

















































































Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
Căn cứ Nghị quyết số 60-NQ/TW, ngày 12/4/2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và Kết luận số 137-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đề nghị Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy (nơi được lựa chọn đặt trung tâm chính trị - hành chính) chủ trì, phối hợp với Ban Thường vụ tỉnh ủy cùng cấp sáp nhập xây dựng Đề án sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh. Đối với việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân trên địa bàn của địa phương nào thì Ban Thường vụ tỉnh, thành ủy nơi đó chỉ đạo tổ chức lấy kiến.
Typology: Lecture notes
1 / 89
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
------oOo------
Họ tên tác giả, nhóm tác giả Mã số SV Năm thứ:
------oOo------ CÔNG TRÌNH DỰ THI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG
Họ tên tác giả, nhóm tác giả Nam/Nữ Mã số SV Năm thứ
11 Hiến Pháp năm 1980 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 12 Hiến pháp năm 1992 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 13 Pháp lệnh ngày 14 tháng năm 1993 Pháp lệnh số 16-L/CTN ngày 14/5/1993 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân 14 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 15 Nghị quyết số 49-NQ/TW Nghị quyết của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 202 0 16 Nghị quyết số 08/NQ-TW Nghị quyết về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” 17 Nghị quyết số 27-NQ/TW Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng “Về tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới”
1. Tính cấp thiết của đề tài Theo khoản 3 Điều 2 Hiến pháp Việt Nam 2013 quy định “ Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp ”.^1 Từ đây, ta có thể thấy quyền tư pháp là một bộ phận của quyền lực Nhà nước. Là một trong ba nhánh quyền lực của Nhà nước, quyền tư pháp có mối quan hệ chặt chẽ với quyền lập pháp và quyền hành pháp. Ở Việt Nam, xét xử là trung tâm của quyền tư pháp và quyền xét xử do Tòa án nhân dân thực hiện. Thông qua chức năng xét xử, Tòa án nhân dân góp phần xây dựng nên một xã hội trật tự, an toàn, công bằng và văn minh. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân. Với ý nghĩa này, hệ thống Tòa án nước ta phải luôn không ngừng củng cố và phát triển để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Kể từ khi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thành lập đến nay, hệ thống Tòa án được xây dựng, phát triển và đề xuất đổi mới từng ngày. Đặc biệt, trong tình hình phát triển của xã hội hiện nay, nhu cầu về giải quyết các vấn đề về pháp lý ngày càng cao. Số lượng vụ án ngày càng nhiều, tính chất vụ việc ngày càng phức tạp và đa dạng dẫn đến yêu cầu về nhiệm vụ và trách nhiệm của Tòa án ngày càng lớn. Với cách thức tổ chức Tòa án hiện nay của Việt Nam, xuất hiện quá nhiều bất cập để có thể đáp ứng được các nhu cầu của xã hội. Tổ chức Tòa án theo đơn vị hành chính khiến cho số lượng Tòa án quá nhiều. Cách phân bổ Tòa án không hợp lý, khiến cho nơi thì tồn đọng quá nhiều vụ án, nơi thì không có án để giải quyết dẫn đến sự lãng phí về tiền bạc, nguồn nhân lực. Thẩm quyền xét xử của các Tòa còn nhiều hạn chế, không được quy định rõ ràng, tách bạch, cụ thể dẫn đến tình trạng trùng lắp, chồng chéo. Ngoài ra, việc Tòa án nhân dân cấp cao đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ cùng lúc, tạo gánh nặng xét xử và chất lượng xét xử có thể không được đảm bảo. Trong nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09 tháng 11 năm 2022 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn đổi mới cũng xác định mục tiêu cụ thể, mục tiêu trọng tâm về tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp như sau: 1 Khoản 3 Điều 2 Hiến pháp Việt Nam năm 2013
“ Hoàn thành cơ bản việc xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân. Đẩy mạnh cải cách tư pháp, bảo đảm tính độc lập của Tòa án theo thẩm quyền xét xử, Thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. ”^2. Mặc dù nghị quyết này không đề cập đến vấn đề “ Tổ chức hệ thống Tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính ” như những nghị quyết đã được ban hành trước đây, nhưng nó đã đề ra nhiệm vụ: “ Hoàn thiện cơ chế để khắc phục tình trạng quan hệ giữa các cấp Tòa án là quan hệ hành chính, bảo đảm độc lập giữa các cấp xét xử và độc lập của Thẩm phán, hội thẩm khi xét xử. Phân định rõ nhiệm vụ xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; xây dựng Tòa án điện tử ”^3. Xuất phát từ những đòi hỏi trong quá trình đổi mới và phát triển của đất nước cùng với đó là thực trạng tổ chức, hoạt động của hệ thống Tòa án nước ta nên việc nghiên cứu các vấn đề về đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án là yêu cầu khách quan, cấp thiết. Đặc biệt là vấn đề về tổ chức Tòa án theo cấp xét xử. Vì vậy, để có thể góp phần vào công cuộc cải cách tư pháp của nước nhà, nhóm tác giả đã chọn đề tài “ Mô hình tổ chức Tòa án ở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và kiến nghị ” để thực hiện nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu Về trong trường: “ Mô hình tổ chức Tòa án hiện nay - thực trạng và phương pháp đổi mới ", luận văn tốt nghiệp, Lương Thuý Hảo, 2014, giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Thu Hà. Tóm tắt: Luận văn đã nghiên cứu phân tích, đánh giá những vấn đề về mô hình tổ chức Tòa án ở nước ta để chỉ ra ưu và nhược điểm đang còn tồn tại từ đó đưa ra kiến nghị, góp ý về phương hướng đổi mới về mô hình tổ chức Tòa án nhằm hoàn thiện dự thảo Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002 (sửa đổi). 2 Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09 tháng 11 năm 2022 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn đổi mới. 3 Nghị quyết số 27-NQ/TW, tlđd (2), tr.
chung nhất của tổ chức Tòa án, chưa đào sâu vào vấn đề tổ chức Tòa án theo thẩm quyền xét xử. “Tòa án trong Nhà nước pháp quyền” , Chu Thị Ngọc, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008. Tóm tắt: Luận văn đã làm rõ các khái niệm về Nhà nước pháp quyền, tư pháp, Tòa án từ đó phân tích những yêu cầu về tổ chức Tòa án trong Nhà nước pháp quyền. Tìm hiểu về lịch sử hình thành, phát triển và thực trạng tổ chức Tòa án ở Việt Nam. Thông qua đó, luận văn đưa ra một số kiến nghị về việc cải cách tư pháp. Ngoài ra, luận văn còn chỉ ra sự cần thiết của việc nên thay đổi theo mô hình thẩm quyền xét xử thay cho mô hình hành chính lãnh thổ. Tuy nhiên, luận văn chỉ mới dừng lại ở việc đề cập đến sự cần thiết của việc thay đổi Tòa án theo thẩm quyền xét xử, chưa đào sâu và đưa ra được những giải pháp cụ thể để thay đổi. “Tổ chức Tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính
- Vấn đề đổi mới căn bản” , Ths. Phan Thành Nhân, Tạp chí Tòa án nhân dân, 2021. Tóm tắt: Bài viết nêu ra sự bất cập của việc tổ chức Tòa án theo đơn vị hành chính và cơ sở pháp lý, sự cần thiết phải tổ chức hệ thống Tòa án theo cấp xét xử, đồng thời đưa ra một số đề xuất, kiến nghị góp phần vào việc xây dựng Tòa án xứng đáng là biểu tượng của công lý, niềm tin và lẽ phải. Các công trình nêu trên đã góp phần làm rõ nét hơn, tô vẽ thêm màu sắc cho bức tranh lý luận và thực tiễn về tổ chức và hoạt động của Tòa án. Tuy nhiên các công trình chỉ dừng lại ở mức khái quát, nghiên cứu những vấn đề chung nhất về tổ chức và hoạt động của Tòa án. Có công trình nghiên cứu về vấn đề tổ chức Tòa án theo thẩm quyền xét xử nhưng do sự phát triển của đất nước nên hiện tại nó không còn mang tính thực tiễn. Có thể thấy, đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ, có hệ thống và đề xuất giải pháp một cách toàn diện về vấn đề này. Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã quyết định chọn nghiên cứu về thực trạng tổ chức Tòa án ở Việt Nam hiện nay để có thể hiểu rõ hơn về các bất cập mà Việt Nam đang gặp phải từ đó góp phần vào hoàn thiện tiến trình cải cách tư pháp nói chung và đổi mới mô hình tổ chức Tòa án theo thẩm quyền xét xử nói riêng. 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục tiêu tổng quát:
Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu về thực trạng cách thức tổ chức Tòa án ở Pháp, Hàn Quốc, Mỹ và Trung Quốc; hiểu được những ưu, nhược điểm; từ đó đưa ra kiến nghị cho Việt Nam trong việc đổi mới cách thức tổ chức Tòa án. 3.2. Mục tiêu cụ thể: Hiểu được lịch sử hình thành, khái niệm, vị trí, chức năng và các mô hình Tòa án. Phân tích chi tiết mô hình Tòa án của các nước Pháp, Hàn Quốc, Mỹ và Trung Quốc và rút ra được những ưu điểm, nhược điểm của các mô hình này. Hiểu rõ quá trình hình thành Tòa án của Việt Nam theo lịch sử lập hiến. Phân tích mô hình tổ chức Tòa án ở Việt Nam hiện nay, nhận thấy được những hạn chế, bất cập của mô hình tổ chức này. Từ những điều học hỏi được khi phân tích mô hình Tòa án của các nước trên đưa kiến nghị cho Việt Nam.
4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận: Việc nghiên cứu đề tài “ Mô hình tổ chức Tòa án ở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và kiến nghị ” chủ yếu dựa vào các công trình nghiên cứu khoa học, các luận văn thạc sĩ, luận văn tốt nghiệp cũng như các bài báo liên quan đến tổ chức Tòa án của Việt Nam cũng như nghiên cứu pháp luật Việt Nam, trên cơ sở đó nêu lên thực trạng và kiến nghị. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận: Trên cơ sở phương pháp luận là các lý luận Triết học Mác- Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới tổ chức và hoạt động Tòa của Việt Nam trong quá trình cải cách tư pháp. Phương pháp lịch sử: Nghiên cứu quá trình hình thành và biến đổi của cách tổ chức hoạt động Tòa án của Việt Nam. Phương pháp so sánh: So sánh hình thức tổ chức Tòa án của Việt Nam hiện nay, và Pháp; để nhận thấy được những điểm phù hợp hay không phù hợp, từ đó có cơ sở để đề xuất ra những giải pháp cho hình thức tổ chức Tòa án của Việt Nam hiện nay. 4.3. Phạm vi nghiên cứu
1.1. Sự hình thành của Tòa án 1.1.1. Lịch sử hình thành của Tòa án Trong một xã hội, hệ thống pháp luật không chỉ đơn thuần là bộ khung quy định các quy tắc và nguyên tắc mà còn là nền tảng của sự công bằng và ổn định xã hội. Tuy nhiên, việc ban hành pháp luật chỉ là bước đầu tiên trong quá trình đảm bảo tính hiệu quả của nó. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để pháp luật có thể thực thi là sự tuân thủ của cộng đồng, bởi lẽ nếu không có sự tuân thủ, các quy định và nguyên tắc đó đều sẽ trở nên vô nghĩa. Và trong xã hội ấy, luôn tồn tại các cá nhân, tổ chức hoặc giai cấp đối lập với lợi ích của giai cấp thống trị và tìm mọi cách để phá vỡ, làm trái các điều luật của Nhà nước. Do đó, để đảm bảo tính hiệu quả của pháp luật, cần phải có một hệ thống cơ quan thực thi pháp luật mạnh mẽ và đáng tin cậy. Và các cơ quan như quân đội, cảnh sát đã được tổ chức, trang bị để bảo vệ và bảo đảm cho việc thực thi pháp luật nêu trên. Tuy nhiên, không thể sử dụng quyền lực của các cơ quan này một cách tùy tiện hoặc độc đoán. Việc này có thể gây ra sự hỗn loạn và thiệt hại cho sự ổn định xã hội. Bởi vậy, cần có một cơ quan độc lập và công bằng, có trách nhiệm xem xét hành vi của các cá nhân và tổ chức, quyết định xem hành vi đó có vi phạm pháp luật hay không. Cơ quan đó chính là Tòa án, là nơi trung lập, không phân biệt giai cấp hay tầng lớp, và luôn tồn tại trong bất kỳ chế độ nhà nước nào. Tòa án không chỉ là nơi giải quyết tranh chấp một cách công bằng mà còn là biểu tượng của công lý và quyền lực pháp luật. Quá trình hình thành và phát triển của Tòa án là một tiến trình lịch sử lâu dài và phức tạp gắn liền với sự phát triển của các nền văn minh hay rộng hơn là lịch sử xã hội loài người. Có nhiều quan điểm cho rằng Tòa án đã xuất hiện từ thời kỳ cộng sản nguyên thủy và tồn tại dưới dạng là một “ hội đồng ” được tổ chức để giải quyết các tranh chấp, xung đột trong bộ lạc. Cho đến thời phong kiến, việc xét xử gần như thuộc về tay của nhà vua, lãnh chúa. Nền tảng của các Tòa án hiện đại được cho là xuất phát từ Đế chế La Mã cổ đại. Montesquieu từng đề cập trong cuốn “ Tinh thần pháp luật ” rằng: Nghệ thuật tố tụng và xét xử hình thành khi các công trình pháp luật, luật Rome được dịch ra; các nguyên lão nghị viện và bô lão địa phương không còn tham dự vào việc xét xử. Tục lệ xét xử của thể chế Quân chủ vốn được xem là sẽ tồn tại vĩnh cửu, bất biến bị thủ tiêu.
1.1.2. Khái niệm về Tòa án “Tòa án” là một từ không lạ, nhưng để có thể hiểu sâu và hiểu rõ về nó thì ta sẽ đi phân tích nó dưới những góc độ khác nhau. Một số từ điển Tiếng Việt ghi nhận định nghĩa “Tòa án” như sau: “ Tòa án d. Cơ quan nhà nước có nhiệm vụ xét xử các vụ phạm pháp, kiện tụng. Tòa án dân sự. Tòa án hình sự. Trước Tòa án án dư luận ”^4. “ Tòa 2 d. 1 Tòa án (nói tắt). Ra Tòa. Tòa mở phiên xử công khai. 2 Toàn thể nói chung những người ngồi xét xử trong phiên Tòa. Tòa tuyên án ”^5. “ Tòa án cơ quan thực hiện quyền tư pháp của một nhà nước, thực hiện chức năng xét xử. Ở các nước theo chế độ “tam quyền phân lập”, quyền lập pháp thuộc về nghị viện, quyền hành pháp thuộc về chính phủ (nội các), quyền tư pháp thuộc về Tòa án”^6. “ Tòa án cơ quan trung tâm của quyền tư pháp có chức năng giải quyết các vi phạm pháp luật”^7. Trong Tiếng Anh người ta thường dùng các từ như “court”, “tribunal” và “law court” để chỉ Tòa án. Tuy nhiên, tùy thuộc vào ngữ cảnh thì sẽ dùng các từ khác nhau phù hợp với từng trường hợp. Các từ này theo Cambridge Dictionary được định nghĩa như sau: “ court danh từ (trong luật) là nơi diễn ra các phiên Tòa và các vụ án pháp lý khác, hoặc những người có mặt ở nơi đó, đặc biệt là các quan chức và những người quyết định xem ai đó có tội hay không”^8. 4 Hoàng Phê và các tác giả khác (2003), Từ điển Tiếng Việt , NXB Đà Nẵng và Trung tâm Từ Điển Học, tr.1002. 5 Hoàng Phê, tlđd (4), tr.8. 6 Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam (2005), Từ điển bách khoa Việt Nam 4 , NXB Từ điển Bách khoa, tr.440. 7 Bộ tư pháp Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học , NXB Từ điển bách khoa và NXB Tư pháp, tr.772. 8 Cambridge Dictionary, https://dictionary.cambridge.org/vi/dictionary/english/court, accessed in 31/03/2024. “ court noun (LAW) a place where trials and other legal cases happen, or the people present in such a place, especially the officials and those deciding if someone is guilty”
Theo Hiến pháp Trung Quốc : “Tòa án nhân dân nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là cơ quan xét xử của nhà nước.”^15 Theo Hiến pháp Việt Nam năm 2013 : “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.”^16 Như vậy, “Tòa án” được định nghĩa ở rất nhiều góc độ khác nhau, mỗi quốc gia lại có một cách định nghĩa khác nhau về “Tòa án”. Nhưng chung quy lại, “Tòa án” được hiểu là một cơ quan mang quyền lực Nhà nước, thực hiện chức năng xét xử, với nhiệm vụ quan trọng là bảo vệ công lý, bảo vệ pháp luật, thông qua việc áp dụng pháp luật để ban hành những phán quyết công bằng, mang tính bắt buộc. 1.2. Vị trí, chức năng của Tòa án 1.2.1. Vị trí Tòa án là cơ quan mang quyền lực Nhà nước, thực hiện quyền tư pháp, góp phần ổn định trật tự xã hội. Vị trí của Tòa án có thể được xác định thông qua quyền lực mà nó có được, thông qua sự tương quan trong mối quan hệ giữa Tòa án với các cơ quan quyền lực khác, cũng như chức năng, nhiệm vụ, vai trò mà nó thực hiện. Ở Việt Nam, Tòa án giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong bộ máy nhà nước. Theo khoản 1 Điều 102 Hiến pháp Việt Nam 2013: “ Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp ”. Với quy định này, Tòa án được xác định là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp duy nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tòa án là trung tâm của các cơ quan tư pháp, là một trong ba nhánh quyền lực của nhà nước. Trên thế giới, do sự khác biệt về văn hóa, về hệ thống chính trị cũng như hệ thống pháp luật mà vị thế của Tòa án sẽ có sự khác biệt nhất định. Tuy nhiên, nhìn chung, Tòa án vẫn là cơ quan đảm nhận một vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật của hầu hết các quốc gia. Là cơ quan quyền lực nhà nước, Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, giải quyết các tranh chấp và thực thi pháp luật. Tòa án có vị trí độc lập so với hai nhánh lập pháp và hành pháp. Sự độc lập này của Tòa án đều được ghi nhận ở Hiến pháp và các đạo 15 Điều 123 Hiến pháp Trung Quốc năm 1982 (sửa đổi, bổ sung 2018) 16 Khoản 1 Điều 102 Hiến pháp Việt Nam năm 2013
luật của các quốc gia. Tuy nhiên, sự độc lập này cũng chỉ mang tính tương đối, bởi tư tưởng chỉ đạo của giai cấp cầm quyền của mỗi quốc gia là không giống nhau^17. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, quyền lực của Tòa án yếu thế hơn so với hành pháp và lập pháp. Nhưng kể từ cuối thế kỷ XX, vị thế của nhiều Tòa án trên thế giới đã tăng lên nhiều hơn so với trước đây. Bởi, người dân đã không còn sẵn sàng để cho quyền lợi của mình bị lạm dụng nên họ thường tìm đến Tòa án để tìm kiếm giải pháp, dẫn đến quyền lực của Tòa án được nâng cao hơn và vị thế của Tòa án được củng cố. Tuy nhiên, xét đến cùng, Tòa án vẫn yếu thế hơn so với hai nhánh quyền lực còn lại, bởi nó còn phụ thuộc rất nhiều vào hai nhánh quyền lực ấy. Muốn vị thế của Tòa án được nâng cao hơn, Tòa án phải trở nên độc lập. “ Thể chế tòa án là một thể chế rất đặc biệt trong hệ thống các cơ quan nhà nước. Không những nó được hưởng quy chế phân quyền như các cơ quan lập pháp và hành pháp, mà còn phải độc lập hoàn toàn trước hai cơ quan này. ”^18. 1.2.2. Chức năng Dân luật và thông luật là hai hệ thống pháp luật phổ biến nhất trên thế giới. Hai hệ thống pháp luật có những đặc điểm, đặc trưng riêng biệt. Do đó, khi nói về chức năng của Tòa án, ta sẽ xét dựa trên hai hệ thống này. 1.2.2.1. Hoạt động xét xử Dù là hệ thống pháp luật nào thì hoạt động xét xử của Tòa án là hoạt động cơ bản, chính yếu của Tòa án. Hoạt động xét xử là hoạt động mà Tòa án nhân danh Nhà nước để xem xét, đánh giá và đưa ra phán xét tính hợp pháp hay không của các hành vi của các cá nhân, tổ chức; giải quyết các xung đột, tranh chấp, mâu thuẫn; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội. Hoạt động xét xử là hoạt động giải quyết các tranh chấp trong nhiều lĩnh vực như hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, thương mại, kinh doanh,... Trong đó, để giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực thương mại thì ngoài hoạt động xét xử của Tòa án, còn có trọng tài thương mại. Tuy đều là phương thức giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực thương mại, nhưng giữa hoạt động xét xử với trọng tài thương mại có sự khác biệt nhất 17 Đỗ Thị Ngọc Tuyết (2005), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về cách hệ thống Tòa án Việt Nam theo định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền , Luận văn thạc sĩ Luật học, khoa Luật Đại học Quốc Gia Hà Nội. 18 Nguyễn Đăng Dung, Tòa án thực hiện quyền tư pháp, bảo vệ công lý, Tạp chí Tổ chức Nhà nước , https://tcnn.vn/news/detail/18696/Toa_an_thuc_hien_quyen_tu_phap_bao_ve_cong_lyall.html (truy cập ngày 3/8/2024)
nhiều quy tắc tố tụng nghiêm ngặt. Thêm vào đó, phán quyết của trọng tài là quyết định chung thẩm, có hiệu lực thi hành ngay, không bị kháng cáo, kháng nghị. Còn phán quyết của Tòa án cấp sơ thẩm có thể bị kháng cáo, kháng nghị để phúc thẩm, đôi khi còn được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Thủ tục phức tạp, thời gian xét xử có thể bị kéo đây là điều các doanh nghiệp không muốn xảy ra; do vậy đây có lẽ là lý do khiến họ chọn trọng tài thương mại thay vì Tòa án. Dựa vào thủ tục tố tụng hay nguyên tắc không công khai của trọng tài thương mại thì ta thấy rằng hoạt động xét xử có vẻ phức tạp và gây khó khăn hơn trong một vài trường hợp. Tuy nhiên, không vì thế mà trọng tài thương mại có thể thay thế chức năng xét xử của Tòa án trong các vụ án thương mại. Đầu tiên , phán quyết của trọng tài thương mại vừa có ưu điểm vừa có nhược điểm. Bởi đó là quyết định chung thẩm, có hiệu lực thi hành ngay điều này giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí lẫn thời gian. Nhưng do trọng tài tuyên án chỉ qua một cấp xét xử nên đôi khi quyết định của trọng tài là không chính xác, gây thiệt hại đối với doanh nghiệp. Còn đối với hoạt động xét xử của Tòa án, nếu thấy phán quyết của Tòa ở xét xử cấp sơ thẩm chưa thỏa đáng ta có thể yêu cầu Tòa phúc thẩm, hoặc phát hiện có sự sai sót trong quy trình xét xử thì có thể bị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Thứ hai , trong các trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì do trọng tài thương mại không phải cơ quan mang tính quyền lực nhà nước nên trọng tài không thể ra quyết định mang tính chất bắt buộc trong các trường hợp đó mà cần có sự hỗ trợ của Tòa án. Và sự hỗ trợ của Tòa án là điều cần thiết, Tòa án giúp đảm bảo tính hiệu quả của trọng tài thương mại. Chức năng xét xử của Tòa án không thể bị thay thế trong lĩnh vực thương mại hay bất kỳ lĩnh vực nào khác. Hoạt động xét xử của Tòa án là chức năng quan trọng, cần thiết đối với không chỉ các cá nhân, tổ chức, các bên có liên quan mà còn đối với cả Nhà nước. Không chỉ dừng lại ở việc giải quyết mâu thuẫn, các tranh chấp trên các lĩnh vực, hoạt động xét xử của Tòa án còn phán quyết tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản quy phạm pháp luật.^21 Đây cũng chính là thẩm quyền của Tòa án trong mối tương quan với 21 Đỗ Minh Khôi, Huỳnh Thị Sinh Hiền, Phạm Thị Phương Thảo (2021), Một số nghiên cứu hiện đại về Tòa án, NXB Chính trị Quốc gia sự thật, tr.45.
lập pháp và hành pháp, nó cũng góp phần làm rõ vị trí và vai trò của Tòa án trong hệ thống pháp luật. Tòa án là một phần thiết yếu của hệ thống tư pháp và hoạt động xét xử của Tòa án chính là cách để các tranh chấp được giải quyết và công lý được thực thi trong xã hội. Thông qua xét xử, Tòa án góp phần xây dựng nên một xã hội trật tự, an toàn, công bằng và văn minh. Theo GS.TS Nguyễn Đăng Dung: “ Tư pháp - Tòa án là thành trì bảo vệ của công lý ”.^22 Trong trường hợp luật bất công, vô lý, vi phạm các quyền của cá nhân thì Tòa án phải bảo vệ công lý, bảo vệ các quyền con người, quyền cơ bản của công dân. Hay nói cách khác, Tòa án phải là “thánh điện” của công lý chứ không phải là công cụ thực thi và bảo vệ pháp luật.^23 Như vậy, nếu Tòa án lạm dụng chức năng xét xử ấy để chuộc lợi bất chính, đi ngược lại với nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ con người của mình, khi ấy Tòa án sẽ không còn là “thành trì" bảo vệ “công lý” mà là “rào cản” ngăn chặn “công lý”, là “công cụ” cho sự tùy tiện. 1.2.2.2. Giải thích pháp luật Có nhiều quan điểm xoay quanh khái niệm “giải thích pháp luật" với nhiều cấp độ rộng, hẹp khác nhau. Nhưng chung quy lại, giải thích pháp luật được hiểu là hoạt động làm sáng tỏ những ngữ nghĩa, nội dung và phạm vi áp dụng của các quy phạm pháp luật. Đây là một hoạt động quan trọng trong việc ban hành, áp dụng và nghiên cứu các quy định của pháp luật, nhằm đảm bảo tính thống nhất, chính xác về mặt nhận thức cũng như thực thi pháp luật trên thực tế. Hiện nay, chức năng này được trao cho nhiều chủ thể khác nhau như cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp hoặc là cả ba, tùy thuộc vào hệ thống pháp luật mà quốc gia đó theo đuổi. Chức năng giải thích pháp luật được trao cho cơ quan tư pháp là điển hình của các nước theo hệ thống pháp luật Common Law (hệ thống pháp luật thông luật).^24 Hiện nay, chức năng này còn có ở cả các nước theo thống pháp luật Civil Law (hệ thống pháp luật dân luật). Chức năng giải thích pháp luật của Tòa án thường được thực hiện khi xuất hiện cách hiểu khác nhau giữa mọi người về các quy định của pháp luật trong vấn đề mà Tòa án đang giải quyết. Chức năng này có thể được quy định cụ thể trong các văn bản quy 22 Nguyễn Đăng Dung, tlđd (18), tr.11. 23 Nguyễn Mạnh Hùng & Vũ Lê Hải Giang (2022), “Hiến pháp Việt Nam và vấn đề kiểm soát quyền lực giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp”, Tạp chí khoa học pháp lý , 11(159), tr.1 - 17. 24 Phạm Thị Phương Thảo (2018), Giải thích pháp luật của Tòa án , Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.