Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Investment Plan for Building a Coffee Processing Factory in Quang Tri Province, Vietnam, Papers of Economics

The investment plan for building a coffee processing factory in Quang Tri Province, Vietnam. The factory is expected to meet the necessary conditions for coffee production, including natural resources, infrastructure, and human resources. The factory aims to produce 10,000 tons of high-quality coffee beans per year for both domestic consumption and export. information on the project team, the market demand for coffee, and the production technology and costs.

Typology: Papers

2020/2021

Uploaded on 10/29/2021

nguyen-khanh-huyen
nguyen-khanh-huyen 🇻🇳

1 document

1 / 92

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
LẬP DỰ ÁN ĐẦU XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN
XUẤT CÀ PHÊ ĐAKRONG
NHÓM: TRÀ XANH
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f
pf20
pf21
pf22
pf23
pf24
pf25
pf26
pf27
pf28
pf29
pf2a
pf2b
pf2c
pf2d
pf2e
pf2f
pf30
pf31
pf32
pf33
pf34
pf35
pf36
pf37
pf38
pf39
pf3a
pf3b
pf3c
pf3d
pf3e
pf3f
pf40
pf41
pf42
pf43
pf44
pf45
pf46
pf47
pf48
pf49
pf4a
pf4b
pf4c
pf4d
pf4e
pf4f
pf50
pf51
pf52
pf53
pf54
pf55
pf56
pf57
pf58
pf59
pf5a
pf5b
pf5c

Partial preview of the text

Download Investment Plan for Building a Coffee Processing Factory in Quang Tri Province, Vietnam and more Papers Economics in PDF only on Docsity!

LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN

XUẤT CÀ PHÊ ĐAKRONG

TÓM TẮT

Tên đề tài: “Lập dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất cà phê ĐaKông tại Quảng Trị” Nhóm thực hiện: S03 – Trà Xanh Thành viên thực hiện và mã số sinh viên: Nguyễn Thị Khánh Huyền– 118170163 Đỗ Tú– 118170213 Phan Hải– 118170152 Lớp: 17QLCN Với quá trình phát triển công nghiệp nhanh chóng của tỉnh Quảng Trị, ngành sản xuất cà phê đang đứng trước một cơ hội rất lớn để phát triển và đi lên. Sự phát triển mạnh mẽ của các mặt hàng xuất về mặt số lượng và chất lượng khiến sản xuất cà phê ở đây được nâng cao. Bên cạnh đó, việc xuất khẩu còn phải đi kèm với những quy định khắt khe về môi trường khiến các loại nguyên liệu xuất khẩu trở thành các sản phẩm tiềm năng cho quá trình phát triển. Cà phê là một trong các sản phẩm như vậy, với tính hữu dụng và thân thiện môi trường, cà phê đang là lựa chọn hàng đầu cho rất nhiều thức uống trên cả nước nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng. Qua những đánh giá, nhìn nhận và tính toán, chúng ta có thể thấy rằng dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất cà phê ĐaKrông với tổng mức đầu tư có lãi vay và thuế VAT là hơn 164 tỷ đồng, đi vào khai thác trong vòng 15 năm là một dự án mang ý nghĩa rất lớn không những về mặt kinh tế mà còn về mặt xã hội cho tỉnh Quảng Trị. Dự án được đề xuất và tính toán dựa trên các quy định của Nhà nước, căn cứ Pháp luật và dựa trên các nhìn nhận, khảo sát thực tế. Dự án thể hiện tính hiệu quả về tài chính cũng như đóng góp vào một phần ngân sách của tỉnh, đáp ứng nhu cầu cho xuất khẩu cà phê trong thời điểm hiện nay.

PREFACE

Coffee is an industrial crop used for main production and export in our country. With the development of the economy, people's demand for coffee is increasing day by day. The construction and expansion of coffee processing factories is essential for the export market. Realizing that Quang Tri province meets all the necessary conditions to build a coffee processing factory such as raw materials, natural climatic conditions, roads and infrastructure to build a coffee factory. the coffee. Through the process of researching and researching, we decided to choose the topic "Establish an investment project to build a Dakrong coffee processing factory in Quang Tri province". The objective of the study is to demonstrate the feasibility of the project, its ability to bring profits to investors and the socio-economic efficiency the project can bring. We would like to thank the lecturers of the Faculty of Project Management - University of Science and Technology - University of Danang and especially Mr. Truong Ngoc Son, Mr. Pham Anh Duc and Ms. Nguyen Thi Thao Nguyen for teaching. , very dedicated guide for us to complete the topic. During the completion of the project, we have tried to apply the knowledge we have learned and apply the practical experience to complete the project well, but there are still inevitable shortcomings that we hope for your understanding. We welcome your comments to improve the project. Danang, 9th^ Junly, 2019 Performer Sign Team S

MỤC LỤC

  • GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN
    • 1.GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN:
    • 2.GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ:
      1. CĂN CỨ PHÁP LÝ HÌNH THÀNH DỰ ÁN......................................................
  • CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐẦU TƯ
    • 1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN
      • 1.1.1 Điều kiện tự nhiên:
      • 1.1.2 Chính Trị - Pháp Luật
      • 1.1.3 Điều kiện kinh tế:
      • 1.1.4 Văn hoá xã hội:
    • 1.2 Phân tích thị trường cà phê Việt Nam
      • 1.2.1.Tình hình sản xuất:
      • 1.2.2 Tiêu thụ:
      • 1.2.3.Diễn biến giá:
    • 1.3. Dự báo nhu cầu sản xuất:
      • 1.3.1. Sự phát triển của ngành sản xuất cà phê:
      • 1.3.2 Dự báo nhu cầu trong tương lai:
    • 1.4. Mục tiêu của dự án:
    • 1.5 Tầm quan trọng của dự án:
  • THIẾT BỊ CỦA DỰ ÁN CHƯƠNG 2: HÌNH THỨC ĐẦU TƯ, CƠ CẤU SẢN PHẨM, CÔNG SUẤT VÀ
    • 2.1 HÌNH THỨC ĐẦU TƯ
    • 2.2 MÔ TẢ SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN..................................................................
      • 2.2.1 Các tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng của sản phẩm
      • 2.2.2 Hình thức bán sản phẩm
    • 2.3 QUY TRÌNH SẢN XUẤT
      • 2.3.1 Dây chuyền sản xuất cà phê nhân:
      • Phương pháp chế biến khô
      • 2.3.2 Dây chuyền công nghệ sản xuất cà phê rang xay
    • 2.4 XÁC ĐỊNH CÔNG SUẤT CỦA DỰ ÁN
      • 2.4.1. Các căn cứ lựa chọn công suất của dự án
      • 2.4.2. Công suất thiết kế của dự án........................................................................
      • 2.4.3. Công suất thực tế của dự án
    • 2.5 CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀ MÁY MÓC THIẾT BỊ
      • 2.5.1 Chuyển giao công nghệ, đào tạo và trợ giúp kỹ thuật
      • 2.5.2 Mô tả máy móc và liệt kê trang thiết bị
    • 2.6 NGUYÊN LIỆU ĐẦU VÀO
      • 2.6.1. Phân loại và lựa chọn nguyên liệu cho dự án
      • 2.6.2. Nguồn cung cấp nguyên vật liệu
    • 2.7 CƠ SỞ HẠ TẦNG
      • 2.7.1 Hệ thống giao thông
      • 2.7.2 Hệ thống cung cấp điện
      • 2.7.3 Hệ thống cung cấp nước
      • 2.7.4 Hệ thống thông tin liên lạc
      • 2.7.5 Hệ thống phòng cháy và chữa cháy
  • CHƯƠNG 3: LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN
    • 3.1 Nguyên tắc lựa chọn địa điểm
    • 3.2 Phân tích lựa chọn địa điểm
      • 3.2.1 Phân tích phương án lựa chọn địa điểm
      • 3.2.2 Mô tả địa điểm xây dựng dự án
  • CHƯƠNG 4. NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH VỀ CÔNG NGHỆ VÀ KỸ THUẬT
    • 4.1.Thiết kế và bố trí công trình.............................................................................
      • 4.1.1.Thiết kế công trình chính phụ
      • 4.6.2. Phân tích lựa chọn phương án tổng mặt bằng
      • dựng chủ yếu 4.6.3. Danh mục các công trình, hạng mục công trình và khối lượng công tác xây
    • 4.2 Kết cấu hạ tầng công trình
      • 4.2.1. Giải pháp kiến trúc, kết cấu
      • 4.2.3. Giải pháp đường giao thông nội bộ
      • 4.2.4. Giải pháp cấp điện
      • 4.2.5. Hệ thống cấp nước
    • 4.3 Đánh giá tác động môi trường của dự án:
      • 4.3.1 Tác động của môi trường đến với dự án.......................................................
      • 4.3.2 Giải pháp khắc phục
  • CHƯƠNG 5: CỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ NHÂN SỰ
    • 5.1 LỰA CHỌN HÌNH THỨC TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN
      • 5.1.1 Chủ đầu tư
      • 5.1.2 Ban Quản lý dự án
      • 5.1.3 Trưởng Bộ phận Kế hoạch
      • 5.1.4 Trưởng Bộ phận Kỹ thuật
      • 5.1.5 Trưởng Bộ phận Thi công
      • 5.1.6 Giám sát Kỹ thuật
      • 5.1.7 Giám sát Thi công.........................................................................................
    • 5.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ VẬN HÀNH DỰ ÁN
      • 5.2.1 Ban giám đốc
      • 5.2.2 Phòng Tài Chính:
      • 5.2.3 Phòng kế hoạch:
      • 5.2.4 Phòng Sản Xuất:
      • 5.2.5 Phòng Nhân sự:
    • 5.3 DỰ KIẾN NHÂN SỰ VÀ CHI PHÍ NHÂN LỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN
      • 5.3.1 Dự kiến nhân sự và cơ cấu lao động.............................................................
      • 5.3.2 Chế độ làm việc của người lao động
      • 5.3.3. Dự tính tổng quỹ lương hàng năm...............................................................
      • 5.3.4 Bảo hiểm xã hội:
      • 5.3.5 Tiền phụ cấp nhà máy..................................................................................
      • 5.3.6 Tổng tiền lương và các chi phí khác phải chi
    • 5.4 PHƯƠNG THỨC TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO TẠO NHÂN SỰ.....................
      • 5.4.1 Phương thức tuyển dụng nhân sự
      • 5.4.2 Kế hoạch đào tạo phát triển nhân sự
  • CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH..................................................................
    • 6.1. CƠ SỞ TÍNH TOÁN
    • 6.2 DỰ TÍNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG
      • 6.2.1 Dự tính tổng mức đầu tư...............................................................................
      • 6.2.2 Phương pháp xác định tổng mức đầu tư:
      • 6.2.3 Tiến độ thực hiện dự án
      • 6.2.4 Dự kiến nguồn vốn đáp ứng
    • VÒNG ĐỜI DỰ ÁN VÀ XÁC ĐỊNH DÒNG TIỀN CỦA DỰ ÁN 6.3 LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH DỰ KIẾN CHO TỪNG NĂM TRONG
      • 6.3.1 Dự tính doanh thu từ hoạt động của dự án
      • 6.3.2 Dự tính chi phí sản xuất................................................................................
      • 6.3.2 Dự trù lãi – lỗ................................................................................................
      • 6.3.3 Xác định dòng tiền của dự án
    • 6.4 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN
      • 6.4.1 Xác định suất chiết khấu của dự án
      • 6.4.2Khả năng trả nợ của dự án
    • CÁC YẾU TỐ KHÁCH QUAN 6.4.PHÂN TÍCH DỰ ÁN TRONG TRƯỜNG HỢP CÓ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA
      • 6.4.1.Đánh giá mức an toàn khi thay đổi giá bán sản phẩm
      • 6.4.2.Đánh giá mức an toàn của dự án khi thay đổi công suất
      • 6.4.3.Đánh giá mức an toàn của dự án khi thay đổi giá nguyên vật liệu
  • CHƯƠNG 7: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI
    • 7.1. MỘT SỐ TÁC ĐỘNG VỀ MẶT XÃ HỘI
      • 7.1.1.Tác động đến phân phối thu nhập và công bằng xã hội
      • 7.1.2. Tác động đến lao động và việc làm
      • 7.1.3. Đóng góp vào ngân sách nhà nước
    • 7.2. TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
  • KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
      1. KẾT LUẬN
      1. KIẾN NGHỊ
  • Bảng 1. 1 Sản lượng cà phê sản xuất tại Việt Nam (2010-2019)
  • Bảng 1. 2 Sản lượng xuất khẩu cà phê (2013-2020)
  • Bảng 1. 3 Sản lượng chế biến cà phê Việt Nam
  • Bảng 1. 4 Nhu cầu tiêu thụ cà phê qua các năm
  • Bảng 1. 5 Dự báo nhu cầu xuất khẩu cà phê (2021-2026)
  • Bảng 1. 6 Bảng dự báo nhu cầu tiêu thụ cà phê 2021-
  • Bảng 1. 7 Phân tích đối thủ cạnh tranh
  • Bảng 1. 8 Phân tích ma trận SWOT của Tổng công ty cà phê Việt Nam
  • Bảng 2. 1 Kế hoạch sản xuất dự kiến của dự án
  • Bảng 2. 2 Hệ thống các máy móc thiết bị
  • Bảng 2. 3 Sản lượng nguyên liệu đầu vào
  • Bảng 3. 1 Định hướng đầu tư các khu công nghiệp ở Tỉnh Quảng Trị
  • Bảng 3. 2 So sánh KCN Quán Ngang và KCN Tây Bắc Hồ Xá
  • Bảng 4. 1 Hạng mục xây dựng chủ yếu
  • Bảng 4. 2 Hệ thống thiết bị chính của quá trình sản xuất
  • Bảng 4. 3 Các thiết bị phụ và phụ trợ
  • Bảng 4. 4 Phân bố các phòng ban
  • Bảng 4. 5 Nhu cầu sử dụng điện
  • Bảng 5. 1 Bảng tổng hợp số lượng nhân sự tại công ty
  • Bảng 5. 2 Bảng mô tả nhân sự tại phân xưởng sản xuất cà phê nhân
  • Bảng 5. 3 Bảng mô tả nhân sự tại phân xưởng sản xuất cà phê rang xay
  • Bảng 5. 4 Các khoản trích theo lương
  • Bảng 6. 1 Tổng hợp tổng mức đầu tư bao gồm lãi vay
  • Bảng 6. 2 Mức giá bán sản phẩm
  • Bảng 6. 3 Nguyên giá, thời gian khấu hao tài sản cố định và phân bổ chi đầu tư
  • Bảng 6. 4 Các mức trích BHYT, BHXH, KPCĐ, BHTN
  • Bảng 6. 5 Phân tích ảnh hưởng của giá bán
  • Bảng 6. 6 Phân tích ảnh hưởng của công suất đến dự án
  • Bảng 6. 7 Phân tích ảnh hưởng của giá nguyên vật liệu đến dự án
  • Hình 1. 1 Vị trí các khu công nghiệp, kinh tế của tỉnh Quảng Trị PHỤ LỤC HÌNH ẢNH
  • Hình 1. 2 Biểu đồ sản lượng cà phê sản xuất được qua các năm (2010-2020)
  • Hình 1. 3 Niên vụ xuất khẩu 2018/2019
  • Hình 1. 4 Phân tích phần trăm thị trường tiêu thụ cà phê tháng 11/2019
  • Hình 1. 5 Biểu đồ sản lượng cà phê xuất khẩu qua các năm(2013-2020)
  • Hình 1. 6 Biểu đồ nhu cầu tiêu thụ cà phê tại Việt Nam (2011-2020)
  • Hình 1. 7 Biểu đồ giá cà phê năm
  • Hình 1. 8 Biểu đồ dự báo nhu cầu tiêu thụ cà phê năm (2021-2030)
  • Hình 1. 9 Biểu đồ dự báo nhu cầu xuất khẩu cà phê năm (2021-2030)
  • Hình 2. 1 Cà phê rang xay
  • Hình 2. 2 Cà phê nhân
  • Hình 2. 3 Sơ đồ quy trình chế biến cà phê nhân
  • Hình 2. 4 Dây chuyền công nghệ cà phê rang xay
  • Hình 2. 5 Hệ thống phân loại cà phê
  • Hình 3. 1 Vị trí lô đất xây dựng tại KCN Quán Ngang
  • Hình 4. 1 Phương án bố trí mặt bằng
  • Hình 4. 2 Sơ đồ cấp nước...........................................................................................
  • Hình 5. 1. Mô hình tổ chức quản lý dự ánThiết bị...................................................
  • Hình 5. 2 Sơ dồ cơ cấu tổ chức tại doanh nghiệp
  • Hình 6. 1 Cơ cấu tổng mức đầu tư bao gồm lãi vay.................................................
  • Hình 6. 2 Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn của dự án
  • Hình 6. 3 Doanh thu hòa vốn của dự án
  • Hình 6. 4 Công suất hòa vốn của dự án
  • Hình 6. 5 Kế hoạch trả nợ của dự án

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN

1.GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN:

Tên dự án: “Lập dự án đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến cà phê Đa Krông”

  • Chủ đầu tư: Tổng công ty cà phê Việt Nam
  • Đại diện chủ đầu tư: Chi nhánh Tổng công ty cà phê Việt Nam tại Quảng trị
  • Cơ quan quyết định đầu tư: Tổng công ty cà phê Việt Nam
  • Hình thức quản lý và thực hiện dự án : ban QLDA tổ chức quản lý
  • Nguồn vốn: tự có và vốn thương mại.
  • Khách hàng mục tiêu: xuất khẩu cà phê nhân chất lượng lượng và cà phê đã qua chế biến người dân trong khu vực miền Trung và cả nước.
  • Hình thức đầu tư: Đầu tư mới.
  • Vốn điều lệ của Vinacafe :1,150 tỷ đồng
  • Tổng mức đầu tư (có VAT): 164 , 439 , 850 nghìn đồng
  • Vốn vay thương mại ( 60 ,2%): 99 ,000, 000 nghìn đồng
  • Vòng đời dự án: 15 năm.
  • Tổng diện tích khu đất : 12 ,000 m² 2.GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ: Tổng công ty cà phê Việt Nam Địa chỉ: Số 211- 213 - 213A Trần Huy Liệu, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh Điện thoại: (84-28) 62943954 Fax: (84-28) 54495513 Email: info@vinacafe.com.vn & itvinacafe@vinacafe.com.vn Website: http://www.vinacafe.com.vn
  • Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ban hành ngày 23 tháng 06 năm 2014 và các văn bản hướng dẫn bổ sung, thực hiện.
  • Luật phòng cháy chữa cháy số 40/2013/QH13 ban hành ngày 22 tháng 11 năm 2013.
  • Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế số 106/2016/QH13 ngày 06 tháng 04 năm 2016.
  • Luật Bảo hiểm xã hội số 5 0 /VBHN - VPQH ngày 10 tháng 12 năm 201 8.
  • Nghị định 44/2015/NĐ – CP ngày 30 tháng 06 năm 2015quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng.
  • Nghị định 59/2015/NĐ – CP ngày 18 tháng 06 năm 2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
  • Nghị định 18/2015/NĐ – CP ngày 15 tháng 2 năm 2015 về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
  • Nghị định 46/2015/NĐ – CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
  • Nghị định 146/2017/NĐ – CP thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2015 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
  • Nghị định số 90/2019NĐ-CP về mức lương tối thiếu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
  • Nghị định số 139/2016/NĐ-CP ngày 04/10/2016 của chính phủ quy định về lệ phí môn bài
  • Thông tư 01/2017/TT – BXD hướng dẫn việc xác định và quản lý chi phí khảo sát xây dựng phục vụ lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, khảo sát phục vụ lập quy hoạch xây dựng và các công tác khảo sát khác có liên quan trong hoạt động đầu tư xây dựng.
  • Thông tư số 209/2016/TT-BTC Quy định mức thu, chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng chi phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng , phí thẩm định và thiết kế cơ sở.
  • Thông tư số 258/2016/TT-BTC Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định phê duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy.
  • Thông tư số 210/2016/TT-BTC Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định thiết kế kỹ thuật, phí thẩm định dự toán xây dựng.
  • Thông tư số 329/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2015 của chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
  • Thông tư số 09/2016/TT-BTC quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước.
  • Thông tư số 45/2018/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
  • Quyết định 79/QĐ – BXD ngày 15 tháng 2 năm 2017 của Bộ Xây Dựng công bố định mức chi phí về quản lý dự án và tư vấn xây dựng công trình.
  • Quyết định số 837/QĐ-UBND ngày 24/4/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án tái canh và phát triển bền vững cây cà phê trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017-2020, tính đến năm 2025.
  • Quyết định số 44/QĐ-BXD ngày 14/01/2020 về việc Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2018.
  • Quyết định số 648/QĐ-BCT về điều chính mức giá bản lẻ điện bình quân và quy định giá bán điện.

Nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ 20 - 25 °C, tháng 7 cao nhất còn tháng 1 thấp nhất. Mùa mưa diễn ra từ tháng 9 đến tháng 1, với lượng mưa trong thời gian này chiếm khoảng 75-85% tổng lượng mưa cả năm. Theo số liệu thống kê trong 98 năm có 75 cơn bão đổ bộ vào khu vực Bình Trị Thiên, bình quân 0,8 cơn bão/năm ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Trị, có năm không có bão, nhưng lại có năm liên tiếp 2-3 cơn bão đổ bộ trực tiếp. Ảnh hưởng tai hại nhất là bão gây ra gió xoáy giật kèm theo mưa to dài ngày (2-5 ngày) gây ra lũ lụt nghiêm trọng. c. Địa hình Do cấu tạo của dãy Trường Sơn, địa hình Quảng Trị thấp dần từ Tây sang Đông, Đông Nam và chia thành 4 dạng địa hình: vùng núi cao phân bố ở phía Tây từ đỉnh dãy Trường Sơn đến miền đồi bát úp; vùng trung du và đồng bằng nhỏ hẹp chạy dọc tỉnh; kế đến là vùng cát nội đồng và ven biển. Do địa hình phía Tây núi cao, chiều ngang nhỏ hẹp nên hệ thống sông suối đều ngắn và dốc.

  • Địa hình núi cao. Phân bố ở phía Tây từ dãy Trường Sơn đến miền đồi bát úp, chiếm diện tích lớn nhất, có độ cao từ 250-2000 m, độ dốc 20- 300. Địa hình phân cắt mạnh, độ dốc lớn, quá trình xâm thực và rửa trôi mạnh. Địa hình vùng núi có thể phát triển trồng rừng, trồng cây lâu năm và chăn nuôi đại gia súc. Tuy nhiên phần lớn địa hình bị chia cắt mạnh, sông suối, đèo dốc nên đi lại khó khăn, làm hạn chế trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, mạng lưới điện... cũng như tổ chức đời sống xã hội và sản xuất. Tuy nhiên có tiềm năng thủy điện nhỏ khá phong phú.
  • Địa hình gò đồi, núi thấp. Là phần chuyển tiếp từ địa hình núi cao đến địa hình đồng bằng, chạy dài dọc theo tỉnh. Có độ cao từ 50-250m, một vài nơi có độ cao trên 500 m. Địa hình gò đồi, núi thấp (vùng gò đồi trung du) tạo nên các dải thoải, lượn sóng, độ phân cắt từ sâu đến trung bình. Khối bazan Gio Linh - Cam Lộ có độ cao xấp xỉ 100 - 250 m dạng bán bình nguyên, lượn sóng thoải, vỏ phong hóa dày, khối bazan Vĩnh Linh nằm sát ven biển, có độ cao tuyệt đối từ 50-100m. Địa hình gò đồi, núi thấp thích hợp cho trồng cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu, cây ăn quả lâu năm.
  • Địa hình đồng bằng. Là những vùng đất được bồi đắp phù sa từ hệ thống các sông, địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao tuyệt đối từ 25-30 m. Bao gồm đồng bằng Triệu Phong được bồi tụ từ phù sa sông Thạch Hãn khá màu mỡ; đồng bằng Hải Lăng, đồng bằng sông Bến Hải tương đối phì nhiêu. Đây là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, nhất là sản xuất lúa ở các huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh, Vĩnh Linh.
  • Địa hình ven biển. Chủ yếu là các cồn cát, đụn cát phân bố dọc ven biển. Địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc phân bố dân cư. Một số khu vực có địa

hình phân hóa thành các bồn trũng cục bộ dễ bị ngập úng khi có mưa lớn hoặc một số khu vực chỉ là các cồn cát khô hạn, sản xuất chưa thuận lợi, làm cho đời sống dân cư thiếu ổn định.^1 d. Thuỷ văn Quảng Trị có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, mật độ trung bình 0,8-1 km/km^2. Do đặc điểm địa hình bề ngang hẹp, có dãy Trường Sơn núi cao ở phía Tây nên các sông của Quảng Trị có đặc điểm chung là ngắn và dốc. Toàn tỉnh có 12 con sông lớn nhỏ, tạo thành 03 hệ thống sông chính là sông Bến Hải, sông Thạch Hãn và sông Ô Lâu (Mỹ Chánh). Hệ thống suối.Phân bố dày đặc ở vùng thượng nguồn. Các thung lũng suối phần lớn rất hẹp, độ dốc lớn tạo ra nhiều thác cao hàng trăm mét và phân bậc phức tạp. Nhìn chung, hệ thống sông suối của Quảng Trị phân bố đều khắp, điều kiện thủy văn thuận lợi cung cấp nguồn nước dồi dào phục vụ cho sản xuất và đời sống, đồng thời có tiềm năng thủy điện cho phép xây dựng một số nhà máy thuỷ điện với công suất vừa và nhỏ. e. Tài nguyên đất Đất nông nghiệp. Có diện tích là 301, 993 .75 ha, chiếm 63.62% tổng diện tích đất tự nhiên. Bình quân đất nông nghiệp/người là 4,770 m^2. Trong đó:

  • Đất sản xuất nông nghiệp.Có diện tích 79, 556 .86 ha, chiếm 16.76%, bình quân đất sản xuất nông nghiệp/người là 1,257 m^2. Phần lớn đất sản xuất nông nghiệp là đất trồng cây hàng năm với diện tích 50, 950 .17 ha, chiếm 64.04% đất sản xuất nông nghiệp (trong đó đất lúa 29, 643 .08 ha, đất cây hàng năm khác 21.177,78 ha, đất cỏ dùng vào chăn nuôi 129,31 ha). Đất trồng cây lâu năm có 28, 606 .69 ha, chiếm 35 .96% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, chủ yếu trồng cao su, cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả...
  • Đất lâm nghiệp có rừng: Có diện tích là 219, 638 .85 ha, chiếm 72.73% diện tích đất nông nghiệp, trong đó đất rừng sản xuất 101, 631 .02 ha, rừng phòng hộ 62, 664. 45 ha, rừng đặc dụng 55, 343 .38 ha. Đất phi nông nghiệp. Diện tích có 41, 421. 31 ha, chiếm 8.73% tổng diện tích đất tự nhiên, bao gồm:
  • Đất ở. Diện tích 7, 129 .18 ha, chiếm 17.2% diện tích đất phi nông nghiệp, trong đó đất ở tại đô thị 1, 516 .67 ha, đất ở tại nông thôn 5, 612 .51 ha. (^1) Tổng quan về Quảng Trị - Songoaivu.quangtri.gov

phân bố rải rác, không tập trung và có những vùng còn bom mìn chưa được rà phá. Do đó để cải tạo, khai thác đưa vào sử dụng được trong các ngành kinh tế cần có đầu tư vốn lớn và kỹ thuật, thuỷ lợi, rà phá bom mìn... Thuận Lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên: Thuận lợi:

  • Quảng Trị nằm ở vị trí là điểm giao thoa giữa 2 miền nam - bắc, có tuyến quốc lộ 1A, tuyến đường sắt ( Bắc - Nam ) chạy qua, có tuyến đường xuyên Á ( Quốc lộ 9 ) nối từ cảng Cửa Việt đến Lao Bảo, La Lay, qua Lào và Thái Lan... tạo cho Quảng Trị có nhiều thuận lợi, để mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học và công nghệ trong nước và quốc tế.
  • Có 75 km bờ biển, ngoài khơi có đảo Cồn Cỏ với ngư trường rộng lớn, nguồn lợi hải sản phong phú; có các cửa biển, cảng cá, cảng hàng hoá cho phép phát triển tổng hợp kinh tế biển.
  • Tài nguyên đất đai có nhiều nhóm, loại đất và với các tiểu vùng khí hậu đặc thù cho phép để phát triển tập đoàn sinh vật phong phú. Đặc biệt Quảng Trị có quỹ đất bazan tương đối lớn rất thuận lợi để phát triển ổn định cây công nghiệp dài ngày như: Cao su, hồ tiêu, cà phê....
  • Tài nguyên khoáng sản đa dạng phong phú, tuy không có trữ lượng lớn nhưng có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh, đặc biệt sản xuất vật liệu xây dựng, titan, ...
  • Là vùng đất cách mạng với nhiều di tích lịch sử, di tích kết hợp danh lam thắng cảnh ( biển, rừng ), cửa khẩu... tạo cho tỉnh phát triển một số loại hình du lịch của như: du lịch quá cảnh mua sắm, nghỉ dưỡng, tắm khoáng nóng; thăm quan văn hóa - lịch sử, hoài niệm chiến trường; du lịch sinh thái biển, rừng... Những khó khăn, hạn chế:
  • Khí hậu khắc nghiệt là nơi hội tụ nhiều yếu tố bất lợi như lũ, lụt, bão, hạn hán, cát bay, nhiễm mặn, gió khô nóng... đã gây thiệt hại không nhỏ cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
  • Địa hình phức tạp và chia cắt mạnh gây khó khăn trong việc đầu tư khai hoang, cải tạo đồng ruộng và bố trí cơ sở hạ tầng. Chất lượng đất nhiều khu vực xấu do hiện tượng nhiễm mặn, xói mòn rửa trôi và sa mạc hóa.
  • Hệ thống các sông, suối dốc, thảm tực vật suy giảm hạn chế đến khả năng điều tiết nguồn nước ( đặc biệt trong mùa khô ) và bảo vệ môi trường.
  • Vị trí xa các trung tâm kinh tế lớn, nguồn tài nguyên đa dạng nhưng trữ lượng nhỏ, phân tán hạn chế đến khả năng phát triển và thu hút đầu tư.
  • Chiến tranh vẫn còn để lại những hậu quả rất nặng nề đối với con người và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh; gây khó khăn trong đầu tư phát triển cũng như thiệt hại cho người và tài sản của Nhà nước và nhân dân. 1.1.2 Chính Trị - Pháp Luật Chính sách định hướng chung, nhằm định hướng cho ngành hàng cà phê Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh, phát triển bền vững theo hướng nâng cao giá trị gia tăng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành hàng cà phê Việt Nam đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Quy hoạch phát triển ngành hàng cà phê Việt Nam đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030: Diện tích 2020 là khoảng 500 ngàn ha, đến năm 2030 là 477 ngàn ha, sản lượng 2020 là 1,1 triệu tấn, Công suất chế biến đến 2020 là 125.000 tấn, và năm 2030 là 135 ,000 tấn, kim ngạch xuất khẩu 2020 đạt 2. 1 - 2 .2 tỷ USD và 2030 sẽ trên 2 .2 tỷ USD.^2 Tính đến cuối năm 2020, thống kê của Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị cho thấy, diện tích trồng mới và tái canh cây cà p ở địa phương chỉ đạt 490ha/800ha, chiếm 61% so với kế hoạch. Trong đó năm 2017 diện tích tái canh là 137ha, năm 2018 diện tích tái canh là 150ha, năm 2019 là 82ha và năm 2020 là 121ha. Nguyên nhân có nhiều nhưng chủ yếu là do những năm gần đây, giá cà phê xuống thấp dẫn đến người trồng cà phê càng làm càng lỗ nên không mặn mà trong việc trồng mới và tái canh diện tích cà phê già cỗi, thoái hóa.^3 1.1.3 Điều kiện kinh tế: Công nghiệp, xây dựng không ngừng được mở rộng, mạng lưới thương mại, dịch vụ cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người dân. Tốc độ tăng trưởng, giá trị xuất bình quân 5 năm (2015-2020) là 16.02% đạt chỉ tiêu nghị quyết Đảng bộ huyện đề ra. Thương mại dịch vụ tăng 14.79%. Tổng sản lượng trên địa bàn tăng 1.9. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 1,800 tỷ đồng. Toàn tỉnh có 346,287 nghìn người trong độ tuổi lao động, chiếm khoảng 57.5% dân số, số người trong độ tuổi lao động tăng thêm bình quân mỗi năm khoảng 3, 000 – 4 ,000 người.^4 (^2) Chính sách định hướng chung cho nghành cà phê Việt Nam – ctnncoffee.com (^3) Đề án tái canh cà phê Quảng Trị - nongnghiep.vn (^4) Đảng Bộ Tỉnh Quảng Trị - tinhuyquangtri.vn