






Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
Bộ câu hỏi và đáp án giải chi tiết các câu hình sự 2 phục vụ cho sinh viên học tập và ôn tập
Typology: Exams
1 / 11
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
1. Dấu hiệu hậu quả được quy định là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP tội bức tử ( Điều 130).
7. Lỗi ở tội giết người chỉ có thể là lỗi cố ý trực tiếp. Sai. Vì: lỗi cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp.Lỗi cố ý gián tiếp trong trường hợp người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có khả năng nguy hiểm đến tính mạng của người khác ,thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra nhưng để đạt được mục đích của mình người phạm tội có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra hay nói cách khác,họ có ý thức chấp nhận hậu quả đó (nếu xảy ra). Điều đó có nghĩa là trong ý thức chủ quan của mình, người phạm tội hoàn toàn không có ý định tước đoạt tính mạng của người khác, mà họ chỉ thực hiện hành vi phạm tội với thái độ bỏ mặc cho hậu quả muốn đến đâu thì đến.. Trực tiếp: Cầm dao đâm thẳng vào tim/cắt đứt cổ/...... với ý chí làm cho người đó chết. Gián tiếp: Cầm dao đâm bừa vào người, trúng đâu thì trúng, bỏ mặc hậu quả và ý chí là mong muốn người đó chết. Hay lỗi gián tiếp
15. Hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình chỉ cấu thành tội hành hạ người khác. Sai. Vì: hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình mà khiến người đó tự sát thì sẽ cấu thành tội bức tử hoặc tội điều 185 23. Trong mọi trường hợp, cán bộ, công chức nhà nước bị tước đoạt tính mạng thì đều được xác định là đối tượng của tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân( Điều 84). Sai. Vì: cấu thành tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân gồm: - Hành vi khách quan là hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, quyền tự do thân thể của con người. đối tượng của hành vi là công chức, viên chức, bộ đội, công an, người dân bình thường, người nước ngoài. - Lỗi cố ý, với mục đích chống chính quyền nhân dân. Như vậy, nếu cán bộ, công chức nhà nước bị tước đoạt tính mạng mà không phải vì mục đích chống chính quyền nhân dân thì trường hợp này cán bộ công chức bị tước đoạt tính mạng không phải là đối tượng của tôi khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân.
25. Người có hành vi giao cấu với trẻ em có thể bị truy cứu TNHS về tội hiếp dâm trẻ em. Đúng. TH1: 13 <= tuổi<16: có hành vi giống tội hiếp dâm (điều 140) thì đc coi là tội Đ TH2: 13 < tuổi: chỉ quan hệ tình dục hoặc giao cấu mà ko đòi hỏi có thủ đoạn phạm tội như ở tội hiếp dâm (tội hiếp dâm trẻ em Đ142) 27. Mọi trường hợp cố ý gây thương tích cho người khác dẫn đến hậu quả chết người, người phạm tội đều bị xét xử theo khoản 4 Điều 134 BLHS Sai. Người phạm tội chỉ cố ý với việc gây thương tích cho nạn nhân còn đối với hậu quả chết người dọa hành vi của họ gây ra thì lỗi của họ là lỗi vô ý (gây thương tích: lỗi cố ý; chết người: lỗi vô ý)
Sai. Vì: tình tiết giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người này phải thoả mãn các điều kiện sau:
Vì nếu đối tượng giao cấu là trẻ em từ đủ 13 đến chưa đủ 16 tuổi thì là tôi giao cấu với trẻ em. Nếu giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi thì là phạm phạm tội hiếp dâm trẻ em bất kể là người phạm tội có cần thủ đoạn trong tội hiếp dâm và vì vậy người phạm tội bị xử lý theo điều 141 BLHS
59. Mọi trường hợp dùng lựu đạn để giết người đều được coi là phạm tội giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người. Sai. Vì: Tình tiết giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người này phải thoả mãn các điều kiện sau:
5. Nhanh chóng tẩu thoát không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội cướp giật tài sản( Điều 171) Đúng. Vì: hành vi chiếm đoạt tài sản ở tội cướp giật tài sản có 2 dấu hiệu đó là dấu hiệu công khai và dấu hiệu nhanh chóng. Trong đó dấu hiệu nhanh chóng phản ánh thủ đoạn thực hiện hành vi chiếm đoạt của người cướp giật tài sản. đó là thủ đoạn lợi dụng sơ hở của chủ tài sản nhanh chóng tiếp cận, nhanh chóng chiếm đoạt tài sản và nhanh chóng lẩn tránh. Và nhanh chóng tẩu thoát chỉ là thủ đoạn nhanh chóng lẩn tránh của kẻ cướp giật chứ không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. 10. Mọi trường hợp chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên mà có sự gian dối, thì đều bị coi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Sai. Vì: không phải mọi trường hợp chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên mà có sự gian dối, thì đều bị coi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. mà cũng có thể cấu thành tội khác tùy vào từng trường hợp cụ thể như tội lừa dối khách hàng
hay lạm dụng chiếm đoạt tài sản. Ví dụ như tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. điều này phụ thuộc vào sự gian dối trong ý thức chủ quan của người phạm tội có khi nào. Trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản sự gian dối có từ ban đầu. Do hành vi gian dối nên người phạm tội mới có được tài sản. còn sẽ có thể cấu thành tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản khi ý thức gian dối hình thành sau khi người phạm tội đã có được tài sản do hợp đồng ngay thẳng.
11. Mọi hành vi đe doạ dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác đều bị coi là hành vi phạm tội cướp tài sản. Sai. Hành vi đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản chỉ cấu thành tội cướp tài sản khi đe dọa sẽ dùng vũ lực “ngay tức khắc”, sự đe dọa làm tê liệt ý chí chống cự người người bị đe dọa. Còn nếu sức mãnh liệt của sự đe dọa chưa Làm tê liệt ý chí chống cự mà chỉ khống chế ý chí của họ, người bị đe dọa có điều kiện suy nghĩ cân nhắc quyết định hành động thì không cấu thành tội cướp tài sản mà là tội cưỡng đoạt tài sản. Trong trường hợp người phạm tội cũng đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác nhưng không thực hiện ngay tức khắc thì có thể là tội cưỡng đoạt tài sản. Bởi trong tội cưỡng đoạt tài sản người phạm tội cũng có hành vi đó tuy nhiên mục đích để nhằm uy hiếp về mặt tinh thần. Đây là sự khác biệt về tính “ngay tức khắc” ở tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản 13. Tội cướp tài sản có thể có trường hợp phạm tội chưa đạt. Đúng. Tội cướp tài sản có CTTP hình thức tuy nhiên CTTP Hình thức có giai đoạn phạm tội chưa đạt , trong trường hợp người phạm tội chưa thực hiện được hành vi khách quan mà mới chỉ thực hiện hành vi đi liền trước và trong trường hợp chưa thực hiện hết các hành vi khách quan. Cụ thể trong tội cướp tài sản Đối với hành vi khách quan: thực hiện hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Dù người PT đã thực hiện hành vi khách quan, nhưng do điều kiện khách quan mà không diễn ra như ý muốn của người phạm tội, người bị tấn công không bị sao. Ví dụ: A cho thuốc gây mê vào cốc nước của B, ý định B uống để rồi A lấy dây chuyền vàng của B. Tuy nhiên, B đã không uống, nên A không thực hiện được hành vi tiếp theo của mình. Hoặc ví dụ Trong tội cướp ts là mới thực hiện hành vi đi liền trước (rút dao ra chưa kịp đe dọa đã bị bắt) 16. Mọi trường hợp công khai chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên đều bị coi là phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản Sai. Vì: cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên khi hành vi chiếm đoạt có tính công khai và hành vi này xảy ra trong hoàn cảnh chủ tài sản không có điều kiện ngăn cấm. Nếu cũng có dấu hiệu công khai chiếm đoạt tài sản đồng thời có dấu hiệu nhanh chóng: nhanh chóng tiếp cận, nhanh chóng chiếm đoạt tài sản và nhanh chóng lẩn tránh thì sẽ cấu thành tội cướp giật.
yếu tố cấu thành mới bị xử về tội cướp giật. Đồng thời chiếm đoạt tài sản một cách công khai còn là dấu hiệu của những tội khác như công nhiên chiếm đoạt tài sản.
42. Người có hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội trộm cắp mà có luôn luôn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản với vai trò người giúp sức. Sai. Nếu có thỏa thuận thì đồng phạm với vai trò giúp sức. Không có thỏa thuận và biết là tài sản do trộm cắp mà có thì xử lý về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Nếu không biết tài sản do trộm mà có thì không phạm tội. 57. Tất cả các tội xâm phạm sở hữu đều có mục đích tư lợi. Sai. Có hai nhóm tội: nhóm các tội có mục đích tư lợi và nhóm các tội không có mục đích tư lợi. Nhóm không có mục đích tư lợi gồm: tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản điều 143, tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của nhà nước điều 144, tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản điều 145. 62. Đe doạ giết người khác nhằm chiếm đoạt tài sản của họ thì bị xử lý về hai tội là tội đe doạ giết người và tội cướp tài sản. Sai. Vì hành vi đe dọa giết người chỉ là hành vi khách quan của tội cướp tài sản là công cụ phương thức nhằm mục đích làm tê liệt ý chí của nạn nhân để chiếm đoạt tài sản. mục đích cuối cùng là chiếm đoạt tài sản nên chỉ cấu thành tội cướp tài sản. + Hành vi của Đ là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. + Nhắc đến chiếm đoạt tài sản (bằng thủ đoạn mà người bị hại giao tài sản từ niềm tin của mình cho người có hành vi lừa đảo) + Đối tượng bị lừa: người bảo vệ chứ kp chủ nhân chiếc xe đạp (chủ sở hữu chiếc xe đã giao lại quyền chiếm hữu cho người bảo vệ, nên trong thời gian này người bảo vệ phải chịu trách nhiệm trông coi tài sản đó) TÌNH HUỐNG: A đang đi xe máy, B gọi A để cho đi nhờ & đang đi thì B thuyết phục A để mình lai A. A đồng ý để B lai khi đang đi trên đường thì B giả vờ rơi túi đồ và nhờ A xuống xe lấy giúp B. Nhân lúc đó B đã phóng chiếc xe máy của A đi. GIẢI: Trộm cắp: lén lút + chiếm đoạt tài sản đang có người quản lý
2. Hành vi buôn bán trái phép chất ma tuý qua biên giới có thể bị xét xử về tội buôn lậu Sai. Vì: đối tượng của tội buôn lậu là các loại hàng hóa, tiền Việt Nam , ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử văn hóa, hàng cấm. Trong đó, hàng hóa và hàng cấm ở tội này không bao gồm một số loại đã được quy định ở tội khác. Và ma túy đã được quy định tại chương XVIII BLHS nên không thuộc đối tượng của tội này. 4. Mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc của tội buôn lậu ( Điêu 153). Đúng Vì: dấu hiệu mục đích là một trong những dấu hiệu bắt buộc của tội buôn lậu đây là căn cứ để xác định tội. Nếu vận chuyển hàng hóa tiền tệ qua biên giới mà không có mục đích buôn bán kiếm lời thì sẽ không cấu thành tội buôn lậu mà cấu thành tội vận chuyển trái phép hàng hóa , tiền tệ qua biên giới ( điều 154). 8. Đối tượng của tội buôn bán hàng cấm là tất cả các loại hàng hoá mà Nhà nước cấm kinh doanh. Sai. Vì: đối tượng của tội buôn bán hàng cấm là hàng hóa nhà nước cấm kinh doanh nhưng không phải tất cả hàng hóa nhà nước cấm kinh doanh là đối tượng của tội này. Đó là những hàng hóa cấm kinh doanh và được quy định thuộc đối tượng của tội khác, như: ma túy, vũ khí... 9. Hành vi mua bán người trong trường hợp nạn nhân đồng ý để mình là đối tượng bị mua bán thì không phạm tội mua bán người ( Điều 119). Sai. Vì: trong quy định của điều luật chỉ quy định người nào mua bán người chứ không bắt buộc người đó không đồng ý. Như vậy, khi người phạm tội có hành vi mua bán người thì người bị mua bán có thể đồng tình và cũng có thể không đồng tình với việc mua bán bản thân mình. 14. Mọi trường hợp buôn bán hàng giả đều bị xử lý về tội buôn bán hàng giả.
6. Người phạm tội đưa hối lộ có thể được miễn trách nhiệm hình sự. Đúng. Vì: đó là trong hai trường hợp: Thứ nhất, người đó bị ép buộc đưa hối lộ và đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác. Thứ hai, người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, trường hợp này cũng có thể được miễn TNHS và được trả 1 phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ. 12. Người lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên là phạm tội tham ô tài sản. ( Điều 278) Sai. Vì : phải chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên và tài sản đó người phạm tội phải có trách nhiệm quản lý thì mới phạm tội tham ô. Ví dụ lợi dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tài sản của người khác sẽ phạm tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản điều 280. 26. Người có hành vi đưa tiền của cho người lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi thì bị xử lý về tội đưa hối lộ theo Điều 289 BLHS Sai. Vì: trong trường hợp này người có hành vi đưa tiền sẽ bị truy cứu TNHS với vai trò đồng phạm đối với tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi. 34. Nhân viên bảo vệ của cơ quan nhà nước luôn có thể là chủ thể của tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước. Đúng. Vì: tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của nhà nước đòi hỏi chủ thể phải là người có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của nhà nước. Trong đó nhân viên bảo vệ tài sản của cơ quan nhà nước có nhiệm vụ bảo quản bảo vệ tài sản của cơ quan nhà nước. Vậy nên nếu có hành vi cấu thành tội này thì có thể là chủ thể của tội này. 48. Chỉ người có chức vụ, quyền hạn mới có thể bị truy cứu TNHS về tội nhận hối lộ. Sai. Chủ thể của tội nhận hối lộ là chủ thể đặc biệt- là người có chức vụ quyền hạn. tuy nhiên người không có chức vụ quyền hạn vẫn có thể bị truy cứu TNHS về tội nhận hối lộ với vai trò đồng phạm người giúp sức, tổ chức hay xúi giục.
ví dụ cụ thể là người vợ có thể phải chịu tnhs về tội nhận hối lộ là đồng phạm với chồng nếu người đưa hối lộ đưa của hối lộ và người vợ biết rõ đó là của hối lộ nhưng vẫn nhận
54. Người không có chức vụ quyền hạn trong việc quản lý tài sản không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tham ô tài sản. Sai. Vì những người không có chức vụ quyền hạn trong việc quản lý tài sản cũng có thể bị truy cứu TNHS về tội tham ô với vai trò người đồng phạm, đó là tổ chức xúi giục giúp sức. 91. Người có chức vụ quyền hạn mà có hành vi chiếm đoạt tài sản là phạm tội tham ô tài sản Người có chức vụ quyền hạn nhưng đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình uy hiếp tinh thần người khác, chiếm đoạt tài sản của họ là phạm tội cưỡng đoạt tài sản