Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Chế định đồng phạm (LHS 1 HLU), Essays (university) of Law

Phân tích Chế định đồng phạm, cho ví dụ

Typology: Essays (university)

2020/2021

Uploaded on 03/28/2024

my-pham-19
my-pham-19 🇻🇳

1 document

1 / 11

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: LUẬT HÌNH SỰ 1
ĐỀ BÀI 01:
“Trình bày hiểu biết của sinh viên về chế định đồng phạm, phân tích và cho
ví dụ minh hoạ.”
Hà Nội, 8/2022
1
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa

Partial preview of the text

Download Chế định đồng phạm (LHS 1 HLU) and more Essays (university) Law in PDF only on Docsity!

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

MÔN: LUẬT HÌNH SỰ 1

ĐỀ BÀI 01:

“Trình bày hiểu biết của sinh viên về chế định đồng phạm, phân tích và cho ví dụ minh hoạ.” Hà Nội, 8/

MỤC LỤC

  • LỜI MỞ ĐẦU
  • NỘI DUNG
      1. Những vấn đề lý luận về chế định đồng phạm
      • 1.1. Khái niệm về đồng phạm
      • 1.2. Các loại người trong đồng phạm
      • 1.3. Các hình thức của đồng phạm
      • 1.4. Vấn đề trách nhiệm hình sự trong đồng phạm
      1. Liên hệ về một vụ trộm cắp tài sản có yếu tố đồng phạm
      • 2.1. Tóm tắt vụ việc
      • 2.2. Phân tích yếu tố đồng phạm trong vụ việc
  • KẾT LUẬN
  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

thiệt hại cho xã hội và đều biết người khác cũng có hành vi giống với mình. Về ý chí, những người đồng phạm cần có sự thống nhất về ý chí, hứa hẹn trước với nhau, mong muốn có hoạt động chung hoặc mong muốn, có ý thức bỏ mặc cho hậu quả thiệt hại xảy ra. Thứ tư , về dấu hiệu mục đích phạm tội: Đồng phạm đòi hỏi dấu hiệu cùng mục đích phạm tội chỉ với những tội phạm yều cầu dấu hiệu mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc. Họ được coi là có cùng mục đích khi những người tham gia đều có chung mục đích hoặc biết rõ và chấp nhận mục đích đó. 1.2. Các loại người trong đồng phạm 1.2.1. Người thực hành Căn cứ vào khoản 3 Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017: “ Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm .” Việc trực tiếp thực hiện tội phạm bao gồm hai trường hợp sau: Một là , tự mình thực hiện hành vi phạm tội, tức là trực tiếp thực hiện tội phạm, qua việc sử dụng công cụ, phương tiện. Những người cùng tự mình thực hiện hành vi phạm tội được gọi là người đồng thực hành. Nếu mỗi người tham gia chỉ thực hiện một phần hành vi thì hành vi tổng hợp của họ phải có đủ dấu hiệu của cấu thành tội phạm. Hai là , không tự mình thực hiện hành vi phạm tội, mà tác động đến người khác để người này thực hiện hành vi đó. Nhưng người thực hiện này không phải chịu trách nhiệm hình sự do chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự; không có lỗi hoặc lỗi vô ý hoặc được loại trừ trách nhiệm hình sự do bị cưỡng bức tinh thần. 1.2.2. Người tổ chức Theo Bộ luật hình sự năm 2015, “ Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm .” 4 Cụ thể: Người chủ mưu là người đề xướng chủ trương, phương hướng hoạt động của nhóm đồng phạm. Người cầm đầu là người thành lập nhóm đồng phạm hoặc tham gia soạn thảo kế hoạch, điều khiển hoạt động của nhóm. Người chỉ huy là người trực tiếp điều khiển nhóm đồng phạm có vũ trang hoặc bán vũ trang.^5 Người tổ chức luôn luôn được coi là người có hành vi nguy hiểm nhất trong vụ đồng phạm. Do vậy, trong nguyên tắc xử lí được quy định ở Điều 3 Bộ luật hình sự năm 2015, người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy đã bị coi là loại đối tượng cần phải nghiêm trị. 1.2.3. Người xúi giục Theo Bộ luật Hình sự 2015, “ Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.” 6 Người xúi giục thường tác động (^4) Xem tại khoản 3 Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. (^5) Trường Đại học Luật Hà Nội , Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung) , Nxb. CAND, Hà Nội, 2018, tr.224. (^6) Xem tại khoản 3 Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

đến tư tưởng và ý chí của người khác, khiến người này phạm tội. Người xúi giục có thể là người nghĩ ra việc phạm tội, thúc đẩy những người khác thực hiện tội phạm. Người xúi giục cũng có thể cùng tham gia vào tội phạm đó. Hành vi xúi giục có các đặc điểm sau: Một là tính trực tiếp, tức hành vi xúi giục phải nhằm vào một hoặc một số người nhất định thay vì chỉ kêu gọi, hô hào phạm tội. Hai là tính cụ thể: Hành vi xúi giục hướng tới việc thực hiện tội phạm cụ thể. Hành vi gieo rắc tư tưởng xấu người khác, khiến họ phạm tội không phải xúi giục mà sẽ trở thành tội dụ dỗ, lôi kéo. 1.2.4. Người giúp sức Khoản 3 Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: “ Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hay vật chất cho việc thực hiện tội phạm .” Giúp sức về vật chất là cung cấp công cụ, phương tiện để tạo điều kiện cho người thực hành thực hiện tội phạm dễ dàng, thuận lợi. Giúp sức về tinh thần là cung cấp chỉ dẫn, góp ý cho việc chuẩn bị, thực hiện hoặc che giấu tội phạm. Ngoài ra còn có giúp sức dưới dạng không hành động: Người có nghĩa vụ phải hành động nhưng đã cố ý không hành động, đã tạo điều kiện cho tội phạm được thực hiện. Giúp sức thể hiện qua lời hứa hẹn trước sẽ che giấu người phạm tội, sẽ tiêu thụ các vật do phạm tội. 1.3. Các hình thức của đồng phạm 1.3.1. Phân loại theo dấu hiệu chủ quan Đồng phạm không có thông mưu trước là hình thức đồng phạm trong đó không có sự thoả thuận, bàn bạc trước về tội phạm mà họ cùng thực hiện. Việc đồng ý cùng thực hiện tội phạm diễn ra tại nơi tội phạm xảy ra và thực hiện ngay tội phạm đó hoặc được hình thành khi có người đang thực hiện tội phạm. Đồng phạm có thông mưu trước là hình thức đồng phạm, trong đó những người đồng phạm đã có sự thoả thuận bàn bạc trước với nhau. Hình thức này nguy hiểm hơn hình thức đồng phạm không có thông mưu trước vì giữa những người đồng phạm có mối quan hệ phạm tội chặt chẽ hơn, có điều kiện chuẩn bị hơn, có khả năng gây thiệt hại lớn hơn. 1.3.2. Phân loại theo dấu hiệu khách quan Đồng phạm giản đơn là hình thức đồng phạm trong đó những người cùng tham gia vào vụ phạm tội đều giữ vai trò là người thực hành. Tất cà những người đồng phạm đều thực hiện cùng một hành vi phạm tội và họ được gọi là những người đồng thực hành. Đồng phạm phức tạp là hình thức đồng phạm trong đó những người đồng phạm giữ các vai trò khác nhau. Đây là trường hợp đồng phạm trong đó không chỉ có người thực hiện hành vi phạm tội mà còn có người thực hiện hành vi tổ chức, xúi giục hoặc giúp sức việc thực hiện tội phạm.

1.4.2. Các nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự trong đồng phạm Thứ nhất , nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về tội phạm cùng thực hiện. Tất cả những người đồng phạm đều bị truy tố; xét xử về cùng tội danh theo cùng điều luật và trong phạm vi chế tài điều luật ấy quy định. Họ phải tuân thủ các nguyên tắc chung về quyết định hình phạt, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm mà họ đã thực hiện. Thứ hai , nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện trong đồng phạm. Những người trong đồng phạm không phải chịu tránh nhiệm về hành vi vượt quá của những người đồng phạm khác, nếu hành vi đó là tình tiết định khung tăng nặng hoặc cấu thành tội độc lập. Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt thuộc riêng người nào thì chỉ áp dụng đối với người đó. Hành vi của những người đồng phạm khác dù chưa đưa đến việc thực hiện tội phạm nhưng họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Thứ ba , nguyên tắc cá thể hoá trách nhiệm hình sự. Trách nhiệm hình sự của mỗi người trong đồng phạm phụ thuộc vào mức độ tham gia (mức độ đóng góp) thực tế của họ vào việc thực hiện tội phạm.

2. Liên hệ về một vụ trộm cắp tài sản có yếu tố đồng phạm 2.1. Tóm tắt vụ việc 8 Vụ việc diễn ra ở tỉnh Hải Dương vào năm 2021, có sự thông đồng của 3 bảo vệ và 2 cá nhân bên ngoài thông đồng nhau trộm cắp thiết bị của công ty TNHH Clark Material Handling Việt Nam. Cụ thể, 3 bảo vệ là Nguyễn Đình Long, Vũ Thị Làn, Phạm Văn Trụ phát hiện việc quản lý linh kiện sản xuất của công ty có sơ hở, không có nhà kho quản lý, mà các thiết bị chỉ để xung quanh nhà xưởng. Do vậy, các đối tượng đã bàn bạc lấy trộm các linh kiện vào buổi tối khi các công nhân đã nghỉ làm, bán lấy tiền chia nhau. Trong quá trình đó, 2 đối tượng Long và Làn còn bàn bạc với Phạm Văn Thuấn (người thu mua sắt vụn) về kế hoạch trộm cắp tài sản. Thuấn đồng ý tham gia với điều kiện phải bán linh kiện trộm cắp được cho Thuấn với giá sắt vụn. Sau đó Thuấn thuê Nguyễn Đình Hưng lái xe tải đến để lấy tài sản. Từ tháng 3 đến tháng 5/2021, tổng giá trị tài sản trộm cắp là gần 1,2 tỷ đồng, trong đó gồm 184 chiếc càng nâng, 33 cục đối trọng xe nâng, 20 bánh xe nâng. 2.2. Phân tích yếu tố đồng phạm trong vụ việc 2.2.1. Những dấu hiệu về đồng phạm trong vụ việc Về mặt khách quan : Vụ việc trên có sự thông đồng của 5 đối tượng, trong đó có 3 người là bảo vệ của công ty và 2 người là cá nhân ngoài công ty. Họ là người có năng lực trách nhiệm hình sự, cụ thể là có năng lực nhận thức và điều khiển hành vi và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Các đối tượng trên đã cùng phối hợp để thực hiện trộm cắp tài sản. Họ đều tham gia vào (^8) X. Mai, “3 nhân viên bảo vệ thông đồng trộm cắp tài sản trị giá hơn 1 tỷ đồng”, https://cand.com.vn/Ban- tin-113/3-nhan-vien-bao-ve-thong-dong-trom-cap-tai-san-tri-gia-hon-1-ty-dong-i629330/, truy cập ngày 4/8/2022.

hành vi phạm tội, trong đó, đối tượng Trụ và Thuấn tham gia vào với hành vi trực tiếp thực hiện tội phạm, Hưng tham gia với hành vi giúp sức. Đặc biệt, đối tượng Long và Làn tham gia vào với hai hành vi là hành vi trực tiếp thực hiện tội phạm và hành vi xúi giục thực hiện tội phạm. Về mặt chủ quan , lỗi mà các đối tượng trên thực hiện đều là lỗi cố ý. Họ đều nhận thức được hành vi trộm cắp tài sản của mình là trái pháp luật và gây thiệt hại nặng nề cho công ty, đồng thời họ cũng đều biết người khác thực hiện hành vi đó cùng với mình. Ngoài ra, giữa những người đồng phạm trong vụ trộm cắp tài sản trên cũng có sự thống nhất về ý chí. Vì phát hiện việc quản lý linh kiện sản xuất của công ty có sơ hở nên họ đã bàn bạc, hứa hẹn trước với nhau để cùng trộm cắp tài sản của công ty, rồi đem chia đều cho nhau. 2.2.2. Những loại người đồng phạm tham gia vào vụ việc Đối tượng Nguyễn Đình Hưng tham gia vào vụ việc đồng phạm trộm cắp tài sản với tư cách là người giúp sức. Hưng là người được Thuấn thuê để lái xe tải đến để lấy tài sản mà các đối tượng khác trộm được. Sau khi trộm tài sản, các đối tượng khác sẽ mang tài sản đó để lên xe tải, sau đó đem đi bán ở các khu vực khác nhau, đồng thời chia đều số tiền có được. Do vậy, hành vi giúp sức của đối tượng Hưng đã tạo điều kiện thuận lợi về vật chất cho các đối tượng khác, để họ thực hiện tội phạm dễ dàng, thuận lợi hơn. Đối tượng Phạm Văn Trụ, Phạm Văn Thuấn tham gia vào tội phạm trộm cắp tài sản với vai trò là người thực hành. Trụ là bảo vệ của công ty Clark, sau khi phát hiện thấy việc quản lý linh kiện sản xuất không chặt chẽ, không có nhà kho quản lý, nên đã lợi dụng điều đó để tiến hành phạm tội. Còn Thuấn là người mua bán sắt vụn, dưới sự lôi kéo, dụ dỗ của các đối tượng khác đã tham gia vào tội phạm trộm cắp tài sản. Hai đối tượng Trụ và Thuấn tự mình thực hiện hành vi phạm tội và tham gia trực tiếp vào tội phạm này. Do vậy, trong vụ đồng phạm trộm tài sản này, hai đối tượng được coi là người đồng thực hành. Đối tượng Nguyễn Đình Long, Vũ Thị Làn cũng tham gia với vai trò là người thực hành. Cả hai người đều là bảo vệ của công ty Clark, lợi dụng sự lỏng lẻo về khâu quản lý sản phẩm mà thực hiện việc trộm cắp. Giống với 2 đối tượng trên, họ tham gia trực tiếp vào vụ việc và đều là người đồng thực hành. Đặc biệt, hai đối tượng Long và Làn còn tham gia với vai trò là người xúi giục. Cụ thể, họ đã bàn bạc với Thuấn về việc trộm cắp tài sản của công ty, cùng với đó có hành vi dụ dỗ để Thuấn cùng tham gia vào tội phạm trộm cắp. Hành vi của Long và Làn nhằm vào đối tượng nhất định là Thuấn, đưa ra điều kiện là bán linh kiện trộm cắp được cho Thuấn với giá sắt vụn. 2.2.3. Các hình thức đồng phạm được thể hiện qua vụ việc Theo dấu hiệu chủ quan, vụ việc thông đồng trộm cắp tài sản của các đối tượng trên được xếp vào loại đồng phạm có thông mưu trước. Các đối tượng khi nhận thấy khâu quản lý không chặt chẽ, các thiết bị chỉ để xung quanh nhà xưởng thì đã bàn bạc trước với nhau để cùng lấy trộm vào buổi tối,

quát, sâu rộng thì mới có thể tránh được những sai lầm, phiến diện. Tuy nhiên các quy định về đồng phạm trong Bộ luật hình sự hiện nay vẫn còn chưa thực sự hoàn thiện. Điều đó đòi hỏi các nhà làm luật cần phải nhanh chóng sửa đổi, bổ sung các quy định về đồng phạm trong Bộ luật hình sự, lấy đó làm cơ sở pháp lý, vận dụng trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bộ luật Hình sự năm 1999
  2. Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
  3. Luật số 12/2017/QH14 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH
  4. Nguyễn Niên, Những vấn đề lý luận cơ bản về tội phạm trong luật hình sự Việt Nam , Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1986
  5. Đinh Văn Quế, Bình luận Bộ luật hình sự năm 2015 , Nxb.Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2017
  6. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung) , Nxb. CAND, Hà Nội, 2018
  7. Nguyễn Ngọc Hòa, “Bàn về các giai đoạn thực hiện tội phạm và vấn đề cộng phạm”, Tập san tòa án , số 2/1980.
  8. Ngô Văn Khôi, “Những điểm mới về đồng phạm được quy định tại phần chung Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 và kiến nghị, đề xuất”, https://toaanphuninh.gov.vn/nhung-diem-moi-ve-dong-pham- duoc-quy-dinh-tai-phan-chung-bo-luat-hinh-su-nam-2015-sua-doi-bo-sung- nam-2017-va-kien-nghi-de-xuat.html, truy cập ngày 4/8/2022.
  9. X. Mai, “3 nhân viên bảo vệ thông đồng trộm cắp tài sản trị giá hơn 1 tỷ đồng”, https://cand.com.vn/Ban-tin-113/3-nhan-vien-bao-ve-thong-dong- trom-cap-tai-san-tri-gia-hon-1-ty-dong-i629330/, truy cập ngày 4/8/2022.