Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Chu nghia xa hoi khoa hoc, Schemes and Mind Maps of Physiology

Noi dung on tap mon chu nghia xa hoi khoa hoc

Typology: Schemes and Mind Maps

2021/2022

Uploaded on 12/28/2022

ChiVan
ChiVan 🇻🇳

3 documents

1 / 57

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
NỘI DUNG ÔN TẬP CNXHKH ĐH LUẬT
Chương 1. Nhập môn CNXHKH
1. Nguyên nhân, bản chất của sự khủng hoảng sụp đổ chế độ XHCNLiên
Xô và Đông Âu trước đây. Nhận diện, phản bác những luận điệu phủ nhận CNXHKH.
* Nguyên nhân, bản chất của sự khủng hoảng và sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và
Đông Âu trước đây.
Từ cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỷ XX (tháng 4-1989 đến 9-1991)
Liên Xô và các nước Đông Âu lâm vào khủng hoảng và đã tan rã chỉ trong vòng hai năm,
(Liên Xô và các nước Đông Âu sau đó là Mông Cổ và Anbani), hệ thống xã hội chủ nghĩa
thế giới không còn nữa.
- Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội
Xô Viết.
Do sai lầm chủ quan của các Đảng Cộng sản cầm quyền ở các nước xã hội chủ nghĩa
(Đặc biệt là Đảng Cộng sản Liên Xô), sai lầm của các nước xã hội chủ nghĩa (sai lầm trong
lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng cầm quyền, sai lầm trong quản lý điều hành của nhà nước xã hội
chủ nghĩa. Sai lầm trong đường lối và sự chỉ đạo, sai lầm trong tư duy, sai lầm trong cơ chế
quản lý điều hành kinh tế, xã hội, tư tưởng, văn hóa) để cho các thế lực cơ hội chủ nghĩa chi
phối, thao túng dẫn đến khủng hoảng toàn diện và đổ vỡ.
- Nguyên nhân chủ yếu, trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu:
+ Trong cải tổ và sửa sai (cải tổLiên Xô, sửa sai các nước Đông Âu), Đảng
Cộng sản Liên Xô và các Đảng Cộng sản cầm quyền khác ở Đông Âu đã mắc những sai
lầm rất nghiêm trọng về đường lối chính trị, tưởng, tổ chức, đó đường lối hữu
khuynh hội xét lại trước hết thể hiện những người lãnh đạo cấp cáo nhất
(GoocBachop). Điều đó đã làm cho xã hội mất phương hướng, khủng hoảng và tan dã.
+ Trong bối cảnh khủng hoảng, suy yếu của chủ nghĩa xã hội thì chủ nghĩa đế quốc và
các thế lực phản động, thù địch trong và ngoài nước đã tận dụng khai thác lợi dụng rất triệt
để và đã tiến công, chống phá, can thiệp toàn diện vừa tinh vi, vừa trắng trợn và thông qua
1
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f
pf20
pf21
pf22
pf23
pf24
pf25
pf26
pf27
pf28
pf29
pf2a
pf2b
pf2c
pf2d
pf2e
pf2f
pf30
pf31
pf32
pf33
pf34
pf35
pf36
pf37
pf38
pf39

Partial preview of the text

Download Chu nghia xa hoi khoa hoc and more Schemes and Mind Maps Physiology in PDF only on Docsity!

NỘI DUNG ÔN TẬP CNXHKH ĐH LUẬT

Chương 1. Nhập môn CNXHKH

1. Nguyên nhân, bản chất của sự khủng hoảng và sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu trước đây. Nhận diện, phản bác những luận điệu phủ nhận CNXHKH.

  • Nguyên nhân, bản chất của sự khủng hoảng và sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu trước đây. Từ cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỷ XX (tháng 4-1989 đến 9-1991) Liên Xô và các nước Đông Âu lâm vào khủng hoảng và đã tan rã chỉ trong vòng hai năm, (Liên Xô và các nước Đông Âu sau đó là Mông Cổ và Anbani), hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới không còn nữa. - Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xô Viết. Do sai lầm chủ quan của các Đảng Cộng sản cầm quyền ở các nước xã hội chủ nghĩa (Đặc biệt là Đảng Cộng sản Liên Xô), sai lầm của các nước xã hội chủ nghĩa (sai lầm trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng cầm quyền, sai lầm trong quản lý điều hành của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Sai lầm trong đường lối và sự chỉ đạo, sai lầm trong tư duy, sai lầm trong cơ chế quản lý điều hành kinh tế, xã hội, tư tưởng, văn hóa) để cho các thế lực cơ hội chủ nghĩa chi phối, thao túng dẫn đến khủng hoảng toàn diện và đổ vỡ. - Nguyên nhân chủ yếu, trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu:
  • Trong cải tổ và sửa sai (cải tổ ở Liên Xô, sửa sai ở các nước Đông Âu), Đảng Cộng sản Liên Xô và các Đảng Cộng sản cầm quyền khác ở Đông Âu đã mắc những sai lầm rất nghiêm trọng về đường lối chính trị, tư tưởng, tổ chức, đó là đường lối hữu khuynh cơ hội và xét lại mà trước hết thể hiện ở những người lãnh đạo cấp cáo nhất (GoocBachop). Điều đó đã làm cho xã hội mất phương hướng, khủng hoảng và tan dã.
  • Trong bối cảnh khủng hoảng, suy yếu của chủ nghĩa xã hội thì chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động, thù địch trong và ngoài nước đã tận dụng khai thác lợi dụng rất triệt để và đã tiến công, chống phá, can thiệp toàn diện vừa tinh vi, vừa trắng trợn và thông qua

“diễn biến hòa bình” trong nội bộ Liên Xô và các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa để rồi dẫn đến sự tan dã, sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu (chỉ trong vòng 2 năm). Hai nguyên nhân này quyện chặt với nhau tác động cùng chiều và đã tạo nên một lực cộng hưởng để rồi đã nhanh chóng phá vỡ và làm tan dã chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sau hơn nửa thế kỷ tồn tại. *Nhận diện, phản bác những luận điệu phủ nhận CNXHKH.

  • Nhận diện những luận điệu phủ nhận CNXHKH
  • Có quan điểm sai trái cho rằng, “chủ nghĩa xã hội khoa học chỉ là một học thuyết không tưởng”.
  • Có quan điểm sai trái cho rằng, sự sụp đổ CNXH ở Liên Xô và Đông Âu đồng nghĩa với sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội, điều này chứng tỏ chủ nghĩa xã hội khoa học không phải là một học thuyết đúng đắn.
  • Bằng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi nhằm xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa xã hội khoa học, hòng gây nhiễu loạn về hệ tư tưởng, về lý tưởng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mưu đồ “giải trừ ý thức hệ”, làm cho Đảng tan rã về ý thức hệ, từ đó tan rã về tổ chức, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, thay đổi chế độ ta.
  • Phản bác những luận điệu phủ nhận CNXHKH. Chủ nghĩa xã hội khoa học do C. Mác và Ph. Ăng-ghen sáng lập vào khoảng giữa những năm 40 của thế kỷ XIX ở Tây Âu, đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong điều kiện lịch sử mới đã được V.I. Lê-nin bổ sung, phát triển thành chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời là một cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng của nhân loại, mang bản chất khoa học và cách mạng, trở thành vũ khí tư tưởng - lý luận của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản nhằm mục tiêu giải phóng xã hội, giải phóng con người thoát khỏi mọi áp bức, bóc lột, bất công, tha hóa, phát triển toàn diện con người.

Từ khi ra đời đến nay, chủ nghĩa xã hội khoa học đã tồn tại trên 170 năm và trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử. Mặc dù mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu đã sụp đổ; mặc dù chủ nghĩa đế quốc cùng những thế lực phản động, thù

Nghiên cứu, học tập chủ nghĩa xã hội khoa học giúp chúng ta có căn cứ nhận thức khoa học để luôn cảnh giác, phân tích đúng và đấu tranh chống lại những nhận thức sai lệch, những tuyên truyền chống phá của chủ nghĩa đế quốc và bọn phản động đối với Đảng ta, Nhà nước, chế độ ta; chống chủ nghĩa xã hội, đi ngược lại xu thế và lợi ích của nhân dân, dân tộc và nhân loại tiến bộ. Về mặt thực tiễn Sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, nghiên cứu, học tập và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học càng khó khăn trong tình hình hiện nay và cũng có ý nghĩa chính trị cấp bách. góp phần quan trọng việc giáo dục niềm tin khoa học cho nhân dân vào mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Việc nghiên cứu học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, lý luận chính trị - xã hội nói riêng và các khoa học khác... càng là vấn đề thực tiễn cơ bản và cấp thiết. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chống mọi biểu hiện cơ hội chủ nghĩa, dao động, thoái hoá, biến chất trong đảng và cả xã hội, giáo dục lý luận chính trị - xã hội một cách cơ bản khoa học tức là ta tiến hành củng cố niềm tin thật sự đối với chủ nghĩa xã hội... cho cán bộ, học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên và nhân dân. Chương 2. Sứ mệnh lịch sử của GCCN

1. Lý luận của CNXHKH về những đặc trưng cơ bản của giai cấp công nhân thế giới trên phương diện kinh tế - xã hội và trên phương diện chính trị - xã hội. Nhận diện các bộ phận của GCCN thế giới hiện nay dựa trên những đặc trưng đó.

  • Lý luận của CNXHKH về những đặc trưng cơ bản của giai cấp công nhân thế giới trên phương diện kinh tế - xã hội: Thứ nhất, giai cấp công nhân với phương thức lao động công nghiệp trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa: đó là những người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa cao. Thứ hai, giai cấp công nhân trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Đó là giai cấp của những người lao động không sở hữu tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội. Họ phải bán sức lao động cho nhà tư bản và bị chủ tư bản bóc lột giá trị thặng dư. Đối diện với nhà tư bản, công nhân là những người lao động tự do, với nghĩa là tự do bán

sức lao động của mình để kiếm sống. Chính điều này khiến cho giai cấp công nhân trở thành giai cấp đối kháng với giai cấp tư sản. Mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất xã hội hóa ngày càng rộng lớn với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Mâu thuẫn cơ bản này thể hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn về lợi ích giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản. Mâu thuẫn đó cho thấy, tính chất đối kháng không thể điều hòa giữa giai cấp công nhân (giai cấp vô sản) với giai cấp tư sản trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và trong chế độ tư bản chủ nghĩa.

  • Lý luận của CNXHKH về những đặc trưng cơ bản của giai cấp công nhân thế giới trên phương diện chính trị - xã hội
  • Đặc điểm nổi bật của giai cấp công nhân là lao động bằng phương thức công nghiệp với đặc trưng công cụ lao động là máy móc, tạo ra năng suất lao động cao, quá trình lao động mang tính chất xã hội hóa.
  • Giai cấp công nhân là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp, là chủ thể của quá trình sản xuất vật chất hiện đại. Do đó, giai cấp công nhân là đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, cho phương thức sản xuất tiên tiến, quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội hiện đại.
  • Nền sản xuất đại công nghiệp và phương thức sản xuất tiên tiến đã rèn luy ện cho giai cấp công nhân những phẩm chất đặc biệt về tính tổ chức, kỷ luật lao động, tinh thần hợp tác và tâm lý lao động công nghiệp. Đó là một giai cấp cách mạng và có tinh thần cách mạng triệt để.
  • Nhận diện các bộ phận của GCCN thế giới hiện nay dựa trên những đặc trưng đó: Ởcác nước tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân là nh ững người không có hoặc về cơ bản không có tư liệu sản xuất phải làm thuê cho giai cấp tư sản và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư; Ởcác nước x ã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân cùng nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu và cùng nhau hợp tác lao động vì lợi ích chung của toàn xã hội trong đó có lợi ích chính đáng của mình.
  • Sứ mệnh lịch sử cửa giai cấp công nhân xuất phát từ những tiền đề kinh tế - xã hội của sản xuất mang tính xã hội hóa với hai biểu hiện nổi bật là:
  • Sự xung đột giữa tính chất xã hội hóa của lực lượng sản xuất với tính chất chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất là nội dung kinh tế - vật chất của mâu thuẫn cơ bản đó trong chủ nghĩa tư bản.
  • Giải quyết mâu thuẫn cơ bản về kinh tế và chính trị trong lòng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chính là sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
  • Thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là sự nghiệp cách mạng của bản thân giai cấp công nhâncùng với đông đảo quần chúng và mang lại lợi ích cho đa số.
  • Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân không phải là thay thế chế độ sở hữu tư nhân này bằng một chế độ sở hữu tư nhân khác mà là xóa bỏ triệt để chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Đối tượng xóa bỏ ở đây là sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa là nguồn gốc sinh ra những áp bức, bóc lột, bất công trong xã hội hiện đại.
  • Việc giai cấp công nhân giành lấy quyền lực thống trị xã hội là tiền đề để cải tạo toàn diện, sâu sắc và triệt để xã hội cũ và xây dựng thành công xã hội mới với mục tiêu cao nhất là giải phóng con người. 3. Những điểm tương đối ổn định và những biến đổi, khác biệt của giai cấp công nhân hiện nay so với GCCN thế kỷ XIX và dẫn chứng thực tiễn minh chứng; nhận diện và phản bác những luận điểm sai trái về vấn đề này.
  • Về những điểm tương đối ổn định so với GCCN ở thể kỷ XIX (điểm tương đồng)
  • GCCN hiện nay vẫn là LLSX hàng đầu của xã hội hiện đại, họ là chủ thể của quá trình sản xuất công nghiệp hiện đại mang tính xã hội hóa ngày càng cao.
  • Ở các nước TBCN hiện nay, GCCN vẫn bị GCTS và CNTB bóc lột giá trị thặng dư.
  • Phong trào cộng sản và công nhân ở nhiều nước vẫn luôn là lực lượng đi đầu trong các cuộc đấu tranh vì hòa bình, hợp tác và phát triển, vì dân sinh, dân chủ, tiến bộ xã hội.
  • Những biến đổi và khác biệt của GCCN hiện đại:
  • Xu hướng “trí tuệ hóa” tăng nhanh: Gắn với cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, với sự phát triển kinh tế tri thức, công nhân hiện đại có xu hướng trí tuệ hóa.
  • Xu hướng “trung lưu hóa” gia tăng: CNTB đã có một số điều chỉnh nhất định về phương thức quản lý, các biện pháp điều hòa mâu thuẫn xã hội và các chính sách xã hội. Công nhân hiện đại đang có thêm điều kiện để “trung lưu hóa” về mức sống, nhưng quyền quyết định cơ chế phân phối lượi nhuận vẫn thuộc về giai cấp tư sản.
  • Công nhân hiện đại trở thành nguồn lực cơ bản, nguồn vốn xã hội quan trọng nhất trong các nguồn vốn của xã hội hiện đại.
  • Ở các nước XHCN, GCCN đã trở thành giai cấp lãnh đạo và ĐCS trở thành Đảng cầm quyền.
  • Công nhân hiện đạo tăng nhanh về số lượng, thay đổi lớn về cơ cấu trong nền sản xuất hiện đại.

*4. Việc thực hiện SMLS của GCCN trên thế giới hiện nay; phê phán quan điểm sai trái, xuyên tạc SMLS của GCCN hiện nay. Việc thực hiện SMLS của GCCN trên thế giới hiện nay

- Việc thực hiện SMLS của GCCN trên thế giới hiện nay trên phương diện kinh tế

- xã hội:

- Thông qua vai trò của GCCN trong quá trình sản xuất với công nghệ hiện

đại, năng suất, chất lượng cao, đảm bảo cho phát triển bền vững, GCCN và các lực

lượng lao động- dịch vụ trình độ cao là nhân tố kinh tế - xã hội thúc đẩy sự chín

muồi các tiền đề của CNXH trong lòng chủ nghĩa tư bản.

- GCCN ngày càng phát huy vai trò chủ thể trong cuộc đấu tranh vì dân sinh,

dân chủ, tiến bộ xã hội.

- Mâu thuẫn lợi ích cơ bản giữa GCCN với GCTS ngày càng sâu sắc. Toàn

cầu hóa hiện nay vẫn mang đậm tính chất TBCN với những bất công và bất bình

đẳng xã hội. Điều này thúc đẩy cuộc đấu tranh chống chế độ bóc lột giá trị thặng

dư trên phạm vi thế giới để xác lập một trật tự thế giới mới công bằng và bình

đẳng.

- Việc thực hiện SMLS của GCCN trên thế giới hiện nay trên phương diện

chính trị - xã hội

bị bóc lột trước đây. Do đó, GCCN không nhất thiết phải tiến hành đấu tranh giành

chính quyền.

- Các thế lực thù địch còn tung lên mạng internet nhiều bài viết với luận

điệu: “GCCN nói chung bị hạn chế bởi trình độ học vấn…cho nên giỏi lắm cũng

chỉ có thể lật đổ chế độ cũ, chứ không thể lãnh đạo toàn dân xây dựng được một xã

hội mới tốt đẹp.

- Các thế lực phản động, thù địch đã phủ nhận vai trò tiên phong, tính triệt

để cách mạng, tính tổ chức kỷ luật, đoàn kết cao và bản chất quốc tế của GCCN.

- Từ chỗ phủ định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, các phần tử phản

động, cơ hội chính trị bác bỏ vai trò lãnh đạo tiên phong của Đảng Cộng sản.

=> Những quan điểm nêu trên đều là những quan điểm sai trái, âm mưu của

các thế lực thù địch là làm nhân dân mất niềm tin vào sứ mệnh lịch sử của GCCN,

và muốn phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, qua đó phủ nhận vai trò

lãnh đọa của Đảng cộng sản.

5. SMLS của GCCN Việt Nam trong tiến trình cách mạng Việt Nam

Ngay sau khi ra đời, vai trò và sứ mệnh của giai cấp công nhân Việt Nam

trước hết là lãnh đạo nhân dân làm cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

thông qua đội tiên phong của mình là Đảng Cộng sản Việt Nam, giành chính quyền

về tay nhân dân, thiết lập nền chuyên chính dân chủ nhân dân, thiết lập nên Nhà

nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Nhà nước dân chủ đầu tiên ở Đông Nam châu

Á.

Sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng - đội

tiền phong của giai cấp công nhân Việt Nam, nhân dân ta đã kiên quyết, kiên trì,

bền bỉ đấu tranh chống quân xâm lược suốt 30 năm (1946-1975), thực hiện thống

nhất đất nước.

Từ năm 1975 đến nay, giai cấp công nhân Việt Nam từng bước lãnh đạo nhân

dân lao động hàn gắn chiến tranh, tiến hành công cuộc đổi mới.

Hiện nay, giai cấp công nhân Việt Nam là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông

qua đội tiền phong là ĐCSVN; giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên

tiến; giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng CNXH; lực lượng đi đầu trong

sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước; là lực lượng nòng cốt trong liên

minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo

của Đảng.

* Biểu hiện cụ thể nội dung sứ mệnh lịch của GCCNVN hiện nay:

- Nội dung kinh tế:

+ GCCN VN là nguồn nhân lực lao động chủ yếu tham gia phát triển nền kinh

tế thị trường định hướng XHCN.

+ GCCNVN là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất

nước, phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên và môi trường.

+ Thông qua việc thực hiện khối liên minh công – nông – trí thức tạo động lực

phát triển nông nghiệp – nông thôn và nông dân VN theo hướng phát triển bền

vững, hiện đại hóa, chủ động hội nhập quốc tế.

- Nội dung chính trị - xã hội:

+ Giữa vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng.

+ Giữ vững bản chất GCCN của Đảng, vai trò tiên phong, gương mẫu của cán

bộ đảng viên.

+ Tăng cường chỉnh đốn, xây dựng Đảng, ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư

tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống và các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

- Nội dung văn hóa, tư tưởng:

+ GCCNVN cùng với nhân dân lao động xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm

đà bản sắc dân tộc với nội dung cốt lõi là xây dựng con người mới XHCN, giáo

dục đạo đức cách mạng, rè n luyện lối sống, tác phong công nghiệp, văn minh, hiện

đại; xây dựng hệ giá trị văn hóa và con người Việt Nam.

nước của giai cấp tư sản, thiết lập chính quyền nhà nước của giai cấp công nhân, nhân dân lao động - mở đầu cho sự ra đời của hình thái kinh tế - xã hội CSCN mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội. Như vậy, chính mâu thuẫn ngày càng gay gắt tới mức không thể điều hòa giữa QHSX TBCN dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất với LLSX TBCN đã phát triển và mang tính xã hội hóa cao, cộng với sự trưởng thành của giai cấp công nhân, thông qua vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản đã tạo nên điều kiện, tiền đề cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa nổ ra và giành thắng lợi, đánh dấu sự ra đời của hình thái kinh tế - xã hội CSCN và giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, do khác về bản chất với tất cả các hình thái kinh tế - xã hội trước đó, nên hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa không tự nhiên ra đời, trái lại, nó chỉ được hình thành thông qua cách mạng vô sản dưới sự lãnh đạo của đảng của giai cấp công nhân - Đảng Cộng sản, thực hiện bước quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. * Dẫn chứng thực tiễn ở các nước tư bản chủ nghĩa hiện nay để chứng minh. Trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản, dù là chủ nghĩa tư bản hiện đại. Trên thế giới ngày nay vẫn có đến 1,2 tỷ người phải tiếp tục chịu ngh èo đói, tật bệnh, mù chữ, chiến tranh, hưởng mức thu nhập dưới lUSD/ngày; 2,5 tỳ người nghè o có tổng thu nhập chỉ bằng thu nhập của 250 tỷ phú, triệu phú lớn nhất thế giới gộp lại; 1/3 lực lượng lao động toàn thế giới, tức là khoảng 1 tỷ người bị thất nghiệp ở các mức khác nhau. Sự kiện giới cầm quyền Mỹ và giới cầm quyền Anh tấn công Irắc năm 2003 càng khẳng định bản chất hiếu chiến của chủ nghĩa đế quốc. Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc. Như vậy, bản chất của chủ nghĩa tư bản không hề thay đổi: Mặc dù trong những thập kỷ vừa qua, chủ nghĩa tư bản do biết tự điều chỉnh để thích nghi với điều kiện mới. Tuy nhiên, với nền tảng kinh tế của chủ nghĩa tư bản không thay đổi, do đó bản chất bóc lột, phi nhân tính, áp bức, bất công, phi dân chủ của chủ nghĩa tư bản không hề thay đổi, mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu của chủ nghĩa tư bản vẫn hiện hữu. Do

vậy, chủ nghĩa tư bản không thể là tương lai của nhân loại mà nó tất yếu sẽ bị lịch sử phủ định, đó là tất yếu lịch sử. Ở các nước tư bản chủ nghĩa hiện nay vẫn còn có khả năng phát triển thông qua những cuộc cải cách để thích ứng và tồn tại. Tuy nhiên, ở các nước tư bản chủ nghĩa đã và đang xuất hiện những yếu tố của xã hội mới (yếu tố của nền văn minh hậu công nghiệp, kinh tế tri thức nảy sinh phát triển, tính chất xã hội hóa sở hữu ngày càng gia tăng, sự điều tiết của nhà nước đối với thị trường ngày càng tăng và có tính hữu hiệu hơn, tính nhân dân và xã hội của nhà nước tăng lên, vấn đề phúc lợi xã hội và môi trường được quan tâm hơn. Tất cả những cái đó không phải là sự khẳng định tính vĩnh hằng của chủ nghĩa tư bản, trái lại điều đó chứng tỏ chủ nghĩa tư bản đang tạo ra những yếu tố để tự phủ định_._

2. Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên CNXH; dẫn chứng thực tiễn ở Việt Nam hiện nay để chứng minh. Học thuyết hình thái kinh tế- xã hội của chủ nghĩa Mác- Lênin đã chỉ rõ: lịch sử xã hội đã trải qua 5 hình thái kinh tế- xã hội: Cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. So với các hình thái kinh tế xã hội đã xuất hiện trong lịch sử, hình thái kinh tế- xã hội cộng sản chủ nghĩa có sự khác biệt về chất, trong đó không có giai cấp đối kháng, con người từng bước trở thành người tự do…,. Bởi vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội tất yếu phải trải qua thời kỳ quá độ chính trị. Khẳng định tính tất yếu của thời kỳ quá độ, đồng thời các nhà sáng lập chủ nghĩa xa hội khoa học cũng phân biệt có hai loại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản:

  1. Quá độ trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản đối v ới những nước đã trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển.
  2. Quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa cộng sản đối với những nước chưa trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển. Trên thế giới một thế kỷ qua, kể cả Liên Xô và các nước Đông Âu trước đây, Trung Quốc, Việt Nam và một số nước xã hội chủ nghĩa khác ngày nay, theo đúng lý luận Mác - Lênin, đều đang trải qua thời kỳ quá độ gián tiếp với những trình

sắc và tích cực ở Việt Nam: Kinh tế phát triển, lực lượng sản xuất được tăng cường; nghè o đói giảm nhanh, liên tục; đời sống nhân dân được cải thiện, nhiều vấn đề xã hội được giải quyết; chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được bảo đảm; đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng được mở rộng; thế và lực của quốc gia được tăng cường; niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng được củng cố. Những thành tựu đạt được đó đã chứng minh tính đúng đắn của con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam, đã góp phần minh chứng một chân lý của thời đại: chủ nghĩa xã hội ra đời là một tất yếu khách quan.

3. Thực chất của thời kỳ quá độ lên CNXH; dẫn chứng thực tiễn ở Việt Nam hiện nay để chứng minh. Thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội tiền tư bản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa sang xã hội xã hội chủ nghĩa. Thực chất của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ diễn ra cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp tư sản đã bị đánh bại không còn là giai cấp thống trị và những thế lực chống phá chủ nghĩa xã hội với giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động. Cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra trong điều kiện mới là giai cấp công nhân đã nắm được chính quyền nhà nước, quản lý tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Cuộc đấu tranh giai cấp với những nội dung, hình thức mới, diễn ra trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, tư tưởng - văn hóa, bằng tuyên truyền vận động là chủ yếu, bằng hành chính và luật pháp. Xã hội của thời kỳ quá độ là xã hội có sự đan xen của nhiều tàn dư về mọi phương diện kinh tế, đạo đức, tinh thần của chủ nghĩa tư bản và những yếu tố mới mang tính chất xã hội chủ nghĩa của chủ nghĩa xã hội mới phát sinh chưa phải là chủ nghĩa xã hội đã phát triển trên cơ sở của chính nó. Đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải tạo cách mạng sâu sắc, triệt để xã hội TBCN, xây dựng từng bước cơ sở vật chất – kỹ thuật và đời sống tinh thần của chủ nghĩa xã hội. Sự tồn tại đan xen, thâm nhập lẫn nhau giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội trong mối quan hệ vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.

Về kinh tế: Thời kỳ quá độ là thời kỳ tất yếu còn tồn tại một nền kinh tế nhiều thành phần trong một hệ thống kinh tế quốc dân thống nhất. Đây là bước quá độ trung gian tất yếu trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, không thể dùng ý chí để xóa bỏ ngay kết cấu nhiều thành phần của nền kinh tế, nhất là đối với những nước còn ở trình độ chưa trải qua sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được xác lập trên cơ sở khách quan của sự tồn tại nhiều loại hình sở hữu về tư liệu sản xuất với những hình thức tổ chức kinh tế đa dạng, đan xen hỗn hợp và tương ứng với nó là những hình thức phân phối khác nhau, trong đó hình thức phân phối theo lao động tất yếu ngày càng giữ vai trò là hình thức phân phối chủ đạo. Về chính trị:

  • Thiết lập, tăng cường chuyên chính vô sản mà thực chất là việc GCCN nắm và sử dụng quyền lực nhà nước trấn áp GCTS, tiến hành xây dựng xã hội. GCCN thực hiện sự thống trị về chính trị với việc thực hiện chức năng dân chủ với nhân dân, tổ chức và xây dựng chế độ mới, chuyên chính với những phần tử thù địch.
  • Tiếp tục cuộc đấu tranh giai cấp giữa GCVS và GCTS, xây dựng xã hội mới, nhà nước mới. Về tư tưởng - văn hoá: Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn tồn tại nhiều tư tưởng, văn hoá khác nhau, chủ yếu là tư tưởng vô sản và tư tưởng tư sản. Trên lĩnh vực văn hoá cũng tồn tại các yếu tố văn hoá cũ và mới, chúng thường xuyên đấu tranh với nhau. Đó là thời kỳ, GCCN thông qua độ tiền phong của mình là ĐCS từng bước xây dựng nền văn hóa mới XHCN, tiếp thu văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, bảo đảm đáp ứng nhu cầu văn hóa – tinh thần ngày càng tăng của nhân dân. Về xã hội:
  • Do kết cấu của nền kinh tế nhiều thành phần quy định nên trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp và sự khác biệt giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội. Các giai tầng vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau.

chế độ tư bản chủ nghĩa. Đây là sự lựa chọn duy nhất đúng và mang tính tất yếu

khách quan. Bởi vì:

+ Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa hoàn toàn phù

hợp với qui luật phát triển khách quan của lịch sử. Đó là sự phát triển kế tiếp nhau

của các hình thái kinh tế - xã hội, tuy nhiên trong những điều kiện nhất định, có thể

quá độ theo phương thức gián tiếp, tức là bỏ qua một hoặc một vài kinh tế - xã hội

đã lạc hậu để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Điều này vẫn nằm trong quá trình lịch sử - tự

nhiên của sự vận động, phát triển xã hội loài người.

+ Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta phù hợp với xu thế phát triển của

thời đại. Thời đại ngày nay là thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi

toàn thế giới được mở ra từ thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

Lênin đã từng khẳng định, sớm hay muộn các dân tộc sẽ tiến lên chủ nghĩa xã

hội.

+ Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta là sự

lựa chọn có tính lịch sử, phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tiễn của cách mạng

Việt Nam. Sau khi giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, chúng ta không thể

đưa đất nước theo con đường phong kiến, càng không thể phát triển theo con

đường tư bản chủ nghĩa. Mục tiêu của cách mạng Việt Nam là giành độc lập dân

tộc, giải phóng nhân dân thoát khỏi áp bức, bóc lột, bất công, nghè o nàn, lạc hậu và

xây dựng xã hội mới do nhân dân làm chủ. Điều này đã khách quan qui định sự lựa

chọn con đường quá độ bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta.

+ Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta là sự

lựa chọn phù hợp với mong muốn, nguyện vọng của nhân dân, của dân tộc Việt

Nam về một xã hội công bằng, bình đẳng, không có áp bức, bóc lột, bất công, con

người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.

5. Những điều kiện lịch sử khi Việt Nam tiến hành quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.

  • Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội theo phương thức “quá độ gián tiếp”, “quá độ rút ngắn”, “quá độ đặc biệt của đặc biệt”- bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến; từ nước nông nghiệp lạc hậu, chiến tranh kéo dài, hậu quả của chiến tranh còn khá nặng nề, các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại nền độc lập dân tộc.
  • Trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể hiện nay nước ta có những điều kiện khách quan bên ngoài và bên trong để quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN_. Điều kiện bên ngoài_ là sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ làm cho lực lượng sản xuất thế giới phát triển đã đạt đến trình độ cao, đã mở đầu giai đoạn mới của quá trình xã hội hóa sản xuất, tạo ra cuộc cách mạng trong lĩnh vực kinh tế, tạo điều kiện hiện thực để nước ta có thể tranh thủ vốn, cơ sở vật chất - kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý của thế giới cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nếu chúng ta thực hiện hiệu quả phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế. Bối cảnh, điều kiện quốc tế mới nêu trên đã tạo khả năng để Việt Nam chúng ta thực hiện quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN. Bối cảnh thế giới tạo thời cơ, vận hội để Việt Nam thực hiện thời kỳ quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN: + Quá độ lên CNXH là xu hướng khách quan của loài người trong thời đại ngày nay. Đi trong dòng chảy đó của lịch sử, chúng ta đã, đang và sẽ nhận được sự đồng tình, ủng hộ ngày càng mạnh mẽ của các quốc gia độc lập đang đấu tranh để lựa chọn con đường phát triển tiến bộ của mình. Bối cảnh ấy cũng tạo điều kiện để chúng ta thực hiện kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. + Cuộc CM KHCN và xu thế toàn cầu hóa đang tạo ra những điều kiện, tiền đề thực tế để Việt Nam có thể rút ngắn khoảng cách, phát triển LLSX, từng bước xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật cần thiết cho CNXH. Đó là điều kiện thuận lợi để nước ta thực hiện con đường quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN + Thực tiễn xây dựng CNXH những năm qua đã để lại những bài học quý giá để chúng ta học hỏi, kế thừa và phát triển. Cần thừa nhận một thực tế rằng, sự sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu đã làm thay đổi căn bản so sánh lực lượng trên thế giới.