




























































































Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
CẢM THỨC TÔN GIÁO TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN VIỆT HÀ
Typology: Thesis
1 / 103
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
i
iii
Trong quá trình học tập và làm luận văn, tôi đã nhận được sự sự hỗ trợ của nhiều thầy cô, bạn bè và người thân. Tôi thành thật cảm kích. Trước hết, xin chân thành cảm ơn những người thân yêu trong gia đình đã tạo mọi điều kiện để tôi tập trung hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tôi xin gửi lời tri ân đến nhà giáo, PGS.TS Trần Thái Học, người đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn, đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi sớm hoàn thành luận văn trong điều kiện tốt nhất có thể. Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư phạm Huế. Cuối cùng và rất quan trọng, luận văn này dành tặng cho Ba Mẹ và hai anh của tôi, những người đã luôn yêu thương và khai sáng trong tôi lời dạy “Hãy luôn vươn tới bầu trời vì nếu không chạm tới các ngôi sao thì con cũng ở giữa các vì tinh tú'”.
Trang phụ bìa .............................................................................................................. i Lời cam đoan .............................................................................................................. II Lời cảm ơn ................................................................................................................III Mục lục ........................................................................................................................ MỞ ĐẦU ....................................................................................................................
1. Lí do chọn đề tài Tôn giáo là một hiện tượng xã hội phong phú, đa dạng và cũng hết sức phức tạp. Ở mỗi thời kỳ, nó có sự biến đổi và mang những màu sắc khác nhau. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin đặc thù của tôn giáo với tính cách là một hình thái ý thức xã hội, một thành phần của kiến trúc thượng tầng, là sự phản ánh hư ảo về những điều kiện sinh hoạt xã hội của con người. Thế giới khách quan trong sự phản ánh của tôn giáo được khoác lên vẻ hoang đường, thần bí, song nó lại có sự tác động rất lớn đối với đời sống tinh thần con người. Họ tìm đến với tôn giáo như là nơi trú ngụ, cứu rỗi cho linh hồn mình, giải toả những bế tắc trong cuộc sống khi không tìm thấy hướng giải thoát nào đó ở hiện thực khách quan, họ hướng tới đức tin, cầu mong một điều gì đó an lành và tốt đẹp hơn. Xét đến cùng thì tôn giáo cũng chính là một trong những nguồn gốc của văn hoá-tín ngưỡng. Do đó, nó đi vào đời sống và văn chương như một lẽ tự nhiên, trở thành mạch nguồn cảm hứng sáng tạo cho các nghệ sĩ, giúp họ tạo nên những tác phẩm có giá trị lớn, gây ấn tượng mạnh trong lòng độc giả. Việc nghiên cứu tôn giáo đã có từ lâu và đã được nhiều nhà khoa học đề cập đến. Tuy nhiên, dưới một kiểu cảm quan đời sống đặc thù, tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà đã thể hiện khá sinh động những trạng thái tinh thần tiêu biểu và câu chuyện tâm thức đặc thù của con người thời đại...đặc biệt là niềm tin tôn giáo vào cuộc sống của mỗi con người. Bên cạnh đó còn phải kể đến các nhà văn tên tuổi lớn như: Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương… Họ là những cây bút sáng tạo đã tạo nên một diện mạo mới cho văn xuôi Việt Nam. Tiểu thuyết bởi lẻ là một thể loại giữ vai trò trung tâm của đời sống văn học hiện đại, so với các thể loại khác tiểu thuyết có nhiều ưu thế trong việc phản ánh sự phong phú sinh động của đời sống khách quan. Khai thác từ yếu tố tôn giáo trong sáng tác của Nguyễn Việt Hà, luận văn làm nổi bật mối quan hệ tôn giáo và văn học mà lâu nay giới lý thuyết phê bình nghiên cứu hay nói đến. Nguyễn Việt Hà là một gương mặt tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam đương đại, là cây bút đặc sắc thuộc thế hệ những người không trải qua chiến tranh và cũng
được xem như nổi bật trong hàng ngũ nhà văn. Trong văn của ông, chất phố phường trào lộng cay đắng vẫn không giấu những trang trữ tình rất Hà Nội, bên cạnh đó niềm tin về tôn giáo được bàn đến như một lối sống thường nhật của người dân nơi này. Có thể nói những sáng tác của ông mang dấu ấn văn hóa của người Hà Nội, bằng sự trải nghiệm và vốn hiểu biết thực tế, Nguyễn Việt Hà đã dựng lại chân dung Hà Nội đậm nét, đó là một đô thị phức tạp. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông viết về Hà Nội như tiểu thuyết Cơ hội của Chúa (1999) và Khải huyền muộn (2003) , Ba ngôi của người (2014), tập truyện ngắn Của rơi (2004). Ngoài một số truyện ngắn và tiểu thuyết được in thì Nguyễn Việt Hà còn được biết đến là một nhà văn có những cuốn tạp văn đặc biệt như : Nhà văn thì chơi với ai (2005), Mặt của đàn ông (2008), Đàn bà uống rượu (2010), Con giai phố cổ ( 2013) đã gây được sự chú ý của độc giả. Cảm thức tôn giáo trong sáng tác của Nguyễn Việt Hà, đã tạo nên những nét đặc sắc riêng biệt thể hiện cách nhìn về một thế giới thực tại, đó không chỉ là cơ sở cho những thể nghiệm táo bạo từ nội dung đến nghệ thuật tiểu thuyết mà còn là sự hiểu biết sâu rộng của nhà văn về tôn giáo. Qua đó, thấy được sự sáng tạo của nhà văn trong việc xây dựng tác phẩm. Việc chọn đề tài Cảm thức tôn giáo trong sáng tác của Nguyễn Việt Hà, người viết hi vọng sẽ khám phá thêm về những yếu tố cấu thành nhân sinh quan, thế giới quan của nhà văn, đồng thời, giúp người đọc hiểu thêm một khía cạnh mới trong nhận thức khám phá về niềm tin tôn giáo.
2. Lịch sử vấn đề Với số lượng tác phẩm không nhiều nhưng Nguyễn Việt Hà vẫn khẳng định được vị trí của mình trong nền Văn học Việt Nam đương đại. Chính vì lẽ đó, tác phẩm của ông sớm được giới lí luận phê bình nghiên cứu quan tâm. Có thể kể đến những công trình liên quan trực tiếp và gián tiếp sau đây: 2.1. Những công trình liên quan gián tiếp đến đề tài Chúng tôi tập trung vào các công trình sau: Hà Minh Đức (chủ biên) (1995), Lý luận văn học , NXB Giáo Dục; Đặng Nghiêm Vạn, Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, 2005; Nguyễn Văn Hạnh, Tôn giáo và thơ ca nhìn từ Phương Đông , Tạp
nhưng vấn đề Cảm thức tôn giáo trong sáng tác của Nguyễn Việt Hà cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu, khảo sát một cách kỹ lưỡng và cụ thể. Trong những công trình trên đây là những tư liệu có nhiều gợi ý cho chúng tôi khi thực hiện đề tài này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề cảm thức tôn giáo trong sáng tác của Nguyễn Việt Hà được triển khai trên các bình diện cảm thức tôn giáo. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Để nghiên cứu đối tượng nêu trên người viết tập trung khảo sát những tác phẩm sau đây :Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn. - Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo toàn bộ sáng tác của Nguyễn Việt Hà để thấy được sự sáng tạo văn học của ông thông qua vấn đề tôn giáo. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để triển khai nghiên cứu đề tài người viết vận dụng những phương pháp và thao tác chủ yếu sau đây: 4.1. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp Tôn giáo là một trong những vấn đề rất quen thuộc và gần gũi với đời sống con người. Với đề tài này người viết vận dụng phương pháp phân tích tác phẩm, phân tích các yếu tố nội dung để làm rõ những nét độc đáo về cảm thức tôn giáo trong sáng tác của Nguyễn Việt Hà. Từ đó tổng hợp lại, khái quát lại một cách rõ nét để có cái nhìn khái quát hơn về tác phẩm của ông. Sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp là phương pháp nghiên cứu cần thiết để có được cách nhìn toàn diện và cụ thể hơn. 4.2. Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu Chúng tôi tiến hành phương pháp so sánh, đối chiếu trên hai bình diện: đồng đại và lịch đại - Về đồng đại: so sánh đối chiếu sáng tác tác phẩm của nhà văn với những nhà văn sáng tác cùng thời để tìm nét tương đồng và dị biệt vốn tạo nên nét đặc sắc nghệ thuật của nhà văn
Chƣơng 1 GIỚI THUYẾT VỀ TÔN GIÁO VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA NÓ VỚI VĂN HỌC
1.1. Giới thuyết về tôn giáo 1.1.1. Những quan niệm về tôn giáo Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội. Đặc điểm quan trọng trong ý thức tôn giáo là một mặt nó phản ánh tồn tại xã hội. Mặt khác, nó lại có xu hướng phản kháng lại xã hội đã sản sinh ra và nuôi dưỡng nó. Vì vậy, từ khi ra đời đến nay, cùng với sự biến đổi của lịch sử, tôn giáo cũng biến đổi theo. Trên thế giới có tới hàng ngàn các loại hình tôn giáo khác nhau. Do cách tiếp cận, mục đích nghiên cứu khác nhau, vì vậy các quan niệm về tôn giáo cũng rất khác nhau. Trước hết là những khái niệm mang khía cạnh bản chất xã hội của tôn giáo của C.Mác: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, nó là tinh thần của trật tự không có tinh thần” [32, tr.599]. Từ những phân tích về bản chất và yếu tố cấu thành tôn giáo, GS. Đặng Nghiêm Vạn cho rằng: Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách siêu thực (hay hư ảo) với con người, nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia. Niềm tin đó đươc biểu hiện rất đa dạng, tùy thuộc vào những thời kỳ lich sử, hoàn cảnh địa lý - văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng tôn giáo/xã hội khác nhau [52, tr.167]. Với các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác, tôn giáo là sự phản ánh một cách biến dạng, sai lệch, hư ảo về giới tự nhiên và con người, về các quan hệ xã hội. Hay nói cách khác, tôn giáo là sự nhân cách hoá giới tự nhiên, là sự đánh mất bản chất người. Chính con người đã khoác cho thần thánh những sức mạnh siêu nhiên khác với bản chất của mình để rồi từ đó con người có chỗ dựa, được chở che, an ủi - dù đó chỉ là chỗ dựa “hư ảo”. Chỉ ra bản chất sâu xa của hiện tượng đó, Ph. Ăngghen
viết: “tất cả tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc của con người - của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế” [25, tr.437]. Còn đối với C. Mác: “tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự cảm giác của con người chưa tìm được bản thân mình hoặc đã để mất bản thân mình một lần nữa. Nhưng con người không phải là một sinh vật trừu tượng, ẩn náu đâu đó ở ngoài thế giới. Con người chính là thế giới con người, là nhà nước, là xã hội. Nhà nước ấy, xã hội ấy sản sinh ra tôn giáo, tức thế giới quan lộn ngược” [37, tr.21]. Một số nhà thần học như Tomat Đacanh, Phôn ti lich … cho rằng: “ tôn giáo là niềm tin vào cái thiêng liêng, huyền bí, ở đó ẩn chứa sức mạnh siêu nhiên có thể giúp con người thoát khỏi khổ đau và có được hạnh phúc.Niềm tin vào cái thiêng liêng, cái siêu nhiên ở đây chính là niềm tin vào Thượng đế. Như vậy niềm tin vào cái “tối thượng” (Thượng đế) chính là tôn giáo” [37, tr.17-18]. Trong các nhà triết học duy vật trước Mác, thì Phoi ơ bach là người có quan điểm tiến bộ nhất về tôn giáo. Ông cho rằng: “Không phải Thượng đế sáng tạo ra con người mà ngược lại chính con người sáng tạo ra Thượng đế theo mẫu hình của mình” [37, tr.18]. Tuy nhiên, do xuất phát từ quan niệm chung chung, trừu tượng về con người nên Phoi ơ bach đã có hạn chế là không thấy được bản chất xã hội của tôn giáo, không thấy con đường khắc phục tôn giáo một cách khoa học. Từ những cách hiểu trên có thể nói tôn giáo là sự phản ánh xã hội con người vào trong ý thức của con người song sự phản ánh đó của xã hội vào ý thức con người là sự phản ánh phi lý tính, hoang đường để rồi sau đó lấy cái phi lý, cái hoang đường làm chân lý chuẩn mực, để giải thích hoặc chi phối cái hiện thực. Rút ra từ sự nghiên cứu các trước tác của Mác và Ăngghen, Hainchelin cho rằng: “Tôn giáo là một sự phản ánh đặc biệt, hoang đường và sai lệch trong ý thức xã hội những mối liên hệ giữa con người với nhau và với tự nhiên, bởi con người cả trong xã hội nguyên thủy cũng như trong các xã hội được phân chia thành giai cấp cũng đều bị đặt dưới sự thống trị của những sức mạnh bên ngoài mà họ không nhận biết được” [42, tr.4]. Ngoài ra, các nhà lý luận theo trường phái duy tâm cho rằng: “ Tôn giáo
giống như một liều thuốc an thần hay giảm thống với người bệnh chứ không thể chữa hết căn nguyên của bệnh tật. Niềm tin của con người vào sự tồn tại có thực của “thế giới siêu thực” sẽ là cơ sở cho sự xuất hiện của tôn giáo. Khi khẳng định vai trò quyết định, có trước của hiện thực khách quan, C.Mác và Ph.Ăngghen đồng thời coi các yếu tố tinh thần của con người như là điều kiện đủ để tạo ra tôn giáo. Theo các ông tôn giáo chỉ được sinh ra khi thực tế khách quan nào đã gây ra cho con người sự bất lực, những nỗi đau và bất hạnh triền miên mà con người chưa thể giải thích và khắc phục nổi thế giới hiện thực, phải nhờ cậy tới sự an ủi mơ hồ của tinh thần. Khác với các nhà vô thần trước đây, C.Mác và Ph. Ăngghen không coi tôn giáo chỉ là sự phản ánh sai lầm, hư ảo về thế giới hiện thực của con người mà nó còn phản ánh nhu cầu muốn giải thích, cắt nghĩa và tìm ra lối thoát (dù đó là ảo tưởng) của con người trước sức mạnh của những lực lượng tự nhiên và xã hội đã khiến họ phải bất lực, khuất phục. Vai trò “đền bù hư ảo” là chức năng cơ bản đặc trưng và phổ biến của mọi tôn giáo. Điều này đã được chứng minh bằng quá trình ra đời và tồn tại của các hình thức tôn giáo khác nhau. Tóm lại, có nhiều định nghĩa, khái niệm khác nhau về tôn giáo. Dưới góc độ khoa học, mỗi nhà nghiên cứu đều có cách nhìn nhận vấn đề tôn giáo theo hướng nghiên cứu của mình. Bởi tôn giáo là lĩnh vực tinh thần có nhiều cách hiểu, cách lý
giải khác nhau theo quan điểm chủ quan của mỗi người và khi nói đến tôn giáo, dù theo ý nghĩa hay cách biểu hiện nào thì luôn luôn phải đề cập đến vấn đề hai thế giới: thế giới hiện hữu và thế giới phi hiện hữu, thế giới của người sống và thế giới sau khi chết, thế giới của những vật thể hữu hình và vô hình. Tôn giáo không chỉ là những sự bất lực của con người trong cuộc đấu tranh với tự nhiên và xã hội, do thiếu hiểu biết dẫn đến sợ hãi và tự đánh mất mình do đó phải dựa vào thánh thần
mà còn hướng con người đến một hy vọng tuyệt đối, một cuộc đời thánh thiện, mang tính “Hoàng kim nguyên thủy”, một cuộc đời mà quá khứ, hiện tại, tương lai cùng chung sống. Nó gieo niềm hi vọng vào con người, dù có phần ảo tưởng để yên tâm, tin tưởng để sống và phải sống trong một thế giới trần gian có nhiều bất công và khổ ải.
1.1.2. Cảm thức tôn giáo Có thể nói, cảm thức là một yếu tố quyết định trong những công trình nghệ thuật. Nghệ thuật đích thực bắt nguồn từ những cảm xúc nảy sinh trong những điều kiện cụ thể, cũng như quá trình sáng tạo của nhà văn bắt đầu từ khi nảy sinh những dự đồ rồi sau đó là quá trình nảy sinh những quan niệm mang tư tưởng sáng tạo của tác phẩm văn học. Cảm thức ở đây được hiểu là một niềm tin, đức tin về tôn giáo. Nơi đó người ta khát khao về một đời sống an vui, hạnh phúc mai sau, không bị đoạ đày vào chổ tối tăm nguy hại. Từ đó tôn giáo là nơi nương tựa, dẫn dắt con người đi đến đời sống bình an, vì quan niệm của họ tôn giáo là nơi thánh thiện, bao gồm về giá trị bất biến và đời sống tâm linh. Cho nên, con người ắt phải đặt niềm tin vào tôn giáo. Tôn giáo thần quyền thì dễ khiến người ta tin theo, vì thấy mình đầy những sai lầm, tội lỗi, tin vào vị thần nào đó thì tránh được tai hoạ bây giờ và mai sau. Niềm tin tôn giáo phát sinh tự nhiên đối với con người, nhờ niềm tin ấy chỉ đường soi sáng, mà mỗi bước đi của con người tránh được nhiều chông gai lầm lỡ, tội lỗi trong đời. Vì vậy, tôn giáo không thể thiếu được trong đời sống xã hội, nhờ niềm tin vào tôn giáo mà con người tự biết kìm hãm mọi lỗi lầm gây nguy hại cho người khác. Cảm thức tôn giáo đó là tiếng nói của những tâm hồn dành một đức tin trung thành với sự tồn tại của một lực lượng siêu nhiên tới sự hiện sinh của con người. Những tiếng nói ấy luôn được hình thành và phát triển trong tâm hồn đan xen lẫn nhau. Tôn giáo và văn học nghệ thuật là hai hình thái ý thức xã hội khác nhau nhưng đều có nguồn gốc xã hội rất lâu đời và đều có sự tác động lớn đến con người. Tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống tinh thần của nhân loại, con người đi vào cái thế giới khác lạ với cõi trần gian này bằng cả một cuộc hành trình đầy bí ẩn của cõi tâm linh. Nơi ấy có sự vĩnh hằng, có sự uy nghiêm của đấng tối cao, nơi ấy có ánh sáng lung linh huyền ảo, sự linh thiêng huyền bí có thể cứu rỗi tâm hồn con người. Con người đến với tôn giáo cũng là quá trình tự cắt nghĩa về bản thân mình, kiếp người với sự sống và cái chết, giữa quá khứ và tương lai, giữa hữu hạn và vô hạn, giữa sự bất biến và khả biến luôn luôn làm cho con người phải trăn trở và suy nghĩ. Tôn giáo tồn tại trong đời sống tâm linh của con người, nó như một
đồ có thể từ đáy lòng thể nghiệm cho được cái quan hệ giữa bản thân và cái tồn tại siêu nhiên. Còn Heghen cho rằng:Cái mà tôn giáo đề cập đến nói là bản thân hành động, không bằng nói là tâm tình con người, là thiên quốc của con tim và Marx lại viết:Tôn giáo là niềm than thở của những sinh linh bị áp bức, là tình cảm của thế giới vô tình [23, tr.119]. Như vậy có thể thấy tình cảm cũng là động lực chủ yếu trong lãnh địa của tín ngưỡng tôn giáo và cũng chính vì vậy những vấn đề sống chết, thiện ác...không chỉ là những vấn đề tìm tòi và biểu hiện của văn nghệ mà của cả tôn giáo. Nghệ thuật làm cho tâm hồn con người cao đẹp hơn, có nghĩa là không hề thoát ly cuộc sống thực tiễn với những bình diện đạo đức, chính trị. Thứ hai, “tôn giáo cũng như văn học đều giàu sức tưởng tượng với những ước mơ phong phú của con người. Heghen nói: Nếu bàn đến bản lĩnh thì bản lĩnh nghệ thuật kiệt xuất nhất là tưởng tượng. Tôn giáo lại càng như thế. Marx nói: Tôn giáo đã đem bản chất của con người biến thành tính hiện thực của ảo tưởng” [23, tr.121]. Cuối cùng, “Văn học và tôn giáo đều sử dụng phương thức biểu hiện bằng hình tượng. Trong bài giảng lịch sử triết học, Heghen viết: Nghệ thuật và tôn giáo là ý niệm tối cao xuất hiện trong phương thức của ý thức phi triết học - ý thức của cảm giác, trực giác, biểu tượng”. Có nghĩa là khác với triết học, việc tự biểu đạt của tôn giáo và văn học nghệ thuật không thể hoàn toàn thoát ly những hình tượng sinh động cảm tính” [23, tr.123]. Trong Quan hệ văn học và tôn giáo nhìn từ khuynh hướng phê bình văn học ảnh hưởng tư tưởng tôn giáo ở miền Nam trước 1975 , Trần Hoài Anh đã cho rằng “Sự khủng hoảng niềm tin, lý tưởng, sự hoài nghi cuộc sống, khiến con người tìm đến tôn giáo như một điểm tựa tinh thần, để làm dịu nỗi đau mà họ phải gánh chịu trong chiến tranh. Tôn giáo, vì thế, cũng là một lực lượng chi phối đời sống xã hội trong đó có văn học” [55]. Xét từ góc độ bên ngoài của mối quan hệ giữa tôn giáo và văn học nghệ thuật tác giả Nguyễn Công Lý cho rằng: “Tôn giáo và văn học nghệ thuật đều là những hình thái ý thức xã hội thuộc kiến trúc thượng tần g. Chúng tồn tại song song nhau , đi sóng đôi với nhau , đan xen và ảnh hưởng lẫn nhau. Đây là một hiện tượng có tính phổ biến toàn nhân loại ” [68]. Cho nên, chúng ta không ngạc nhiên khi Lep Tônxtôi cho rằng “Tôi sáng tác dưới ánh sáng của chúa”, tức có
nghĩa là văn học nghệ thuậ t gắn liền với tôn giáo. Đồng thời ông cũng cho rằng tôn giáo vừa là một phương diện, vừa phương tiện, là sự nâng đỡ, sự cần thiết đem lại bình yên cho cuộc sống con người. “Tôn giáo cũng như văn học nghệ thuật đều là sự thể hiện của năng lực con người. Con người xuất phát từ niềm tin thiêng liêng với sự kính tin, tín ngưỡng nên mới có tôn giáo. Và tôn giáo hiện diện, tồn tại là do con người sáng lập ra và vì con người. Cho dù sau đó bậc giáo chủ sáng lập được người đời xưng tụng là đấng tối cao” [ 68 ]. Tôn giáo ra đời gắn với bản chất của sự sống, nó là cội nguồn nâng đỡ sức sáng tạo của văn học nghệ thuậ t, con người trước khi tìm đến với tôn giáo , trở thành con người của tôn giáo thì họ đã là những con người trần thế cũng như trước khi trở thành Nh o sĩ, Đạo sĩ, Thiền sư…thì họ là con người phàm tục, nói tiếng nói của con người phàm tục , nghĩ cái suy nghĩ con người trần thế. Trong văn học cũng vậy, trước khi trở thành nhà nghệ sĩ sáng tạo các công trình văn nghệ thì họ là những con người đời thường, con người thế tục. Và đã là người tất phải có nhu cầu , ham muốn, khát vọng. Con người ta ai cũng có nhu cầu tâm linh , có khát vọng vươn tới cuộc sống tốt đẹp khác với cuộc sống tr ần thế đầy phiền muộn, lo âu, vất vả nên người ta mới có niềm tin thiêng liêng ở tôn giáo , mới tìm đến tôn giáo để thoả mãn nhu cầu tâm linh , để giãi toả tâm lý , để tìm sự quân bình trong tâm tính. Con người tìm đến với văn học nghệ thuật cũng không ngoài mục đích ấy. Tìm đến và sống với đời sống văn chương cũng là cách đi tìm sự yên vui thanh thản của lòng mình [68]. Tôn giáo còn tồn tại song song với văn học và chính nó là mảnh đất gợi cảm hứng cho văn học. Như vậy, nhân loại có bao nhiêu phương diện của sự sống thì đều có bấy nhiêu khả năng trở thành mảnh đất của sáng tạo văn chương , sáng tạo nghệ thuật. Những phương diện như tôn giáo , chính trị, đạo đức, tình yêu… là những phương diện của sự sống thì tất cả đều trở thành ngọn nguồn gợi cảm hứng cho sáng tạo văn chương. Bên cạnh đó nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã đề cho rằng tôn giáo là “vấn đề khá phức tạp. Bởi tôn giáo là sự phản ánh hư ảo thế giới khách quan, đem niềm tin vào cái siêu nhiên, đối lập với tri thức, lấy sự cúng bái, nguyện cầu thay cho hành động thực tiễn. Tôn giáo biến con người thành kẻ phụ thuộc vào thần linh hư ảo, đánh mất niềm tự tin vào chính mình. Như vậy về tính chất nó khá biệt với văn