Download Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống phanh xe Hyundai Universe. Thiết kế mô hình hệ thống phanh, l and more Essays (university) Law in PDF only on Docsity!
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHANH XE
HYUNDAI UNIVERSE. THIẾT KẾ MÔ HÌNH HỆ
THỐNG PHANH, LÁI, TREO Ô TÔ
Ngành: KỸ THUẬT CƠ KHÍ
Chuyên ngành: CƠ KHÍ Ô TÔ
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Thắng
Sinh viên thực hiện: Ngô Minh Tường
MSSV: 19H1080140 Lớp: CO19CLCC
TP. HỒ CHÍ MINH, 2023
i
iii
iv
LỜI CẢM ƠN
Đề tài BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHANH XE HYUNDAI UNIVERSE là nội dung mà em đã nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp sau thời gian theo học tại Trường Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh. Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, em đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ quý thầy cô, anh chị đồng nghiệp, gia đình và bạn bè. Để luận văn thành công trọn vẹn, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến với: Khoa cơ khí, Trường Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đã tạo môi trường học tập và rèn luyện rất tốt, cung cấp cho em những kiến thức và kỹ năng bổ ích giúp em có thể áp dụng và thuận lợi thực hiện luận văn. Giảng viên hướng dẫn thấy Nguyễn Văn Thắng là người thầy tâm huyết, đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Thầy đã có những trao đổi, góp ý và theo dõi sát sao quá trình thực hiện để em có thể hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này. Tuy đã cố gắng thực hiện đề tài nhưng chắc chắn bài nghiên cứu còn nhiều thiếu sót do thiếu kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và anh chị. Em xin chân thành cảm ơn!
i
v
- Chương 1: Kết cấu – nguyên lý hoạt động của các loại phanh MỤC LỤC
- 1.1. Phanh tang trống
- 1.2. Phanh đĩa
- 1 .3. Hệ thống phanh dẫn động thủy lực
- 1.4. Hệ thống phanh dẫn động khí nén
- 1.5. Các loại hệ thống phanh hiện đại
- Chương 2: Hệ thống phanh khí nén trên xe Hyundai Universe
- 2.1. Tổng quan về hệ thống phanh
- 2.1.1. Giới thiệu
- 2.1.2. Ưu, nhược điểm của hệ thống phanh khí nén
- Universe 2.1.3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh khí nén trên xe Hyundai
- nén 2.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của những cụm chi tiết trong hệ thống phanh khí
- 2.2.1. Máy nén khí
- 2.2.2. Bộ xử lý không khí (máy hút ẩm)
- 2.2.3. Van phanh kép
- 2.2.4. Van phanh dừng
- 2.2.5. Cơ cấu phanh cầu trước và sau
- 2.2.6. Cụm phanh (Loại phanh tang trống)
- 2.2.7. Bầu phanh
- 2.2.7.1. Bầu phanh đơn
- 2.2.7.2. Bầu phanh kép
- 2 .2.8. Bộ điều chỉnh độ chùng tự động.........................................................................
- 2.2.9. Hệ thống guốc hãm
- 2.2.10. Các loại van và rờ-le
- 2.2.10.1. Van an toàn
- 2.2.10.2. Van một chiều
- 2.2.10.3. Van hai chiều
- 2.2.10.4. Van xả nhanh
- 2.2.10.5. Các bình chứa
- 2.2.10.6. Rờ-le van (relay valve) ii
- 2.2.10.7. Van xả tay
- 2.2.11. Hệ thống ABS
- Chương 3: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống phanh khí nén xe Hyundai Universe
- 3 .1. Khái niệm bảo dưỡng và sửa chữa ô tô
- 3.2. Kiểm tra chung về an toàn
- 3.3. Bảo dưỡng và sửa chữa
- 3.3.1. Máy nén khí
- 3.3.2. Bộ xử lý không khí (Máy hút ẩm)
- 3.3.3. Van phanh kép
- 3.3.4. Van phanh dừng
- 3.3.5. Các cụm phanh
- 3.3.6. Bầu phanh
- 3.3.7. Các bộ phận khác của hệ thống phanh
- 3.3.8. Hệ thống ABS/ASR
- 3.3.9. Hệ thống guốc hãm
- Chương 4 : Mô hình hệ thống phanh lá i treo của xe ô tô con
- 4.1. Mục đích
- 4.2. Chuẩn bị vật tư
- 4.3. Phương pháp c ắt
- 4.4. Cá c bước tiến hành hoàn thiện mô hình hệ thống phanh lá i treo
- 4.5. Qua mô hình thực tế thấy được rõ hơn cấu tạo hệ thống phanh l ái treo
- KẾT LUẬN
- TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Hình 1.1: Cấu tạo phanh tang trống................................................................................. DANH SÁCH HÌNH VẼ
- Hình 1 .2: Cấu tạo phanh đĩa
- Hình 1.3: Hệ thống phanh dẫn động thủy lực
- Hình 1.4: Sơ đồ hoạt động của phanh dẫn động thủy lực khi đạp phanh
- Hình 1.5: Sơ đồ hoạt động của phanh dẫn động thủy lực khi nhả phanh
- Hình 1.6: Hệ thống phanh dẫn động khí nén
- Hình 1.7: Sơ đồ hoạt động phanh dẫn động khí nén
- Hình 2 .1: Sơ đồ hệ thống phanh khí nén trên xe Hyundai Universe
- Hình 2.2: Máy nén khí hệ thống phanh khí nén
- Hình 2.3: Nguyên lý hoạt động của máy nén khí
- Hình 2.4: Bộ xử lý không khí
- Hình 2.5: Nguyên lý hoạt động của máy hút ẩm
- Hình 2.6: Cấu tạo van phanh kép trong hệ thống phanh khí nén
- Hình 2.7: Mặt kép van phanh kép
- Hình 2.8: Cấu tạo của phanh dừng
- Hình 2.9: Các đư ờng hơi của phanh dừng
- Hình 2.10: Cơ cấu phanh cầu trước
- Hình 2. 11 : Cơ cấu phanh cầu sau
- Hình 2.12: Cấu tạo cụm phanh tang trống....................................................................
- Hình 2.13: Cụm phanh
- Hình 2.14: Cấu tạo bầu phanh đơn
- Hình 2.15: Đường hơi bầu phanh kép
- Hình 2.16: Cấu tạo bâu phanh kép
- Hình 2.17: Khi thục hiện phanh tay..............................................................................
- Hình 2.18: Khi không thực hiện phanh
- Hình 2.19: Khi thực hiện phanh chân
- Hình 2.20: Cấu tạo bộ điều chỉnh độ chùng tự động
- Hình 2.21: Độ hiệu quả giữa tự động so với chỉnh tay
- Hình 2.22: Cấu tạo hệ thống guốc hãm iv
- Hình 2.23: Đèn báo và c ần chọn mức hãm
- Hình 2.24: Hoạt động của hệ thống guốc hãm
- Hình 2.25: Cấu tạo van an toàn
- Hình 2.26: Hoạt động của van an toàn
- Hình 2.27: Cấu tạo van một chiều
- Hình 2.28: Hoạt động của van một chiều
- Hình 2.29: Cấu tạo van hai chiều
- Hình 2.30: Cấu tạo van xả nhanh
- Hình 2.31: Hoạt động của van xả nhanh
- Hình 2.32: Bình chứa....................................................................................................
- Hình 2.33: cấu tạo van rờ-le
- Hình 2.34: Hơi điều khiển ép màng đẩy piston đi xuống
- Hình 2.35: Hơi điều khiển ngắt, khí nén xả ra ngoài
- Hình 2.36: Van xả tay
- Hình 2.37: Sơ đồ cấu tạo hệ thống ABS
- Hình 2.38: Cảm biến tốc độ bánh xe
- Hình 2.39: Van cuộn
- Hình 2.40: Van điều khiển áp suất
- Hình 3.1: Tự chẩn đoán l ỗi ở hệ thống ABS/ASR
- Hình 3.2: Kiểm tra lỗi ABS/ASR bằng mã chớp..........................................................
- Hình 3.3: Xóa lỗi ABS/ASR
- Hình 3.4: Truyền mã lỗi ABS/ASR
- Hình 3.5: Kiểm tra Hi-scan
- Hình 4.1: Hoàn thiện mô hình hệ thống treo độc lập
- Hình 4.2: Bộ phận giảm chấn đã cắt vỏ lộ cấu tạo bên trong
- Hình 4.3: Cắt xi lanh con của phanh bánh xe
- Hình 4.4: Mô hình hệ thống phanh, lái, treo ô tô
- Bảng 2.1: Đặc điểm kỹ thuật của cụm phanh DANH SÁCH BẢNG BIỂU
- Bảng 3 .1: Bảo dưỡng, sửa chữa máy nén khí
- Bảng 3 .2: Đặc điểm kỹ thuật bộ xử lý không khí
- Bảng 2 .3: Tiêu chuẩn bảo dưỡng của nhà sản xuất
- Bảng 3 .4: Hư hỏng bộ xử lý không khí
- Bảng 3 .5: Hư hỏng van phanh kép
- Bảng 3 .6: Đặc điểm kỹ thuật van phanh dừng
- Bảng 3 .7: Hư hỏng van phanh dừng
- Bảng 3 .8: Tiêu chuẩn và giới hạn các chi tiết trong cụm phanh
- Bảng 3 9 : Hư hỏng trong cụm phanh
- Bảng 3 10 : Hư hỏng trong các bầu phanh
- Bảng 3 11 : Những hư hỏng thường gặp trong hệ thống phanh
Luận Văn Tốt Nghiệp Ngô Minh Tường 2
- Cấu tao: Cơ cấu phanh đĩa bao gồm một đĩa thép được gắn cố định bằng bu lông trên moay ơ trục bánh xe, một giá đỡ (hay còn gọi là caliper hay cùm phanh) và các má phanh. Giá đỡ được gắn trên vỏ cầu nên nó sẽ cố định, trong khi đó đĩa phanh sẽ quay cùng với bánh xe. Trên giá đỡ có bố trí các xy lanh thủy lực và các má phanh. Khi người lái đạp phanh, piston sẽ di chuyển làm cho các má phanh ép sát vào đĩa phanh để thực hiện quá trình phanh. Một hệ thống phanh sử dụng cơ cấu phanh đĩa luôn đi kèm với hệ thống dẫn động phanh bằng thủy lực.
- Nguyên lý hoạt động: Người lái khi đạp và bàn đạp phanh sẽ làm tăng á p suất dầu trong các đường ống dầu và xi lanh của bánh xe, đẩy piston và má phanh ép vào đĩa phanh, tạo nên lực ma sát làm cho đĩa phanh và moay ơ bánh xe giảm dần tốc độ quay hoặc dừng lại theo yêu cầu của người lái. Khi người lái rới chân khỏi bàn đạp phanh, á p suất trong hệ thống dầu phanh giảm nhanh, nhờ sự biến dạng của vòng đệm kín dầu của piston làm cho piston và má Hình 3 .2: Cấu tạo phanh đĩa
Luận Văn Tốt Nghiệp Ngô Minh Tường 3 phanh rời khỏi đĩa phanh. 1. 3. Hệ thống phanh dẫn động thủy lực:
- Cấu tạo: Hệ thống bao gồm phanh trước là phanh đĩa, phanh sau có thể là phanh tang trống hoặc phanh đĩa và được nối với tổng phanh (xy lanh chính) thông qua các ống thủy lực. Các hệ thống khác được lắp thêm vào bao gồm phanh tay, bầu trợ lực và các hệ thống hỗ trợ phanh điều khiển điện tử ABS, EBD, ESP, TCS...
- Nguyên lý làm viêc:
- Khi đạp phanh: Khi cần giảm tốc độ xe hoặc dừng hẳn xe lại, người lái tác dụng vào bàn đạp phanh (1), thông qua cơ cầu dẫn động tác động lên piston (2) di chuyển trong xy lanh phanh chính (3) đẩy dầu vào hệ thống các đường ống dẫn (6) và đi đến các xy lanh bánh xe (7), dưới tác dụng của lực sinh ra do á p su ất dầu phanh trong hệ thống tác động lên các piston (4,5,9) xy lanh phanh bánh xe sẽ đẩy ra ngoài theo chiều mũi tên để tác dụng lên cơ cấu phanh (phanh tang trống hoặc phanh đĩa) thực hiện việc giảm tốc độ hoặc dừng hẳn xe. Thời gian và quãng đường xe bị giảm hoặc dừng hẳn phụ thuộc vào lực tác dụng lên bàn đạp phanh Hình 1.3: Hệ thống phanh dẫn động thủy lực
Luận Văn Tốt Nghiệp Ngô Minh Tường 5 phanh sẽ được nhả ra không còn tác dụng hãm hoặc dừng xe lại nữa.
1. 4. Hệ thống phanh dẫn động khí nén: - Cấu tạo: Hệ thống phanh khí nén là một loại hệ thống phanh dùng trên ô tô tải lớn và ô tô chở khách. Hệ thống phanh khí nén bao gồm: cơ cấu phanh và dẫn động phanh, hoạt động nhờ á p lực của khí nén, để điều khiển hệ thống phanh ô tô theo yêu cầu của người lái và đảm bảo an toàn giao thôn g khi vận hành trên đường. Cơ cấu phanh khí nén bao gồm có: Bàn đạp, máy nén khí, bình chứa khí nén, bộ điều chỉnh á p suât, van điều khiển, đồng hồ báo á p suất và bầu phanh bánh xe. - Nguyên lý hoạt động: Theo như sơ đồ hệ thống phanh khí nén. Khi xe khởi động, máy nén bắt đầu hoạt động nhằm cung cấp khí nén cho hệ thống phanh. Trường hợp bình chứa khí nén không đủ lượng khí theo yêu cầu, bánh xe sẽ khóa chặt lại. Đồng thời, bộ phận hãm phanh cũng được kích hoạt nhằm đảm bảo an toàn cho xe. Khi người lái đạ p phanh, ty đẩy khiến piston chuyển động nén lò xo và mở van khí nén, sau đó khí nén được chuyển từ bình chứa đến các bầu phanh. Lúc này, khí nén sẽ làm cho guốc phanh ép chặt vào má phanh và tang trống, tạo ra lực ma sát đủ lớn để giảm tốc và hãm xe. Hình 1.5: Sơ đHồì (^) nhho ạ1.6: Ht động cệ thủốa phanh dng phanh dẫn đẫn động thộng khí nénủy lực khi nhả phanh
Luận Văn Tốt Nghiệp Ngô Minh Tường 6 Khi người lái nhả chân phanh, lò xo cũng như piston điều khiển về lại vị trí cũ khiến van khí nén đóng lại. Đồng thời khí nén ở bầu phanh cũng được thoát hẳn ra ngoài. Cuối cùng, lò xo tại bầu phanh đàn hồi ngược lại, kéo guốc phanh ngược khỏi tang trống. Ngoài nguyên lý hoạt động cơ bản như trên, các xe có trọng tải lớn còn được lắp đặt thêm phanh khí xả. Bộ phận này sẽ kích hoạt khi xe đạt vận tốc 20km/h. Trong trường hợp phanh gấp, van điều chỉnh khí thải tự động ngắt, tạo ra á p suất lớn ở ống xả, tác động ngược lên piston giúp giảm tốc độ di chuyển của xe.
1. 5. Các loại hệ thống phanh hiện đại: - Phanh điện từ (Magnetic Brakes) Đây là một dạng của hệ thống phanh, từ trường được sinh ra bởi các nam châm vĩnh cửu được sử dụng để thực hiện phanh bánh xe. Đây là hệ thống phanh không có ma sát do đó sẽ không có sự mài mòn xảy ra, bên cạnh đó, cũng không có bất kỳ áp suất nào bên trong hệ thống phanh. Thời gian chậm tác dụng của hệ thống phanh điện từ rất ngắn do đó nó là một hệ thống phanh rất an toàn và tin cậy. Hình 1.7: Sơ đồ hoạt động phanh dẫn động khí nén
Luận Văn Tốt Nghiệp Ngô Minh Tường 8 Chương 2 : Hệ thống phanh khí nén trên xe Hyundai Universe 2.1. Tổng quan về hệ thống phanh: 2.1.1. Giới thiệu: Hệ thống phanh khí nén thường được sử dụng trên xe cơ giới hạng nặng như: xe tải, xe buýt, sơ mi rơ moóc, xe đầu kéo, container, xe khách hay các loại phương tiện cần lực phanh hãm rất lớn để giảm tốc và dừng xe. Hệ thống phanh khí nén toàn thời gian hiện đại được sử dụng trên xe Hyundai Universe đảm bảo an toàn phanh tối ưu nhằm đáp ứng quãng đường phanh và khoảng thời gian phanh ngắn nhất. 2 .1.2. Ưu, nhược điểm của hệ thống phanh khí nén:
- Ưu điểm:
- Phanh khí nén cung cấp không khí liên tục, do đó, ngay cả khi khí nén bị rò rỉ không đáng kể thì hoạt động của hệ thống phanh vẫn được duy trì.
- Các khớp nối ống dẫn khí trong hệ thống phanh khí nén dễ dàng tháo lắp hơn so với hệ thống phanh thủy lực.
- Hệ thống phanh hơi được thiết kế với khả năng đảm bảo xe vẫn dừng lại một cách an toàn, ngay cả khi bị khí nén bị rò rỉ.
- Hệ thống phanh khí nén an toàn hơn phanh thủy lực. Trong trường hợp khí nén mà bị rò rỉ ra bên ngoài chúng sẽ tự hãm lại.
- Nhược điểm:
- Hệ thống phanh khí nén có cấu tạo phức tạp, nhiều chi tiết hơn các phanh khác do vậy thường có giá cao hơn.
- Khi sử dụng phanh liên tục sẽ xuất hiện tình trạng nóng phanh, mất ma sát và có thể dẫn đến mất phanh, có nguy cơ gây ra va chạm.
- Hệ thống phanh khí nén này khá cồng kềnh và phức tạp hơn phanh thủy lực. Mặc dù vậy lại không được nhạy như phanh điện.
- Khi người điều khiển rà phanh liên tục thì phanh bị nóng nên, ma sát dần dần bị yếu dẫn đến hiện tượng mất phanh. Tình huống này thường xảy ra trong trường hợp xe
Luận Văn Tốt Nghiệp Ngô Minh Tường 9 di chuyển đường dài, đường đèo, đường dốc trong thời gian dài.
- Phanh quá nhạy cũng có thể gây tai nạn, phanh khí nén được thiết kế cho các xe có tải trọng lớn, các xe tải nặng hoặc container bị phanh cứng cầu sau thường để lại vết phanh kép lớn và trượt dài trên đường.
- Khi lái xe trong trời mưa hay trên đường trơn trượt, nếu người lái phanh gấp hay nhồi phanh quá nhiều lần sẽ rất dễ làm xe bị trượt ngang hoặc gập thân xe, đặc biệt là đối với các xe container. 2. 1 .3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh khí nén trên xe Hyundai Universe:
- Cấu tạo: 1.Máy nén khí 2.Rờ-le an toàn 3.Bộ hút ẩm 4.Bình hơi phụ 5.Bộ chia hơi một tầng 6.Bình hơi chính 7.Van phanh dừng 8.Van xả nhanh 9.Van phanh kép 10.Bầu Hình 4 .1: Sơ đồ hệ thống phanh khí nén trên xe Hyundai Universe