Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Câu trả lời bài thi kết thúc học phần Lịch sử Đảng, Schemes and Mind Maps of History

Câu trả lời bài thi kết thúc học phần Lịch sử Đảng

Typology: Schemes and Mind Maps

2021/2022

Uploaded on 11/25/2022

ha-phuong-le-1
ha-phuong-le-1 🇻🇳

5

(2)

5 documents

1 / 4

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
Câu 1
* Hoàn cảnh xuất hiện phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt
Nam đầu thế kỉ XX:
- Hoàn cảnh trong nước: Sau khi đàn áp xong phong trào Cần Vương, Thực dân Pháp tiến
hành chương trình khai thác thuộc địa lần I, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa làm
biến đổi nhiều về cơ cấu kinh tế cũng như xã hội Việt Nam. Xã hội Việt Nam đã xuất
hiện nhiều tầng lớp mới như tư sản, tiểu tư sản nhưng những tầng lớp này còn non yếu
chưa đủ sức phát động được một cuộc cách mạng mới, trong khi các sỹ phu Nho học có
nhiều chuyển biến về tư tưởng, chính trị đã nắm lấy thời cơ để tổ chức nên mét trào lưu
cứu nước mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản…
- Hoàn cảnh quốc tế:
+Ảnh hưởng từ Trung Quốc: Cuộc Duy tân Bách nhật của Lương, Khang… Các sỹ phu
tiến bộ Trung Quốc đã viết,dịch nhiều loại tân văn, tân báo truyền bá vào nước ta,các sĩ
phu yêu nước tiến bộ Việt Nam đã tiếp thu tư tưởng tư sản, chuyển từ tư tưởng quân chủ
sang quân chủ lập hiến. Cách mạng Tân Hợi lật đổ triều đình Mãn Thanh, lập Trung Hoa
Dân quốc, các sĩ phu yêu nước tiến bộ Việt Nam đoạn tuyệt với tư tưởng quân chủ,
chuyển sang tư tưởng cộng hoà.
+ Từ Nhật Bản: Sau Minh Trị duy tân, Nhật Bản đã trở thành một đế quốc hùng mạnh.
Sau chiến thắng trong chiến tranh Nga-Nhật, Nhật càng được các sỹ phu yêu n¬ước tiến
bộ Việt Nam ngưỡng mộ, muốn noi gương Nhật Bản.
+ Từ yêu cầu thời đại: Thế kỉ XX là thời kỳ cáo chung của chế độ phong kiến, sự thắng
thế của CNTB trên quy mô toàn thế giới, nhiều nước châu Á mang nặng tư tưởng phong
kiến cũng đã chuyển biến theo con đường tư sản đã tác động mạnh đến nhận thức của
giới sỹ phu yêu nước tiến bộ Việt Nam.
* Diễn biến của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản
- Xu hướng bạo động của Phan Bội Châu và phong trào Đông Du
Đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu chủ trương dựa vào sự giúp đỡ bên ngoài, chủ yếu là
Nhật Bản, để đánh Pháp giành độc lập dân tộc, thiết lập một nhà nước theo mô hình quân
chủ lập hiến của Nhật. Năm 1905, Phan Bội Châu cùng Hội Duy tân tổ chức phong trào
Đông du, đưa 200 thanh , thiếu niên Việt Nam sang Nhật Bản học tập, chuẩn bị cán bộ
cho việc bạo động vũ trang sau này. Tháng 8 - 1908, Chính phủ Nhật Bản câu kết với
thực dân Pháp ở Đông Dương trục xuất toàn bộ lưu học sinh Việt Nam. Chủ trương dựa
vào đế quốc Nhật để chống đế quốc Pháp không thành, ông về Xiêm nằm chờ thời. Giữa
lúc đó Cách mạng Tân Hợi bùng nổ và thắng lợi (1911). Ông về Trung Quốc lập ra Việt
pf3
pf4

Partial preview of the text

Download Câu trả lời bài thi kết thúc học phần Lịch sử Đảng and more Schemes and Mind Maps History in PDF only on Docsity!

Câu 1

  • Hoàn cảnh xuất hiện phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX:
  • Hoàn cảnh trong nước: Sau khi đàn áp xong phong trào Cần Vương, Thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần I, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa làm biến đổi nhiều về cơ cấu kinh tế cũng như xã hội Việt Nam. Xã hội Việt Nam đã xuất hiện nhiều tầng lớp mới như tư sản, tiểu tư sản nhưng những tầng lớp này còn non yếu chưa đủ sức phát động được một cuộc cách mạng mới, trong khi các sỹ phu Nho học có nhiều chuyển biến về tư tưởng, chính trị đã nắm lấy thời cơ để tổ chức nên mét trào lưu cứu nước mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản…
  • Hoàn cảnh quốc tế: +Ảnh hưởng từ Trung Quốc: Cuộc Duy tân Bách nhật của Lương, Khang… Các sỹ phu tiến bộ Trung Quốc đã viết,dịch nhiều loại tân văn, tân báo truyền bá vào nước ta,các sĩ phu yêu nước tiến bộ Việt Nam đã tiếp thu tư tưởng tư sản, chuyển từ tư tưởng quân chủ sang quân chủ lập hiến. Cách mạng Tân Hợi lật đổ triều đình Mãn Thanh, lập Trung Hoa Dân quốc, các sĩ phu yêu nước tiến bộ Việt Nam đoạn tuyệt với tư tưởng quân chủ, chuyển sang tư tưởng cộng hoà.
  • Từ Nhật Bản: Sau Minh Trị duy tân, Nhật Bản đã trở thành một đế quốc hùng mạnh. Sau chiến thắng trong chiến tranh Nga-Nhật, Nhật càng được các sỹ phu yêu n¬ước tiến bộ Việt Nam ngưỡng mộ, muốn noi gương Nhật Bản.
  • Từ yêu cầu thời đại: Thế kỉ XX là thời kỳ cáo chung của chế độ phong kiến, sự thắng thế của CNTB trên quy mô toàn thế giới, nhiều nước châu Á mang nặng tư tưởng phong kiến cũng đã chuyển biến theo con đường tư sản đã tác động mạnh đến nhận thức của giới sỹ phu yêu nước tiến bộ Việt Nam.
  • Diễn biến của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản
  • Xu hướng bạo động của Phan Bội Châu và phong trào Đông Du Đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu chủ trương dựa vào sự giúp đỡ bên ngoài, chủ yếu là Nhật Bản, để đánh Pháp giành độc lập dân tộc, thiết lập một nhà nước theo mô hình quân chủ lập hiến của Nhật. Năm 1905, Phan Bội Châu cùng Hội Duy tân tổ chức phong trào Đông du, đưa 200 thanh , thiếu niên Việt Nam sang Nhật Bản học tập, chuẩn bị cán bộ cho việc bạo động vũ trang sau này. Tháng 8 - 1908, Chính phủ Nhật Bản câu kết với thực dân Pháp ở Đông Dương trục xuất toàn bộ lưu học sinh Việt Nam. Chủ trương dựa vào đế quốc Nhật để chống đế quốc Pháp không thành, ông về Xiêm nằm chờ thời. Giữa lúc đó Cách mạng Tân Hợi bùng nổ và thắng lợi (1911). Ông về Trung Quốc lập ra Việt

Nam Quang phục Hội (1912) với ý định tập hợp lực lượng rồi kéo quân về nước võ trang bạo động đánh Pháp, giải phóng dân tộc.

  • Xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh Phan Châu Trinh muốn giành lại độc lập dân tộc, chủ trương tiến hành cải cách đất nước. Khẩu hiệu của cụ Phan dùng những cải cách văn hóa, mở mang dân trí, nâng cao dân khí, phát triển kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa trong khuôn khổ hợp pháp, làm cho dân giàu, nước mạnh, buộc thực dân Pháp phải trao trả độc lập cho nước Việt Nam. Ở Bắc Kỳ, thành lập là trường Đông Kinh Nghĩa Thục Hà Nội. Ở Trung Kỳ, có cuộc vận động Duy Tân, với phong trào đấu tranh chống thuế (1908). Ngoài ra, trong thời kỳ này ở Việt Nam còn có phong trào Đông kinh nghĩa thục (1907); phong trào tẩy chay tư sản Hoa kiều (1919)...vv. *Nguyên nhân thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản Nguyên nhân chủ quan là do thiếu đường lối chính trị đúng đắn, thiếu phương pháp cách mạng phù hợp. Nguyên nhân khách quan là do các tầng lớp sĩ phu yêu nước tiếp nhận tư tưởng dân chủ tư sản không đầy đủ, thiếu hệ thống. Câu 2 *Sự hình thành tư duy của Đảng về kinh tế thị trường thời kì đổi mới được thể hiện như sau: Một là, Trước đổi mới Kinh tế thị trường tương đồng với chủ nghĩa tư bản; Phủ nhận , xem nhẹ quan hệ hàng hóa, tiền tệ từ đó dẫn đến hậu quả kìm hạm sự phát triển sản xuất dẫn đến kinh tế không phát triển được, gây ra hậu quả khủng hoảng kinh tế- xã hội trầm trọng Hai là, Từ đại hội VI đến đại hội VIII, Đảng ta có đổi mới nhận thức kinh tế thị trường Thứ nhất, Kinh tế thị trường không phải là cái riêng của nó của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại
  • Kinh tế thị trường đã có mầm mống từ trong xã hội nô lệ, hình thành trong xã hội phong kiến và phát triển cao trong xã hội tư bản chủ nghĩa
  • Kinh tế hàng hóa ra đời kinh tế tự nhiên, nhưng ở trình độ thấp, còn kinh tế thị trường là kinh tế hàng hóa phát triển cao. Kinh tế thị trường lấy khoa học công nghiệp hiện đại làm cơ sở và nên sản xuất xã hội hóa cao

-Nhà nước quản lí nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính. Kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể giữ vai trò chủ đạo, các thành phần kinh tế khác hầu như không được chú trọng. -Cơ quan hành chính can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng lại không chịu trách nhiệm với quyết định của mình. -Không thừa nhận quan hệ thị trường, quan hệ hàng hóa tiền tệ bị coi nhẹ, quan hệ hiện vật là chủ yếu. Nhà nước quản lý bằng hình thức cấp phát – giao nộp. -Bộ máy quản lí cồng kềnh nhiều cấp trung gian, đội ngũ quản lý kém, quan liêu, cửa quyền. Thứ hai, về kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa -Chủ thể kinh tế có tính độc lập, có quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, lỗ, lãi tự chịu. -Giá cả cơ bản do cung cầu điều tiết, hệ thống thị trường phát triển đồng bộ và hoàn hảo. -Nền kinh tế có tính mở cao và vận hành theo quy luật vốn có của kinh tế thị trường như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh -Có hệ thống pháp quy kiện toàn và sự quản lý vĩ mô của Nhà nước