Download Chương 2. Đạo đức nghề nghiệp kế toán and more Summaries Ethics in PDF only on Docsity!
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGHỀ NGHIỆP
KẾ TOÁN VÀ QUY TẮC ĐẠO ĐỨC
Nội dung
1. Đặc điểm nghề nghiệp và câu hỏi biện
minh cho hành vi đạo đức
2. Quy tắc ứng xử chuyên nghiệp AICPA
Kiểm toán viên big 4 bị kết án giao dịch nội
gián vì tiết lộ thông tin bí mật
- Trong vài năm, Shaw đã sử dụng các mẹo này để thực hiện các giao dịch mang lại lợi nhuận hơn 1 triệu USD. Để đổi lấy thông tin, Shaw sắp xếp gặp London và đưa cho anh ta những chiếc túi chứa những tập 10. 000 USD. Shaw cũng khai với tòa án rằng anh ta đã đưa cho London một chiếc đồng hồ Rolex, đồ trang sức và vé xem hòa nhạc trị giá 12. 000 USD.
- Nhóm luật sư bảo vệ của London lập luận rằng London cung cấp thông tin vì muốn giúp đỡ Shaw, người kinh doanh đồ trang sức đang gặp khó khăn và bị thua lỗ.
- Mặc dù thẩm phán lưu ý rằng 70. 000 USD mà London nhận được là một số tiền rất nhỏ so với mức lương hàng năm hơn 900. 000 USD của anh ta, ông cũng lưu ý rằng London tham gia vào hoạt động này đến 14 lần nên "không phải là vô tình."
- London bị kết án 14 tháng tù và nộp phạt 100. 000 USD. Mặc dù KPMG không biết về các hành động của London, họ đã buộc phải từ chối một số khách hàng mà London là đối tác chính trong các cuộc kiểm toán.
Bản chất của Kế toán
- Kế toán là một ngành dịch vụ cung cấp thông tin cho người ra quyết định.
- Các quyết định của người sử dụng liên quan đến tài sản của cá nhân hoặc tổ chức (rủi ro mất tài sản, không sinh lợi, chi phí cơ hội, v.v...).
- Người sử dụng đặt niềm tin vào BCTC đã được kiểm toán. Do vậy, thông tin cung cấp cho người sử dụng phải trung thực, không bị lừa dối.
- Kế toán được coi là người gác cổng, đảm bảo những người tham gia vào thị trường phải thực hiện đúng luật chơi (Các BCTC trung thực, tin cậy).
Bảy đặc điểm của nghề nghiệp kế toán
( 1 ) Một nghề nghiệp đòi hỏi kiến thức chuyên môn ( 2 ) Phải trải qua một quá trình giáo dục chính thức được công nhận để có được kiến thức chuyên môn cần thiết ( 3 ) Đòi hỏi xây dựng tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn để quản lý nghề nghiệp ( 4 ) Yêu cầu tiêu chuẩn ứng xử điều chỉnh mối quan hệ của người hành nghề với khách hàng, đồng nghiệp và công chúng ( 5 ) Được xã hội ghi nhận ( 6 ) Chấp nhận trách nhiệm xã hội trong hoạt động nghề nghiệp vì lợi ích công chúng ( 7 ) Một tổ chức dành cho sự tiến bộ của các trách nhiệm xã hội của nhóm Đạo đức buộc những người có kiến thức chuyên môn có nghĩa vụ không lạm dụng hoặc sử dụng kiến thức chuyên môn để đạt được lợi thế không công bằng. Do đó, các chuyên gia phải tuân thủ các quy định đạo đức.
Nghĩa vụ của chuyên gia kế toán
Ba nghĩ a vụ của một chuyên gia kế toán:
( 1 ) có năng lực và hiểu biết về nghệ thuật và khoa học kế toán
( 2 ) đặt lợi ích của khách hàng lên trên lợi ích cá nhân, tránh sự
cám dỗ để lợi dụng khách hàng
( 3 ) phục vụ lợi ích công chúng
TÌNH HUỐNG 1
Sau nhiều cuộc phỏng vấn tại trường, Hùng, một sinh viên kế toán giỏi của một trường đại học tại Hà Nội, nhận được lời mời đến phỏng vấn của hai công ty lớn tại một thành phố miền Trung. Cả hai công ty đều đồng ý chi trả các khoản chi phí đi lại, khách sạn và ăn uống cho anh ta. Anh ấy đã sắp xếp lịch cho cuộc phỏng vấn của cả hai công ty cùng một ngày, một công ty vào buổi sáng và một công ty vào buổi chiều. Sau khi kết thúc mỗi cuộc phỏng vấn, anh ấy đưa cho cả hai công ty bảng thanh toán chi phí 2 , 96 tiệu đồng gồm: chi phí đi lại: khoảng 1 , 12 triệu, tiền thuê phòng khách sạn 1 , 30 triệu, tiền ăn 0 , 54 triệu. Anh ta tin rằng cách làm này là hợp lý. Nếu anh ta thực hiện hai chuyến đi khác nhau thì chi phí này sẽ gấp đôi. Anh ta cũng chắc chắn rằng không công ty nào biết anh ta đã đến đồng thời để được phỏng vấn ở cả hai công ty trong cùng chuyến đi đó. Sau đó, Hùng 2 lần nhận được số tiền 2 , 96 triệu đồng do 2 công ty chuyển khoản qua ngân hàng. Câu hỏi: (a) Ai là các bên liên quan (bên bị ảnh hưởng) trong trường hợp này? (b) Tiêu chuẩn đạo đức nào bị vi phạm trong trường hợp này? (c) Bạn sẽ làm gì trong tình huống này?
TÌNH HUỐNG 2
Với tư cách là kế toán trưởng của Công ty X, bạn phát hiện ra một sai sót đã phóng đại lợi nhuận ròng đáng kể trong báo cáo tài chính của năm trước. Báo cáo tài chính gây hiểu lầm đã được phát hành cho các ngân hàng và các chủ nợ khác chưa đầy một tháng trước. Sau khi suy nghĩ nhiều về hậu quả của việc nói với giám đốc về sai sót này, bạn đã can đảm nói với giám đốc. Giám đốc nói, "Những gì không biết sẽ không làm họ tổn thương. Tuy nhiên, chúng ta sẽ điều chỉnh sai sót này vào báo cáo tài chính của năm nay. Chúng ta nhận ra sai sót để làm tốt hơn trong năm nay! Đừng mắc sai lầm như vậy một lần nữa." Câu hỏi:
- Các bên liên quan trong tình huống này là ai?
- Các vấn đề đạo đức trong tình huống này là gì?
- Ai là người hành động có đạo đức?
- Ai là người hành động phi đạo đức?
- Bạn sẽ làm gì với tư cách là kế toán trưởng trong tình huống này?
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán – Việt Nam và quốc tế
- (d) Tính bảo mật: Phải bảo mật thông tin có được từ các mối quan
hệ chuyên môn và kinh doanh, vì vậy, không được tiết lộ bất cứ
thông tin nào cho bên thứ ba khi chưa được sự đồng ý của bên có
thẩm quyền, trừ khi có quyền hoặc nghĩa vụ phải cung cấp thông
tin theo yêu cầu của pháp luật hoặc cơ quan quản lý hoặc tổ chức
nghề nghiệp, và cũng như không được sử dụng thông tin vì lợi ích
cá nhân của kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp hoặc của
bên thứ ba;
- (e) Tư cách nghề nghiệp: Phải tuân thủ pháp luật và các quy định
có liên quan, tránh bất kỳ hành động nào làm giảm uy tín nghề
nghiệp của mình.
Hệ thống chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của Hoa Kỳ do Hiệp Hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA) ban hành
Hệ thống chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của Hoa Kỳ
bao gồm:
- Phần đầu tiên: Các nguyên tắc chung về đạo đức nghề
nghiệp
- Phần thứ hai: Các quy tắc đạo đức nghề nghiệp
Các nguyên tắc là những chuẩn mực chung về hành vi và
chúng cung cấp khuôn khổ cho các quy tắc cụ thể hơn
Phần 1: Các nguyên tắc chung về đạo đức nghề nghiệp
❖ Nguyên tắc I - Khi thực hiện trách nhiệm của mình với tư cách
là chuyên gia, các kế toán viên hoặc kiểm toán viên nên thể
hiện sự nhạy cảm trong việc đưa ra xét đoán chuyên môn và
đạo đức trong mọi hoạt động của mình.
- Nguyên tắc này trình bày một cách đơn giản và rõ ràng rằng
trách nhiệm nghề nghiệp đòi hỏi ngoài những xét đoán về mặt
chuyên môn , các thành viên còn phải xem xét về mặt đạo đức.
Phần 1 : Các nguyên tắc chung về đạo đức nghề nghiệp
❖ Nguyên tắc II - Kế toán viên hoặc kiểm toán viên nên thực hiện nghĩa vụ theo cách phục vụ lợi ích công chúng , tôn vinh sự tin tưởng của công chúng và thể hiện cam kết về tính chuyên nghiệp.
- “Công chúng” bao gồm những ai: khách hàng, tổ chức tín dụng, chính phủ, nhà đầu tư,…
- Trong quá trình thực hiện có thể xảy ra xung đột lợi ích giữa công chung với doanh nghiệp nơi kế toán viên đang làm việc), hoặc khách hàng (của kiểm toán viên đang cung cấp dịch vụ kiểm toán). Để giải quyết được vấn đề này, kế toán viên/ kiểm toán viên phải thực hiện công việc của mình một cách liêm chính. Kế toán viên/ kiểm toán viên phải đặt lợi ích công chúng lên hàng đầu. Từ đó mới có thể đạt được sự tin tưởng của công chúng.
Phần 1 : Các nguyên tắc chung về đạo đức nghề nghiệp
❖ Nguyên tắc IV - Một kế toán viên hoặc kiểm toán viên nên duy
trì tính khách quan và không có xung đột lợi ích trong việc thực
hiện các trách nhiệm nghề nghiệp.
❖ Ví dụ: Một kiểm toán viên thực hiện kiểm toán cho một công ty
mà mình đang nắm giữ cổ phiếu thì không đảm bảo tính khách
quan
Phần 1: Các nguyên tắc chung về đạo đức nghề nghiệp
❖ Nguyên tắc V - Một kế toán viên hoặc kiểm toán viên cần tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật và đạo đức nghề nghiệp, liên tục cố gắng nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ và thực hiện trách nhiệm nghề nghiệp với khả năng tốt nhất của mình.
- Điều này có nghĩa là: Kế toán viên hoặc kiểm toán viên cần đạt được và duy trì kiến thức và kỹ năng chuyên môn ở mức được yêu cầu để đảm bảo cung cấp dịch vụ chuyên môn đạt chất lượng cho khách hàng hoặc tổ chức nơi họ làm việc dựa trên những kiến thức mới nhất về chuyên môn, pháp luật và kỹ thuật.
- Ví dụ: Bộ Tài chính yêu cầu các kiểm toán viên hoặc kế toán viên hành nghề dịch vụ hàng năm phải tham gia cập nhật kiến thức tối thiểu 40 giờ/năm.