miệng: là phần biểu mô ở phía hốc miệng, phủ bề mặt nướu viền và nướu dính, biểu mô này hoàn toàn đồng nhất về bề dày và bản chất. Tương tự như thuợng bì da, gồm 4 lớp tế bào (tế bào đáy, tế bào gai, tế bào hạt, tế bào sừng). Trong trường hợp nướu lành mạnh, phần biểu mô kết nối không có các nhú biểu mô lấn vào mô liên kết bên dưới
  • Biểu mô khe nướu: phủ bề mặt khe nướu, có cấu trúc tương tự biểu mô nướu miệng trừ các tế bào bề mặt có thể không sừng hoá hoàn toàn, ít có tính thấm so với biểu mô kết nối và thường không bị thâm nhiễm bạch cầu
  • Biểu mô kết nối/biểu mô bám dính: liên tục tới biểu mô khe nướu, trải dài từ đáy khe nướu đến đường nối men-cement (trường hợp không có khe nướu, biểu mô bắt đầu từ bờ nướu)
  • Chiều dài của biểu mô kết nối thường không vượt quá 2-3mm
  • Vị trí của biểu mô kết nối trên răng phụ thuộc vào giai đoạn mọc răng 2.2. Mô liên kết: Tương tự các mô khác trong cơ thể, mô liên kết nướu gồm tế bào, sợi, chất căn bản và hệ thống mạch máu thần kinh.
  1. Nướu răng lành mạnh có những đặc điểm sau: 3.1. Màu sắc:Nướu răng lành thường có màu hồng nhạt, đồng đều trên toàn bộ bề mặt. Màu sắc không có biến đổi đột ngột, không có dấu hiệu của viêm nhiễm. 3.2. Hình dạng: Nướu răng lành thường có hình dạng phẳng và liền mạch, không có bất kỳ sự sưng phồng hay biến dạng không bình thường. 3.3. Độ bền: Nướu răng lành mạnh có độ bền tốt. Nó có khả năng chống lại sự mài mòn từ việc chải đánh răng hàng ngày và các tác động nhỏ khác mà không gây ra chảy máu hoặc tổn thương. 3.4. Khe nướu: Khe nướu là khoảng cách giữa nướu và răng. Trong nướu lành mạnh, khe nướu thường lành mạnh và không có dấu hiệu của bất kỳ tình trạng viêm nhiễm nào. Khe nướu có thể hẹp hoặc mở tùy thuộc vào kiến trúc của hàm răng và gen di truyền.

sự vệ sinh miệng hàng ngày bằng cách đánh răng, sử dụng chỉ nha khoa và thăm bác sĩ nha khoa định kỳ là rất quan trọng. 3.1. Trong trường hợp viêm nướu, có một số loại vi khuẩn thường gặp được xác định là gây ra tình trạng này. Dưới đây là một số loại vi khuẩn phổ biến mà người ta thường tìm thấy trong viêm nướu: 1.Porphyromonas gingivalis: Đây là một trong những loại vi khuẩn chính gây ra viêm nướu. Nó thường sống ở các khu vực sâu trong nướu và có thể gây ra tổn thương cho mô nướu. 2.Tannerella forsythia: Loại vi khuẩn này cũng thường được tìm thấy trong nướu của những người mắc viêm nướu. Nó có thể gây ra viêm nướu sâu và tổn thương cho mô nướu. 3.Treponema denticola: Đây là loại vi khuẩn sống trong môi trường không ôxy và thường được tìm thấy trong các túi nướu sâu. Nó cũng có thể góp phần vào viêm nướu sâu và tổn thương cho cấu trúc hỗ trợ của răng. 4.Prevotella intermedia: Một loại vi khuẩn khác thường gặp trong viêm nướu. Nó có khả năng gây ra viêm nướu, chảy máu nướu và các triệu chứng khác của bệnh lý nướu. 5.Fusobacterium nucleatum: Loại vi khuẩn này thường được tìm thấy trong mảng bám và có thể gây ra viêm nướu và các vấn đề sức khỏe miệng khác. 3.2. Trong viêm nướu, dịch tễ học đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu và hiểu rõ về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển và lây lan của bệnh. Các nghiên cứu dịch tễ học về viêm nướu thường tập trung vào các mối liên hệ giữa các yếu tố sau: 1.Yếu tố rủi ro cá nhân: Dịch tễ học có thể nghiên cứu về mối liên hệ giữa các yếu tố như lối sống, tình trạng sức khỏe, hút thuốc lá, tiếp xúc với thuốc lá, chế độ dinh dưỡng, và chăm sóc răng miệng cá nhân với việc phát triển viêm nướu. 2.Yếu tố môi trường: Nghiên cứu dịch tễ học cũng có thể xem xét các yếu tố môi trường như chất lượng nước uống, môi trường làm việc, tiếp xúc với hóa chất có thể gây tổn thương cho nướu, và các yếu tố môi trường khác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nướu. 3.Yếu tố xã hội và kinh tế: Các nghiên cứu dịch tễ học cũng có thể tìm hiểu về mối quan hệ giữa viêm nướu và các yếu tố xã hội như trình độ giáo dục, thu nhập, điều kiện sống, và tiếp cận đến dịch vụ y tế. 4.Yếu tố di truyền: Dịch tễ học có thể nghiên cứu về vai trò của yếu tố di truyền trong việc xác định nguy cơ mắc viêm nướu và mức độ di truyền của bệnh. Bằng cách nghiên cứu và hiểu rõ các yếu tố này, dịch tễ học giúp cung cấp thông tin quan trọng để phòng ngừa và kiểm soát viêm nướu, cũng như cải thiện sức khỏe nướu của cộng đồng.

  1. Viêm nướu: 4.1. Định nghĩa:
  • Viêm nướu là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh nha chu (>80% dân số) và có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, bất kỳ độ tuổi nào.
  • Viêm nướu là tình trạng viêm chỉ khu trú ở mô nha chu bề mặt bao gồm lớp biểu mô bên ngoài và lớp mô liên kết kế cận. Trong đó, các mô khác như xương ổ, dây chằng nha chu, màng nha chu, cement không bị ảnh hưởng.
  • Viêm nướu còn được coi như là 1 sự đáp ứng bình thường có tính cách bảo vệ của mô nha chu trước 1 loại kích thích tại chỗ là vi khuẩn
  • Viêm nướu là bệnh có thể hoàn nguyên nếu nguyên nhân được loại trừ.
  • Trong viêm nướu, không có hiện tượng mất bám dính (vì vi khuẩn trong mảng bám và các yếu tố khác gây viêm nướu chỉ làm thay đổi hình ảnh lâm sàng và sự phát triển của viêm nướu có sẵn.
  • Viêm nướu có thể tiến triển thành viêm nha chu nếu không được điều trị. 4.2. Các dấu hiệu đặc trưng của viêm nướu:
  • Thay đổi về màu sắc, hình dạng và vị trí
  • Thay đổi về cấu trúc bề mặt
  • Chảy máu, phù nề
  • Đau/không đau
  • Thay đổi về mô học.
  1. Đặc điểm mô học của viêm nướu: 5.1. Đặc điểm mô học của nướu lành mạnh:

Trong lớp biểu mô bám dính và khe nướu có ít bạch cầu đa nhân trung tính, đại thực bào và tương bào. 5.2. Đặc điểm mô học của nướu viêm: Bao gồm 4 giai đoạn dựa trên sự tiến triển theo thời gian, không có ranh giới rõ rệt giữa các giai đoạn. Từ 2-14 ngày là giai đoạn viêm cấp, trên 14 ngày là giai đoạn viêm mạn.

  • Giai đoạn khởi đầu (ngày 2-4): đặc điểm của giai đoạn này là có sự di chuyển của tế bào bạch cầu đa nhân
  • Giai đoạn sang thương sớm (ngày 4-14): đặc điểm của giai đoạn này là có nhiễm tế bào lympho T
  • Giai đoạn sang thương ổn định/xác lập (sau ngày 14): đặc điểm của giai đoạn này là có sự thâm nhiễm của tương bào.
  • Giai đoạn sang thương tiến triển: đặc điểm của giai đoạn này là sự tiêu xương và hình thành túi nha chu Mô nướu lành mạnh trên lâm sàng thì hồng hào, không sưng, không viêm, và bám chặt vào răng/xương bên dưới, rất ít khi chảy máu khi thăm dò. Các biểu hiện lâm sàng của viêm nướu không tiến triển vì 1 số cơ chế bảo vệ bao gồm:
  • Sự duy trì của hàng rào biểu mô còn nguyên vẹn
  • Lượng dịch nướu chảy ra từ khe nướu
  • Sự bong tróc tế bào biểu mô bề mặt với biểu mô khe nướu và biểu mô bám dính
  • Sự hiện diện của bạch cầu trung tính và đại thực bào trong khe nướu
  • Kháng thể trong dịch nướu. Viêm nướu là tình trạng viêm nhiễm ở các mô mềm xung quanh răng, gây sưng đỏ, chảy máu, đau nhức,... Viêm nướu có thể tiến triển thành viêm nha chu nếu không được điều trị.
  • Các giai đoạn của viêm nướu:
  • Tổn thương ban đầu: biểu hiện đầu tiên là sự thay đổi mạch máu bao gồm các mao mạch bị giãn. Về mặt lâm sàng: phản ứng ban đầu của nướu đối với vi khuẩn là không rõ ràng. Những thay đổi viêm ban đầu là để đáp ứng với sự kích hoạt của vi khuẩn bạch cầu thường trú và sự kích thích tiếp theo của tế bào nội mô.
  • Tổn thương sớm: tiến triển từ tổn thương ban đầu trong vòng khoảng 1 tuần sau khi bắt đầu tích tụ mảng bám. Dấu hiệu lâm sàng: sưng đỏ có thể xuất hiện, chủ yếu là do sự tăng sinh của các mao mạch. Chảy máu thi thăm khám, dịch nướu tăng,...
  • Tổn thương đã thành lập: đặc trưng của giai đoạn này là sự chiếm ưu thế của tế bào plasma và tế bào lympho B. Có hiện tượng tạo túi nha chu
  • Tổn thương tiến triển/tổn thương phá huỷ nha chu: tổn thương lan rộng vào xương ổ răng.