










Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
BẢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH BẢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Typology: Summaries
1 / 18
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
2.1.1.1 Bảng cân đối kế toán 2.1.1.1.1 Biến động tài sản ngắn hạn và dài hạn Nhận xét chung Biểu đồ cơ cấu tài sản Theo số liệu của Báo cáo tài chính của Tổng công ty SABECO trong giai đoạn 2019 - 2022. tổng tài sản của Tổng công ty vào năm 2022 đạt gần 34.465 tỷ đồng, tăng 7.500 tỷ đồng so với năm 2019, tức là tăng 27.8%. Quy mô của tổng tài sản đã được tăng lên và tăng chủ yếu là ở tài sản ngắn hạn. Vào năm 2022, tài sản ngắn hạn tăng 40,1% so với năm 2019, với giá trị tăng lên là 7.696 tỷ đồng, trong đó, tăng chủ yếu ở các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho, và tài sản ngắn hạn khác, giảm ở các khoản tiền và tương đương tiền và tài sản dở dang dài hạn. Điều này thể hiện doanh nghiệp đã mở rộng đầu tư, có đủ khả năng cung ứng cho nhu cầu của thị trường, có sức tăng trưởng tốt về doanh thu và có thêm nhiều khách hàng. Tài sản ngắn hạn
Về cơ cấu của tổng tài sản, tài sản ngắn hạn với giá trị là 13.07 tỷ đồng (năm
tư máy móc hiện đại, tăng năng lực sản xuất. Bên cạnh đó, các khoản đầu tư dài hạn tăng 52 tỷ đồng, tỷ trọng giảm 1,6%, cho thấy doanh nghiệp có mở rộng đầu tư công ty liên doanh. Tài sản dở dang dài hạn giảm 174 tỷ đồng, tỷ trọng giảm 0,7575%, thể hiện
2.1.1.1.2. Biến động nguồn vốn và nợ phải trả Nhận xét chung Về cơ cấu của tổng nguồn vốn và tỷ trọng nợ phải trả có xu hướng tăng dần qua các năm từ 2019 - 2022, tăng từ 4,22% (năm 2019) đến 6,55% (năm 2022) với giá trị của nợ phải trả là 9.874 tỷ đồng (2022). Điều này cho thấy SABECO không chỉ đang tập trung mở rộng kinh doanh, đầu tư vào tài sản cố định, mà còn sử dụng nhiều vốn vay để trả nợ nhằm thanh toán khoản Nợ ngắn hạn và Nợ dài hạn, qua đó giảm tổng nợ của công ty. Nguồn vốn Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn
Nguồn vốn chủ sở hữu trong cơ cấu nguồn vốn tăng dần qua 2 năm đầu giai đoạn và xuất hiện sự sụt giảm tỉ trọng ở 2 năm cuối, cụ thể năm 2019 là 74,46%, năm 2020 là 77,50%, năm 2021 là 74,11% và năm 2022 với 71,35%. Sự tăng trưởng cho thấy Sabeco đã làm rất tốt trong việc duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và chi trả các khoản nợ của mình, góp phần mở rộng quy mô cơ cấu công ty ngày càng lớn mạnh. Tuy nhiên, do ảnh hưởng hậu COVID-19, cũng như sự biến động về giá cả trong phân khúc bia bị ảnh hưởng bởi nhu cầu và mức sống chung, công ty cần chú ý về vấn đề duy trì nguồn vốn chủ sở hữu.
Nợ phải trả Biểu đồ nợ phải trả
Thay đổi tổng nợ (^) -10,55% 28,13% 25,11% Phân tích sơ bộ các cân đối tài chính Chi tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tài sản Tài sản ngắn hạn 19.164.602.511.633 71,08 19.513.381.452.440 71,28 22.877.033.322.264 75,04 26.860.224.573.663 77, Tài sản dài hạn 7.797.873.582.412^ 28,92^ 7.861.591.322.918^ 28,72^ 7.609.991.050.161^ 24,96^ 7.604.851.042.093^ 22, Tổng 26.962.476.094.045^ 100,00^ 27.374.972.775.358^ 100,00^ 30.487.024.372.425^ 100,00^ 34.465.075.615.756^ 100, Nguồn vốn Nợ ngắn hạn 6.087.830.053.039^ 22,58^ 5.173.043.219.872^ 18,90^ 7.258.020.535.153^ 23,81^ 9.213.862.412.096^ 26, Nợ dài hạn 798.398.984.642^ 2,96^ 986.653.164.558^ 3,60^ 634.218.134.111^ 2,08^ 660.367.284.267^ 1, Vốn chủ sở hữu 20.076.247.056.364^ 74,46^ 21.215.276.390.928^ 77,50^ 22.594.785.703.161^ 74,11^ 24.590.845.919.393^ 71, Trong giai đoạn 2019 - 2022, tài sản ngắn hạn của công ty luôn có giá trị lớn/nhỏ hơn nợ ngắn hạn, vốn lưu động có giá trị dương/âm thể hiện (công ty giữ vững quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, sử dụng đúng mục đích của nợ ngắn hạn. Khi cần hoàn trả nợ ngắn hạn, có thể bóc từ tài sản ngắn hạn để hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn không đủ để tài trợ cho tài sản ngắn hạn mà phải sử dụng một phần nợ dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn) Vốn chủ sở hữu của công ty có giá trị lớn/nhỏ hơn tài sản dài hạn, (đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn). (Nợ dài hạn và một phần vốn chủ sở hữu đã được sử dụng để chuyển vào tài trợ cho tài sản dài hạn. Nhìn từ góc độ an toàn tài chính thì điều này là an toàn, nhưng về hiệu quả lại không cao vì chi phí huy động nợ dài hạn và nguồn vốn chủ sở hữu sẽ rất lớn, dẫn đến chi phí vốn lớn, quay vòng vốn không đạt hiệu quả như kỳ vọng, chi phí tăng, hiệu quả giảm.)
2.1.1.2 Bảng báo cáo kết quả kinh doanh Biến động doanh thu, khả năng phát triển doanh thu Biểu đồ doanh thu Năm 2019, SABECO ghi nhận doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ là 38,133 tỷ đồng, trong khi đó năm 2020 và năm 2021 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ liên tục giảm khi giảm 9.998 tỷ đồng (26,22%) vào năm 2020 và tiếp tục giảm 1.557 tỷ đồng (3,5%) vào năm 2021 do đại dịch COVID-19 làm cho sản phẩm tiêu thụ giảm, cộng với việc bị tin đồn giả rằng SABECO bán cho Trung Quốc làm ảnh hưởng lớn đến việc bán hàng cũng như ảnh hưởng bởi nghị định 100 của Chính phủ về việc xử phạt nặng người tham gia giao thông sử dụng rượu bia, khu vực miền Trung sạt lở, các đối thủ cạnh tranh không lành mạnh ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng nhưng phần nào được bù đắp phần nào đó nhờ các đợt tăng giá trong năm. Trong khi đó sau khi kết thúc đại dịch COVID-19, nhu cầu tụ tập của người dân gia, tỷ trọng phân khúc cao cấp đại chúng cao hơn nhờ ra mắt sản phẩm phân khúc cao cấp là Saigon Chill đồng thời hệ thống kho hàng được cải thiện để tiết giảm các hoạt động không hiệu quả và hiệu suất được cải thiện từ 15 - 20% nên góp phần tạo ra cơ cấu sản phẩm tốt hơn nên doanh thu của SABECO đã tăng 8.657 tỷ đồng (33%).
Theo như biểu đồ có thể thấy, lợi nhuận gộp của SABECO trong giai đoạn 2019 đến 2022 chênh lệch rõ rệt khi lợi nhuận gộp công ty vẫn giảm sút vào thời kỳ COVID-19 và tăng trở lại vào giai đoạn năm 2022 cho thấy hiệu quả hoạt động của SABECO đã trở lại mạnh mẽ sau thời kỳ đại dịch thụt lùi. Cụ thể lợi nhuận gộp công ty giảm 1.049 tỷ (10,98%) vào năm 2020 và tiếp tục giảm 892 triệu đồng (10,49%) vào năm 2021 do chi phí nguyên vật liệu tăng cũng như tác động của việc trích lập dự phòng bao bì và chi phí cố định phải gánh cho việc doanh số giảm trong giai đoạn phong tỏa, ở năm 2022 lợi nhuận gộp công ty tăng trưởng mạnh mẽ 3.162 tỷ đồng (41,56%) do sản lượng và doanh thu thuần tăng, bù đắp cho việc chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng. Lợi nhuận ròng Biểu đồ lợi nhuận ròng
Năm 2019, lợi nhuận ròng của SABECO đạt 5.370 tỷ đồng tuy nhiên lợi nhuận ròng sụt giảm vào 2 năm 2020 và 2021 do lợi nhuận gộp giảm và chi phí quảng cáo, tiếp thị tăng khi sụt giảm lần lượt 433 triệu đồng (8%) vào năm 2020 và 1.007 tỷ đồng (20,4%) năm 2021. Tuy nhiên sau đó vào năm 2022 lợi nhuận ròng của công ty đã tăng trở lại cụ thể đạt 5.499 tỷ đồng, tăng 1.570 tỷ đồng (39,9%) so với năm 2021 nhờ doanh thu bán hàng, lợi nhuận gộp tăng cũng như sự hiệu quả của SABECO khi doanh nghiệp bước vào giai đoạn 2 của quá trình chuyển đổi tập trung vào 6 chiến lược chính: Sales, Brand/ Marketing, Production, Supply Chain, People, Unlock với sự hỗ trợ dự án SABECO 4.0. Biên lợi nhuận gộp Biên lợi nhuận gộp (%) = (Lợi nhuận gộp/ Doanh thu) x 100% Năm 2019 2020 2021 2022 Biên lợi nhuận gộp (%) 25,20 30,40 28,84 30. Theo bảng số liệu có thể thấy biên lợi nhuận gộp của SABECO vào năm 2020 có sự tăng trưởng so với năm 2019 mặc dù rơi vào thời kỳ COVID-19 công ty vẫn giữ được biên lợi nhuận là 30%. Điều này cho thấy dù rơi vào tình trạng khó khăn khi phải đối mặt với đại dịch nhưng SABECO vẫn hoạt động hiệu quả bằng những chương trình ra mắt
2.1.1.3 Bảng báo cáo dòng tiền của công ty Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện dòng tiền của công ty qua ba hoạt động bao gồm hoạt động kinh doanh, hoạt đồng đầu tư và hoạt động tài chính, trong đó, hoạt động kinh doanh là hoạt động chức năng cơ bản của công ty. Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 5.005.012.555.348 4.128.611.577.656 3.517.851.559.382 4.378.517.423. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư -4.109.043.881.626 -1.523.225.006.902 -1.223.348.339.323 -1.867.768.246. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 1.247.477.267.173 -3.995.120.583.696 -1.414.021.691.256 -2.047.707.382. Lưu chuyển tiền thuần trong năm -351.508.593.451 -1.389.734.012.942 880.481.528.803 463.041.793. Tiền và các khoản tương đương tiền 4.115.884.646.637 2.726.137.088.387 3.606.545.403.209 4.069.464.160. Biểu đồ lưu chuyển tiền thuần
Từ biểu đồ cho thấy dòng tiền của SABECO chủ yếu đến từ lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh. Liên tục qua các năm trong giai đoạn 2019 - 2022, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh đều dương, duy trì các hoạt động của công ty diễn ra liên tục, kéo theo các hoạt động khác như tài trợ, đầu tư. Tuy nhiên, do công ty tăng chi đầu tư, trả cổ tức cao dẫn đến lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư và tài chính âm, do đó, lưu chuyển tiền thuần trong năm 2019 và 2020 âm, năm 2021 và 2022 dương. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty đạt 5.005 tỷ đồng vào năm 2019, năm 2020 có giá trị 4.128 tỷ đồng, giảm 877 tỷ đồng (giảm 17,5%), năm 2021 có giá trị 3.517 tỷ đồng (giảm 14,8%), tuy nhiên, năm 2022 tăng nhẹ đến 4.378 tỷ đồng (tăng 24,4%). Sự biến động trong lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh chủ yếu do sự thay đổi trong dữ trữ hàng tồn kho, chính sách bán chịu và mua chịu của công ty ( khoản phải thu và khoản phải trả). Trong giai đoạn 2019 - 2022, công ty đã thực hiện tốt chính sách bán chịu, thu hồi tốt các khoản phải thu, khoản phải thu giảm xuống, năm sau ít hơn
Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Dòng tiền ra Tổng -14.531.675.142.674 100,00 -16.614.765.331.631 100,00 -18.489.381.012.650 100,00 -23.174.433.937.339 100, Tiền chi mua sắm, xây dựng tài sản cố định -268.997.916.043 1,85 -367.442.290.535 2,21 -329.541.012.650 1,78 -533.164.261.997 2, Tiền chi gửi tiền gửi có kỳ hạn -14.262.677.226.631 98,15 -16.247.323.041.096 97,79 -18.159.840.000.000 98,22 -22.641.269.675.342 97, Dòng tiền vào Tổng 4.848.741.500 0,05 1.440.687.000 0,01 3.485.470.000 0,02 4.266.273.000 0, Tiền thu từ thanh lý tài sản cố định 9.379.638.897.122 90,00 14.066.130.358.492 93,21 15.706.420.432.877 90,97 20.288.539.175.342 95, Tiền thu gửi tiền gửi có kỳ hạn 444.560.822.504 2, Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác 955.090.518.922 9,16 1.023.969.279.237 6,79 1.111.565.947.946 6,44 1.013.860.242.106 4, Tiền thu lãi tiền gửi và cổ tức 82.063.103.504^ 0, Mua công ty con gồm số dư tiền của công ty con mua về 4.848.741.500 0,05 1.440.687.000 0,01 3.485.470.000 0,02 4.266.273.000 0, Trong giai đoạn 2019 - 2022, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư của SABECO luôn có giá trị âm, chứng tỏ trong giai đoạn này công ty đang tích cực đầu tư, bỏ vốn: Năm 2019 có giá trị là -4.109 tỷ đồng, năm 2020 và 2021 có giá trị lần lượt là -1.523 và -1.223 tỷ đồng và năm 2022 có giá trị là -1.867 tỷ đồng. Trong giai đoạn này, công ty có dòng tiền ra chủ yếu ở hoạt động gửi tiền có kỳ hạn, chiếm phần lớn tổng dòng tiền ra của hoạt động đầu tư: 98,2% vào năm 2019 và
giảm 97,7% vào năm 2022. Bên cạnh đó, công ty còn mở rộng quy mô sản xuất, phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư mới thiết bị máy móc hiện đại, tạo nên một dòng tiền ra ở hoạt động mua sắm, xây dựng tài sản cố định và chỉ chiếm 1,8% (năm 2019) và tăng 2,3% (năm 2022). Dòng tiền vào của hoạt động đầu tư của SABECO đến chủ yếu từ tiền thu tiền gửi có kỳ hạn, tiền thu lãi tiền gửi và cổ tức. Năm 2019, tiền thu tiền gửi có giá trị là 9.379 tỷ đồng, chiếm 90,7% tổng dòng tiền vào và tăng lên 20.288 tỷ đồng (chiếm 95,2%) vào năm 2022. Tiền thu lãi tiền gửi là 995 tỷ đồng (9,5%) vào năm 2019 và tăng lên 1.013 tỷ đồng (4,8%) vào năm 2022.) Năm 2019, SABECO mua thêm công ty con là Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Lâm Đồng, công ty có thêm dòng tiền vào là số dư tiền của công ty con mua về là 82 tỷ đồng, chiếm 0,8% tổng dòng tiền vào của SABECO năm
Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Tiền thu từ đi vay 3.235.967.733.915^ 3.061.076.110.807^ 2.984.178.514.935^ 3.279.890.701. Tiền chi trả nợ gốc vay (3.346.479.516.980)^ (3.309.442.411.518)^ (3.301.893.636.020)^ (2.908.733.012.244) Tiền chi trả nợ gốc thuê tài chính (12.727.272.727) Tiền chi trả cổ tức (1.136.965.484.108)^ (3.734.027.010.258)^ (1.096.306.570.171)^ (2.418.865.072.091) Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 1.247.477.267.173 (3.995.120.583.696) (1.414.021.691.256) (2.047.707.382.716) Dựa vào bảng số liệu, chúng ta có thể thấy lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính của SABECO trong giai đoạn 2019 - 2022 phần lớn đều mang giá trị âm: Năm 2019 có giá trị là 1.247 tỷ đồng, năm 2020 và 2021 có giá trị lần lượt là -3.995 và -1. tỷ đồng và năm 2022 có giá trị là -2.074 tỷ đồng. Dòng tiền vào của công ty đến từ tiền thu từ đi vay và có xu hướng giảm dần qua từng năm: 3.235 tỷ đồng vào năm 2019, năm 2020 là 3.061 tỷ đồng, giảm 174 tỷ đồng, năm 2021 là 2.984 tỉ đồng, giảm 77 tỷ đồng và 3.279 tỷ đồng trong năm 2022, tăng 295 tỷ đồng so với năm 2021. Công ty chi tiền ra để trả nợ gốc vay và có giá trị lần lượt qua các năm là: 3.346 tỷ đồng (2019), 3.309 tỷ đồng