Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH VIỆC LỰA CHỌN MUA NHÀ CHUNG CƯ TẠI TP.HCM, Essays (university) of Business Economics

Nghiên cứu này tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn mua nhà chung cư tại TP.HCM. Mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên các nghiên cứu trước đó về hành vi người tiêu dùng cho dịch vụ bất động sản. Thông qua kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA với trả lời của 350 khách hàng tại Tp.HCM, kết quả cho thấy nhân tố mua nhà chung cư có 07 nhân tố với 25 biến quan sát có liên quan. Trong đó, thành phần thứ nhất là Tình hình tài chính (có 4 biến quan sát; thứ hai là Kiến trúc (có 4 biến quan sát); thứ ba là Vị trí nhà (có 4 biến quan sát); thứ tư là Marketing (có 3 biến quan sát); thứ 5 là Dịch vụ hỗ trợ (có 4 biến quan sát; thứ 6 là môi trường sống (có 3 biến quan sát) và cuối cùng thứ 7 là ảnh hưởng xã hội (có 3 biến quan sát). Đề tài sử dụng phân tích phương sai ANOVA để chứng minh quan điểm khác nhau giữa nam và nữ, các nhóm tuổi, các nhóm thu nhập về sự lựa chọn mua nhà chung cư. Từ đó, đề xuất cho nhà quản trị nên xem...

Typology: Essays (university)

2019/2020

Uploaded on 09/08/2023

volinhitt
volinhitt 🇻🇳

1 document

1 / 94

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
VÕ THỊ THÙY LINH
ĐỀ TÀI:
CÁC YẾU TỐNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH VIỆC LỰA
CHỌN MUA NHÀ CHUNG TẠI TP.HCM
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã số: 603405
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi
TP. Hồ Chí Minh, Năm 2016
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f
pf20
pf21
pf22
pf23
pf24
pf25
pf26
pf27
pf28
pf29
pf2a
pf2b
pf2c
pf2d
pf2e
pf2f
pf30
pf31
pf32
pf33
pf34
pf35
pf36
pf37
pf38
pf39
pf3a
pf3b
pf3c
pf3d
pf3e
pf3f
pf40
pf41
pf42
pf43
pf44
pf45
pf46
pf47
pf48
pf49
pf4a
pf4b
pf4c
pf4d
pf4e
pf4f
pf50
pf51
pf52
pf53
pf54
pf55
pf56
pf57
pf58
pf59
pf5a
pf5b
pf5c
pf5d
pf5e

Partial preview of the text

Download CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH VIỆC LỰA CHỌN MUA NHÀ CHUNG CƯ TẠI TP.HCM and more Essays (university) Business Economics in PDF only on Docsity!

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG

VÕ THỊ THÙY LINH

ĐỀ TÀI:

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH VIỆC LỰA

CHỌN MUA NHÀ CHUNG CƯ TẠI TP.HCM

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Mã số: 603405

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi TP. Hồ Chí Minh, Năm 2016

i

LÝ LỊCH KHOA HỌC

1. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH:

Họ và tên : VÕ THỊ THÙY LINH Giới tính: Nữ Ngày sinh : 18/04/1990 Nơi sinh: TP.HCM Quê quán : TP.HCM Dân tộc : Kinh Địa chỉ : 6A/1 An Phú Tây, Bình Chánh, Tp.HCM Điện thoại :0909 88 66 46 E-mail: volinhitt@gmail.com

2. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP:  Từ tháng 10/2010 đến tháng 10/2014: Học tại Trường Đại Học Quốc Tế Hồng bàng  Từ tháng 7/2014 đến tháng 7/2016: Học viên tại Trường Đại Học Quốc Tế Hồng bàng 3. QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC:  Từ tháng 3/2014 đến tháng 3 /2015: Học viện Anh Ngữ Quốc Tế AMA Chức vụ: Trợ giảng  Từ tháng 4 /2015 đến nay: Công ty Cổ Phần Đầu Tư Khương Thịnh Chức vụ: Trưởng phòng kinh doanh Tôi cam đoan khai đúng sự thật. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 10 năm 2016 Học viên Võ Thị Thùy Linh

iii

LỜI CẢM ƠN

Luận văn được hoàn thành tại Trường Đại học Quốc Tế Hồng Bàng. Trong quá trình làm luận văn tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ để hoàn tất luận văn. Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô của Trường Đại học Quốc Tế Hồng Bàng, những người đã truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi trong thời gian học cao học vừa qua. Sau cùng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và các bạn học viên lớp CH14- QT1 đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận luận văn. Đồng thời xin gửi lời cám ơn đến các anh/chị đáp viên đã nhiệt tình tham gia trả lời câu hỏi khảo sát giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. TP. HCM, ngày … tháng …. năm 2016

iv

TÓM TẮT

Nghiên cứu này tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn mua nhà chung cư tại TP.HCM. Mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên các nghiên cứu trước đó về hành vi người tiêu dùng cho dịch vụ bất động sản. Thông qua kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA với trả lời của 350 khách hàng tại Tp.HCM, kết quả cho thấy nhân tố mua nhà chung cư có 0 7 nhân tố với 25 biến quan sát có liên quan. Trong đó, thành phần thứ nhất là Tình hình tài chính (có 4 biến quan sát; thứ hai là Kiến trúc (có 4 biến quan sát); thứ ba là Vị trí nhà (có 4 biến quan sát); thứ tư là Marketing (có 3 biến quan sát); thứ 5 là Dịch vụ hỗ trợ (có 4 biến quan sát; thứ 6 là môi trường sống (có 3 biến quan sát) và cuối cùng thứ 7 là ảnh hưởng xã hội (có 3 biến quan sát). Đề tài sử dụng phân tích phương sai ANOVA để chứng minh quan điểm khác nhau giữa nam và nữ, các nhóm tuổi, các nhóm thu nhập về sự lựa chọn mua nhà chung cư. Từ đó, đề xuất cho nhà quản trị nên xem trọng tính cách nào ở nhóm khách hàng nào cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng đó. Cuối cùng, tác giả đề nghị hướng nghiên cứu tiếp theo để hoàn thiện hơn nữa nghiên cứu này.

vi

  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
    • 2.1 Chung cư và căn hộ chung cư
    • 2.2 Các lý thuyết liên quan đến quyết định của người mua
      • 2.2.1 Lý thuyết về hành vi tiêu dùng
      • 2.2.2 Thuyết hành động có lý do (Theory of Reasoned Action – TRA)
      • 2.2.3 Thuyết hành vi có hoạch định (Theory of Planned Behavior - TPB)
    • 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người mua
      • 2.3.1 Các yếu tố văn hóa
      • 2.3.2 Các yếu tố xã hội
      • 2.3.3 Các yếu tố cá nhân
      • 2.3.4 Các yếu tố tâm lý
      • 2.3. 5 Các yếu tố marketing
    • 2.4 Tổng quan các nghiên cứu trước
      • 2.4.1 Một số nghiên cứu trên thế giới
      • 2.4.2 Một số nghiên cứu trong nước
      • 2.4.3
    • 2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất
      • Hình 2.11. Mô hình nghiên cứu đề xuất
    • 2.6 Các giả thuyết cho đề tài
    • 2.7 Tóm tắt chương
  • CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    • 3.1. Thiế t kế nghiên cứ u.
    • 3.2. Nghiên cứ u sơ bộ
    • 3.3. Nghiên cứ u chí nh thứ c vii
      • 3.3.1. Thang đo
      • 3.3.2. Đố i tượ ng khả o sá t
      • 3.3.3. Bả ng câu hỏ i
      • 3.3.4. Phương phá p chọn mẫu.
    • 3.4. Xử lý và phân tí ch dữ liệ u
      • 3.4.1. Đá nh giá thang đo
      • 3.4.2. Kiể m đị nh mô hì nh
    • 3.5. Tó m tắ t
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
    • 4.1. Phân tí ch tầ n số
      • Giới tính
    • 4.2. Thố ng kê mô tả cá c biế n đị nh lượ ng
    • 4.3. Phân tí ch tương quan và độ tin cậ y củ a từ ng thang đo
    • 4.4. Phân tí ch nhân tố
      • 4.4.1. Phân tí ch nhân tố cá c biế n độ c lậ p
      • 4.4.2. Phân tí ch nhân tố biế n phụ thuộ c
    • 4.5. Kiể m đị nh mô hì nh với cá c giả thuy ết
      • 4.5.1. Kiểm định tương quan giữa các biến
      • 4.5.2. Kiể m đị nh cá c phạ m vi giả đị nh
      • 4.5.3. Phân tí ch hồ i quy và kiể m đị nh mô hì nh.
      • 4.5.4. Kiể m đị nh giả thuy ết.
    • 4.6. Tó m tắ t.
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

ix

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1. Mô hình lý thuyết Thái độ - Hành vi của người tiêu dùng ....................... Hình 2.2. Mô hình lý thuyết hành vi mua hàng ........................................................ Hình 2. 3 : Mô hình lý thuyết hành động có lý do – TRA .......................................... Hình 2. 4 : Mô hình lý thuyết hành vi có hoạch định – TPB ..................................... Hình 2.5. Mô hình chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng .................. Hình 2.6 Mô hình của Connie, Susilawati, Fernando Baptista và Anunu (2001)..... Hình 2.7 Mô hình của Mwfeq Haddad, Mahfuz Judeh and Shafig Haddad (2011). Hình 2.8 Mô hình của Mansi Misra, Gagan Katiyar and A.K. Dey (2013) .............. Hình 2.9 Mô hình của Phạm Minh Bằng (2013)....................................................... Hình 2.10 Mô hình của Võ Phạm Thành Nhân (2013) ............................................. Hình 2.11 Mô hình nghiên cứu đề xuất.....................................................................

x

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. ................................................................................................................... Bảng 2.2. ................................................................................................................... Bảng 2. 3 : ................................................................................................................... Bảng 2. 4 : ................................................................................................................... Hình 2.5. .................................................................................................................... Hình 2.6 (2001) ......................................................................................................... Hình 2. ..................................................................................................................... Hình 2. ..................................................................................................................... Hình 2.9 Mô hình của Phạm Minh Bằng (2013)....................................................... Hình 2.10 Mô hình của Võ Phạm Thành Nhân (2013) ............................................. Hình 2.11 Mô hình nghiên cứu đề xuất.....................................................................

1

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều biến chuyển tích cực từ sau khi đổi mới. Kinh tế phát triển kèm theo sự gia tăng mức sống của người dân, đặc biệt tại thành phố lớn như Hồ Chí Minh nên nhu cầu nhà ở ngày càng tăng. Thị trường bất động sản Việt Nam hình thành và nhanh chóng phát triển cung cấp hàng loạt các sản phẩm cho người dân. Tuy nhiên, hiện nay bởi nhiều nguyên nhân, thị trường bất động sản đang trải qua thời kỳ khó khăn. Tại thời điểm này nguồn cung sản phẩm còn khá nhiều với nhiều loại sản phẩm như nhà ở, biệt thự, đất nền, căn hộ, ... trong khi nhu cầu người dân lại cao. Mặt khác, việc phát triển ồ ạt của các dự án chung cư với giải pháp thiết kế chưa phù hợp với nhu cầu của khách hàng một phần đã dẫn đến việc khó tiêu thụ loại hàng hóa đặc biệt này. Để đón đầu khi thị trường bất động sản đang vực dậy, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cần hiểu rõ nhu cầu khách hàng của mình vì vậy nghiên cứu hành vi người tiêu dùng có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự thành công của các doanh nghiệp này. Ngoài ra, sự cạnh tranh trong phân khúc sản phẩm căn hộ cũng khá căng thẳng với nhiều dự án ở khu đô thị mới. Song song đó thị trường BĐS cũng đang trải qua thời kỳ khó khăn với khối lượng hàng tồn kho lớn và sức mua giảm. Việc doanh nghiệp kinh doanh BĐS có còn tồn tại hay không phụ thuộc vào việc điều chỉnh sản phẩm phù hợp với thị trường và nhanh chóng tiêu thụ số sản phẩm này. Nhận thức được tầm quan trọng của tìm hiểu nhu cầu khách hàng, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp đã có sự chú ý quan tâm đến vấn đề thiết kế sản phẩm căn hộ thúc đẩy sự thu hút khách hàng tuy nhiên chưa đạt hiệu quả. Do đó, để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ của người dân từ đó tạo cơ sở để các doanh nghiệp xây dựng chính sách nâng cao quyết định mua của khách hàng trong thời gian tới thì nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn mua nhà chung cư tại TP.HCM” của tác giả là hết sức cần thiết.

2 1.2 Mụ c tiêu nghiên cứ u 1) Mục tiêu tổng thể: Hệ thống hóa các cơ sở lí luận khoa học liên quan đến căn hộ chung cư, lý thuyết hành vi người tiêu dùng và các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn mua nhà chung cư. Trên cơ sở đó đề ra mô hình nghiên cứu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn mua nhà chung cư của người dân tại TP.HCM, từ đó đưa ra giải pháp giúp nâng cao việc lựa chọn mua nhà chung cư của người dân tại TP.HCM. 2) Mục tiêu cụ thể: Xây dựng mô hình nghiên cứu đánh giá việc lựa chọn mua nhà chung cư của người dân tại TP.HCM. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn mua nhà chung cư của người dân tại TP.HCM. Xác định, phân tích mức độ tác động và mối liên hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn mua nhà chung cư của người dân tại TP.HCM. Nhận xét và đề xuất các khuyến nghị, giải pháp nâng cao việc lựa chọn mua nhà chung cư của người dân tại TP.HCM. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Để giải quyết vấn đề nghiên cứu, một số câu hỏi đặt ra cho tác giả: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc lựa chọn mua nhà chung cư của người dân tại TP.HCM? Mức độ tác động của từng nhân tố đến việc lựa chọn mua nhà chung cư của người dân tại TP.HCM như thế nào? Giải pháp nào để nâng cao nâng cao việc lựa chọn mua nhà chung cư của người dân tại TP.HCM?

4 Theo Hair và cộng sự (1992) số mẫu quan sát trong phân tích nhân tố phải lớn hơn 100 và có tỷ lệ so với biến ít nhất là 5/1, tốt nhất trong khoảng tỷ lệ 5/1 - 10/1. Do đó đối với đề tài này, việc xác định cỡ mẫu của nghiên cứu định lượng được thực hiện theo con số kinh nghiệm = (số biến cần đo) x 5. Đối với đề tài nghiên cứu ước lượng có 3 1 biến nên mẫu nghiên cứu sẽ có kích thước là 155 mẫu khảo sát. 1.7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.7.1 Ý nghĩa khoa học Đề tài bổ sung thêm lý luận về hành vi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh BĐS. Ngoài ra, nghiên cứu này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên nghiên cứu các vấn đề liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bất động sản, góp một phần cơ sở lý luận cho các nghiên cứu tiếp theo về lĩnh vực này. 1.7.2 Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu này được xây dựng trên cơ sở một sự khan hiếm thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn mua nhà chung cư của người dân. Kết quả của nó sẽ góp phần cung cấp kiến thức liên quan đến các yếu tố tác động đến việc lựa chọn mua nhà chung cư của người dân tại TP.HCM. Cụ thể kết quả nghiên cứu của đề tài này đem lại một số ý nghĩa như sau: Cung cấp thông tin thực tế về các biến số về các yếu tố tác động đến việc lựa chọn mua nhà chung cư của người dân tại TP.HCM. Khám phá tầm quan trọng tương đối của các yếu tố tác động đến việc lựa chọn mua nhà chung cư của người dân tại TP.HCM. Chỉ ra mức độ tác động của các yếu tố tác động đến việc lựa chọn mua nhà chung cư của người dân tại TP.HCM hiểu rõ hơn về hành vi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

5 Làm cơ sở cho các công ty kinh doanh bất động sản tham khảo, hiểu biết sâu hơn về hành vi người tiêu dùng để có chiến lược kinh doanh phù hợp. 1.8 Cấu trúc của nghiên cứu Bố cục luận văn này được chia thành 5 chương như sau: CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU Trình bày lý do chọn đề tài (tính cấp thiết của đề tài), mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu chủ yếu, giới thiệu bố cục của đề tài. CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Chương này tác giả đã tìm hiểu cơ sở lý luận về nhà chung cư, lý thuyết hành vi người tiêu dùng và các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn mua nhà chung cư. Ngoài ra trong chương này tác giả cũng khái quát một số nghiên cứu trước đây ở trong và ngoài nước cùng những mô hình tham khảo. Trên cơ sở lý luận này tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả thuyết cho nghiên cứu. CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trình bày phương pháp nghiên cứu sẽ giới thiệu về việc xây dựng thang đo, cách chọn mẫu, công cụ thu thập dữ liệu, quá trình thu thập thông tin được tiến hành như thế nào và các kỹ thuật phân tích dữ liệu thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này. CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Mô tả kết quả nghiên cứu đã tiến hành, các số liệu nghiên cứu khoa học, các số liệu khảo sát thực nghiệm bao gồm các kết quả kiểm định độ tin cậy và độ phù hợp thang đo. Phần thảo luận căn cứ vào các dẫn liệu thu được trong quá trình nghiên cứu của đề tài hoặc đối chiếu với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác thông qua các tài liệu tham khảo CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

7

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1 Chung cư và căn hộ chung cư Chung cư hay khu chung cư là những khu nhà bao gồm một hay nhiều đơn nguyên, bên trong chung cư bố trí các căn hộ khép kín gọi là căn hộ chung cư (nhà chung cư) cho các gia đình sinh sống. Chung cư thường xuất hiện nhiều ở các đô thị. Chung cư có vai trò quan trọng trong sự phát triển của đô thị hiện đại, bởi vì khi phát triển đô thị hóa và tập trung dân cư đông đúc chính là lúc nảy sinh vấn đề, nhu cầu (bức xúc về nhà ở, giá thành nhà ở, và các tiện ích công cộng khác...). Sự phát triển chung cư để tiết kiệm diện tích sử dụng đất, giảm giá thành xây dựng, tạo cơ hội nhà ở cho nhiều người ở các tầng lớp khác nhau. Phân loại căn hộ chung cư Theo thông tư 14/2008/TT-BXD ban hành ngày 02/06/2008 của Bộ Xây Dựng1 hướng dẫn phân hạng căn hộ chung cư, theo đó căn hộ chung cư được phân thành 4 loại cơ bản như sau: Căn hộ chung cư hạng 1 (cao cấp) là hạng có chất lượng sử dụng cao nhất; đảm bảo yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chất lượng hoàn thiện, trang thiết bị và điều kiện cung cấp dịch vụ quản lý sử dụng đạt mức độ hoàn hảo. Căn hộ chung cư hạng 2 là hạng có chất lượng sử dụng cao; đảm bảo yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chất lượng hoàn thiện, trang thiết bị và điều kiện cung cấp dịch vụ quản lý sử dụng đạt mức độ tương đối hoàn hảo. Căn hộ chung cư hạng 3 là hạng có chất lượng sử dụng khá cao; đảm bảo yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chất lượng hoàn thiện, trang thiết bị và điều kiện cung cấp dịch vụ quản lý sử dụng đạt mức độ khá. Căn hộ chung cư hạng 4 là hạng có chất lượng sử dụng trung bình; đảm bảo yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc; hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chất lượng

8 hoàn thiện, trang thiết bị và điều kiện cung cấp dịch vụ quản lý sử dụng đạt tiêu chuẩn, đủ điều kiện để đưa vào khai thác sử dụng. 2.2 Các lý thuyết liên quan đến quyết định của người mua 2.2.1 Lý thuyết về hành vi tiêu dùng Hành vi tiêu dùng là một tiến trình cho phép một cá nhân hay một nhóm người lựa chọn, mua sắm, sử dụng hoặc loại bỏ một sản phẩm, dịch vụ, những suy nghĩ đã có, kinh nghiệm hay tích lũy, nhằm thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn của họ (Solomon & ctg., 2006). Theo Philip Kotler (2005), hành vi người tiêu dùng được định nghĩa là “Một tổng thể những hành động diễn biến trong suốt quá trình kể từ khi nhận biết nhu cầu cho tới khi mua và sau khi mua sản phẩm”. Nói cách khác, hành vi của người tiêu dùng là cách thức các cá nhân ra quyết định sẽ sử dụng các nguồn lực sẵn có của họ như: thời gian, tiền bạc, nỗ lực,… như thế nào cho các sản phẩm tiêu dùng. Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, hành vi người tiêu dùng chính là sự tác động qua lại giữa các yếu tố kích thích của môi trường với nhận thức và hành vi của con người, mà qua sự tương tác đó, con người thay đổi cuộc sống của họ. Theo cách định nghĩa này, khái niệm hành vi người tiêu dùng được nhìn dưới góc độ tính tương tác, tác động qua lại lẫn nhau giữa con người và môi trường bên ngoài. Hành vi tiêu dùng còn được định nghĩa là “một cam kết sâu sắc để mua lặp lại, bảo hành một sản phẩm ưa thích hoặc dịch vụ trong tương lai”. Vì vậy, sự hiểu biết về các yếu tố quyết định trong việc “giữ chân khách hàng” có thể tạo thuận lợi cho người quản lý tập trung vào những yếu tố chính dẫn đến hành vi tiêu dùng của khách hàng Chất lượng, giá trị nhận thức và sự hài lòng đều đã được chứng minh là yếu tố dự báo tốt về ý định hành vi (Petrick, 2004).