Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

các hạn chế của hiệp định giơ ne vơ, Schemes and Mind Maps of History

cái này về hiệp định giơ ne vơ ấy

Typology: Schemes and Mind Maps

2022/2023

Uploaded on 10/30/2024

nguyen-tien-dat-qp1161
nguyen-tien-dat-qp1161 🇻🇳

2 documents

1 / 3

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
1. Hạn chế của hiệp định giơ ne vơ
Hội nghị Giơnevơ 1954 về Đông Dương là một hội nghị quốc tế, với sự
tham gia của 9 bên. Các nước lớn đến Hội nghị để giải quyết hòa bình cuộc
chiến tranh Đông Dương với những động cơ không giống nhau, bao gồm
những mục đích riêng và cả những toan tính cho một ván cờ mới. Hội nghị
đã diễn ra rất phức tạp trong sự đấu tranh quyết liệt của đoàn đại biểu Chính
phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và sự dàn xếp của các nước lớn. Ngày 21-
7-1954, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được ký kết. Hiệp định này
cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc chiến tranh, lập lại hoà bình
ở Đông Dương, đáp ứng nguyện vọng hoà bình của nhân dân Việt Nam và
nhân dân thế giới.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một hội nghị quốc tế với sự tham dự của
nhiều cường quốc đã công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam,
Lào và Campuchia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Nhìn chung, các nước châu Á, kể cả Trung Quốc, khi tới hội nghị này không
được coi là có vai trò bình đẳng với các nước phương Tây. Họ tham dự Hội
nghị không mang ý nghĩa là được sự thừa nhận của các nước khác. Nhưng
cuối cùng những nguyên tắc về chủ quyền quốc gia dân tộc đã được thừa
nhận. Cùng với những giá trị được khẳng định, Hội nghị Giơnevơ cũng còn
một số điểm hạn chế:
- Lẽ ra việc đàm phán để kết thúc chiến tranh phải là công việc chủ yếu giữa
các lực lượng kháng chiến ở Đông Dương với Pháp. Nhưng trật tự thế giới
hai cực và cục diện chiến tranh lạnh đã chi phối kết quả việc giải quyết cuộc
chiến tranh bằng một hội nghị quốc tế, với sự tham gia của nhiều cường
quốc với những lợi ích khác nhau.
- Hội nghị đã quyết định những vấn đề có liên quan đến các lực lượng kháng
chiến ở Lào và Campuchia mà không có sự tham gia của các chính phủ
kháng chiến ở hai nước này.
- Việc xác định ranh giới quân sự tạm thời và phân chia khu vực tập kết
chuyển quân ở Việt Nam không phải vĩ tuyến 13 hay 16 theo phương án đấu
tranh của Việt Nam, mà là vĩ tuyến 17. Việt Nam phải bỏ lại toàn bộ vùng
giải phóng khu V và nhiều vùng tự do phía Nam vĩ tuyến 17 làm vùng tập
kết, chuyển quân cho Pháp. Ở Lào, lực lượng kháng chiến chỉ được một
vùng tập kết gồm hai tỉnh Sầm Nưa và Phôngxalỳ. Lực lượng kháng chiến
Campuchia phải phục viên tại chỗ.
- Thời hạn tổng tuyển cử để thống nhất nước Việt Nam không phải là 6
tháng như phương án của Việt Nam, mà là 2 năm.
pf3

Partial preview of the text

Download các hạn chế của hiệp định giơ ne vơ and more Schemes and Mind Maps History in PDF only on Docsity!

  1. Hạn chế của hiệp định giơ ne vơ Hội nghị Giơnevơ 1954 về Đông Dương là một hội nghị quốc tế, với sự tham gia của 9 bên. Các nước lớn đến Hội nghị để giải quyết hòa bình cuộc chiến tranh Đông Dương với những động cơ không giống nhau, bao gồm những mục đích riêng và cả những toan tính cho một ván cờ mới. Hội nghị đã diễn ra rất phức tạp trong sự đấu tranh quyết liệt của đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và sự dàn xếp của các nước lớn. Ngày 21- 7-1954, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được ký kết. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương, đáp ứng nguyện vọng hoà bình của nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một hội nghị quốc tế với sự tham dự của nhiều cường quốc đã công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, Lào và Campuchia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Nhìn chung, các nước châu Á, kể cả Trung Quốc, khi tới hội nghị này không được coi là có vai trò bình đẳng với các nước phương Tây. Họ tham dự Hội nghị không mang ý nghĩa là được sự thừa nhận của các nước khác. Nhưng cuối cùng những nguyên tắc về chủ quyền quốc gia dân tộc đã được thừa nhận. Cùng với những giá trị được khẳng định, Hội nghị Giơnevơ cũng còn một số điểm hạn chế:
    • Lẽ ra việc đàm phán để kết thúc chiến tranh phải là công việc chủ yếu giữa các lực lượng kháng chiến ở Đông Dương với Pháp. Nhưng trật tự thế giới hai cực và cục diện chiến tranh lạnh đã chi phối kết quả việc giải quyết cuộc chiến tranh bằng một hội nghị quốc tế, với sự tham gia của nhiều cường quốc với những lợi ích khác nhau.
    • Hội nghị đã quyết định những vấn đề có liên quan đến các lực lượng kháng chiến ở Lào và Campuchia mà không có sự tham gia của các chính phủ kháng chiến ở hai nước này.
    • Việc xác định ranh giới quân sự tạm thời và phân chia khu vực tập kết chuyển quân ở Việt Nam không phải vĩ tuyến 13 hay 16 theo phương án đấu tranh của Việt Nam, mà là vĩ tuyến 17. Việt Nam phải bỏ lại toàn bộ vùng giải phóng khu V và nhiều vùng tự do phía Nam vĩ tuyến 17 làm vùng tập kết, chuyển quân cho Pháp. Ở Lào, lực lượng kháng chiến chỉ được một vùng tập kết gồm hai tỉnh Sầm Nưa và Phôngxalỳ. Lực lượng kháng chiến Campuchia phải phục viên tại chỗ.
    • Thời hạn tổng tuyển cử để thống nhất nước Việt Nam không phải là 6 tháng như phương án của Việt Nam, mà là 2 năm.
  • Về việc thi hành, trên thực tế Hiệp định Giơnevơ chỉ được thực hiện một phần: chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương; tập kết, chuyển quân theo khu vực và thời gian quy định. Việc tổng tuyển cử thống nhất nước Việt Nam đã không thể thực hiện do chính sách can thiệp và xâm lược của Mỹ, và do vậy, một cuộc chiến tranh mới cũng bắt đầu. Rõ ràng là Hiệp định Giơnevơ chưa phản đầy đủ thắng lợi của nhân dân Việt Nam nói riêng, nhân dân ba nước Đông Dương nói chung trên chiến trường và xu thế của cuộc chiến tranh. Cả Việt Nam, Lào và Campuchia đều có phần thiệt thòi do sự chi phối của xu thế hoà hoãn và sự thoả hiệp của các nước lớn. Tại Hội thảo quốc tế Chiến thắng Điện Biên Phủ - 50 năm nhìn lại (4-2004), nữ luật gia người Pháp (Laury Anne Bellessa) nhận xét: "Nếu chúng ta đi sâu vào chi tiết các cuộc thương lượng, chúng ta sẽ nhận thấy rằng các điều khoản của Hiệp định chỉ để nhằm làm thoả mãn các cường quốc Vì muốn bảo vệ quyền lợi của mình ở khu vực Đông Nam Á mà các cường quốc đã tự quy định phần lớn các điều khoản trong hiệp định, không cần tính đến phản ứng của các nước Đông Dương. Không còn sự lựa chọn nào khác, các nước Đông Dương phải nhượng bộ trước các áp lực rất lớn này Thắng lợi trên thực địa nhưng tại bàn Hội nghị, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà không thể khai thác được thế mạnh quân sự của mình". Còn Hugues Tertrais), giáo sư Đại học Pentéon Sorbone Paris 1, khẳng định: "Năm 1954, chiến thắng của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã phần nào bị ngăn trở do sức nặng của thời kỳ "hoà hoãn đôi bên". Theo ông, "tuy có chiến thắng Điện Biên Phủ, Việt Nam đã tham gia vào nhóm các đất nước bị chia cắt - Triều Tiên và Đức là những nước bị chia cắt trầm trọng. Quả thực Việt Nam trở lại với hiện trạng xưa (statu quo ante), hiện trạng của năm 1945: Việt Nam và cả Đông Dương đã từng bị chia cắt ở vĩ tuyến 16; năm 1954, sau một cuộc đàm phán ngắn ngủi, Việt Nam lại bị phân chia mà giới tuyến là vĩ tuyến 17". Tóm lại, kết quả của cuộc đàm phán chưa ngang tầm với thắng lợi của nhân dân Việt Nam trên chiến trường, mà đã có những nhân nhượng. Bối cảnh Đông Dương và quốc tế lúc đó cũng không cho phép ba dân tộc ở Đông Dương tiếp tục kháng chiến để giành thắng lợi quân sự cao hơn nữa. Nhưng đấu tranh ngoại giao là thế. Việt Nam từ rừng núi đi thẳng tới Giơnevơ, rất thiếu kinh nghiệm, chưa nắm được quyền chủ động hoàn toàn. Các Chính phủ kháng chiến Lào và Campuchia không được dự hội nghị.