Download Chương 1: Giới thiệu về phát triển bền vững and more Slides Latin language in PDF only on Docsity!
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ
BÀI THI QUÁ TRÌNH HỌC PHẦN NHẬP MÔN TÂM LÝ HỌC
Hình thức thi: Tiểu luận nhóm thuyết trình Đề tài: “Note-taking” và khả năng ghi nhớ của sinh viên Giảng viên hướng dẫn: Hoàng Văn Việt Nhóm thực hiện: Tạ Công Vân Anh Hà Minh Đạt Huỳnh Thanh Nga Lê Thị Ngọc Trâm Nguyễn Thị Quỳnh Trang Mã lớp học phần: 24D1BUS TP.Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 05 năm 2024
MỤC LỤC
I. Phần mở đầu……………………………………………………………………………………... II. Nội dung
- Cơ sở lý thuyết………………………………………………………………………………......
- Các phương pháp ghi chú hiệu quả……………………………………………………………...
- Lợi ích của việc ghi chú trong học tập………………………………………………………....... III. Phương pháp nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu……………………………………………………………………………..
- Biện luận kết quả phân tích định tính………………………………………………………........
- Ví dụ minh họa cho nội dung phân tích…………………………………………………….........
- Kết luận và bài học……………………………………………………………………………... IV. Kết quả nghiên cứu
- Thực trạng việc “note-taking” của sinh viên……………………………………………….........
- Mối quan hệ giữa “note-taking” và khả năng ghi nhớ…………………………………………...
- Các yếu tố ảnh hưởng đến việc “note-taking” của sinh viên…………………………………......
I. Phần mở đầu
- Trong thế giới học tập hiện đại ngày nay, việc “note-taking”- ghi chú không chỉ là một hoạt động đơn giản để ghi lại thông tin quan trọng, mà nó còn là một kỹ năng quan trọng giúp sinh viên hiểu và tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng biết cách ghi chú thật sự hiệu quả và mang lại năng suất tối ưu nhất , và việc ta vô tình bỏ qua kỹ năng “take notes” này có thể sẽ làm ta tốn nhiều thời gian hơn và hiệu suất học tập sẽ không đạt được tối đa như mong muốn.
- Nhằm mục đích tìm hiểu và phân tích các phương pháp ghi chú hiệu quả nhất dành cho sinh viên. Để từ đó cung cấp cho sinh viên một bộ công cụ và kỹ năng cần thiết để họ có thể ghi chú một cách hiệu quả, từ đó tăng cường khả năng hiểu và nhớ kiến thức, cũng như tối ưu hóa quá trình học tập của họ.
- Đối tượng phạm vi của nghiên cứu dựa trên việc thu thập dữ liệu từ việc phân tích định tính ; bao gồm sinh viên đại học ở mọi cấp độ học UEH với mục tiêu chung là cải thiện kỹ năng ghi chú, ghi nhớ và hiệu suất học tập. Phương pháp tiếp cận sẽ bao gồm một sự phân tích kỹ lưỡng về các phương pháp ghi chú khác nhau, từ việc sử dụng văn bản, hình ảnh, màu sắc đến việc sử dụng công nghệ, để xác định những phương pháp nào là phù hợp nhất với nhu cầu học tập và phong cách cá nhân của từng sinh viên.
- Dựa trên cấu trúc bài gồm: Cơ sở lý thuyết, thu thập dữ liệu, phân tích và chứng minh việc sử dụng ghi chú là điều cần thiết và giúp hỗ trợ cho quá trình và kết quả học tập đạt năng suất tốt nhất, và cuối cùng là kết luận rút ra bài học thực tiễn dành cho bản thân và mọi người. **II. Nội dung
- Cơ sở lý thuyết**
- Khái niệm Note-taking : “Take notes” hay “Note-taking” là phương pháp ghi chép nội dung một cách hệ thống và khoa học. Là quá trình chúng ta tự chủ động ghi lại các ý tưởng, thông tin, đặc điểm, kiến thức một cách có hệ thống. Việc ghi chú giúp người học tổ chức, hệ thống hóa kiến thức theo cách riêng để dễ dàng tiếp thu và ghi nhớ.
- Việc ghi chú có thể cải thiện hiệu suất học tập theo những cách sau: + Tăng khả năng tập trung và ghi nhớ: Khi ghi chú, bạn phải tập trung vào nội dung và chủ động tìm hiểu, chọn lọc những thông tin quan trọng. Quá trình ghi chú giúp ghi nhớ kiến thức tốt hơn.
- Hệ thống hóa kiến thức: Việc sắp xếp, tổ chức các ghi chú giúp bạn kết nối các ý tưởng và nắm bắt mối liên hệ giữa các kiến thức với nhau. Điều này tạo ra một hệ thống kiến thức logic và dễ tiếp cận.
- Tăng hiểu biết và sáng tạo: Khi ghi chú, bạn phải chủ động xử lý thông tin, không chỉ là ghi lại. Quá trình này giúp bạn hiểu sâu hơn về chủ đề và tăng khả năng sáng tạo.
- Cải thiện kỹ năng học tập: Thói quen ghi chú tốt giúp bạn trở nên tự giác, tư duy logic và biết cách học tập hiệu quả. Những kỹ năng này giúp bạn học tập thành công ở mọi môi trường. Tóm lại, việc ghi chú một cách có hệ thống và hiệu quả là một trong những cách cải thiện đáng kể hiệu suất học tập của bạn. 2) Các phương pháp ghi chú hiệu quả
- Phương pháp Mind Map
- Phương pháp Cornell
- Phương pháp Outline
- Phương pháp Chart a. Ứng dụng của “ note taking”- Sketchnote kết hợp chữ viết và hình vẽ Sketchnote chính là một phương pháp ghi chú sáng tạo, bằng việc kết hợp cả hình ảnh (Sketch) và chữ viết (Note). Việc sử dụng hình ảnh, sơ đồ tư duy đi kèm sẽ giúp bạn dễ nắm bắt nội dung và sẽ ghi nhớ lâu hơn. b. Ứng dụng tâm lý học về màu sắc trong notes- taking học tập và làm việc Tâm lí học màu sắc được ứng dụng nhiều trong thiết kế nội thất, thiết kế sản phẩm,… Tuy nhiên, cảm xúc về màu sắc còn mang tính cá nhân và liên quan đến trải nghiệm hoặc văn hoá riêng. Bằng cách sử dụng màu sắc để lên kế hoạch cho học tập và công việc, mình vừa phân loại sắp xếp công việc rõ ràng hơn, vừa tạo cảm xúc, động lực làm việc tốt hơn.
(Hình 1: Quan điểm của sinh viên về mức độ quan trọng của việc ghi chú- “notes- taking”) Kết quả thống kê ở hình 1 cho thấy quan điểm “ Bạn cảm thấy việc ghi chú có ích cho việc học tập và thi cử của bạn” chiếm số điểm cao nhất là 4.07 điểm (trên mức đồng ý). Kết quả này cho thấy mọi sinh viên đều ý thức được tầm quan trọng của việc ghi chú có ảnh hưởng tích cực đến học tập và thi cử quan điểm này hoàn toàn đúng và có ảnh hưởng trực tiếp. Kế tiếp là hai quan điểm “ Bạn cảm thấy việc ghi chú giúp hệ thống lại kiến thức’’ và “ Bạn cảm thấy việc ghi chú giúp bạn nhớ bài kĩ hơn” chiếm số điểm gần như là tương đương là 3.9 và 3.87 ( cả 2 số điểm đều gần với mức đồng ý). Có thể nói đa số sinh viên đều nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc ghi chú. 3) Ví dụ minh họa cho nội dung phân tích
- Lan là một sinh viên năm nhất tại một trường đại học. Trong các bài giảng, Lan thường không chú ý ghi chép lại những điểm chính yếu mà giảng viên trình bày. Thay vào đó, Lan chỉ nghe và cố gắng ghi nhớ những thông tin quan trọng. Kết quả là, khi ôn tập về sau, Lan gặp nhiều khó khăn trong việc nhớ lại các kiến thức đã được giảng dạy. Lan thường bị lẫn lộn hoặc quên mất những chi tiết quan trọng. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến kết quả học tập của Lan không đạt được số điểm như mong muốn.
- Giải pháp và bài học rút ra:
- Tầm quan trọng của ghi chép: Việc ghi chép lại các thông tin quan trọng trong bài giảng giúp tăng cường quá trình ghi nhớ và hiểu bài. Ghi chép giúp tổ chức và hệ thống hóa kiến thức.
- Kỹ năng ghi chép hiệu quả: Lan cần học cách ghi chép hiệu quả, như sử dụng các từ khóa, sơ đồ, ý chính... Điều này giúp Lan dễ dàng ôn tập và nhớ lại kiến thức sau này.
- Kết hợp nhiều phương pháp học tập: Ngoài ghi chép, Lan cũng nên kết hợp các phương pháp học tập khác như tóm tắt, trình bày lại, thảo luận nhóm... để củng cố và nắm vững kiến thức.
- Ôn tập thường xuyên: Việc ôn tập liên tục và có hệ thống sẽ giúp Lan ghi nhớ tốt hơn so với chỉ học một lần trước kỳ thi. 4) Kết luận và bài học a. Đưa ra kết luận về tình huống
- Vì trong quá trình học tập, Lan không chú ý ghi chép lại những ý chính quan trọng trong bài mà chỉ cố gắng nhớ nhưng sau một thời gian Lan sẽ quên ngay và không thể nào nhớ được những thông tin quan trọng dẫn đến khó khăn trong quá trình ôn tập cũng như ảnh hưởng đến kết quả học tập không tốt. b. Rút ra bài học ứng dụng thực tiễn cho bản thân và mọi người - Việc ghi chép lại thông tin trong bài giảng giúp tăng khả năng ghi nhớ của Lan nói riêng và sinh viên nói chung. Các phương pháp ghi chép tích cực như sử dụng sơ đồ tư duy, SketchNote, biểu đồ càng giúp sinh viên ghi nhớ tốt hơn. Tác động của note-taking không chỉ đến khả năng ghi nhớ của sinh viên mà còn tác động đến các kỹ năng khác như tư duy phản biện, sáng tạo trong quá trình học .Chúng ta cần có chiến lược, kỹ thuật note-taking hiệu quả và cách áp dụng chúng vào thực tiễn học tập sao cho hiệu suất kết quả học tập đạt được tối đa nhất. **IV. Kết quả nghiên cứu
- Thực trạng việc “note-taking” của sinh viên**
- Hiện nay, việc ghi chú của sinh viên đang phụ thuộc vào nhiều yếu tố, và có thể thay đổi tùy theo từng người. Phổ biến nhất ta có thể thấy là sinh viên thường ghi chú vào sổ tay hoặc quyển tập.
- Ngoài ra, sinh viên ngày nay thường sử dụng các thiết bị di động, máy tính, và ứng dụng ghi chú để lưu trữ thông tin. Điều này giúp họ dễ dàng truy cập và chỉnh sửa ghi chú từ bất kỳ đâu.
- Có nhiều hình thức để sinh viên có thể ghi chú giúp họ hiểu bài và dễ tiếp thu hơn, bao gồm ghi chú tóm tắt, ghi chú dạng xương, ghi chú dạng Cornell, và nhiều hình thức khác. Mỗi hình thức có ưu điểm và hạn chế riêng. Tuy nhiên, tùy vào mỗi bạn sinh viên, có bạn sẽ ghi chép rất chi tiết và có tổ chức, trong khi người khác có thể viết nhanh và không quan tâm đến điều đó. 2) Mối quan hệ giữa “note-taking” và khả năng ghi nhớ
- Tập trung chú ý: Quá trình note-taking giúp người học tập trung chú ý vào nội dung, từ đó tăng cường ghi nhớ.
- Xử lý thông tin sâu sắc: Việc ghi chép, tóm tắt, tổng hợp thông tin trong quá trình note-taking thúc đẩy xử lý thông tin ở mức độ sâu hơn.
- Liên kết thông tin: Note-taking giúp người học liên kết các ý tưởng, khái niệm, từ đó tạo ra mối liên hệ ý nghĩa, tăng cường ghi nhớ. 3) Các yếu tố ảnh hưởng đến việc “note-taking” của sinh viên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phương pháp cho take notes/ note- taking hiệu quả: https://aten.edu.vn/phuong-phap-cho- take-note-note-taking-hieu-qua/#:~:text=Ph%C6%B0%C6%A1ng%20ph%C3%A1p %20Take%20note%20mang%20l%E1%BA%A1i%20nhi%E1%BB%81u%20l%E1%BB %A3i,t%E1%BA%ADp%20th%C3%B4ng%20tin%20d%E1%BB%85%20d%C3%A0ng %20h%C6%A1n%20sau%20n%C3%A0y Làm thế nào để sử dụng các phương pháp take notes hiệu quả nhất: https://maas.vn/hack- ngay-5-phuong-phap-take-note-hieu-qua/ The role of working memory abilities in lecture note-taking: https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S Providing the Instructor's Notes: An Effective Addition to Student Notetaking https://assess.ucr.edu/sites/default/files/2019-02/kiewra_1985.pdf Tại sao phải take notes? : https://akwaabatung.substack.com/p/phan-1-note-taking-cho- nguoi-viet?fbclid=IwZXh0bgNhZW0CMTAAAR0W_MQxyHqaAMu22-RezkikIB- DmOp_0m4rpGyaG1oqVbg-Fz21ebHMT50_aem_AdPAh-_ueN9s_l8H- Jof2DPPQjJTdpb-SJb_tOKlaITJQjjsCW2fkzqz24VQk0WoQdjkIOIl9JsZAP2-6dxvL9Lq Ứng dụng Sketchnotes hiệu quả như thế nào? : https://hocvienvetuot.vn/ung-dung- sketchnote-hieu-qua-nhu-the-nao/ Ứng dụng tâm lý học màu sắc vào học tập & việc làm:https://tranminhcuong.com/ung- dung-tam-li-hoc-mau-sac/ PHỤ LỤC THAM KHẢO
STT Giới tính 1 Nam Hiếm khi Sách 4 4 2 4 2 Nữ Thường xuyên Sách 3 4 3 4 3 Nữ Thường xuyên Sổ tay 3 4 4 5 4 Nữ Thỉnh thoảng giấy A4 5 5 2 5 5 Nữ Thường xuyên Laptop 4 5 4 3 6 Nữ Thỉnh thoảng giấy A4 4 4 3 3 7 Nam Thỉnh thoảng 5 5 2 4 8 Nữ Thỉnh thoảng sổ tay 3 4 1 3 9 Nam Hiếm khi sách 4 4 4 4 10 Nữ Thường xuyên 5 4 3 5 11 Nam Thường xuyên Sách, sổ tay 5 5 3 4 12 Nữ Thường xuyên máy tính bảng 5 5 3 4 13 Nam Thỉnh thoảng Sổ tay 3 3 3 3 14 Nữ Thỉnh thoảng 3 4 4 3 15 Nam Hiếm khi Sổ tay 4 4 5 5 16 Nữ Thường xuyên Máy tính bảng 3 3 2 3 17 Nữ Thường xuyên Sách 4 4 4 4 18 Nam Thường xuyên Sổ tay 4 3 3 5 19 Nữ Thỉnh thoảng Giấy A4 5 5 5 4 20 Nam Hiếm khi Sách 3 3 3 3 21 Nữ Thường xuyên Sách 5 5 5 5 22 Nam Hiếm khi Sổ tay 2 3 3 3 23 Nam Thỉnh thoảng Máy tính 4 4 4 4 24 Nam Thỉnh thoảng Điện thoại 2 3 2 4 25 Nữ Hiếm khi Sách 2 3 3 3 26 Nữ Thường xuyên Điện thoại 4 4 5 5 27 Nữ Thường xuyên Máy tính bảng 5 5 4 4 28 Nam Hiếm khi Điện thoại 3 3 3 3 29 Nữ Thỉnh thoảng Sách + máy tính 5 5 4 4 Bạn có thường ghi chú bài học không? Bạn thường ghi chú vào đâu? (ví dụ sổ tay, giấy A4, máy tính bảng, sách,...) Bạn cảm thấy việc ghi chú gúp bạn nhớ bài kĩ hơn Bạn cảm thấy việc ghi chú có ích cho việc học tập và thi cử của bạn (ví dụ như những môn được xài tài liệu) Bạn cảm thấy việc ghi chú làm bạn bị bỏ lỡ một phần kiến thức khi bạn lo ghi chú mà không để ý đến phần giảng tiếp theo của giảng viên Bạn cảm thấy việc ghi chú giúp mình hệ thống lại kiến thức (những phần đã hiểu và những phần chưa hiểu) sổ tay và trong sách Sách, vở, giấy note Sách, máy tính bảng