Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Các tình huống thực tế ứng dụng của bộ môn tâm lí học tiểu học , Exercises of Psycholinguistics

Câu 1: Cô Hoa đi dạy gần 1 năm nhưng cô vẫn cảm thấy rất lúng túng khi tiếp xúc và kèm cặp những học sinh của mình. Cô không hiểu tại sao, lớp cô cứ mỗi khi cô treo giải thưởng như điểm cộng hay tặng quà bánh thì các em rất tích cực phát biểu xây dựng bài

Typology: Exercises

2022/2023

Uploaded on 04/30/2024

huyen-nguyen-khanh-3
huyen-nguyen-khanh-3 🇻🇳

4 documents

1 / 8

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
Câu 1
* Trong trường hợp trên cô Hoa đã sử dụng động cơ hoạt động học liên quan
đến động cơ quan hệ xã hội, chua phải là động cơ hoạt động học đích thực.
- Động hoạt động học của học sinh chínhnhu cầu được mỗi họcsinh nhận
thức, trở thành động lực thôi thúc các em học, hay nói cách khác là cái mà vì
học sinh thực hiện hoạt động học.
- Động cơ trong trường hợp trên có liên quan đến động cơ quan hệ xã hội, xuất
phát từ những mối quan hệ hội khác nhau của học sinh như việcHoa
treo giải thưởng điểm cộng hay tặng quà bánh cho các em học sinh. Động
này chưa xuất phát từ nhu cầu học của chính bản than các em. Do vậy,cô Hoa
nên chú ý hình thành cho học sinh động học tập đúng đắn bởi đó chính
động lực giúp các em thực hiện hoạt động học tập một cách hứng thú và có hiệu
quả.
* Để hình thành động cơ học tập đúng đắn cho học sinh,giáo viên cần làm.
+ Cần phải hình thành phát triển học sinh động học tập - nhận
thức, vì đây là động cơ học tập đúng đắn nhất.
+ Tạo ra và duy trì không khí dạy học sôi nổi, tạo ra môi trường thuận lợi
cho việc học tập và phát triển của học sinh
+ Khởi động tư duy, gây hứng thú học tập cho học sinh vào đầu mỗi tiết
học
+ Khai thác và phối hợp các phương pháp dạy học một cách có hiệu quả,
đặc biệt chú trọng tới các phương pháp dạy học tích cực.
+ Trong giờ học, giáo viên không được làm thay học sinh,phải đóng
vai trò người tổ chức quá trình học tập của học sinh, hướng dẫn học sinh đi
tìm kiếm kiến thức mới.
+ Cần phải tăng cường việc tổ chức cho học sinh thảo luận làm việc
theo nhóm.
Câu 2
* Nguời giáo viên phải thường xuyên học tập và tu dưỡng để không ngừng hoàn
thiện nhân cách của bản thân vì:
- Bồi dưỡng phẩm chất , năng lực nhà giáo, không ngừng nâng cao trình
độ nghề nghiệp là một chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục.
- Trong giai đoạn hiện nay, cuộc sống xã hội không ngừng biến đổi, đòi
hỏi nhà giáo phải không ngừng nâng cao trình độ học vấn trao dồi nghề
nghiệp, rèn luyện tay nghề và hoàn thiện nhân cách
- Sự bùng nổ của thông tin, kỹ thuật, truyền thông sự và sự gia tăng kiến
thức khoa học cùng với sự lão hóa của trí thức khoa học… Xã hội loài người thế
kỷ thứ 21 là một xã hội tồn tại và phát triển dựa vào trí thức. Chính vì thế mà là
pf3
pf4
pf5
pf8

Partial preview of the text

Download Các tình huống thực tế ứng dụng của bộ môn tâm lí học tiểu học and more Exercises Psycholinguistics in PDF only on Docsity!

Câu 1

  • Trong trường hợp trên cô Hoa đã sử dụng động cơ hoạt động học có liên quan đến động cơ quan hệ xã hội, chua phải là động cơ hoạt động học đích thực.
  • Động cơ hoạt động học của học sinh chính là nhu cầu được mỗi họcsinh nhận thức, trở thành động lực thôi thúc các em học, hay nói cách khác là cái mà vì nó học sinh thực hiện hoạt động học.
  • Động cơ trong trường hợp trên có liên quan đến động cơ quan hệ xã hội, xuất phát từ những mối quan hệ xã hội khác nhau của học sinh như là việc cô Hoa treo giải thưởng điểm cộng hay tặng quà bánh cho các em học sinh. Động cơ này chưa xuất phát từ nhu cầu học của chính bản than các em. Do vậy,cô Hoa nên chú ý hình thành cho học sinh động cơ học tập đúng đắn bởi đó chính là động lực giúp các em thực hiện hoạt động học tập một cách hứng thú và có hiệu quả.
  • Để hình thành động cơ học tập đúng đắn cho học sinh,giáo viên cần làm.
    • Cần phải hình thành và phát triển ở học sinh động cơ học tập - nhận thức, vì đây là động cơ học tập đúng đắn nhất.
    • Tạo ra và duy trì không khí dạy học sôi nổi, tạo ra môi trường thuận lợi cho việc học tập và phát triển của học sinh
    • Khởi động tư duy, gây hứng thú học tập cho học sinh vào đầu mỗi tiết học
    • Khai thác và phối hợp các phương pháp dạy học một cách có hiệu quả, đặc biệt chú trọng tới các phương pháp dạy học tích cực.
    • Trong giờ học, giáo viên không được làm thay học sinh, mà phải đóng vai trò là người tổ chức quá trình học tập của học sinh, hướng dẫn học sinh đi tìm kiếm kiến thức mới.
    • Cần phải tăng cường việc tổ chức cho học sinh thảo luận và làm việc theo nhóm. Câu 2
  • Nguời giáo viên phải thường xuyên học tập và tu dưỡng để không ngừng hoàn thiện nhân cách của bản thân vì:
    • Bồi dưỡng phẩm chất , năng lực nhà giáo, không ngừng nâng cao trình độ nghề nghiệp là một chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
    • Trong giai đoạn hiện nay, cuộc sống xã hội không ngừng biến đổi, đòi hỏi nhà giáo phải không ngừng nâng cao trình độ học vấn và trao dồi nghề nghiệp, rèn luyện tay nghề và hoàn thiện nhân cách
    • Sự bùng nổ của thông tin, kỹ thuật, truyền thông sự và sự gia tăng kiến thức khoa học cùng với sự lão hóa của trí thức khoa học… Xã hội loài người thế kỷ thứ 21 là một xã hội tồn tại và phát triển dựa vào trí thức. Chính vì thế mà là

một người giáo viên cần phải cập nhật những kiến thức mới để không ngừng nâng cao năng lực dạy học và giáo dục cho học sinh

  • Giới trẻ hiện nay ngày càng phát triển với tốc độ rất nhanh, tiếp thu càng nhiều với các phương tiện đại chúng, tiếp nhận những nguồn thông tin phong phú. *** Liên hệ bản thân: Nêu những việc mình cần làm để hoàn thiện nhân cách Câu 3**
  • Hai câu thơ đề cập đến nét bản chất: Tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể (hay Tâm lý người mang tính chủ thể). *** Nêu biểu hiện của tính chủ thể trong tâm lý người. -** Cùng nhận sự tác động của thế giới về cùng một hiện thực khách quan … - Cùng một hiện thực khách quan tác động đến một chủ thể duy nhất …..
  • Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lý là người cảm nhận, cảm nghiệm và thể hiện nó rõ nhất
    • Thông qua các mức độ và sắc thái tâm lý khác nhau mà mỗi chủ thể tỏ thái độ và hành vi khác nhau đối với hiện thực *** Nguyên nhân của tính chủ thể trong tâm lý người**
    • Mỗi con người có đặc điểm cơ thể, đặc điểm giác quan, hệ thần kinh và não bộ khác nhau.
    • Mỗi con người có hoàn cảnh sống riêng, có điều kiện giáo dục khác nhau.
    • Mỗi con người có mức độ tích cực hoạt động và giao tiếp khác nhau *** Kết luận sư phạm:**
    • Tâm lý có nguồn gốc là thế giới khách quan vì thế khi nghiên cứu con người ta phải nghiên cứu hoàn cảnh trong dó con người sống và hoạt động
    • Tâm lý con người mang tính chủ thể do vậy trong giáo dục cũng như trong quan hệ ứng xử phải chú ý đến cái riêng trong mỗi con người.
    • Tâm lý người phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động giao tiếp. Vì vậy phải tổ chức hoạt động và các quan hệ giao tiếp để nghiên cứu hình thành và phát triển tâm lý con người.. Câu 4
    • HSTH chưa có khả năng phân biệt các thuộc tính bản chất và không bản chất trong quá trình nhận thức. Trẻ thường quan tâm đến những thứ bên ngoài trực quan sinh động. Khả năng trừu tượng và khái quát của trẻ còn yếu.
    • Dựa vào đặc điểm phát triển tư duy của trẻ tiểu học thì trong hoạt động phân tích tổng hợp trẻ sẽ tư duy bằng tay và bằng trực quan hình tượng là chủ yếu vì thế khi trẻ thấy hai quả hồng và cà chua có màu sắc tương tự nhau và kích thước cũng gần như giống nhau, trẻ xếp hai quả vào cùng một loại. Ở giai đoạn này quá trình nhận thức của trẻ tiểu học mang tính đại thể không đi vào chi tiết. Do vậy trong quá trình phân tích đối tượng các em còn mắc nhiều sai lầm
  • Trước khi đi đâu xa chúng ta nên hỏi những người lớn tuổi trước vì những người già sẽ có nhiều kinh nghiệm và kiến thức để chúng ta học hỏi
  • Về nhà hỏi trẻ là vì khi muốn biết chuyện gì xảy ra thì sẽ hỏi trẻ em vì chúng hồn nhiên, ngây thơ chưa biết dấu diếm sự thật có sao nói vậy, thông tin sẽ được chính xác hơn
    • Đặc đặc điểm nhân cách của trẻ lứa tuổi tiểu học là tính hồn nhiên. Với các em không có gì là phức tạp. -Trẻ bộc lộ tình cảm suy nghĩ của mình một cách tự nhiên chân thật.
    • Trẻ thật thà ngay thẳng, không biết nói dối vì vậy người ta mới nói “Đi hỏi già về nhà hỏi trẻ” Kết luận sư phạm: Trẻ em rất non nớt, hồn nhiên như một tờ giấy trắng và luôn thành thật. Vì thế khi chúng ta giảng dạy hoặc trong quá trình giao tiếp hằng ngày giáo viên cần phải lưu ý:
    • Thống nhất giữa lời nói và việc làm chứ không phải nói một đằng làm một nẻo vì nhu vậy trẻ sẽ học theo.
    • Chú ý rèn và phát triển tính thật thà cho trẻ ngay từ nhỏ.
    • Học sinh tiểu học còn rất hồn nhiên nên giáo viên nên tận dụng điểm này để giáo dục các em, không nên quá khắt khe làm học sinh sợ mà nói dối. Câu 7
  • Dạy học và sự phát triển trí tuệ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau:
  • Dạy học tạo ra sự phát triển về năng lực trí tuệ, làm biến đổi vốn kinh nghiệm sống của học sinh, hệ thống hành động trí tuệ được củng cố và khái quát.
    • Ngược lại trí tuệ nói riêng, các phẩm chất tâm lí lại có ảnh hưởng đến quá trình dạy học, quá trình lĩnh hội tri thức. Sự phát triển trí tuệ vừa là kết quả, vừa là điều kiện của việc nắm tri thức trong hoạt động học tập.
    • Dạy học muốn thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của học sinh phải đi trước sự phát triển, kéo theo sự phát triển trí tuệ của học sinh mới tạo ra vùng phát triển gần nhất, mới thực sự kéo theo sự phát triển, định hướng và thúc đẩy nó. *Ví dụ minh họa trong 1 bài dạy cụ thể ở chương trình tiểu học:
    • Để phát triển trí tuệ cho học sinh, giáo viên đưa các câu hỏi, bài tập, tình huống, nhiệm vụ…cho học sinh giải quyết.
  • Yêu cầu học sinh vận dụng thực tế.
  • Cho học sinh trải nghiệm bài học… Câu 8
    • Đặc điểm nổi bật trong tư duy của học sinh tiểu học là chuyển từ tính trực quan cụ thể (của học sinh đầu cấp) sang tính trừu tượng khái quát (của học sinh cuối cấp).
  • Thao tác phân tích và tổng hợp của học sinh các lớp đầu tiểu học còn sơ đẳng. Các em tiến hành hoạt động này chủ yếu bằng hành động thực tiễn khi tri giác trực tiếp đối tượng (dùng que tính, ngón tay, lời nói để giải toán, dựa vào từ để tìm ra các chữ, dựa vào câu để tìm ra các từ).
  • Ở các lớp cuối cấp khi phân tích đối tượng học sinh đã không cần đến hoạt động thực tiễn đối với đối tượng mà đã có khả năng phân biệt những dấu hiệu những khía cạnh khác nhau của đối tượng dưới dạng ngôn ngữ và sắp xếp chúng vào một hệ thống nhất định.
  • Học sinh tiểu học đã biết tiến hành so sánh nhưng thao tác này vẫn chưa được hình thành một cách đầy đủ.
  • Trừu tượng hoá và khái quát hoá là những thao tác khó đối với học sinh tiểu học.
  • Ở các lớp đầu cấp, trẻ vẫn còn tiếp nhận các dấu hiệu bên ngoài và đượm màu sắc xúc cảm như là những dấu hiệu bản chất mà không dựa vào những dấu hiệu chung, bản chất của đối tượng.
  • Ở các lớp cuối cấp học sinh đã biết dựa nhiều hơn vào những tri thức được hình thành trong quá trình học tập nên đã nhìn thấy các dấu hiệu bản chất của đối tượng, nhờ vậy đã biết xếp bậc khái niệm, phân biệt những khái niệm rộng hơn và hẹp hơn. *Ví dụ minh họa:
  • Ví dụ học sinh đầu cấp lớp 1,2 khi mà toán tư duy vẫn còn dựa vào hình ảnh trực quan, sự vật hiện tượng: tranh ảnh, que tính, ngón tay…để tính.
  • Học sinh lớp 3,4,5 khi làm toán tư duy đã chuyển vào bên trong, các em dựa vào từ ngữ để tư duy và giải quyết bài toán. *- Là giáo viên tiểu học cần:
  • Coi trọng phát triển tư duy cho học sinh.
  • Dạy học phù hợp với đối tượng học sinh.
  • Dạy học vừa sức, cá biệt hóa.
  • Vận dụng phối hợp nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học mới để phát huy tính tích cực, tự giác trong tư duy của học sinh… Câu 9
  • Tình huống trên thể hiện sự hạn chế trong năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học, giáo dục.
  • Năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học, giáo dục:
  • Đó là khả năng “thâm nhập” vào thế giới bên trong của trẻ, hiểu biết tường tận về nhân cách của chúng cũng như năng lực quan sát tinh tế những biểu hiện tâm lý của học sinh trong dạy học.
  • Họ tỏ ra có sức sống dồi dào, các hoạt động tâm lý bộc lộ mạnh mẽ.
  • Dốc sức mình để làm những việc ưa thích.
  • Ngang bướng… Nhược điểm: Dễ nổi nóng, dễ bị kích động, dễ bốc, dễ xẹp Kiểu khí chất ưu tư (kiểu thần kinh Yếu). Ưu điểm:
  • Nhạy cảm, tinh tế
  • Suy nghĩ thận trọng trước khi làm một việc nào đó vì vậy có thể lường trước được các hậu quả
  • Nhẫn nại trong những việc bình thường, đơn điệu
  • Ít cởi mở nhưng tình cảm lại sâu bền, tế nhị
    • Kết luận:
    • Mỗi kiểu khí chất trên có mặt mạnh, mặt yếu. Trên thực tế ở con người có những loại khí chất trung gian bao gồm nhiều đặc tính của 4 kiểu khí chất trên.
    • Khí chất của cá nhân có cơ sở sinh lí thần kinh nhưng khí chất mang bản chất xã hội, chịu sự chi phối của các đặc điểm xã hội, biến đổi do rèn luyện và giáo dục *** Lấy ví dụ** khi giao tiếp hay khi giao việc đối với các kiểu khí chất trên. **Câu 11
  • Trình bày đặc điểm của hoạt động học tập và hoạt động vui chơi**
  • Mối quan hệ giữa hoạt động học tập và hoạt động vui chơi của học sinh tiểu học:
  • Độ tuổi tiểu học là độ tuổi mới bước từ tuổi mẫu giáo (độ tuổi chơi là chính) sang độ tuổi tiểu học (độ tuổi học là chính đi cạnh đó là hoạt động vui chơi)
  • Hai hoạt động học và hoạt động chơi đều có vai trò rất quan trọng đối với các em, đối với lứa tuổi này trong học có chơi và trong chơi có học.
  • Trong hoạt động học thầy/cô thường sử dụng phương pháp trò chơi (một trong các phương pháp đổi mới của dạy học ở tiểu học) vậy qua trò chơi có chủ đích của thầy/cô, thầy/cô sẽ hình thành kiến thức, kỹ năng mới ở học sinh
  • Trong hoạt động học, thầy/cô giúp các em nắm bắt được những kiến thức, kỹ năng như qua các hoạt động trải nghiệm, vui chơi, đây chính là một trong các phương pháp tạo sự hứng thú, chú ý của các em khi học… Vậy với độ tuổi tiểu học, có thể thấy nhu cầu vui chơi của các em vẫn rất lớn, các em học qua vui chơi vì vậy thầy/cô cần tổ chức, hướng dẫn các em vui chơi, học qua trò chơi, qua trải nghiệm để các em phát triển nhận thức, hình thành nên tư tưởng, thái độ hành vi tích cực ở các em.
  • Lấy ví dụ về hoạt động học và hoạt động chơi cùng có mục tiêu giúp học sinh hiểu được kiến thức. Câu 12
  • Trình bày khái niệm Tri giác
  • Chỉ ra các đặc điểm về tri giác của học sinh Tiểu học và phân tích
  • Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và không mang tính chủ định
  • Tri giác của học sinh ở các lớp đầu bậc tiểu học tiểu học thường gắn với hành động, với hoạt động thực tiễn của trẻ
  • Tri giác của học sinh tiểu học mang tính xúc cảm
  • Tri giác không gian và thời gian của học sinh tiểu học còn hạn chế đặc biệt là tri giác thời gian
  • Tri giác của học sinh tiểu học phát triển trong quá trình học tập theo hướng ngày càng chính xác hơn, đầy đủ hơn, phân hoá rõ ràng hơn, có chọn lọc hơn.
  • Tri giác của học sinh tiểu học có mục đích và có phương hướng rõ ràng khi các em ở lớp 4, 5. *Các phương pháp và kết luận sư phạm
  • Phương pháp dạy học để phát triển tri giác
  • Phương pháp trực quan, hình ảnh, bắt tay chỉ việc : Sử dụng các tài liệu, đồ cụ, bài hát, trò chơi và hoạt động tương tác mà kích thích các giác quan như thị giác, màu sắc, hình ảnh, âm thanh tạo hứng khởi cho học sinh (lứa tuổi này là lứa tuổi thích màu sắc sặc sỡ, âm thanh vui nhộn…)
  • Kết luận sư phạm : Trong sự phát triển tri giác của học sinh tiểu học, giáo viên có vai trò rất lớn, họ không chỉ là người dạy kỹ năng nhìn mà còn hướng dẫn các em xem xét, không chỉ dạy các em nghe mà còn dạy trẻ biết lắng nghe, không chỉ cho trẻ nhận biết và gọi tên đối tượng mà còn dạy trẻ biết phát hiện ra những thuộc tính của đối tượng. Vì vậy việc tìm hiểu tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học và biết được các đặc điểm về tri giác của các em trong độ tuổi này sẽ giúp giáo viên thiết kế bài giảng, chọn những hình ảnh, âm thanh phù hợp, kích thích sự tri giác tích cực ở các em.