






















Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
jfh hfrt jfjfikdid fskjfkijfiwo nknfkwokjfjs nkdmjkiwejfwjf ksfkaifjqa
Typology: Lecture notes
1 / 30
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
On special offer
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT --------------***--------------
STT Họ tên MSSV Mức độ hoàn thành công việc 1 Ngô Võ Hồng Anh K224111377 100% 2 Nguyễn Thị Thu Hương K224060787 100% 3 Nguyễn Lê Hoàng Thiên K224070911 100% 4 Lâm Thảo Nhi K224070893 100% 5 Lý Nhật Huy K2240 40475 100% 6 Nguyễn Đức Phú K224070901 100%
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ··························································································· ··························································································· ··························································································· ··························································································· ··························································································· ··························································································· ··························································································· ··························································································· ··························································································· ··························································································· ··························································································· ··························································································· ··························································································· ··························································································· ··························································································· ··························································································· ··························································································· ··························································································· ··························································································· ··························································································· ··························································································· Điểm:...................................... Ký Tên
Phần 1 : PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Trong suốt bề dày lịch sử hình thành và phát triển của đất nước Việt Nam, giáo dục tồn tại, phát triển song song và luôn đóng một vai trò quan trọng như nền tảng để gây dựng nên nền văn hiến ngàn đời của dân tộc. Nếu giáo dục là cầu nối gắn kết tri thức với con người thì trường học chính là nơi được xây dựng để truyền đạt lại nguồn tri thức vô tận đó. Trường học là nơi kiến thức ở mọi lĩnh vực được truyền đạt, học hỏi và tiếp thu, là nơi học sinh, sinh viên được bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức, tác phong và nhân cách để trở thành một công dân có ích cho xã hội, cũng là giúp cho học sinh, sinh viên hình thành một trái tim nhân ái, giàu lòng vị tha. Tuy nhiên, trong môi trường giao lưu, trao đổi và gặp gỡ nhiều mối quan hệ mới, xung đột hay xích mích giữa học sinh, sinh viên là điều không thể tránh khỏi. Những mâu thuẫn đó, có thể chỉ là những cuộc cãi vã nhỏ giữa các em, cũng có thể lớn hơn và mở rộng thành hành vi nghiêm trọng hơn là bạo lực học đường. Bạo lực học đường lâu nay vẫn luôn là một vấn đề nhức nhối được cả xã hội quan tâm bởi tính chất cấp bách cần được quan tâm của nó. Hiện nay, trước tình trạng bạo lực học đường ngày càng diễn biến theo chiều hướng xấu, các phương thức bạo lực thay đổi từ đánh nhau bằng vũ lực, sức mạnh cá nhân đến sử dụng các vũ khí, công cụ hỗ trợ khác khiến cho mức độ của các vụ việc ngày càng nghiêm trọng và không hề có dấu hiệu thuyên giảm. Thêm vào đó, mức độ bị gây hại của nạn nhân và phương pháp xử lý các vụ việc đó cũng đặt ra nhiều vấn đề đáng quan tâm. Từ đó, hàng loạt các câu hỏi được đặt ra rằng: Thực trạng bạo lực học đường trong học sinh, sinh viên đang diễn ra như thế nào? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó? Đã có những giải pháp nào được đề ra hay những giải pháp mới nào nên được đề xuất để giải quyết vấn đề đó? Tình trạng đó ảnh hưởng thế nào đến học sinh, sinh viên hiện nay? Từ những lí do trên, nhóm chúng tôi khẳng định rằng “Ảnh hưởng của bạo lực học đường đối với học sinh, sinh viên” là vấn đề cấp thiết và cần được nghiên cứu kỹ càng. II. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của bạo lực học đường đối với học sinh, sinh viên. Khách thể nghiên cứu: Học sinh, sinh viên (Đã từng tham gia, chứng kiến, nghe qua hay không tham gia bạo lực học đường) III. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của bạo lực học đường đối với học sinh, sinh viên” với mục đích giúp người đọc hiểu rõ được thực trạng, nguyên nhân, hệ quả, đặc biệt là sức ảnh hưởng của bạo lực học đường đối với học sinh, sinh viên hiện nay, từ đó rút ra
Phần 2: NỘI DUNG I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Có thể nói văn hóa là một khái niệm đa nghĩa, tùy theo từng giai đoạn hoàn cảnh lịch sử khác nhau mà văn hóa được hiểu theo những cách khác nhau. Có thể hiểu văn hóa là văn học, những loại hình nghệ thuật dân tộc như thi ca, chèo, tuồng,... hay thông thường văn hóa được hiểu là lối sống bao gồm phong cách ăn mặc, ẩm thực, cách ứng xử, thậm chí là cả tri thức mà chúng ta tiếp nhận,... Ở bài tiểu luận này, chúng tôi sử dụng khái niệm văn hóa được định nghĩa là những chuẩn mực hành vi, chuẩn mực ứng xử đạo đức. Theo đó, có thể hiểu văn hóa là những hành vi, ứng xử hàng ngày của mỗi cá nhân từ cách nói chuyện đến cách đi đứng, hành động.
Học đường có thể hiểu là môi trường, không gian để mỗi học sinh, sinh viên có thể học tập, rèn luyện, cùng nhau sinh hoạt và là nơi đáp ứng quyền được học tập của mỗi cá nhân. Ở đây học sinh, sinh viên sẽ được giảng dạy, học tập những kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như xã hội, kinh tế, chính trị,... Bên cạnh đó, mỗi cá nhân cũng sẽ được rèn luyện cả về những phẩm chất đạo đức tốt đẹp như trung thực, thật thà, bản lĩnh,... và sức khỏe để trở thành một công nhân có ích cho xã hội. Không chỉ vậy, đây cũng là môi trường để học sinh, sinh viên có thể thỏa niềm đam mê của bản thân, là cơ hội để mỗi cá nhân thử sức trước khi bước ra đời.
Từ hai khái niệm ở trên, văn hóa học đường có thể hiểu là những chuẩn mực hành vi, ứng xử trong không gian trường học, là môi trường quan trọng hàng đầu trong việc giáo dục, giảng dạy, rèn luyện học sinh, sinh viên phát triển toàn diện về cả 4 mặt: đức
Bạo lực là hành vi sử dụng sức mạnh thể chất với mục đích gây thương vong, tổn hại đến một ai đó. Có thể nói bạo lực là những hành vi sử dụng sức mạnh vật lý để
thực hiện những hành vi gây tổn hại đến thể xác và tinh thần của người khác với những mức độ nặng nhẹ khác nhau. Có thể kể đến các hành động như đánh đập, tát mắng, xô đẩy, cào cấu, sử dụng vũ khí, ép buộc quan hệ tình dục,... Bạo lực không chỉ giới hạn giữa 2 cá nhân mà nó diễn ra trên một quy mô rộng lớn hơn nữa có thể là nhóm, cộng đồng, thậm chí là quốc gia với nhau. Khái niệm bạo lực xuất hiện khi các mối quan hệ giữa con người bắt đầu có mâu thuẫn và diễn ra xung đột. Và cho đến hiện nay bạo lực luôn là một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất bởi xã hội và đang được nỗ lực để ngăn chặn và giải quyết.
Theo khoản 5 Điều 2 Nghị định 80/2017/NĐ-CP đã định nghĩa bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập. Hiện nay, khái niệm “Bạo lực học đường” ngày được phổ biến rộng rãi đến mọi cá nhân đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên hiện nay - lứa tuổi dễ dàng tiếp cận và trải nghiệm nhất vấn đề này. Bạo lực học đường có thể hiểu theo nhiều lớp nghĩa nhưng nhìn chung có thể hiểu là những hành vi có chủ đích của người thực hiện nhằm gây ảnh hưởng một cách tiêu cực đến người khác cả về thể xác và tinh thần, được thực hiện thông qua lời nói hoặc hành động hoặc cả hai. Đây là một vấn đề trái với những quy định của pháp luật và vi phạm các chuẩn mực đạo đức của xã hội. Tuy nhiên, hiện nay bạo lực học đường ngày càng gia tăng và đa dạng hơn với sự xuất hiện nhiều biến dạng của bạo lực học đường như bạo lực mạng, bạo lực lạnh,... Điều đó đã đặt ra thách thức to lớn cho các nhà đứng đầu quốc gia về việc đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề này.
Sinh viên là những bạn trẻ lứa tuổi thường từ 16 đến 25 tuổi theo học ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp - nơi cung cấp cho họ những kiến thức chuyên sâu về một ngành nghề và những kỹ năng mềm nhằm định hướng, chuẩn bị cho công việc tương lai sau này. Bên cạnh đó, đây cũng là lứa tuổi vô cùng năng động, sáng tạo, dễ tiếp thu và nếu được định hướng tốt sẽ trở thành những công nhân tốt trong xã hội đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập quốc tế và chuyển đổi số hiện nay.
Theo cách hiểu thông thường, dư luận xã hội là tập hợp những ý kiến đến từ mỗi cá nhân về những vấn đề, những sự kiện, hiện tượng trong đời sống hàng ngày của chúng ta dưới dạng lời nói hay thông qua hình thức “comment”, “caption” trên các Hình 1 : Một số hình ảnh về bạo lực thể xác diễn ra tại trường học
II. THỰC TRẠNG
Hiện nay, theo các nhà nghiên cứu, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ bạo lực học đường cao nhất và đang có xu hướng gia tăng chưa có dấu hiệu dừng lại. Không chỉ số vụ bạo lực học đường ngày càng gia tăng mà mức độ cũng ngày càng nghiêm trọng. Điều đáng chú ý là bạo lực học đường phần lớn bắt nguồn từ những mâu thuẫn nhỏ sau đó trở nên nghiêm trọng. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra với một người, một vụ việc mà đã lan rộng ra nhiều môi trường học đường, từ nông thôn đến thành thị. Chủ đề bạo lực học đường cũng rất đa dạng và phức tạp, xảy ra ở mọi cấp học từ tiểu học đến đại học. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở nam giới mà còn xảy ra ở nữ giới (đặc biệt ở cấp THCS và THPT), không chỉ giữa học sinh với học sinh mà còn xảy ra giữa học sinh với giáo viên và giữa giáo viên với học sinh. Chủ đề bạo lực học đường cũng rất đa dạng và phức tạp, xảy ra ở mọi cấp học từ tiểu học đến đại học. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở nam giới mà còn xảy ra ở nữ giới (đặc biệt ở cấp THCS và THPT), không chỉ giữa học sinh với học sinh mà còn xảy ra giữa học sinh với giáo viên và giữa giáo viên với học sinh. Chúng em đã tiến hành khảo sát 124 học sinh/sinh viên (sinh viên chủ yếu là sinh viên UEL) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, trong đó học sinh/sinh viên có giới tính nữ chiếm 76,7% và giới tính nam là 23,4%. Cuộc khảo sát chủ yếu được nhiều bạn sinh viên năm nhất quan tâm, chiếm 86,3% so với học sinh THPT và sinh viên năm hai, năm ba, năm tư. Từ số liệu, hơn một nửa các bạn học sinh/sinh viên đến từ nông thôn, số còn lại đến từ thành thị. Việc xuất thân từ thành thị hay nông thôn cũng là yếu tố quan trọng để xác định xem mức độ phổ biến của bạo lực học đường ở vùng miền đó như thế nào. Hình 3 : Khảo sát số lượng sinh viên từng tiếp xúc với nạn bạo lực học đường
Qua biểu đồ trên, ta có thể thấy có tới 71,8% người đã từng chứng kiến/nghe qua về bạo lực học đường, tỉ lệ người chưa từng chứng kiến/nghe qua hoặc là nạn nhân của bạo lực học đường là 12,9% và 15,3% là tỉ lệ người là nạn nhân trực tiếp của bạo lực học đường. Nhìn sơ qua thì 15,3% có vẻ nhỏ hơn nhiều so với con số 71,8% nhưng nó thật sự không nhỏ như vậy bởi những hệ quả mà nó để lại cho chính nạn nhân và những người xung quanh. Môi trường giáo dục là nơi tiếp thu tri thức cho những tài năng tương lai của đất nước, ngoài ra còn truyền dạy đạo đức, văn hóa, nhân cách làm người cho học sinh. Sự xuất hiện của bạo lực học đường đã làm xấu đi hình ảnh đúng đắn của ngành giáo dục, mối quan hệ tương thân tương ái giữa thầy và trò, giữa bạn bè đồng trang lứa. Vì thế loại bỏ vấn nạn bạo lực học đường đang là vấn đề cấp bách và cần sự thay đổi về mặt nhận thức của cả học sinh/sinh viên, gia đình, nhà trường và xã hội. Hình 4 : Khảo sát các loại BLHĐ hiện có Trên đây là số liệu thống kê những loại bạo lực học đường nào là phổ biến nhất đối với các bạn học sinh/sinh viên. Từ số liệu, ta có thể thấy, đến 96,8% biết đến/từng phải hứng chịu bạo lực bằng lời nói; bạo lực xã hội chiếm 84,7%; kế đến là bạo lực thân thể chiếm 77,4% và cuối cùng là bạo lực mạng với 71%. Nhìn chung, bốn loại bạo lực học đường trên gần như đều được đa số học sinh/sinh viên biết đến, chiếm trên 70%. Điều đó cho thấy bạo lực học đường đã phổ biến ở mức đáng báo động, đến mức ngày càng xuất hiện thêm nhiều loại/hình thức bạo lực học đường khác nhau với các hành vi và hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều.
Mới đây, xảy ra vụ việc một học sinh lớp 9 ở Hà Nội đã nhảy từ tầng 3 xuống đất nghi do bạn trêu đùa. Cụ thể, ngày 21/10 trong khi tham gia các hoạt động nhóm môn GDTC, một số bạn đã chơi đùa, trêu chọc nhau tụt quần em H.X.Q. Dù đã bị giáo viên nhắc nhở, khi lên lớp, các học sinh này tiếp tục chế giễu em Q. Sau đó, em Q xin phép cô giáo ra khỏi lớp, sau ít phút, mọi người phát hiện em đã nhảy lầu từ tầng 3.Theo hồ sơ bệnh án, em H.X.Q bị gãy tay, gãy chân, vỡ xương chậu. Trường hợp của em Q chính là ví dụ điển hình cho hành vi bạo lực học đường và hệ quả nghiêm trọng của nó.
cảm xúc cũng như suy nghĩ, nhận thức nên điều đó cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hành động của em. Mọi người hãy nhìn vào hành động của những người bạn đã trêu đùa em, đó không phải là “trêu đùa”, đó là bạo lực tinh thần. Từ đó cho thấy vai trò của gia đình và nhà trường trong việc giáo dục các em ảnh hưởng rất lớn đến hành động của các em sau này, và khía cạnh này sẽ được chúng em đề cập trong phần IV. Giải pháp Một điều đáng nói nữa chính là con số 3,6% - tỉ lệ người cảm thấy bình thường vì có nhiều vụ việc tương tự đã xảy ra. Điều này cũng dễ hiểu và nó càng khẳng định thêm cho luận điểm: Bạo lực học đường đã phổ biến đến mức báo động. Ngoài ra, có 2 bạn (1,8%) có xu hướng trái chiều, chọn vào mục “Muốn cổ vũ bạo lực”. Dù nó chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng đối với chúng em, đó lại là một con số đáng quan ngại bởi bạo lực học đường là một hành động sai trái, đáng lên án và cần loại bỏ càng sớm càng tốt và nhóm chúng em cũng như mọi người không thể nào đồng tình với lối suy nghĩ sai lệch này. Đặt giả định là nạn nhân trong vụ việc trên, chúng em nhận được kết quả sau: Hình 7 : Khảo sát giả sử đặt bản thân vào tình huống Có đến 79,8% các bạn học sinh/sinh viên sẽ nói lại với ba mẹ/thầy cô để giải quyết; 8,9% chọn bạo lực để đáp trả lại bạo lực; 6,5% chọn trả thù bằng những hành động khác và 4,8% chọn giải quyết vấn đề như cách em Q. đã làm. Nhìn chung, đa số các bạn sẽ nhờ đến sự giúp đỡ của người lớn vì họ có nhiều quyền năng hơn là học sinh/sinh viên chúng ta. Ngoài ra, một số bạn chọn cách trả đũa bằng hình thức bạo lực hoặc là hình thức khác và tiêu cực hơn là làm giống cách mà nạn nhân Q. đã làm. Thật đáng lo lắng cho con số 4,8% này bởi nếu cái kết cho nạn nhân của bạo lực học đường là cái chết thì quả thật là quá bất công với họ. Chính vì thế mà chúng ta phải cùng chung tay xóa bỏ vấn nạn này. Khi được hỏi về cách giải quyết vụ việc trên với tư cách là người ngoài cuộc, các bạn học sinh/sinh viên đã trả lời như sau:
Hình 8 : Khảo sát cách xử lý tình huống của sinh viên Có hình phạt thích đáng cho nhóm học sinh có hành vi bạo lực học đường là lựa chọn của 42,7% học sinh/sinh viên. Tiếp đến là đẩy mạnh giáo dục về bạo lực học đường trong môi trường học tập (29,8%) và cuối cùng là trấn an, điều trị tâm lý cho nạn nhân chiếm 27,4%. Qua sự việc bạo lực học đường thực tế ở trên đã cho ta thấy cái nhìn tổng quát về thực trạng của bạo lực học đường đang ở mức nguy hiểm như thế nào, bao gồm mức độ phổ biến của bạo lực học đường, mức độ quan tâm đến bạo lực học đường, cách các bạn đối diện với sự việc đó và cách giải quyết.
Như số liệu từ biểu đồ 3 , có 71,8% các bạn từng chứng kiến/nghe qua về bạo lực học đường, tuy nhiên chưa phải là nạn nhân của bạo lực học đường. Như vậy, nếu đặt các bạn trong những tình huống cụ thể thì các bạn sẽ phản ứng lại như thế nào? Nhóm chúng em đã đặt ra vài câu hỏi tình huống để khảo sát cách mà các bạn đối diện với các tình huống dưới đây.
khuyên ngăn bạn mình, ngoài ra họ sẽ chọn cách tìm sự giúp đỡ từ người lớn hoặc là không quan tâm đến lời rủ rê của bạn mình. Đó là cũng là một hành động ngầm phản đối bạo lực học đường nhưng chưa hoàn toàn tối ưu vì bạn thân của bạn có thể rủ rê những người bạn khác nữa không chỉ mỗi mình bạn. Hình 11 : Khảo sát giả sử tình huống 3 Tình huống trên chính là một ví dụ điển hình của bạo lực qua mạng. Cách các bạn đối phó với vấn đề trên là: có đến 67,7% các bạn sẽ lên tiếng biện minh và nhờ sự giúp đỡ của mọi người để chứng minh sự ngay thẳng, nghiêm minh của mình; 57,3% sẽ nhờ đến cơ quan chức năng để nhờ giải quyết; 33,9% chọn cách im lặng, nhẫn nhịn chờ mọi chuyện lắng xuống; có 7,3% các bạn chọn đăng bài nói xấu ngược lại nhằm mục đích trả đũa và cuối cùng là truy tìm và sử dụng vũ lực lên đối phương (4%). Đa số các bạn sẽ nhờ đến sự giúp đỡ từ mọi người và cơ quan chức năng. Ngoài ra, tỉ lệ đứng thứ ba là nhẫn nhịn, chờ mọi chuyện lắng xuống (chiếm 33,9%). Có thể giải thích lý do cách giải quyết này là các bạn sợ gặp rắc rối khi dính vào những vụ việc này giống như biểu đồ hình 9 đã thể hiện. Hình 12 : Khảo sát giả sử tình huống 4
Một tình huống khác, các bạn là nạn nhân của bạo lực học đường. Cách giải quyết đầu tiên và hiệu quả nhất là chia sẻ, tìm kiếm sự giúp đỡ từ bạn bè, người thân, đến 89,5% các bạn chọn cách giải quyết này. Tiếp theo là có 4% chọn cố tình né tránh, nghỉ học, chuyển đi nơi khác để tối thiểu bị tổn thương tâm lý khi gặp lại những người đã bắt nạt mình. Nhưng đối lập với tỉ lệ 4% là 3,2% các bạn khác chọn nhẫn nhịn và chấp nhận bị bắt nạt. Có 2,4% các bạn muốn đăng tin tức nhờ cộng đồng mạng giúp đỡ và 0,8% còn lại tìm một nhóm người bắt nạt khác để nhờ họ trả đũa. Nhìn chung, ngoài phương án tìm sự giúp đỡ từ người khác thì vẫn có một số nhóm các bạn chọn phương án khá tiêu cực và có phần nguy hiểm, cũng chính từ đó mà góp phần cho bạo lực học đường không thể bị xóa bỏ triệt để. Hình 13 : Khảo sát ảnh hưởng của stress về bạo lực đối với sinh viên Từ biểu đồ ta có thể thấy, các bạn học sinh/sinh viên chọn cách đi chơi, giải trí, du lịch là việc đầu tiên làm khi gặp áp lực trong công việc, học tập; một số các bạn khác lại chọn chia sẻ những áp lực đó của mình với gia đình, bạn bè, người thân (chiếm 30,6%) với mong muốn được cảm thông, đồng cảm và nhận được những lời khuyên bổ ích; 19,4% các bạn lại chọn tiếp tục làm việc và học tập dù cho có đang gặp stress; có 3,2% các bạn chọn từ bỏ công việc/học tập hiện tại mình đang làm và cuối cùng là một vài bạn có xu hướng tiêu cực và làm tổn thương người khác. Đây cũng có thể là yếu tố khiến một vài người có xu hướng bạo lực mà cụ thể hơn là vấn đề bạo lực học đường mà chúng em đang phân tích.
III. NGUYÊN NHÂN Qua khảo sát về nguyên nhân của bạo lực học đường, chúng em có bảng số liệu sau đây: Hình 15 : Khảo sát nguyên nhân dẫn đến tâm lý bạo lực học đường Từ bảng số liệu cho thấy có 90,3% bạn nghĩ do tâm lý lứa tuổi: tính hiếu thắng muốn thể hiện bản thân; tiếp đến là mâu thuẫn phát sinh qua giao tiếp (83,9%); mạng xã hội, Internet (82,3%); các hình thức kỷ luật về bạo lực học đường chưa có tính răn đe giáo dục đúng mức chiếm 64,5%; bị bạn bè lôi kéo, rủ rê (62,9%); sự thiếu quan tâm của phụ huynh (58,1%) và cuối cùng là áp lực thành tích, học tập chiếm 40,3%. Ta có thể thấy có nhiều nguyên nhân dẫn tới bạo lực học đường, điển hình như tâm lý lứa tuổi. Giống như trường hợp của em Q. ở ví dụ thực tế trên, cả Q. và bạn cùng lớp của Q. đều đang trải qua những thay đổi về thể chất cũng như nhận thức nên mới dẫn tới hành động như vậy. Bên cạnh đó cũng có nhiều trường hợp các em nhỏ thích thể hiện ta đây là trùm, là đại ca, muốn đứng đầu và chỉ đạo người khác, một phần có lẽ là ảnh hưởng từ phim ảnh cũng như Internet - một nguyên nhân cũng xuất hiện trong bảng dữ liệu trên. Với sự phát triển của khoa học công nghệ đã tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc với điện thoại, ipad, máy chơi game từ khá sớm, nguy hiểm hơn là tiếp xúc với những game có yếu tố bạo lực, kinh dị dẫn đến sự thay đổi nhận thức theo hướng tiêu cực hơn, từ đó ngày càng có nhiều trẻ có xu hướng bạo lực. Đi sâu hơn về mạng xã hội thì mạng xã hội là 1 trong những nguyên nhân chính dẫn tới bạo lực học đường mà cụ thể hơn là bạo lực qua mạng, trong tiếng Anh được gọi là “Cyberbullying”. Một đặc điểm nổi bật của bạo lực qua mạng là tốc độ lan truyền chóng mặt, chính vì thế mà nạn nhân phải chịu ảnh hưởng có thể gấp hai, gấp ba lần so với bạo lực bằng lời nói và bạo lực xã hội. Hay là sự thiếu quan tâm của phụ huynh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hành vi bạo lực người khác của con trẻ khi lớn lên. Cha mẹ là người tiếp xúc đầu tiên và nhiều nhất với con, dạy dỗ bảo ban các con nên người, vì thế cha mẹ là tấm gương, và cách dạy dỗ không đúng của cha mẹ sẽ tác động đến hành vi của con trẻ ngay từ khi còn nhỏ, từ đó gây ra hậu họa về sau. Một số cha mẹ quá bận bịu với công việc, họ ít để
tâm đến con cái, họ ỷ lại vào những cô giúp việc, những cô giáo trông trẻ, hay những giáo viên trên lớp, gia sư tại nhà thông qua những câu nói như “Mong cô dạy dỗ, quan tâm cháu giúp”. Qua thời gian, khi phụ huynh có một lúc nào đó thấy rằng nên quan tâm đến con cái của mình và hỏi con rằng “Dạo này học tốt không con? Mọi chuyện vẫn ổn chứ?”, con trẻ chỉ đáp lại bằng một nụ cười trống rỗng và câu trả lời: “Con ổn”. Nhưng liệu những đứa trẻ có đang ổn hay không, hay chúng đang trong quá trình thay đổi tính cách suy nghĩ trong mình trở nên tiêu cực hơn, hoặc thậm chí, chúng đã trở thành kẻ bạo lực học đường hoặc nạn nhân của bạo lực học đường? Những người làm cha làm mẹ không thể nào biết được những đứa con của họ đã thay đổi như thế nào cho đến khi những sự việc đau lòng xảy ra và một lần nữa reo lên hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả mọi người. Một nguyên nhân khác cũng đáng lên án không kém đó chính là các hình thức kỷ luật về bạo lực học đường chưa có tính răn đe giáo dục đúng mức. Nhà trường và thầy cô dường như đã quá coi nhẹ những vấn đề này, họ chỉ nghĩ đơn thuần là bạn bè với nhau lâu lâu có vài xích mích nhẹ, rồi ngày mai cũng sẽ làm lành trở lại, nên các giáo viên chỉ khiến trách những học sinh có hành vi bạo lực một cách xuề xòa cho xong trách nhiệm, cha mẹ cũng phủi phui không mấy bận tâm, tuy nhiên sự việc không hề đơn giản như vậy. Từ đó, một yêu cầu đặt ra đối với giáo viên cũng như nhà trường là cần xem xét tính nghiêm trọng của sự việc, dù là xích mích lớn hay nhỏ cũng cần có những tuyên bố khiển trách, hình phạt công bằng, nghiêm minh nhằm tạo tính đúng đắn, tính công bằng, quan tâm chia sẻ của môi trường giáo dục, không thể để học sinh dần thờ ơ và không còn muốn chia sẻ với giáo viên, dần mất kết nối với mái trường của mình chỉ vì những hành động vô trách nhiệm của những thầy cô giáo với cái mác “hết lòng tận tụy vì thế hệ tương lai”. Chung quy lại, dù là nguyên nhân nào thì cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến nạn nhân vô cùng nghiêm trọng, về mặt thể xác lẫn tinh thần và có thể trở thành nỗi đau không bao giờ có thể xoa dịu được.