Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

bài tiểu luận marketing quốc tế, Essays (university) of Marketing

Phân tích chiến lược Marketing quốc tế của sàn thương mại điện tử Lazada tại thị trường Việt Nam

Typology: Essays (university)

2020/2021
On special offer
30 Points
Discount

Limited-time offer


Uploaded on 11/11/2022

nhung-vo-ngoc-huyen
nhung-vo-ngoc-huyen 🇻🇳

5

(1)

1 document

1 / 36

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
¯
MÔN HỌC: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING QUỐC TẾ
CỦA SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ LAZADA TẠI THỊ
TRƯỜNG VIỆT NAM.
GVHD: Trương Hải Huyền Thanh
Họ và tên:
Võ Ngọc Huyền Nhung 1923401010751
Võ Minh Đạt 1923401010511
Đào Nguyễn Thủy Tiên 1923401011044
Trịnh Ngọc Xuân 1923401011025
Mã môn học: QT040
Nhóm: HK2.CQ.02
Bình Dương, Ngày 14 Tháng 04 Năm 2022
KHOA KINH TẾ
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f
pf20
pf21
pf22
pf23
pf24
Discount

On special offer

Partial preview of the text

Download bài tiểu luận marketing quốc tế and more Essays (university) Marketing in PDF only on Docsity!

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

MÔN HỌC: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING QUỐC TẾ

CỦA SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ LAZADA TẠI THỊ

TRƯỜNG VIỆT NAM.

GVHD: Trương Hải Huyền Thanh

Họ và tên:

Võ Ngọc Huyền Nhung 1923401010751

Võ Minh Đạt 1923401010511

Đào Nguyễn Thủy Tiên 1923401011044

Trịnh Ngọc Xuân 1923401011025

Mã môn học: QT

Nhóm: HK2.CQ.

Bình Dương, Ngày 1 4 Tháng 04 Năm 2022

KHOA KINH TẾ

CTĐT QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHIẾU CHẤM TIỂU LUẬN

Tên học phần: MARKETING QUỐC TẾ (1+1) Mã học phần: QT Lớp/Nhóm môn học: HK2.CQ. Học kỳ: 2 Năm học: 2021 - 2022 Họ tên sinh viên: Võ Ngọc Huyền Nhung 1923401010751 Võ Minh Đạt 1923401010511 Đào Nguyễn Thủy Tiên 1923401011044 Trịnh Ngọc Xuân 1923401011025

Đề tài: Phân tích chiến lược Marketing quốc tế của sàn thương mại điện tử Lazada tại thị trường Việt Nam.

Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ

(Cho điểm vào ô trống, thang điểm 10/10)

TT Tiêu chí đánh giá Điểm tối đa

Điểm đánh giá Cán bộ chấm 1

Cán bộ chấm 2

Điểm thống nhất 1 Cấu trúc bài viết 1 2 Nội dung bài viết 4 3 Phát triển ý 2 4 Văn phạm, trình bày 2 5 Định dạng 1 Điểm tổng cộng 10 Bình Dương, ngày 14 tháng 04 năm 20 22 Cán bộ chấm 1 Cán bộ chấm 2

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG

  • 3.3 Phân tích môi trường bên ngoài và bên trong doanh nghiệp.................
    • 3.3.1 Môi trường bên ngoài.....................................................................
    • 3.3.2 Môi trường bên trong.....................................................................
  • 3.4 Phân tích SWOT....................................................................................
    • 3.4.1 Điểm mạnh.....................................................................................
    • 3.4.2 Điểm yếu........................................................................................
    • 3.4.3 Cơ hội.............................................................................................
    • 3.4.4 Thách thức......................................................................................
  • 3.5 Phân tích STP tại thị trường Việt Nam..................................................
    • 3.5.1 Phân khúc thị trường......................................................................
    • 3.5.2 Thị trường mục tiêu........................................................................
    • 3.5.3 Định vị sản phẩm trên thị trường....................................................
  • 3.6 Phân tích chiến lược Marketing quốc tế................................................
    • 3.6.1 Chiến lược sản phẩm......................................................................
    • 3.6.2 Chiến lược giá................................................................................
    • 3.6.3 Chiến lược kênh phân phối.............................................................
    • 3.6.4 Chiến lược xúc tiến.........................................................................
  • THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ LAZADA TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM....... CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG MARKETING QUỐC TẾ CỦA SÀN
    • sàn thương mại điện tử Lazada.................................................................... 4.1 Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động marketing quốc tế của
    • sàn thương mại điện tử Lazada.................................................................... 4.2 Kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động marketing quốc tế của
  • C/ KẾT LUẬN................................................................................................
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................

A/ PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời đại hiện ngày nay, tình trạng mua hàng trên các trang ứng dụng thương mại điện tử đang rất phổ biến đối với thị trường Việt Nam. Đặc biệt là trong mùa đại dịch Covid bây giờ thì việc mua hàng trực tuyến là việc không thể thiếu. Sự gia tăng các giao dịch qua thương mại điện tử mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng. Đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của bản thân và gia đình, đồng thời đảm bảo yếu tố an toàn: Trong bối cảnh giãn cách, phong tỏa, gần như “đóng băng” mọi hoạt động thì nhu cầu của người tiêu dùng vẫn hiện hữu, đặc biệt là những nhu cầu cơ bản như ăn, mặc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Mua sắm qua mạng giúp người tiêu dùng đáp ứng được những nhu cầu này mà vẫn đảm bảo yếu tố an toàn do không phải di chuyển đến nhiều địa điểm mua sắm. Tiện lợi, người tiêu dùng không phải xếp hàng chờ đợi như mua sắm truyền thống. Người tiêu dùng chỉ cần ở nhà, lên mạng chọn mua và chờ vận chuyển hàng đến nhà. Tạo cảm giác “kết nối”: mua sắm qua mạng giúp tạo cảm giác “kết nối” tới xã hội thông qua các thông báo đặt hàng, thanh toán, vận chuyển được gửi qua tin nhắn và email của người tiêu dùng. Có thể thấy, bên cạnh lợi ích về việc đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng, mua sắm trực tuyến còn có nhiều lợi ích về mặt tâm lý cho người tiêu dùng. Một số người tiêu dùng còn cho rằng, mua sắm trực tuyến giống như cảm giác chờ đợi hy vọng những món quà.

Mua hàng trực tuyến có thể thông qua nhiều kênh như: Facebook, Shopee, Tiki... trong đó Lazada cũng là một ứng dụng rất nổi tiếng và quen thuộc đối với thị trường Việt Nam. Lazada đã hoàn toàn thành công từ những năm đầu tiên sát nhập vào thị trường Việt Nam. Lazada đã có những chính sách vô cùng độc đáo và gần gũi, lấy được lòng tin của người tiêu dùng tại thị trường Vệt Nam.

Lazada là một trong những trang Web bán lẻ trực tuyến có lượng đơn hàng mỗi ngày rất lớn tại Việt Nam, qua đó thấy được sự chặt chẽ trong quản lý hàng cũng như vị thế phân phối của Lazada đối với các nhà sản xuất và phân phối sản phẩm. Từ đó, chúng tôi chọn đề tài “Phân tích chiến lược Marketing quốc tế của sàn thương mại điện tử Lazada tại thị trường Việt Nam” để phân tích phương thức hoạt động của hệ thống kênh phân phối, chiến lược kinh doanh của công ty, từ đó

chất lượng hoạt động marketing quốc tế của sàn thương mại điện tử Lazada tại thị trường Việt Nam. 5.2 Nguồn dữ liệu Thu thập thông tin từ sách, giáo trình có liên quan đến đề tài: sử dụng sách và giáo trình tìm các lý thuyết phục vụ cho đề tài tiểu luận.

6. Ý nghĩa của đề tài Việc nghiên cứu đề tài “Phân tích chiến lược marketing quốc tế của sàn thương mại điện tử Lazada tại thị trường việt Nam” cho nhóm chúng tôi hiểu rõ về quy mô và chiến lược kinh doanh của Lazada. Kết quả phân tích sẽ phản ánh một cách thực tế và vận dụng mọi lý thuyết đã được học trên lớp vào thực tiễn, có thể làm tài liệu cho sinh viên khóa sau tham khảo. 7. Kết cấu đề tài Chương 1: Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài. Chương 2: Tổng quan về sàn thương mại điện tử Lazada. Chương 3: Phân tích chiến lược Marketing quốc tế của sàn thương mại điện tử Lazada tại thị trường Việt Nam. Chương 4: Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động Marketing quốc tế của sàn thương mại điện tử Lazada tại thị trường Việt Nam.

B/ PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1 Các khái niệm về Marketing 1.1.1 Khái niệm Marketing Có rất nhiều định nghĩa về marketing khác nhau vì người ta nghĩ rằng khi các tình huống thay đổi thuật ngữ này cũng sẽ thay đổi cho phù hợp theo thời gian. Theo Marketing căn bản, Marketing là quá trình tổ chức lực lượng bán hàng nhằm bán được những hàng hóa do công ty sản xuất ra. Marketing là quá trình quảng cáo và bán hàng, là quá trình tìm hiểu và thỏa mãn nhu cầu của thị trường.

Theo CIM- UK's Chartered Institue of Marketing, Marketing là quá trình quản trị nhận biết, dự đoán, đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách có hiệu quả và có lợi.

Theo Philip Kotler, Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác. Khái niệm này của Marketing dựa trên những khái niệm cốt lõi: nhu cầu, mong muốn và yêu cầu, sản phẩm, giá trị, chi phí và sự hài lòng, trao đổi, giao dịch và các mối quan hệ, thị trường, marketing và những người làm marketing.

Theo AMA- American Marketing Association, Marketing là tiến trình hoạch định, thực hiện sự sáng tạo, định giá, xúc tiến, phân phối những ý tưởng, hàng hóa, dịch vụ để tạo sự trao đổi, thỏa mãn những mục tiêu của cá nhân và tổ chức.

Theo Giáo sư Vũ Thế Phú, Marketing là toàn bộ những hoạt động của doanh nghiệp nhằm xác định nhu cầu chưa được thỏa mãn của người tiêu dùng để tìm kiếm các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp có thể sản xuất được, tìm cách phân phối chúng đến những địa điểm thuận lợi với giá cả và thời điểm thích hợp nhất cho người tiêu thụ.

Theo Khái niệm marketing của I. Ansoff, một chuyên gia nghiên cứu marketing của Liên Hợp Quốc, Marketing là khoa học điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh kể từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ. Nó căn cứ vào nhu cầu biến động của thị trường hay nói khác đi là lấy thị trường làm định hướng.

Theo I.Ansoff, là khoa học về lĩnh vực trao đổi quốc tế, theo đó mọi hoạt động về trao đổi sản xuất đến bán hàng của công ty đều căn cứ vào nhu cầu biến động của thị trường nước ngoài, nghĩa là lấy thị trường làm định hướng.

Theo W.J.Keegan, Marketing quốc tế là quá trình hướng tới sự tối ưu các nguồn lực và mục tiêu của công ty trên cơ sở khai thắc tốt các cơ hội của thị trường toàn cầu, khái niệm này chủ yếu nghiêng về marketing toàn cầu.

Marketing quốc tế là một quá trình nhận dạng hàng hóa và dịch vụ mà khách hàng nước ngoài mong muốn và sau đó cung cấp chúng đúng nơi, đúng giá. Là hoạt động sản xuất hàng hóa từ một nền văn hóa và tiêu thụ hàng hóa ở một nền văn hóa khác. Marketing quốc tế là một quá trình đa quốc gia để lập ra kế hoạch và thực hiện các chính sách sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh của hàng hóa, ý tưởng và dịch vụ để tiến hành hoạt động trao đổi nhằm thỏa mãn mục đích của các tổ chức và cá nhân.

1.2 Vai trò và lập kế hoạch chiến lược Marketing quốc tế Các hoạt động marketing quốc tế đang ngày càng được mở rộng, mỗi doanh nghiệp đều muốn sản phẩm của mình trở nên nổi bật không chỉ ở thị trường trong nước mà còn ở quốc tế vì vậy marketing quốc tế đóng vai trò rất quan trọng và mở ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp. Để đưa sản phẩm của doanh nghiệp ra tầm quốc tế doanh nghiệp phải lập kế hoạch chiến lược marketing quốc tế rõ rãng, nó sẽ giúp doanh nghiệp nhận biết nhanh chóng và tận dụng những cơ hội kinh doanh và giảm thiểu được rủi ro đáng kể, giúp doanh nghiệp phân bổ hiệu quả các nguồn lực như nhân lực, tài chính,… bên cạnh đó cũng phát huy được tính năng động và sáng tạo trong kinh doanh của doanh nghiệp.

1.3 Quy trình lập kế hoạch Marketing quốc tế Bước 1: Nghiên cứu thị trường. Muốn tiến hành bất kỳ chiến dịch hay chiến thuật marketing nào, doanh nghiệp cần tìm hiểu và có được sự hiểu biết đầy đủ về thị trường. Do đó, các công ty cần phải thực hiện bước nghiên cứu thị trường, đồng thời là tìm hiểu, nghiên cứu nhu

cầu và mong muốn của khách hàng. Phân tích dữ liệu thị trường và dữ liệu khách hàng cần được quản lý và khai thác.

Bước 2: Phân tích đối tượng khách hàng mục tiêu.

Hoạt động này liên quán đến việc nghiên cứu phân thị trường và nhắm đến phân khúc khách hàng mục tiêu trên thị trường. Doanh nghiệp cần xác định được phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường và tập trung vào các phân khúc đã được xác định.

Việc một doanh nghiệp nhắm đến khách hàng mục tiêu là điều mà một doanh nghiệp rất cần thiết. Doanh nghiệp cần tập trung vào nguồn lực khách hàng tiềm năng có sẵn để có thể phục vụ tốt nhất và mang về lợi nhuận cao nhất. Nghiên cứu thị trường và phân tích được đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp xác định được nhóm khách hàng mà họ sẽ cần phục vụ.

Bước 3: Xác định mục tiêu marketing.

Doanh nghiệp muốn đạt được doanh thu như mong muốn, lợi nhuận ra sao thì việc marketing cho doanh nghiệp là bước rất cần thiết. sau đó, để có thể triển khai hiệu quả chiến lược marketing thì chiến lược cần phải thiết lập truyền tải đến khách hàng. Cần vạch rõ mục tiêu để có kế hoạch đạt được mục tiêu đó.

Bước 4: Phát triển chiến thuật.

Thông trường các doanh nghiệp sẽ áp dụng Marketing Mix đưa để vào các hoạt động tại doanh nghiệp đó. Đặc biệt là mô hình 4P, đây là mô hình tuyệt vời mà doanh nghiệp có thể xác định được sản phẩm, giá cả, kênh phân phối và khuyến mãi phù hợp để đưa ra thị trừơng quốc tế. Dự báo chiến thuật sẽ giúp doanh nghiệp có được các chỉ số cần thiết điều chỉnh chi phí và thực hiện đúng chiến lược marketing.

Bước 5: Đo lường hiệu quả.

Cuối cùng là liên tục đo lường hiệu quả thông qua các chỉ số nhằm vạch ra những kế hoạch mà doanh nghiệp cần thực hiện và đánh giá hiệu quả đến từ marketing. Việc đo lường giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và điều chỉnh kế hoạch thông qua kiểm soát quá trình.

cung cấp cho đến giai đoạn bảo quản và chuyển hàng.Những sản phẩm đạt chuẩn được nhập về luôn đảm bảo lượng hàng tốt nhất. 2.3 Văn hóa và trách nhiệm xã hội của Lazada Là một trang thương mại điện tử nơi nhà bán hàng có thể đăng bán sản phẩm và khách hàng có thể tìm thấy tất cả các loại hàng hóa mà họ cần trong cuộc sống, Lazada luôn mong muốn xây dựng một cộng đồng an toàn nơi mà tất cả người dùng (bao gồm có người bán hàng và người mua hàng) có thể chia sẻ ý kiến một cách tự do và chân thật. Chính sách về Văn hóa ứng xử trên Lazada là cơ sở để khuyến khích mọi người chia sẻ một cách tích cực trên tinh thần gìn giữ một cộng động an toàn và hòa thuận. Khi sử dụng Lazada, Nhà bán hàng đồng ý sẽ tuân theo chính sách này và cam kết xây dựng một nền tảng mua sắm an toàn cũng nhưng mang đến những trải nghiệm mua sắm tuyệt vời cho người dùng trên Lazada. 2.4 Chiến lược Marketing Mix của sàn thương mại điện tử Lazada 2.4.1 Product – chiến lược sản phẩm

Lazada với mục tiêu là biến thương hiệu của mình thành một “đại siêu thị online”, đa dạng hóa mọi mặt hàng nhằm giúp cho người tiêu dùng có thể tìm thấy được mọi vật liệu cần thiết từ đồ gia dụng tới các sản phẩm hàng hiệu đắt tiền trên một nền tảng trực tuyến.

Lazada cung cấp nhiều danh mục sản phẩm, cực kỳ đa dạng, gồm nhiều chủng loại như điện thoại/máy tính bảng, đồ gia dụng, tivi, đồ dùng trẻ sơ sinh, nhà cửa và đời sống, sách, chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, thể thao và thời trang….

Ngoài ra, một vài mặt hàng như mỹ phẩm, đồ gia dụng và đồ công nghệ cao được Lazada tập trung hơn cả vì lợi nhuận cao từ những mặt hàng này. Bên cạnh đó, Lazada cũng lựa chọn kinh doanh các thương hiệu nổi tiếng cho mỗi sản phẩm mà thương hiệu cung cấp.

Hơn nữa, trong các năm gần đây, Lazada đang chuyên nghiệp hóa từng ngành hàng để thương hiệu này có thể chăm sóc Khách hàng một cách tối ưu nhất. Giao diện website của Lazada cũng được đánh giá là cung cấp đầy đủ thông tin cho thành viên mới tham gia hoặc những Khách hàng chỉ đang có ý định tìm hiểu về Lazada.

2.4.2 Price – chiến lược giá

Khi tham gia kinh doanh tại sàn thương mại điện tử Lazada các chủ hộ kinh doanh sẽ được đăng ký tham gia trở thành thành viên, chiến lược marketing của Lazada thường xuyên hỗ trợ miễn phí vận chuyển, giảm phí vận chuyển, bên cạnh đó còn có nhiều mã giảm giá khác dành cho người tiêu dùng.

2.4.3 Place – chiến lược kênh phân phối Lazada cũng giảm thiểu tối đa chi phí quản lý bằng cách giảm thiểu số lượng kho bến bãi chứa hàng. Lazada tập trung vào mạng lưới chuyển phát của nhà cung cấp, đặt hàng khi có khách mua và giao hàng trực tiếp tới khách mua khi nhận được hàng từ nhà sản xuất.

2.4.4 Promotion – chiến lược xúc tiến Với nguồn tài chính hùng hậu từ tập đoàn mẹ Rocket Internet, các chiến lược marketing của Lazada được thực hiện một cách chỉnh chu, theo quy mô lớn. Trong khi các Doanh nghiệp khác còn dè dặt, tiết kiệm và tính toàn chi phí thì Lazada đã sử dụng chiến lược marketing phủ đòn, rải rộng và bao phủ trên tất cả các phương tiện truyền thông từ truyền thống đến hiện đại.

Ngoài ra, chiến lược marketing của Lazada cũng sử dụng nhuần nhuyễn các hoạt động “kéo” và “đẩy” để tăng cường nhận diện thương hiệu và tăng doanh số bán hàng. Các hoạt động này rất đa dạng như quảng cáo, khuyến mãi, giảm giá, truyền thông, quan hệ công chúng… Hơn nữa, thời gian gần đây, Lazada còn kết hợp internet marketing vào chiến dịch quảng cáo của mình nhằm thu được kết quả cao nhất.

trường sàn thương mại điện tử Việt Nam. Sau kết thúc quý 2/2018 thì Lazada đã là sàn thương mại điện tử có lượt truy cập lớn nhất tại thời điểm đó ở Việt Nam với 32.711.391 lượt truy cập và sử dụng dịch vụ tại sàn thương mại điện tử. Do có chính sách ưu đãi cho khách hành thu hút lượng lớn người sử dụng phương thức mua sắm trên ứng dụng của sản thương mại điện tử bởi các chương trình mua sắm có mức ưu đãi thỏa mãng nhu cầu của khách hàng về kinh phí, nguồn hàng đa dạng đặt biệt là các chương trình Sale giá vào lúc nữa đêm, mua những món đồ với giá trị thấp hơn so với thị trường. Lazada đã có sự thay đổi mới để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng khi mua sắm.

Hình 3. 1 Bảng xếp hạng các doanh nghiệp thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam trong năm 2021 (Nguồn: iprice) Trong năm 2021, theo iPrice đã công bố lượt truy cập các sàn thương mại điện tử trong năm 2021 tại Việt Nam, Lazada đứng thứ 3 với lượt truy cập 32.529.000 lượt chỉ sau Shopee với lượt truy cập 41.057.500 lượt và Tiki với lượt truy cập 35.971.400 lượt trong truy cập mỗi tháng. Ứng dụng trên điện thoại Lazada có lượt tải về trên nền tảng iOS đứng top 3 và trên nền tảng Android đứng top 2. Với doanh thu về cho Lazada trong thời gian đó rất lớn và độ phủ sống của Lazada rộng khắp Việt Nam. Tuy đứng vị trí thứ 3 nhưng Lazada cũng đã vượt mặt một số sàn thương

mại điện tử lớn như Thế giới di động với lượt truy cập 29.439.100 lượt, Sendo với lượt truy cập 25.388.100 lượt. Có thể thấy Lazada đã vượt xa một số sàn thương mại điện tử trong nước như Sendo, Cellphones, Điện máy xanh, FPT Shop… và những sàn thương mại điện tử có nguồn đầu tư nước ngoài lớn tại thị trường Việt Nam như Thế giới di động.

3.2 Lựa chọn thị trường quốc gia mục tiêu 3.2.1 Tổng quan về thị trường Việt Nam Theo số liệu của Liên Hợp Quốc vào năm 2022, dân số của Việt Nam là 98.779.916 người với diện tích 310.060 km², với mật độ dân số của Việt Nam là 319 người/km2 là nước đứng thứ 15 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số và vùng lãnh thổ. Việt Nam có vị trí địa lý nằm ở khu vực Đông Nam Á, giáp Lào và Campuchia ở phía tây, giáp với Trung Quốc ở phía Bắc và giáp với biển ở phía Đông. Là quốc gia có nền chính trị theo hướng Xã hội Chủ nghĩa, với môi trường an ninh, chính trị ổn định, cùng với mức độ thấp nhất so với các quốc gia phát triển mạnh. Việt Nam được chia ra làm 3 miền với mỗi miền có sự khác biệt và đa dạng từ khí hậu tới địa hình, thiên nhiên đẹp thu hút được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quang tạo đà phát triển lớn mạnh cho ngành du lịch ở Việt Nam.

Đông Nam Á cũng có lịch sử lâu đời với hơn 4000 năm lịch sử và hơn 54 dân tộc mỗi dân tộc điều có nền văn hóa khác nhau. Ngôn ngữ quốc gia ở đây là tiếng Việt, đươc sử dụng rộng rãi, đặt biệt ở mỗi miền thì có một nét riêng về ngôn ngữ Tiếng Việt. Việt Nam cũng là quốc gia đa tôn giáo và tín ngưỡng, ảnh hưởng sâu sắc đến các hoạt động hằng ngày của người dân. Trong hoạt động giáo dục. Việt Nam không ngừng nỗ lực tăng cường hệ thống giáo dục, thành tích giáo dục trung học tốt.

3.2.2 Các chỉ số kinh tế, thành tựu kinh tế

Hình 3. 3 Tổng sản phẩm trong nước (GDP) trong quý III năm 2021 (Nguồn: Tổng cục thống kế Việt Nam)

Tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam vào năm 2020 là 2,9%, một trong những mức cao nhất trên thế giới. Tổng GDP Việt Nam năm 2020 đạt 7,912 nghìn tỷ đồng.

Sang quý III năm 2021, nền kinh tế Việt Nam bị thiệt hại nhiều do tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19. GDP giảm 6,17% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó dịch vụ giảm tới 9,28%.

3.2.3 Một số tiêu chuẩn áp dụng cho thị trường thương mại điện tử và hàng nhập khẩu qua đường thương mại điện tử vào thị trường Việt NamĐối với thương mại điện tử Thương mại điện tử là một lĩnh vực rất đặc thù, chính vì vậy khung pháp lý đang tiếp tục được hoàn thiện gắn với thực tiễn. Khung pháp lý cho thương mại điện tử tại Việt Nam hiện nay gồm: Luật Thương mại, Luật giao dịch điện tử, một số nghị định khác liên quan tới các lĩnh vực trong hoạt động thương mại điện tử như Nghị định 165/2018/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính; Nghị định số 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử chữ ký số và chứng thực chữ ký số; Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử,…

Ngày 07 tháng 10 năm 2020, hạ tầng pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) được bổ sung, hoàn thiện thêm khi Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 về Thương mại điện tử tại Nghị quyết số 144/NQ-CP.

Năm 2021, Cục Thương Mại Điện Tử và Kỹ Thuật Số sẽ triển khai Chương trình GoOnline – với nhiệm vụ đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình ứng dụng thương mại điện tử từ khi bắt đầu đến lúc kinh doanh, hoạt động được trên môi trường trực tuyến.

Đối với hàng nhập khẩu qua đường thương mại điện tử Theo quy định hiện hành thì đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử hay xuất khẩu, nhập khẩu được giao dịch theo phương thức truyền thống thủ tục hải quan được thực hiện giống nhau. Cơ quan quản lý nhà nước chưa có một cơ chế riêng về quản lý đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử nên khi thực hiện các thủ tục hải quan, thủ tục liên quan đến lĩnh vực quản lý của các bộ, ngành, người mua hàng qua thương mại điện tử tại Việt Nam gặp khó khăn trong việc nhận hàng hóa được mua từ nước ngoài.

Do đó, xẩy ra tình trạng thực hiện việc mua hộ hàng hóa trên website và vận chuyển số hàng hóa này về Việt Nam theo các con đường không chính thống, đặc biệt là qua biên giới đường bộ gây khó khăn trong công tác đấu tranh đối với các hành vi gian lận thương mại. Nhà Nước đang nghiên cứu xây dựng những bộ luật quy định kiểm soát đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử.

3.2.4 Một số thuận lợi, khó khăn của việc phát triển thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam